1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015

94 1,9K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 781,14 KB

Nội dung

13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------- CAO THỊ MINH TRI GIẢI PHÁP DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009 LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Sau đại học Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ công tác và cuộc sống. Tôi chân thành cám ơn Cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Châm đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận vă n, dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô, tôi đã học hỏi được những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích. Vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của minh. Người viết, Cao Thị Minh Tri LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn này là trung thực. Nội dung công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố. Cao Thị Minh Tri MỤC LỤC Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục bảng. MỞ ĐẦU: Tính cấp thiết của đề tài . 1 Mục đích nghiên cứu. 1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 1 Phương pháp nghiên cứu . 2 Nguồn số liệu . 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2 Kết cấu luận văn 2 Phần Nội Dung Chương I. Một số khái niệ m và kinh nghiệm phát triển du lịch . 3 1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch . 3 1.1.1 Khái niệm về du lịch 3 1.1.2 Khái niệm về khách du lịch . 4 1.1.3 Sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch . 5 1.1.4 Tài nguyên du lịch 6 1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường 6 1.2.1 Vai trò của ngành du lịch đối vớ i sự phát triển kinh tế 6 1.2.2 Vai trò của ngành du lịch đối với xã hội 8 1.2.3 Vai trò của ngành du lịch đối với bảo vệ môi trường 9 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch . 10 1.3.1 Yếu tố bên ngoài 10 1.3.2 Yếu tố bên trong . 13 1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các nước và tại Việt Nam . 15 1.4.1 Kinh nghiệm . 15 1.4.2 Bài học kinh nghi ệm cho Việt Nam nói chung và Huế nói riêng 21 Tóm tắt chương I 23 Chương II. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời 24 2.1 Giới thiệu tổng quan ngành du lịch tỉnh TTH 24 2.1.1 Điều kiện tự nhiên . 24 2.1.2 Đặc điểm văn hóa, xã hội tỉnh TTH 25 2.1.3 Tài nguyên du lịch . 26 2.1.4 Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống . 29 2.1.5 Các loại hình du lịch chủ yếu của Thừa Thiên Huế . 30 2.2 Thự c trạng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua 2.2.1 Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài 31 2.2.1.1 Môi trường kinh tế và chính trị thế giới và trong khu vực 31 2.2.1.2 Tình hình kinh tế chính trị của Việt nam . 32 2.2.1.3 Tình hình phát triển du lịch trên thế giới và khu vực . 33 2.2.1.4 Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam . 34 2.2.1.5 Bản sắc văn hóa người Huế 37 2.2.1.6 Áp lực cạnh tranh 38 2.2.1.7 Dân cư địa phương 42 2.2.2 Phân tích tác động của các yếu tố bên trong . 43 2.2.2.1 Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành 43 2.2.2.2 Nguồn nhân lực 50 2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch . 52 2.2.2.4 Hoạt động Makerting du lịch 55 2.2.2.5 Quy hoạch, đầu tư và nghiên cứu khoa học ngành du lịch . 57 2.2.2.6 Công tác quản lý nhà nước về du lị ch . 61 2.3 Nhận xét thực trạng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua 62 2.3.1 Những cơ hội và thách thức của du lịch Huế 62 2.3.2 Những kết quả đạt được 63 2.3.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 64 Kết luận chương 2 69 Chương III. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 ………70 3.1 Quan điểm và Mục tiêu phát triển du lịch Th ừa Thiên Huế đến năm 2015 70 3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Thừa Thiên Huế . 70 3.1.2 Mục tiêu . 71 3.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch Huế . 72 3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 72 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch . 72 3.2.2 Chiến lược quảng bá – xúc tiến 75 3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 76 3.2.4 Giải pháp về vốn . 76 3.2.5 Phối hợp giữa các ngành 78 3.2.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 79 3.2.7 Đẩy mạnh mô hình phát triển du lịch cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia phát triển du lịch . 82 3.3 Kiến nghị 83 3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa thể thao du lịch 83 3.3.2 Kiến nghị đối với Sở du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh TTH 83 Kết luận chương III 84 KẾT LUẬN 85 Tài liệ u tham khảo 86 DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1996 - 2008 35 2.2 Tổng hợp doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2008 52 2.3 Lượng khách du lịch đến Huế giai đoạn 1991-2008 53 2.4 Lượng khách Quốc tế đến Huế so với cả nước giai đoạn 1996-2008 54 2.5 Lượng ngày khách lưu trú tại Huế 54 1 PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Nổi bật nhất là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với cố đô Huế - nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc cố đô cổ với hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa chiền… hài hòa với khung cảnh thiên nhiên - được coi là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Trong giai đoạn từ 1995 đến nay, với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý thuận lợi, du lịch Thừa Thiên Huế (TTH) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế và so với tiềm năng du lịch của TTH thì các kết quả đạt được của ngành du lịch TTH vẫn chưa được như mong muốn. Trả lời cho câu hỏi này, cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến ngành du lịch địa phương như “Đánh giá thực trạng phát triển du lịch TTH”, “ Tiếp thị điểm đến du lịch TTH”, hoặc đề án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lị ch Tỉnh TTH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ….Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế chung toàn cầu thay đổi thì cách nhìn để phát triển ngành du lịch sẽ có thay đổi cho phù hợp với tình hình. Và, chúng ta đang đứng trước một thực trạng như vậy, một thực trạng với tình hình kinh tế cả thế giới đang suy thoái. Vậy, ngành du lịch nên thay đổi hay bổ sung thêm những hướng tiếp cận nào để không phải là nạn nhân của cơn b ảo suy thoái kinh tế này. Đây là lý do hình thành đề tài “Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Nhận diện các yếu tố hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và phát triển du lịch. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh TTH. - Phạm vi nghiên cứu :Các lĩnh vực liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác định mục tiêu và các giải pháp. 5. Nguồn số liệu. Số liệu từ Sở Du lịch tỉnh TTH, báo, internet, tổng cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các đề tài khoa học liên quan đến du lịch TTH, …. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. - Ý nghĩa khoa học: Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ góp phần đem lại những phương pháp phân tích tổng thể để nhận diện và phân tích toàn diện thực trạng phát triển ngành du lịch và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển ngành du lịch tại một địa phương. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả thực tế của đề tài sẽ nhận diện được các hạn chế từ phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế này. Cải thiện được yếu tố chủ quan và khách quan sẽ góp phần giúp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. 7. Kết cấu của lu ận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Một số khái niệm và kinh nghiệm phát triển du lịch; - Chương 2: Phân tích thực trạng phát triên du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế; - Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015. 3 CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch 1.1.1 Khái niệm về du lịch - Khái niệm “du lịch“ có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Tuy nhiên, du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng và ngày càng phong phú. Một số tiếp cận khác nhau đã có những khái niệm khác nhau và ngày càng có nhiều tác giả đư a ra quan điểm của mình về du lịch: Du lịch là “hoạt động của con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống thường ngày của mình để nghỉ ngơi, công tác và các lý do khác” (WTO, 2002). Luận thuyết về du lịch của John Urry (2002): “Sự ngắm nhìn của du khách” lần đầu được xuất bản năm 1990. Ông ta phát biểu rằng “Sự ngắm nhìn của du khách hướng trực tiếp đến nét nổi bật của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của họ không có được. Các vẻ đẹp này được “nhìn ngắm bởi vì chúng khác xa với trải nghiệm thường ngày”. Trong đại hội lần thứ 5 Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Tiến sỹ Hunziker và Giáo sư, tiến sỹ Kraft như sau: “Du lịch là tập hợp các m ối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Với một cách tiếp cận mang tính phát triển du lịch bền vững thì “ Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn nhóm: Du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên”. [...]... và Huế nói riêng Từ những kinh nghiệm về tổ chức và quản lý phát triển du lịch của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia cho thấy, để phát triển du lịch các nước đã tập trung đầu tư và giải quyết những vấn đề cơ bản sau : - Chính phủ các nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đều rất chú trọng đến phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch. .. dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ( Luật du lịch) Hiểu sâu về tài nguyên du lịch là một tất yếu trong quản lý nhà nước, nắm được tài nguyên du lịch của mình là gì, nhà cung cấp có thể đưa ra chiến lược dài hạn để tìm được khách hàng tiềm năng 1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội... trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc của du lịch vào các thành quả kinh tế khác Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó... tế du lịch o Chính sách phát triển du lịch: Một chính sách thống nhất hay uyển chuyển không khẳng định được là ảnh hưởng tốt hay không tốt đến sự phát triển du lịch Tuy nhiên, trong mỗi hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội khác nhau mới khẳng định được điều đó và khi đó chính sách phát triển du lịch đưa ra và vận hành một cách linh hoạt theo thời thế thì sẽ đưa ngành du lịch đi vào quỹ đạo phát triển. .. nơi đến Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và 5 công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch 1.1.3 Sản phẩm du lịch. .. phát triển du lịch Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch Ba là, tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự 22 chú ý của du khách Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch 23 TÓM TẮT CHƯƠNG I Nội dung chương I đã khái quát cho chúng ta các khái niệm cơ bản liên quan đến du. .. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 2.1.1 Giới thiệu tổng quan ngành du lịch tỉnh TTH Điều kiện tự nhiên Tỉnh Thừa Thiên Huếtỉnh thuộc vùng Bắc trung bộ của Việt Nam mà trung tâm là thành phố Huế, cách thủ đô Hà Nội 650 km và thành phố Hồ Chí Minh 1080km, vị trí này tương đối bất lợi vì xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như các tỉnh ở phía nam, Hà Nội, Hải Phòng Tỉnh. .. khu du lịch khá trong sạch Cộng đồng tại các khu du lịch có ý thức tự bảo vệ môi trường như tự thu dọn vệ sinh, tự cảnh báo cho khách du lịch vào khu vực dịch vụ mà theo họ là có hàng giả, không có hiện tượng đeo bám khách du lịch để chào bán hàng tại các khu du lịch lớn Chính quyền tại các địa phương phát triển du lịch chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển bền vững như tại tỉnh. .. đến ngành du lịch. Các nội dung này làm cơ sở cho việc đánh gía thực trạng phát triển du lịch của tỉnh và cũng là nền tảng cho việc định hướng các giải pháp có khoa học Ngoài ra, trong chương I cũng đã thể hiện được kinh nghiệm của các nước có ngành du lịch phát triển để từ đó chúng ta có thể học hỏi một cách có chọn lọc, áp dụng phù hợp với tình hình hiện tại của tỉnh nhà 24 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT... tạo nguồn nhân lực du lịch đặc biệt được quan tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển du lịch Để đáp ứng nhu cầu thu hút khách và đảm bảo vị trí trong thế phát triển cạnh tranh, Du lịch Thái Lan áp dụng khá nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong các lĩnh vực hoạt động du lịch từ quy hoạch thiết kế công trình du lịch, các công nghệ dịch vụ du lịch đến các dịch vụ hạ . Chương III. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 ………70 3.1 Quan điểm và Mục tiêu phát triển du lịch Th ừa Thiên Huế đến năm 2015. . 70. nghiệm phát triển du lịch; - Chương 2: Phân tích thực trạng phát triên du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế; - Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa

Ngày đăng: 01/04/2013, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Tổng hợp doanh thu dul ịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991- 1991-2008  - 13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015
Bảng 2.2 Tổng hợp doanh thu dul ịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991- 1991-2008 (Trang 59)
Bảng 2.3 Lượng khách dul ịch đến Huế giai đoạn 1991-2008: - 13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015
Bảng 2.3 Lượng khách dul ịch đến Huế giai đoạn 1991-2008: (Trang 60)
Nhìn vào bảng doanh thu, ta cĩ thể nhận thấy, Huế cĩ một quá trình phát triển tăng đều trong các năm - 13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015
h ìn vào bảng doanh thu, ta cĩ thể nhận thấy, Huế cĩ một quá trình phát triển tăng đều trong các năm (Trang 60)
Bảng 2.5 Lượng ngày khách lưu trú tại Huế - 13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015
Bảng 2.5 Lượng ngày khách lưu trú tại Huế (Trang 61)
Lượng khách đến Huế thể hiện trong hai bảng 2.3 và 2.4 cho thấy cĩ tăng so với vài năm trước nhưng khơng đáng kể, nhất là so với năm 2007, luợng  khách  năm 2008 tăng chưa đạt một nữa mức tăng của năm 2007 so với năm  trước - 13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015
ng khách đến Huế thể hiện trong hai bảng 2.3 và 2.4 cho thấy cĩ tăng so với vài năm trước nhưng khơng đáng kể, nhất là so với năm 2007, luợng khách năm 2008 tăng chưa đạt một nữa mức tăng của năm 2007 so với năm trước (Trang 61)
Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy số ngày lưư trúc ủa khách trong vài năm gần đây cĩ tăng lên (được trên 2 ngày), đây là tín hiệu để chúng ta cĩ quyền hy vọng,  nhưng bên cạnh đĩ cũng đặt ra cho chúng ta một thách thức để giữ  chân  khách lưu lại dài hơn - 13 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh thừa thiên huế đến 2015
h ìn vào bảng 2.5, ta thấy số ngày lưư trúc ủa khách trong vài năm gần đây cĩ tăng lên (được trên 2 ngày), đây là tín hiệu để chúng ta cĩ quyền hy vọng, nhưng bên cạnh đĩ cũng đặt ra cho chúng ta một thách thức để giữ chân khách lưu lại dài hơn (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w