tiểu luận vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục

33 1.3K 13
tiểu luận vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN Vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục          Mục Lục A. LỜI MỞ ĐẦU: 1 1. Lý do chọn đề tài : 1 2. Mục tiêu nghiên cứu : 2 3. Phương pháp nghiên cứu: 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 5. Cơ sở lí luận : 2 B. NỘI DUNG 4 1. Sơ Lược Tình Hình Giáo Dục Việt Nam Từ 2008 Đến Nay. 4 1.1 Về những thành tựu: 4 1.2 Những tồn tại: 6 2. Mục Tiêu Ngành Giáo Dục 8 2.1 Mục tiêu chung: 8 2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục trong 5 năm (2011 – 2015) và năm 2012: 9 3. Các chính sách phát triển giáo dục.: 13 3.1 Về Vấ n Đề Công bằng: 14 3.2 Về Vấn Đề Hiệu Quả : 17 4 Kết quả đạt được theo góc độ công bằng và hiệu quả. 20 4.2 Về Vấn Đề Công Bằng: 20 4.3 Về Vấn Đề Hiệu Quả 23 5 Giải pháp của chính phủ: 27 5.1 Công bằng trong giáo dục: 27 5.2 Nâng cao hiệu quả trong giáo dục 30 C. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO : 30 Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Lời Mở Đầu 1 A. LỜI MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài : Giáo dục luôn là một vấn đề rất quan trọng , cần thiết của mỗi quốc gia .Nó đóng góp chính vào quá trình xây dựng và sự phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước . Ở Việt Nam, giáo dục rất được quan tâm và chú trọng , nhất là trong thời kì đổi mới đất nước ,phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa .Điều này đã được thể hiện rõ qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước như nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở (THCS). Viêc cải cách giáo dục ở nước ta đã có nhiều tiến bộ và thành tựu như : nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn nhất là ở bậc trung học phổ thông, nâng cao trình độ dân trí ,tăng nguồn nhân lực có tay nghề,đã chú trọng đến bồi dưỡng nhân tài ,các chính sách về giáo dục đã tốt hơn và được thực hiện có hiệu quả hơn.Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên thì nền giáo dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập .Đặc biệt là trong vấn đề hiệu quả và công bằng. Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc đại học còn thấp, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới, các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn nhiều bất cập, con em gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo) và con em đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, nhất là ở bậc cao, một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục chậm được giải quyết. Chính vì thế mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài :”Vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục “. Đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu được thế nào là hiệu quả , công bằng trong giáo dục ,vai trò của nó với nền kinh tế .Nhóm cũng đưa ra thực trạng giáo dục ở Việt nam hiện nay ,các nguyên nhân gây ra , các chính sách của nhà Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Lời Mở Đầu 2 nước nhằm cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục .Đồng thời nhóm cũng có cái nhìn nhận và đánh giá riêng về các chính sách đó . 2. Mục tiêu nghiên cứu :  Tìm hiểu về các chính sách giáo dục của Nhà nước.  Đánh giá được hiệu quả và công bằng trong giáo dục của Việt Nam hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu:  Định tính:phân tích số liệu và phương pháp tổng hợp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Giáo dục những năm gần đây. 5. Cơ sở lí luận : Công bằng là gì ? Giáo dục là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục đào tạo phải gắn với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế thời đại – phát triển nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thực hiện giáo dụ c thường xuyên cho mọi người, hướng tới xây dựng một xã hội trong đó mọi người cùng học tập suốt đời. Giáo dục đào tạo đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo cân bằng xã hội,… Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển giáo dục đào tạo có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.Có hai loại công bằng đó là công bằng ngang và công bằng dọc .Công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Công bằng dọc là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Nếu như công bằng ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì cân bằng dọc cần có sự diều tiết của nhà nước. Chính phủ thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch phúc lợi giữa các cá nhân. Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Lời Mở Đầu 3 Hiệu quả là gì ? Về khái niệm “hiệu quả”, mặc dù còn nhiều tranh luận, song theo các tài liệu mới nhất về quản lý giáo dục, thì hiệu quả là “mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra”. Nói đến mục tiêu, người ta luôn đề cập đến các chỉ số cụ thể về số lượng, thời gian và nguồn lực. Các chỉ số về hiệu quả thường có các đặc trưng đó là: 1)Tính toán dựa trên cơ sở các chỉ số về số lượng; 2) Thiên về các giá trị đầu ra. Khi xét hiệu quả, người ta phân biệt hiệu quả bên trong và hiệu quả bên ngoài. Nếu như ưu điểm của việc sử dụng khái niệm hiệu quả để đánh giá hoạt động của nhà trường là sự đơn giản, tiện dụng và dễ tính toán thì nhược điểm chủ yếu thường có xu hướng quá tập trung vào mục tiêu của các nhà quản lý hơn là tập trung vào mục tiêu của giáo viên, học sinh, phụ huynh và các đới liên quan khác. Khái niệm hiệu quả của nhà trường hiện nay đang chịu nhiều thách thức của đòi hỏi mới, ví dụ: 1) Thành tích học tập dù được đo đạc như thế nào thì cũng không thể phản ánh đầy đủ các nỗ lực của nhà trường dành cho quá trình giáo dục học sinh; 2) Ảnh hưởng của các nỗ lực này sẽ tiếp tục dần được bộc lộ ở các học sinh trong suốt cuộc đời sau khi rời khỏi nhà trường; 3) Dùng thành tích học tập của học sinh để đánh giá tác động của giáo dục trong một nhà trường là không đầy đủ và khập khiễng. Hiệu quả và công bằng trong giáo dục luôn đi liền với nhau.Khi sự bất bình đẳng được giảm bớt sẽ tạo điều kiện cho trẻ em được đi học,có kiến thức ,kỹ năng, trình độ chuyên môn và nhận thức được nâng cao ,tạo động lực để thúc đẩy sản xuất ,phát triển nền kinh tế . Cần phải có hiệu quả và công bằng trong giáo dục.Vì giáo dục giúp chúng ta học làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh hơn. Từ đó góp phần thức đẩy xã hội phát triển bền vững hơn. Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam 4 B. NỘI DUNG 1. Sơ Lược Tình Hình Giáo Dục Việt Nam Từ 2008 Đến Nay. Nền giáo dục Việt Nam đã hình thành từ rất lâu, quá trình hình thành và phát triển của ngành gắn với những giai đoạn lịch sử của đất nước. Trải qua một quá trình dài xây dựng và phát triển tới nay ngành giáo dục đã có rất nhiều những thành tựu nổi bật bên cạnh đó là những tồn tại, yếu kém cần được khắc phục. Nhìn lại hai khía cạnh đối ngược này để từ đó tìm ra hướng đi đưa nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển về quy mô cũng như chất lượng. 1.1 Về những thành tựu: Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo thời gian qua đã làm cho hệ thống giáo dục nước nhà lớn mạnh, phát triển tương đối hoàn chỉnh và đa dạng ở mọi cấp bậc học. Cho đến nay hệ thống giáo dục mới ở Việ t Nam từ mầm non đến đại học về cơ bản đã xác lập mạng lưới trường học phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Quy mô về số trường học, phòng học, số lượng giáo viên liên tục tăng qua các năm. Nhà nước đã xây dựng được hệ thống các trường học dân tộc nội trú với điều kiện tương đối tốt để đào tạo con em các dân tộc ít người. Hệ thống các trường ngoài công lập được hình thành đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Giáo dục mầm non và phổ thông. Tại thời điểm đầu năm học 2011-2012, cả nước có 13384 trường mẫu giáo, 15337 trường tiểu học, 10243 trường THCS và 2433 trường THPT. Số giáo viên của các cấp học cũng tăng so với năm học trước trong đó mẫu giáo là 181,9 nghìn người, giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 829,6 nghìn người. Cả nước có 3,4 triệu trẻ em đến lớp mẫu giáo, 7,1 triệu học sinh tiểu học, 4,9 triệu học sinh THCS và 2,8 tri ệu học Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam 5 sinh THPT. Tính đến hết tháng 3 năm 2012 cả nước có 59/63 tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Giáo dục mầm non bước đầu đã khôi phục và phát triển sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương, số xã trắng v ề cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt. Về giáo dục phổ thông, số lượng trường học tăng mạnh ở tất cả các bậc học và hầu hết các vùng miền; ở các vùng khó khăn đã tích cực trong việc xoá phòng học tranh tre và kiên cố hoá trường lớp; sách cho thư viện và thiết bị dạy học đã được bổ sung đáng kể; SGK mới được biên soạn ở các khố i lớp trên toàn quốc đúng tiến độ và mục tiêu đề ra, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần thay đổi cách dạy và học trong nhà trường. Giáo dục sau phổ thông cũng dần lớn mạnh. Giáo dục nghề nghiệp được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Số trường dạy nghề và trường trung học chuyên nghiệp tăng. Tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp đạt 734 nghìn học sinh tăng 7% (năm học 2011 – 2012). Đến nay hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bắt đầu phát triển các tr ường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn. Về giáo dục bậc cao đẳng, đại học và sau đại học không ngừng phát triển, liên tục mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình nhà trường, phát triển các hình thức giáo dục không chính quy đã tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho người dân mà trước hết là bộ phận thanh niên trẻ của nước nhà. Trong năm học 2011 – 2012 tổng số sinh viên đại học, cao đẳng cả nước là 2478 nghìn sinh viên, đạt tỷ lệ 280 sinh viên trên 1 vạn dân, tăng 14,6% so với năm học trước. Về chất lượng giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến bước đầu mang tính tích cực. Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam 6 Cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở các cấp bậc học, ở mọi vùng miền đã được cải thiện trong thời gian qua. Một số địa phương đã nỗ lực trong việc tăng cường đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Học sinh, sinh viên được giáo dục đào tạo toàn diện mọi m ặt từ trí, đức, thể, mỹ cho tới kỹ năng nghề nghiệp. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao mang vinh quang về cho tổ quốc. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên được bồi dưỡng, trình độ ngày càng được nâng cao, góp phần cải tiến chất lượng giáo dục đào tạo ngày một tốt hơn. Chất lượng giáo dục c ủa nước ta trong những năm gần đây đang từng bước được cải thiện và đã đạt được một số kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược như nâng cao dân trí, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông được duy trì, củng cố và phát huy, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộ i của đất nước. Xu hướng đầu tư và phát triển ngành giáo dục đào tạo đang dần đi theo chiều hướng tích cực. Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển và định hướng trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư đang được điều chỉnh theo quy luật thị trường, đặc biệt là giáo dục đào tạo sau phổ thông chuyển hướng từ đào tạo theo cái đã có sang đào tạo theo nhu cầu. 1.2 Những tồ n tại: Về quy mô: Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy ngày càng cao của giáo viên, học sinh, sinh viên. Quy mô giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp còn nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn đang có dấu hiệu giảm sút cả về quy mô và ch ất lượng. Về chất lượng: Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam 7 Chất lượng giáo dục nói chung còn nhiều yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, nặng về truyền đạt kiến thức để đối phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến xây dựng về mặt tư duy sáng tạo; trình độ ngoại ngữ, tin học của bộ phận lớn học sinh, sinh viên còn yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế; việc giáo d ục đào tạo chưa chú trọng đúng mức vào việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên dẫn tới tình trạng tha hoá về đạo đức của một bộ phận thanh niên, một vấn đề gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đời sống của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, truyền thống tôn sư trọng đạo tố t đẹp ngàn đời nay của dân tộc đang bị suy giảm. Thêm vào đó là hệ thống các trường sư phạm còn yếu kém, chất lượng thấp, không thu hút được người tài. Về quản lý giáo dục: Cơ cấu giáo dục bất hợp lý. Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Về đầu tư phát triển giáo dục: Quy mô vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo qua các năm đều tăng nhưng chưa phản ánh được toàn bộ tiềm lực huy động vốn trong xã hội. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội chưa được huy động cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Tuy tốc độ tăng vốn đầu t ư cho giáo dục đào tạo hàng năm ở mức cao, nhất là đóng góp của ngân sách nhà nước nhưng nếu xét về số vốn đầu tư trên một đầu người trong độ tuổi đi học thì lại thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự tập trung vào những hướng ưu tiên . Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục còn bất hợp lý. Thể hiện sự mất cân đối giữa giáo dục dạy nghề, trung học chuyên Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c 8 nghiệp với cao đẳng và đại học. Quy mô dạy nghề dài hạn và trung học chuyên nghiệp còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động, cơ cấu đào tạo ngành nghề còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bổ chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao dẫn đến quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo tăng kéo theo quy mô ngành tăng lên, tuy nhiên có sự mất cân bằng giữa tăng quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo. Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cơ sở vật chất nhà trường tuy được đầu tư nhưng còn thiếu thốn không đáp ứng được chất lượng công trình như đã đề ra. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư ở một số dự án và công trình phát triển giáo dục đào tạo cần được khắc phục. Nhìn chung, chất lượng giáo dục đào tạo ở Việt Nam ở mức thấp và lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của toàn cầu 2. Mục Tiêu Ngành Giáo Dục. 2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu giáo dục chung của ngành giáo dục đã được xây dựng qua nhiều thế hệ nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại?, những mục tiêu đó là: - Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. - Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thi ếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào. [...]... cũng sẽ được đẩy mạnh trong năm 2012 • Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục năm 2012 : Bộ tiếp tục triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học, Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c 11  Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục THCS và xóa mù chữ cho người lớn Giáo dục đạo đức, kỹ năng... NSNN và việc huy động chưa hiệu quả đối với các nguồn lực khác trong đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư còn kém hiệu quả, gây trở ngại cho công cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam 5 Giải pháp của chính phủ: 5.1 Công bằng trong giáo dục: K•t Qu• Đ•t Đư•c Theo Góc Đ• CB và HQ 27  Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục. .. của nhà trường; chất lượng dạy và học ở các tỉnh miền núi và dân tộc ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên chất lượng giáo dục chưa ngang bằng với vùng thuận lợi 3.2 Về Vấn Đề Hiệu Quả : Nâng cao chất lượng giáo dục: Các Chính Sách Giáo D•c 17  Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục ‐ Cải cách chương trình học, sách giáo khoa, chất lượng giáo viên , kiến thức… Triển khai... lĩnh vực đó cần đảm bảo sự hiệu quả , hợp lý về mặt kinh tế cũng như sự công bằng về mặt xã hội giữa các tầng lớp, dân tộc Giáo dục cũng không nằm ngoài vấn đề hiệu quả và công bằng đó Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ quốc Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c 12  Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục gia nào, giáo dục không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà nó còn có ý nghĩa kinh tế , xã... trọng tâm năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành giáo dục năm 2012 sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Theo đó, 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm 2012 sẽ tập trung vào: • Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục : Xây dựng và thực hiện Luật Giáo dục, các Nghị quyết của Quốc hội về giáo dục, bổ sung để hoàn... Chính Sách Giáo D•c 15  Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục khoa tiếng Khmer, Chăm, Jrai, Hmông, Bana Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc trước khi vào lớp 1, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở cấp tiểu học Tiếp tục xây dựng chính sách giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo sự công bằng xã hội và bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục đối với giáo dục trẻ em... tạo công bằng trong giáo dục , chúng ta còn nên xây dựng việc học từ xa; xóa bỏ khoảng cách trường công lập dân lâp… 5.2 Nâng cao hiệu quả trong giáo dục Thứ nhất, giám sát và quản lý việc đầu tư cho giáo dục hiệu quả trong việc xây dựng trường học , cung cấp trang thiết bị …đúng địa điểm , đúng kế hoạch , đúng ngân sách , đúng trường hợp Thứ hai, nên tăng cường công tác định hướng trong giáo dục để... lúc và hiệu quả của từng chính sách giáo dục của chính phủ nhằm bảo đảm sự hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và công bằng khi thực thi chính sách để đạt được những mục tiêu chung của giáo dục như đã đề câp ở trên 3 Các chính sách phát triển giáo dục. : Từ sau khi Việt Nam nhập WTO , chính sách khuyến khích giáo dục càng được chính phủ quan tâm phát triển nhằm rút ngắn sự bất bình đẳng trong giáo dục. .. lược giáo dục Trong chiến lược này , chính phủ vẫn nhắm đến mục tiêu sử dụng nguồn vốn đầu tư giáo dục hiệu quả thể hiện qua việc năng cao chất lượng môi trường giáo dục và xây dựng sự công bằng trong việc tiếp cận giáo dục , học tập của học sinh , sinh viên ở các vùng miền, dân tộc trên toàn quốc Điều đó thể hiện qua các chính sách , dự án sau : 3.1 Về Vấn Đề Công bằng: Đầu tư phát triển giáo dục vùng... công tác y tế trường học Phát triển giáo dục toàn diện : Bên cạnh phát triển và hoàn thiện phần kiến thức cho học sinh , sinh viên , chính phủ còn xây dựng nhiều đề án hướng đến sự phát triển toàn diện : không chỉ kiến thức mà còn là văn hóa, ý thức , xã hội, tính cách… Các Chính Sách Giáo D•c 18  Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục ‐ Đề án “Nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật trong . Công bằng: 14 3.2 Về Vấn Đề Hiệu Quả : 17 4 Kết quả đạt được theo góc độ công bằng và hiệu quả. 20 4.2 Về Vấn Đề Công Bằng: 20 4.3 Về Vấn Đề Hiệu Quả 23 5 Giải pháp của chính phủ: 27 5.1 Công. chính phủ: 27 5.1 Công bằng trong giáo dục: 27 5.2 Nâng cao hiệu quả trong giáo dục 30 C. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO : 30 Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục Lời Mở Đầu 1 A chúng tôi quyết định chọn đề tài : Vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục “. Đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu được thế nào là hiệu quả , công bằng trong giáo dục ,vai trò của nó với nền

Ngày đăng: 14/02/2015, 18:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan