THỰC HIỆN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN ĐỂ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ an ninh nói riêng là sự nghiệp của toàn dân, được đông đảo nhân dân tham gia và đã mang lại những kết quả to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghóa. Xã hội hóa công tác bảo vệ an ninh quốc gia là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Thực tiễn sinh động của đất nước đang chứng minh sự sáng tạo đúng đắn đó. Để thực hiện đoàn kết toàn dân nhằm đẩy mạnh thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 4-12-2001 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an đã ký Nghò quyết liên tòch số 01/2001/NQLT về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới". Nghò quyết ra đời là sự kế thừa mối quan hệ phối hợp truyền thống giữa Công an nhân dân Việt Nam với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, là bước cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng một cách đúng đắn; nâng tầm quan hệ phối hợp nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua hơn 5 năm triển khai, tổ chức thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể là: 1 - Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự được chú trọng Để phong trào ăn sâu bám rễ vào quần chúng, cũng như biến nó thành hiện thực sinh động trong cuộc sống, việc đầu tiên là phải tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân. Đây là khâu quan trọng và rất công phu. Qua báo cáo sơ kết của 45 đòa phương, trong 5 năm (2001 - 2006) đã tổ chức 1.338.456 cuộc vận động tập trung, với 250.055.199 lượt người tham gia về nội dung xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng, chống âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù đòch; tham gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Nổi bật là, đã đem lại hiệu quả cao về sự phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, thứ X của Đảng; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Quốc hội khóa XI, XII và Hội nghò APEC 14 tổ chức tại Việt Nam. Ở các đòa bàn trọng điểm, các điểm "nóng" về an ninh trật tự, lực lượng Công an cùng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tăng cường cán bộ phối hợp chặt chẽ với lực lượng nòng cốt ở cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân, không để kẻ đòch lợi dụng và không để bùng phát những vấn đề phức tạp. Cùng với nó là sự chú ý, tăng cường các hình thức tuyên truyền bằng Panô, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền, bản tin, thông báo . gửi đến các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Công việc này đã được được Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Người cao tuổi rất quan tâm và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương cũng như ở các đòa phương (phát thanh, truyền hình, báo chí); nhất là tuyên truyền thông qua các cuộc thi viết, thi vẽ, biểu diễn văn nghệ về đề tài phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy của nông dân, học sinh, sinh viên, và công nhân viên chức đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Điều này có tác dụng tích cực không chỉ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự mà còn có tác dụng tăng cường các hoạt động văn hóa lành mạnh trong cộng đồng . Với cách làm đa dạng, phong phú này, công tác tuyên truyền đã đóng góp rất quan trọng vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vừa qua. 2 - Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đã bám sát nhiệm vụ chính trò của đất nước, phát huy sức mạnh "Khối đại đoàn kết toàn dân tộc" góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù đòch Trong những năm qua, các thế lực thù đòch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghóa ở Việt Nam, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng triệt để lợi dụng khó khăn của các đòa bàn trọng điểm, vùng tập trung đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; lợi dụng mặt trái của nền kinh tế thò trường và những sơ hở, thiếu sót, yếu kém của ta trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội để chống phá, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước ta và kích động, lôi kéo quần chúng. Cùng với việc triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác vận động quần chúng ở các đòa bàn, các vùng, lónh vực trọng điểm; đẩy mạnh biện pháp tấn công chính trò vào số đối tượng cầm đầu, cốt cán quá khích và các phần tử phản động, cơ hội, thoái hóa biến chất. Lực lượng cựu chiến binh, người có uy tín trong hội người cao tuổi và các tổ chức quần chúng đã tích cực tham gia đấu tranh trực diện với các đối tượng trọng điểm góp phần đập tan âm mưu chống phá của đòch. Thắng lợi của mọi phong trào thi đua yêu nước nói chung và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là sự nỗ lực của đông đảo nhân dân với kết quả cụ thể, sinh động và có sự cố gắng của các ngành có liên quan. Tại các đòa bàn trọng điểm như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, các khu kinh tế tập trung, lực lượng công an nhân dân đã sát cánh cùng Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên vận động nhân dân, công nhân viên chức xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc dưới các mô hình truyền thống như "thôn, xóm, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn - đoàn kết - văn hóa" tạo ra thế trận an ninh nhân dân vững chắc để phòng, chống âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù đòch. Trong các cuộc đấu tranh của quần chúng với kẻ đòch và tội phạm, luôn luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa lực lượng công an nhân dân với Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, nông dân và công đoàn đã đem lại hiệu quả cao, sớm ổn đònh tình hình, làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá của kẻ đòch. Qua đó, đã vận động được toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý giáo dục, cảm hóa người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư, đem lại kết quả thiết thực góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội của đất nước. Thực hiện Nghò quyết 09/CP của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Chương trình quốc gia phòng, chống ma túy và phòng chống các tệ nạn xã hội khác là nội dung quan trọng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghò quyết, kế hoạch, chương trình phối hợp giữa lực lượng công an với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Trong đó, nội dung "Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư" và "Xây dựng khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn - đoàn kết - văn hóa" được tổ chức triển khai sâu rộng trên các đòa bàn từ nông thôn đến thành thò, từ đồng bằng đến vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Điều này đã tạo ra được mặt trận rộng rãi thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, giới tính, các tổ chức chính trò - xã hội, nghề nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp, trường học . tham gia tích cực vào phòng ngừa các hành vi vi phạm, đấu tranh với các loại tội phạm, góp phần làm giảm án hình sự, các tệ nạn xã hội, phát hiện nhiều vụ án ma túy lớn, tiếp tục củng cố nền trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo số liệu báo cáo sơ kết của 45 tỉnh, thành phố, trong 5 năm qua chúng ta đã tổ chức được 109.654 cuộc vận động tập trung với 11.035.177 lượt người tham gia tấn công trấn áp tội phạm; quần chúng đã cung cấp được 1.611.572 tin có giá trò, giúp lực lượng công an điều tra xử lý được 725.732 đối tượng phạm tội; bắt giữ được 5.768 đối tượng truy nã, trốn thi hành án; vận động được 3.173 đối tượng phạm tội ra tự thú, tự báo; tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa tại gia đình và cộng đồng dân cư cho 199.182 đối tượng và đã giáo dục tiến bộ, cho ra khỏi diện quản lý 156.093 người; tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 225.122 người nghiện ma túy đã có 131.372 người tự nguyện từ bỏ ma túy . Đó là những con số rất có ý nghóa của phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". 3 - Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đã gắn kết với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và kết hợp xây dựng, phát triển lực lượng công an nhân dân Trong 5 năm qua, công tác phối hợp thực hiện Nghò quyết Liên tòch về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới", tiếp tục xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến mang tính truyền thống như: "Khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội"; "Cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn - đoàn kết - văn hóa"; "Tự quản - tự phòng - tự bảo vệ"; "Thôn xóm, khu phố bình yên, gia đình hạnh phúc"; "Cụm liên kết an toàn về an ninh, trật tự" . đã có nhiều mô hình, điển hình mang đậm tính liên kết. Đó là, các "Khu dân cư an toàn, lành mạnh, không có tội phạm về tệ nạn ma túy"; "Gia đình, dòng họ tự quản"; "Gia đình, dòng họ không có tội phạm và tệ nạn ma túy"; "Cơ quan, đơn vò không có người nghiện ma túy"; "Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội"; "Trường học không có ma túy"; "Gia đình Cựu chiến binh gương mẫu"; "Câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật"; "Tổ Phụ nữ không có chồng, con phạm tội, vi phạm pháp luật, nghiện ma túy"; "Vận động chồng, con, người thân cai nghiện và không tái nghiện"; "Câu lạc bộ đồng cảm"; "Gia đình nông dân văn hóa, tham gia xây dựng thôn, ấp, xã văn hóa" . Đoàn thanh niên đã phối hợp tổ chức được các phong trào đạt hiệu quả xã hội hóa cao như: "Phòng ngừa, giáo dục trẻ em chưa ngoan tại cộng đồng dân cư"; "Xây dựng xã, phường, thò trấn không có trẻ em trong lứa tuổi vò thành niên vi phạm pháp luật" thành lập các "Đội giáo dục đồng đẳng"; "Tủ sách pháp luật cho thanh niên". Đặc biệt, lực lượng thanh niên xung kích an ninh - trật tự qua phong trào thanh niên tình nguyện và lực lượng cựu chiến binh luôn sát cánh cùng lực lượng công an nhân dân trong phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, bảo vệ an toàn trong các ngày lễ hội, ngày tết cổ truyền và các hoạt động văn hóa, thể thao . là những hình ảnh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong các tầng lớp nhân dân. Kết quả lớn nhất của phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trước hết là góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ vững và ổn đònh chính trò, nhưng cần phải nói đến những bài học kinh nghiệm và sự tiến bộ của các ngành có liên quan trong chỉ đạo phong trào. Thông qua việc thực hiện Nghò quyết Liên tòch về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới" đã góp phần quan trọng, tích cực xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch vững mạnh. Công an nhân dân với phong trào "Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy", cuộc vận động "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ", "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đang từng bước xây dựng lực lượng của mình trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, là công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa. Đã có nhiều tấm gương trong lực lượng công an nhân dân dũng cảm chiến đấu đem lại sự bình yên cho nhân dân được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh. Trong 5 năm qua, riêng lực lượng công an xã đã có 34 đồng chí hy sinh và 72 đồng chí bò thương trong khi làm nhiệm vụ được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân ghi nhận. Sau hơn 5 năm thực hiện Nghò quyết Liên tòch về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới", đã tăng cường được mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng gắn bó truyền thống giữa lực lượng công an nhân dân với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trên các mặt công tác; đã phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, và đã tạo nên một phong trào sôi động rộng khắp trong cả nước với hiệu quả cao. Qua hoạt động sôi nổi bổ ích này có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý về công tác bảo vệ an ninh trong thời kỳ mới. Một là: Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trò, quan hệ phối hợp chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự giữa công an - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Trong quá trình thực hiện, lực lượng công an, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Hai là: Công tác tuyên truyền, giáo dục phải được quan tâm hàng đầu và tiến hành thường xuyên, liên tục, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phải phù hợp với thực tế. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền; đồng thời, tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nhằm nâng cao cảnh giác cách mạng và trách nhiệm của quần chúng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Ba là: Phải duy trì thường xuyên, có nền nếp, chế độ trao đổi thông tin giữa lực lượng công an, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; thống nhất đánh giá kòp thời những mặt tốt trong công tác phối hợp là bài học kinh nghiệm để phát huy tốt nhất mặt tích cực, phát hiện những mặt tồn tại và vấn đề mới nảy sinh để giải quyết kòp thời; đặc biệt khi tình hình phức tạp xảy ra, cần chủ động phối hợp tìm cách tháo gỡ và tham mưu chính xác, kòp thời cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết. Bốn là: Công tác phối hợp chỉ đạo xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến phải được rút kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng, động viên khen thưởng kòp thời tạo thành phong trào thi đua "Học tập đuổi kòp và vượt điển hình tiên tiến" nhằm đưa phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" phát triển sâu rộng, vững chắc và đem lại kết quả cao. Năm là: Duy trì thường xuyên, có nền nếp việc kiểm tra, đôn đốc, giao ban phối hợp của ban chỉ đạo, nhất là cơ quan thường trực phải chủ động nắm chắc tình hình, kết quả công tác phối hợp, kòp thời tham mưu cho lãnh đạo công an, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên những chủ trương, nội dung, hình thức phối hợp đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn và sát hợp với hiện thực. Nguyễn Khánh Toàn Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an http://www.tapchicongsan.org.vn http://www.bienphong.com.vn ÂM MƯU LI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA Các thế lực phản động thường lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để cổ súy tư tưởng ly khai, chống đối, ráo riết ủng hộ những phần tử bất mãn, quá khích nhằm kích động biểu tình, gây bạo loạn. Cần nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của chúng để có biện pháp xử lý kòp thời. Lợi dụng xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế, các thế lực thù đòch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, kích động xu hướng chia rẽ, ly khai, gây mất ổn đònh xã hội, từ đó phát triển thành các cuộc bạo loạn chính trò ở một số quốc gia để lấy cớ can thiệp, lật đổ, thực hiện ý đồ ép buộc các nước có chế độ chính trò hoặc lựa chọn con đường phát triển khác với Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ phải phụ thuộc vào Mỹ, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện âm mưu đó, cùng với việc lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” và “dân tộc”, “tôn giáo” được sử dụng như một vũ khí đặc biệt quan trọng để xuyên tạc, vu khống, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta. Đồng thời, các hoạt động gây dựng lực lượng chống đối ở trong nước được thực hiện một cách ráo riết nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hòng làm mất ổn đònh chính trò - xã hội, tiến tới chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghóa ở Việt Nam. Các phương thức hoạt động chủ yếu được các thế lực thù đòch, những phần tử phản động lưu vong, phần tử xấu sử dụng là: Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ vấn đề “tôn giáo” với vấn đề “dân tộc” để kích động tâm lý mặc cảm, tư tưởng ly khai, tư tưởng chống đối trong cộng đồng đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", các chiến lược gia phương Tây khẳng đònh: Tôn giáo và dân tộc là hai vũ khí có khả năng đánh gãy xương sống cộng sản. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghóa Đông Âu cuối thế kỷ trước đã phần nào cho ta nhận thấy thủ đoạn này của chúng. Đối với Việt Nam, các thế lực thù đòch nhìn nhận tôn giáo như một “lực lượng chính trò” có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các tổ chức phản động người Việt lưu vong cũng tích cực hậu thuẫn cả về vật chất lẫn tinh thần cho những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong một số cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam nhằm phục vụ ý đồ sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá”, thay đổi thể chế chính trò ở Việt Nam. Thứ hai, tích cực ủng hộ những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong một số cộng đồng tôn giáo, tổ chức lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để lấy cớ can thiệp từ “bên ngoài”. Sự hậu thuẫn này chính là lý do giải thích tại sao hiện nay các phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong một số cộng đồng tôn giáo có thái độ công khai thách thức, ngang nhiên chống đối chính quyền. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng tình hình khiếu kiện để xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo. Từ đó, kích động quần chúng tín đồ nổi dậy chống đối chế độ, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một số tổ chức tôn giáo phản động ở hải ngoại như Phật giáo Việt Nam thống nhất hải ngoại tán phát tài liệu trên mạng in-tơ-net với nội dung xuyên tạc, vu khống chính quyền Việt Nam khủng bố, đàn áp, bắt giam, ngăn cản hoạt động tôn giáo của các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo; số cầm đầu tổ chức người Thượng lưu vong ở Mỹ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, tiếp tục chỉ đạo số trong nước thu thập tình hình có liên quan đến dân chủ, nhân quyền và tìm cách gặp người nước ngoài để yêu cầu họ giúp giải quyết vấn đề “Tin Lành Đề-ga”. Nhiều năm qua, đạo Tin Lành bò bọn phản động Phun-rô triệt để lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng núp dưới chiêu bài “Tin Lành Đề-ga” để kích động quần chúng chống phá cách mạng. Thứ ba, tích cực thúc đẩy liên kết hoạt động giữa các tôn giáo (liên tôn); phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phản động, cơ hội chính trò trong nước để tạo dựng ngọn cờ, hình thành lực lượng đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam (thủ đoạn này đã từng được các thế lực phản động quốc tế chống chủ nghóa cộng sản sử dụng thành công ở một số nước xã hội chủ nghóa ở Đông Âu trước đây); đẩy mạnh phát triển các hội đoàn tôn giáo, làm sầm uất xứ đạo, khuyếch trương thanh thế, kết hợp với tăng cường truyền đạo trái phép, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên để tập hợp quần chúng, gây áp lực với chính quyền đòa phương nếu bò xử lý. Thứ tư, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, tuyên truyền kích động mâu thuẫn, xung đột, nhất là đối lập về hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan cộng sản; vu cáo cộng sản diệt đạo, Nhà nước đàn áp tôn giáo làm cho bộ phận quần chúng lạc hậu ngộ nhận tin theo, từ đó, tạo lực lượng chống đối ngầm chế độ xã hội chủ nghóa Việt Nam. Một số tổ chức phản động người Việt lưu vong lợi dụng hoạt động tài trợ và thông qua hoạt động từ thiện để chuyển tài liệu tôn giáo có nội dung phản động vào trong nước, xuyên tạc bản chất chế độ ta, kích động tư tưởng chống đối trong quần chúng tín đồ. Điều đó đã ít nhiều tác động đến tư tưởng của một số đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là số đồng bào có đạo, dẫn đến những hành động vi phạm pháp luật như: chống lại việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở đòa phương; tập hợp lực lượng để tổ chức gây rối trật tự công cộng, gây bạo loạn chính trò . Những hoạt động chống phá trên đây của các thế lực thù đòch đều nhằm mục đích làm cho nhân dân ta “tự diễn biến”, hình thành các nhân tố, các lực lượng, khuynh hướng chống chủ nghóa xã hội trong lòng xã hội ta, kích động gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dùng quần chúng để làm suy yếu hiệu lực của chính quyền. Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hoạt động của các thế lực thù đòch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, tại Hội nghò lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta đã cảnh báo: Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, vấn đề tôn giáo được các thế lực phản động trong và ngoài nước coi là “ngòi nổ” hết sức nhạy cảm. Trong thời gian tới, các thế lực thù đòch, phản động lưu vong, số cơ hội chính trò, phần tử xấu vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng tôn giáo với nhiều hình thức, thủ đoạn mới để lôi kéo, tập hợp lực lượng, tiếp tục hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tiếp tục chỉ đạo từ bên ngoài, móc nối với những phần tử chống đối ở trong nước xây dựng cơ sở, tìm cách tái phục hồi các hoạt động chống đối. Do vậy, nhìn chung tình hình mọi mặt về cơ bản là tiếp tục ổn đònh, song vẫn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn đònh, khó lường trước, cần hết sức quan tâm, không thể xem thường. Thực trạng và xu hướng trên cho thấy tính chất nguy hiểm trong âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù đòch. Nếu không nâng cao cảnh giác và chủ động ngăn chặn, đối phó có hiệu quả với hoạt động chống phá của chúng, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghóa xã hội. Thực trạng này đã và đang đặt ra một số yêu cầu cấp thiết sau: Một là, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, từng tôn giáo cụ thể nói riêng. Chú trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý ở một số đòa phương. Cần nhận thức rõ rằng, giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần ổn đònh chính trò - xã hội ở cả nước cũng như từng đòa phương. Hai là, chú trọng công tác xây dựng lực lượng chính trò, cơ sở cốt cán trong tôn giáo; làm tốt công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong tín đồ tôn giáo nhằm phát huy tác dụng làm “hạt nhân” trong phong trào cách mạng của quần chúng ở đòa phương, cơ sở. Kiện toàn bộ máy tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng; đặc biệt là ở những vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tuyên truyền tập trung vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo để quần chúng tín đồ hiểu rõ và chấp hành nghiêm túc; khai thác các giá trò nhân văn, đạo đức tiến bộ trong giáo lý tôn giáo để vận động, thu hút, tập hợp quần chúng tín đồ tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Trước sự tấn công quyết liệt của các thế lực thù đòch, nếu chúng ta không chú trọng, quan tâm, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng, không “nắm” được quần chúng thì sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như nhiều nước xã hội chủ nghóa ở Đông Âu những năm 80 và 90 của thế kỷ trước. Ba là, đẩy mạnh công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện tốt chính sách đoàn kết lương - giáo; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm cho cộng đồng ổn đònh, buôn làng phát triển, gia đình ấm no . Bên cạnh đó, phải kòp thời vạch trần mọi âm mưu, phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù đòch thường lợi dụng tôn giáo để gây chia rẽ dân tộc, chống phá cách mạng nước ta; vạch trần bộ mặt phản động, đội lốt tôn giáo để phá hoại cách mạng của cái gọi là “Tin Lành Đề-ga” để quần chúng nhân dân hiểu rõ, từ đó nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ, ý thức cảch giác cách mạng trong quần chúng tín đồ. Bốn là, các tỉnh, thành phố có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể; nhất là, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên sâu ở tỉnh, huyện, xã, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới. Tổ chức các lớp, các đợt tập huấn riêng cho các chức sắc, chức việc, người có ảnh hưởng, uy tín với cộng đồng tôn giáo, dân tộc để phổ biến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đồng thời, nhắc nhở trách nhiệm của họ trong khi chăm lo việc đạo phải thường xuyên yêu cầu tín đồ chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời - đẹp đạo”, tuân thủ pháp luật, làm tròn nghóa vụ công dân, cảnh giác và góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đòch. Bên cạnh đó, phải nắm chắc số phần tử bất mãn, cơ hội chính trò, cực đoan, quá khích trong các cộng đồng tôn giáo, số đối tượng cầm đầu kích động quần chúng giáo dân khiếu kiện trên từng đòa bàn cụ thể để chủ động quản lý, đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn kòp thời. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận, đã có những bước tiến tốt hơn và ngày càng đi vào ổn đònh; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng đã đem lại những hiệu quả tích cực hơn, tình hình sinh hoạt tôn giáo ở các chi hội dần đi vào xu thế bình thường, ổn đònh, quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc vui mừng, phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, các hoạt động tôn giáo trái phép giảm hẳn . Tuy vậy, trong thời gian tới các cấp uỷ, chính quyền, các ngành chức năng và các đoàn thể ở đòa phương, cơ sở phải không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, tiếp tục có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để đấu tranh ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù đòch trong nước và quốc tế. Trần Đắc Hiên Văn phòng Chính phủ http://www.tapchicongsan.org.vn Bên trong nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình Nguồn: QT Luong / terragalleria.com . lý. Thứ tư, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, tuyên truyền kích động mâu thuẫn, xung đột, nhất là đối lập về hệ tư tưởng giữa. vấn đề “tôn giáo” với vấn đề “dân tộc” để kích động tâm lý mặc cảm, tư tưởng ly khai, tư tưởng chống đối trong cộng đồng đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc