307 Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tại Đồng Nai đến năm 2010
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. Các khu công nghiệp Đồng Nai đã và đang khẳng đònh vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai nhìn chung qua từng năm đều có sự gia tăng và ổn đònh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh. Trong giai đoạn 1991 - 2000, Đồng Nai vẫn liên tục giữ được tốc độ phát triển kinh tế bình quân 12,9%/năm. Đến giai đoạn 2001 – 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt và vượt mục tiêu Nghò quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra : năm 2001 tăng 11,2%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng 12,9%, năm 2004 tăng 13,56% (mục tiêu bình quân 5 năm 2001 – 2005 tăng từ 10 – 12%), GDP bình quân đầu người đến năm 2004 đạt 699 USD/người/năm. Phát triển khu công nghiệp được xác đònh là nhiệm vụ trọng điểm của kinh tế đòa phương, là chiến lược mũi nhọn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Nếu so sánh với hệ thống khu công nghiệp cả nước (năm 2004) thì số lượng khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai chiếm 15%, diện tích chiếm 24%, số dự án chiếm 21%, vốn đầu tư chiếm đến 31% và lao động chiếm khoảng 30%. So với các tỉnh, thành có khu công nghiệp, Đồng Nai có số lượng, diện tích khu công nghiệp nhiều nhất, tốc độ phát triển nhanh nhất, thu hút vốn đầu tư, số dự án và số lao động lớn nhất. - 1 - Bên cạnh những kết quả đạt được là khá tốt, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại nảy sinh trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các khu công nghiệp, còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn đònh vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không chỉ cho tỉnh Đồng Nai mà còn ảnh hưởng đến các đòa phương lân cận trong vùng kinh tế và cả nước. Do đó cần cải tiến, khắc phục để thu hút đầu tư và phát triển ổn đònh, tận dụng được lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn. Từ nhận xét tầm quan trọng của vấn đề phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Vấn đề cơ bản mà luận văn muốn giải quyết là trên cơ sở những lý luận, phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển, tìm ra các nguyên nhân để đưa ra các giải pháp khả thi nhằm phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai từ 1991 đến nay, trong đó chủ yếu tập trung vào những năm gần đây. - Luận văn nghiên cứu giới hạn trong phạm vi 23 khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai được quy hoạch đến năm 2010 và có xem xét so sánh với cả nước. - 2 - 4. Điểm mới của đề tài : - Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong mối tương quan với các khu công nghiệp cả nước. - Xây dựng được những giải pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp Đồng Nai trong thời kỳ từ nay đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài : Luận văn dựa trên cơ sở những phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng, duy vật lòch sử và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như mô tả, thống kê, sử dụng lý thuyết hệ thống, phân tích, so sánh và tổng hợp. 6. Kết cấu của Luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của Luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về khu công nghiệp Chương 2 : Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai Chương 3 : Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 Vấn đề phát triển khu công nghiệp ở nước ta nói chung và tại tỉnh Đồng Nai nói riêng còn mới mẻ, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của qúy Thầy, Cô trong hội đồng đánh giá, của các chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. - 3 - Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Những lý luận chung về khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp Nghò đònh 36/CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 04 năm 1997 về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã nêu lên một số khái niệm sau: Khu công nghiệp (KCN): Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dòch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất (KCX): Khu chế xuất là khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập. Khu công nghệ cao (KCNC): Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vò hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và các dòch vụ liên quan, có ranh giới đòa lý xác đònh, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. 1.1.2. Những nguyên tắc của việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các khu công nghiệp 1.1.2.1. Nguyên tắc về quy hoạch - Việc quy hoạch KCN phải mang tính tổng thể, thống nhất trong phạm vi cả nước, tránh tình trạng giữa hai tỉnh giáp ranh nhau có những KCN tập trung gần kề nhau, lại bố trí những doanh nghiệp không tương thích nhau. Ví dụ : bên này là khu công nghệ cao, công nghiệp sạch thì bên kia là những doanh nghiệp gây ô nhiễm. - 4 - - Quy hoạch KCN phải đồng thời quy hoạch cả bên trong và bên ngoài KCN, phải gắn với việc đô thò hoá nông thôn và phù hợp với tiến trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế chung của mỗi đòa phương và cả nước. - Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng trọt màu mỡ để xây dựng khu công nghiệp. 1.1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng trong thu hút vốn đầu tư Việc thu hút vốn đầu tư để phát triển các KCN cần phải bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo tính đa dạng của các thành phần tham gia đầu tư, có như vậy mới phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. 1.1.2.3. Nguyên tắc về công tác quản lý khu công nghiệp Cần phân đònh rõ chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước: - Nhà nước chòu trách nhiệm về mặt pháp lý, xây dựng hành lang pháp lý, cấp phép, duyệt quy hoạch bên trong, bên ngoài KCN; chòu trách nhiệm đầu tư bên ngoài KCN về cơ sở hạ tầng xã hội như cung cấp điện, nước, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, các công trình phúc lợi xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng, quản lý môi trường, đền bù giải tỏa. - Doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN chòu trách nhiệm về quy hoạch tổng thể bên trong các KCN, tổ chức việc kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN, thu hút đầu tư và đảm bảo môi trường bên trong KCN. - Doanh nghiệp KCN : Đầu tư vào việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong KCN, thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các chính sách xã hội khác. 1.1.2.4. Nguyên tắc tính tương thích trong bố trí các doanh nghiệp Việc bố trí các doanh nghiệp trong KCN phải đảm bảo tính tương thích, tạo nên sự hài hòa để tránh gây khó khăn cho việc xử lý môi trường, liên doanh, liên kết, dẫn đến kém hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội. Quy mô KCN và quy mô doanh nghiệp đầu tư vào KCN phải phù hợp với đặc điểm công nghệ và phải phù hợp với kết cấu hạ tầng chung của KCN. - 5 - 1.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo các tiện ích công cộng Bao gồm các tiện ích bên trong KCN như cung cấp cơ sở hạ tầng KCN đúng tiến độ, đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư và các tiện ích bên ngoài KCN như hệ thống thông tin liên lạc, đường giao thông, nhà ở cho công nhân, vấn đề giáo dục y tế, văn hoá xã hội, thể thao, các tiện ích bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp KCN. 1.1.2.6. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả là tiêu chuẩn cao nhất, đó là hiệu quả của toàn bộ xã hội mà nó thể hiện ở hiệu quả kinh tế, hiệu quả trong việc phát triển xã hội và hiệu quả của môi trường sinh thái. Để đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, ở mỗi đòa phương cần xem xét đến diện tích đất cho thuê trong các KCN, khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu nguyên liệu sao cho tương đối thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp cả về nguyên liệu và sản phẩm, đồng thời có thò trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. 1.1.2.7. Nguyên tắc kết hợp chuyên môn hoá và hợp tác hoá Coi trọng yêu cầu chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhằm tránh được sự lãng phí về thiết bò, đất xây dựng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, khai thác triệt để nguồn lao động, công trình phúc lợi công cộng. Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp có thể hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng được sản phẩm phụ của nhau. Ví dụ : rỉ đường của nhà máy đường có thể làm nguyên liệu cho nhà máy rượu, bã mía có thể làm nguyên liệu giấy. 1.1.2.8. Nguyên tắc tạo thêm việc làm cho xã hội Khi xây dựng các KCN, cần xem xét khả năng thu hút lao động, điều đó phản ảnh hiệu quả về mặt xã hội. Vì khi giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần giải quyết các tệ nạn và tiêu cực xã hội, tăng thu nhập cho dân cư và từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển như ở nước ta, việc quy hoạch và xây dựng các KCN có khả năng giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động càng có ý nghóa to lớn. - 6 - 1.1.2.9. Nguyên tắc bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái Khi bố trí các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải tính đến việc xử lý chất thải, vệ sinh công nghiệp để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các vấn đề về môi trường cần quan tâm như chất thải khí, nước thải, chất thải rắn phải được kiểm soát chặt chẽ. 1.1.2.10. Nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội của quốc gia và từng đòa phương Một KCN phát triển sẽ tập trung vốn, thiết bò, công nghệ, lao động… hình thành một trung tâm sản xuất, đô thò nên tác động của nó là rất lớn đối với vấn đề an ninh quốc phòng, an ninh trật tự. Phải giải quyết tốt hai vấn đề này thì mới đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho KCN phát triển ổn đònh. 1.1.3. Những căn cứ để lựa chọn khu công nghiệp 1.1.3.1. Những căn cứ để lựa chọn khu công nghiệp trên thế giới Thông thường vùng lãnh thổ dùng để xây dựng KCN có ưu điểm về điều kiện tự nhiên, đòa chất công trình, thuận tiện về cấp thoát nước, có khả năng cung cấp công nhân lành nghề,… các nhà kinh doanh thuê đất trong khu vực này để hình thành các doanh nghiệp trên cơ sở đã xem xét các điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3.2. Những căn cứ để lựa chọn khu công nghiệp ở Việt Nam Vò trí đòa lý : Nước ta đang hình thành các loại hình KCN có vò trí như sau: - KCN xây dựng hoàn toàn mới: Vò trí thường tập trung tại các thành phố, các khu vực đang phát triển, thuận lợi về giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, nguồn nhân công… - KCN được xây dựng trên khuôn viên sẵn có một số doanh nghiệp đang hoạt động: Do nhu cầu mở rộng mặt bằng, đổi mới công nghệ, … những doanh nghiệp này chấp nhận thực trạng hiện có để cải tạo, nâng cấp. - KCN ở những vùng sản xuất nguyên liệu : Những KCN này có vò trí ở các vùng nông thôn, miền núi với mục đích chủ yếu là sử dụng nguyên liệu tại chỗ và phát triển kinh tế đòa phương. - 7 - Diện tích : Diện tích một KCN lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, nếu nhỏ thì chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và quản lý tốn kém, còn diện tích quá lớn thì sẽ khó quản lý, thời gian lấp đầy KCN kéo dài, ảnh hưởng tới chi phí phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện nay các KCN ở nước ta thường có diện tích trung bình từ 50 – 500 ha. Đất xây dựng : Phải có quỹ đất dùng cho phát triển công nghiệp, đất phải có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững lâu dài, có đủ đất mở rộng và liên kết thành tổ hợp công nghiệp lớn, hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp phì nhiêu để phát triển các KCN. Khả năng cung cấp điện, nước : Việc cung cấp điện nước phải đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động công nghiệp. Chi phí cho việc xây dựng hệ thống điện, nước không quá cao, nếu không sẽ đẩy giá thành cho thuê cơ sở hạ tầng lên cao, khó cạnh tranh với các nước trong cùng khu vực. Giao thông vận tải : Các khu công nghiệp phải xây dựng tại những khu vực có thể phát triển hệ thống giao thông đến tận KCN, không nhất thiết hệ thống giao thông phải có sẵn và không quá xa các trục lộ giao thông chính để đảm bảo cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm khi tiêu thụ… Khả năng cung cấp lao động : Khi quy hoạch các KCN phải chú ý đến việc đáp ứng nguồn nhân lực cho các KCN, lao động phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng với chi phí tiền lương thích hợp. 1.1.4. Các tổ chức liên quan đến hoạt động của khu công nghiệp 1.1.4.1. Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất Theo Nghò đònh 36/CP của Chính phủ, ban hành ngày 24/4/1997, quy đònh rõ các KCN – KCX Việt Nam do Ban quản lý các KCN Việt Nam chòu trách nhiệm điều hành, là cơ quan đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý các KCN đã được quy hoạch và phê duyệt. Sau một thời gian hoạt động do xuất hiện nhiều nhược điểm của cơ quan này như : có sự lầm lẫn hoặc đồng nhất giữa chức năng, thẩm quyền của các cơ quan do Quốc hội và Chính phủ thành lập với Ban quản lý các KCN Việt Nam. - 8 - Do những nhược điểm nêu trên, từ năm 2000, Ban quản lý các KCN Việt Nam đã được chuyển giao về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sắp xếp đầu mối này vào Vụ quản lý KCN và KCX. Ngoài việc chuyển giao trên, nhiệm vụ của các Bộ, ngành Trung ương vẫn thực hiện như Nghò đònh 36/CP của Chính phủ. 1.1.4.2. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, thành phố Theo Nghò đònh 36/CP, Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố là cơ quan trực tiếp quản lý các KCN, là đơn vò dự toán ngân sách nhà nước, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau : - Xây dựng điều lệ quản lý KCN trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN, hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN, tổ chức thẩm đònh và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền, thỏa thuận với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN trong việc thẩm đònh giá cho thuê đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy đònh của pháp luật về lao động. - Các bộ, ngành ủy quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước như : Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đến 40 triệu USD. Bộ Thương mại ủy quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại, Bộ Lao động Thương binh Xã hội ủy quyền cấp phép cho người lao động nước ngoài, Bộ Tài chính ủy quyền hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, Bộ Xây dựng ủy quyền thẩm đònh thiết kế kỹ thuật, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ủy quyền cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hóa, UBND cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong nước. 1.1.4.3. Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài, có chức năng đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở - 9 - hạ tầng KCN. Tùy theo quy mô, một KCN có thể có một hay nhiều công ty phát triển hạ tầng KCN tham gia, các doanh nghiệp này quản lý khai thác hạ tầng bên trong KCN trong suốt thời gian các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuê đất. 1.1.4.4. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp a) Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, bao gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dòch vụ, với các thành phần như sau : - Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; - Các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. b) Doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (doanh nghiệp chế xuất) Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. 1.2. Vai trò của khu công nghiệp 1.2.1 Công cụ thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Công tác thu hút đầu tư đều giới thiệu KCN đã quy hoạch với những thuận lợi và điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào KCN, như : Hạ tầng sẵn có, được cấp quyền sử dụng đất lâu dài, có sẵn nhà máy xử lý nước thải, cơ chế quản lý một cửa một đầu mối, đất đai đã được đền bù giải tỏa, ưu đãi về thuế… Điều này đã thực sự hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vốn dó rất lo ngại về cơ sở hạ tầng không đầy đủ, đồng bộ và các thủ tục hành chính của nước chủ nhà. Cùng với chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN, hiện nay nhà nước cũng đang tiến hành di dời hàng loạt các doanh nghiệp trong nội thành gây ô nhiễm môi trường vào các KCN, do đó KCN không chỉ là đòa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước, thúc đẩy quá trình huy động vốn đầu tư cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - 10 - [...]... TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Những nét chung về tình hình phát triển các khu công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai nằm trong bối cảnh phát triển KCN ở Việt Nam, vì vậy thông qua phân tích khái quát thực ftrạng phát triển các KCN cả nước, có thể nhận diện được thực trạng và vò trí phát triển của các KCN tỉnh Đồng Nai một. .. nghiệp - Vai trò của các khu công nghiệp - Những căn cứ để lựa chọn khu công nghiệp - Các tổ chức liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp Bên cạnh đó luận văn cũng trình bày những kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước... đến thò trường trong nước Ở nước ta từ năm 1991 đến nay, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề mang tính cơ sở lý luận chung về khu công nghiệp như: - Khái niệm về khu công nghiệp - Những nguyên tắc của việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý các khu công nghiệp. .. và hướng về xuất khẩu mà một số nước đã thực hiện Việc phát triển thành công các KCN sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tạo tích lũy để trang bò kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế - 12 - 1.3 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của thế giới 1.3.1.1 Trung Quốc [12] Nhà nước thành lập các “Đặc khu kinh tế” với quy chế... bằng phẳng và nền đất cứng, khí hậu thuận lợi Đến nay, Đồng Nai trở thành một trong những đòa phương phát triển KCN lớn nhất và nhanh nhất trong cả nước Có thể nói đóng góp của KCN vào sự phát triển của đòa phương và quốc gia là rất lớn, song hiện nay việc phát triển KCN vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại 2.2.1 Công tác quy hoạch các khu công nghiệp Tính đến 31/12/2004, tỉnh đã quy hoạch 23 KCN (chiếm... Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình quy hoạch các KCN tại Đồng Nai đến 2004 Stt 1 2 3 4 KCN Số KCN Diện tích (ha) Thành phố Biên Hòa 4 1.560 Huyện Nhơn Trạch 7 3.820 Huyện Long Thành 4 1.364 Các huyện còn lại và thò xã Long Khánh 8 1.345 Tổng cộng 23 8.119 Nguồn : Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai Đến cuối năm 2004 Đồng Nai đã thành lập 16 KCN (chiếm 14,95% số KCN cả nước), với tổng diện tích 4.805ha... thường chờ quyết đònh của tổng công ty nên triển khai chậm (Xem phụ lục 3 : Các đơn vò đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN Đồng Nai) 2.2.4.2 Tình hình cho thuê đất của các công ty hạ tầng khu công nghiệp Tính đến tháng 12 năm 2004, tại 16 KCN Đồng Nai đã cho thuê được 1.941ha, chiếm khoảng 57,72% diện tích dành cho thuê (tỷ lệ lấp đầy cao hơn mức bình quân chung là 42% ) Một số KCN đạt tỷ lệ lấp đầy cao... (ngoài những doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành) như sản xuất kinh doanh điện, nước, dòch vụ viễn thông, đầu tư hạ tầng cấp 2 (thuê đất trong KCN đầu tư hạ tầng và cho thuê lại cấp 2) Stt 1 2 3 4 Bảng 2.6 : Các loại hình công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến 2004 Loại công ty kinh doanh hạ tầng KCN Số đơn vò Số KCN Doanh nghiệp Nhà nước 6 10 Doanh nghiệp cổ phần – Nhà... ngành công nghiệp sản xuất giản đơn, ít các ngành công nghiệp phát triển cao như chế tạo lắp ráp cơ khí, ô tô, xe máy… Một số ngành có tiềm năng lớn như chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản còn rất ít dự án 2.2.3.3 Công tác giải toả đền bù Một trong những khó khăn của quá trình xây dựng KCN là việc đền bù, giải toả mặt bằng Nhiều KCN mất cơ hội thu hút đầu tư do ách tắc trong công tác đền bù, giải. .. thể, chỉ tập trung ở một số vùng có điều kiện thuận lợi Chưa có sự hỗ trợ, hợp tác giữa các đòa phương, vai trò điều tiết của trung ương chưa cao, ô nhiễm môi trường trong KCN ngày càng gia tăng và nghiêm trọng Vì vậy cần được rút kinh nghiệm để phát triển các KCN theo hướng bền vững ngay từ khi hình thành KCN 2.2 Tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai nằm ở vùng Đông Nam