PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TÂY HÒA TRƯỜNG THCS LÊ HOÀN Tên sáng kiến: “Phát huy khả năng tự học cho học sinh thông qua bài tập Hóa học” Tên tác giả: TẠ THỊ KIM SA. Chức vụ: Giáo viên. Tháng 11 năm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Phát huy khả năng tự học cho học sinh thông qua bài tập Hóa học” 2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: - Trong quá trình đổi mới chương trình nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Cơ sở của việc dạy học tích cực là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự nghiên cứu tìm ra kiến thức. Vì vậy, phát huy khả năng tự học cho học sinh trong Hóa học cực kì quan trọng, đặc biệt là thông qua các bài tập Hóa học. - Bài tập hóa học là phương tiện để ôn tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. - Bài tập hóa học góp phần rèn luyện cho học sinh: lập công thức hóa học, tính toán theo công thức hóa học và phương trình hóa học,… - Đặc biệt bài tập hóa học phát huy khả năng tự học cho học sinh. - Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phát huy khả năng tự học cho học sinh thông qua bài tập Hóa học” nhằm tăng hứng thú học tập của học sinh bằng cách lồng ghép nhiều bài tập hay vào bài giảng giúp học sinh nâng cao kiến thức, rèn trí thông minh cho học sinh. 3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: - Thực tế trong thời gian qua, việc đưa nhiều dạng bài tập hay và khó để học sinh tự nghiên cứu chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. - Phần lớn số học sinh chưa có ý thức coi trọng môn học, chưa tích cực học tập đặc biệt là tự học. 4. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Lồng ghép nhiều bài tập hóa học hay vào bài giảng để góp phần phát huy khả năng tự học cho học sinh. 5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2013 đến tháng 05/2014. 6. Nội dung: 6.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: - Qua thực trạng đã phân tích ở trên để có thể “Phát huy khả năng tự học cho học sinh thông qua bài tập Hóa học” tôi đưa ra những giải pháp thực hiện sau đây: Phần 1: Giới thiệu và phân loại các dạng bài tập. Phần 2: Nêu các bài tập theo từng dạng có hướng dẫn giải cụ thể. Phần 3: Bài tập học sinh tự giải. - Để tổ chức thực hiện được việc đưa bài tập Hóa học vào bài giảng giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích hoặc in ra giấy để học sinh nghiên cứu,…có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hoặc không dùng máy chiếu, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa nhưng phải đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. - Đưa ra các dạng bài tập cơ bản và nâng cao nhưng trọng tâm là các dạng bài tập vô cơ nằm trong chương trình Hóa học ở THCS. 6.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: - Học sinh khối 8, 9 trong trường trung học cơ sở Lê Hoàn 6.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế xã hội của sáng kiến: - Trong thời gian gần đây tôi nhận thấy rằng học sinh rất chú tâm vào bài giảng của mình, các em hoạt động rất tích cực, về nhà làm bài tập nhiều hơn tiết học sôi nổi hơn mỗi khi các em thảo luận với nhau về các cách giải khác nhau trong việc giải bài tập, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. *Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến Taï Thò Kim Sa . thức hóa học và phương trình hóa học, … - Đặc biệt bài tập hóa học phát huy khả năng tự học cho học sinh. - Vì vậy tôi chọn đề tài: Phát huy khả năng tự học cho học sinh thông qua bài tập Hóa học . giáo viên học sinh tự nghiên cứu tìm ra kiến thức. Vì vậy, phát huy khả năng tự học cho học sinh trong Hóa học cực kì quan trọng, đặc biệt là thông qua các bài tập Hóa học. - Bài tập hóa học là. VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phát huy khả năng tự học cho học sinh thông qua bài tập Hóa học 2. Sự cần thiết