1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả và công bằng trong trợ cấp vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt

23 779 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 293,5 KB

Nội dung

Hiệu quả và công bằng trong trợ cấp vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như hiện nay, các ngành cũng phát triển quy môrộng lớn, đặc biệt đối với ngành dịch vụ Một nền kinh tế năng động phải có mộtngành dịch vụ phát triển với nhiều loại hình Khi kinh tế phát triển nhu cầu con ngườingày càng cao, vì thế xuất hiện nhiều dịch vụ mới phục vụ những nhu cầu đó như cácdịch vụ về khách sạn, du lịch, chăm sóc sức khỏe… Trong số các nhu cầu đó phải tínhđến nhu cầu đi lại

Việc phát triển xe máy trong thời gian qua phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đilại của người dân thành phố nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân cơ bản gây

ra nạn kẹt xe như hiện nay Do đó, thành phố đã tập trung phát triển mạng lưới xe buýtcông cộng và cũng là một trong những biện pháp đầu tiên để giảm tình trạng kẹt xenhư hiện nay

Sự phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã đem lại nhiều lợi íchcho người dân như giá xe buýt khá rẻ, phù hợp với người có thu nhập thấp và tiện lợicho hành khách phải đi lại thường xuyên cả về kinh tế lẫn sức khỏe Nhưng qua đócũng nổi lên nhiều vấn đề cần phải giải quyết như đối xử không công bằng đối vớingười sử dụng vé tập và vé tháng, thời gian chờ giữa các tuyến với nhau còn lâu… Đócũng là lý do chính để nhóm chúng tôi chọn đề tài này “Hiệu quả và công bằng trongtrợ cấp vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt”

2 Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt từ năm 2002 đến nay vànhững vấn đề liên quan đến vận tải hành khách công cộng như: ngoại tác tích cực vàviệc trợ cấp của chính phủ, hiệu quả, công bằng trong xã hội… trong vận tải hànhkhách công cộng Từ đó tìm hiểu tình hình hoạt động trợ cấp cho vận tải hành kháchcông cộng bằng ô tô buýt

3 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt dưới góc độ làhàng hóa công Do đó bài viết sẽ đi từ lý luận chung về các vấn đề liên quan của mộthàng hóa công đến thực tiễn - tìm hiểu tình hình thực hiện vận tải hành khách côngcộng bằng ô tô buýt ở Việt Nam trong giai đoạn 2002 đến nay Từ đó, đưa ra những

Trang 2

kiến nghị, đề xuất nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt ởnước ta.

5 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: chúng tôi bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiêntác động đến việc thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt, đưa ranhững hiện tượng điển hình, khái quát chung những vấn đề liên quan đến vận tải hànhkhách công cộng bằng ô tô buýt, dưới gốc độ là một hàng hóa công, để từ đó đưa ranhững giải pháp cho việc thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt hiệuquả hơn

 Phương pháp phân tích thực chứng: nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các biến số,như ngoại tác tích cực và việc trợ cấp của chính phủ, hiệu quả, công bằng xã hội…

 Phương pháp phân tích chuẩn tắc: dựa trên những nhận định chủ quan cơ bảnnhằm đưa ra những giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt

 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, mô hình hóa…

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNH

KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG Ô TÔ BUÝT

Trang 3

1 1 Khái quát chung về vận chuyển hành khách công cộng:

Khái niệm:

Theo bộ giao thông vận tải thì vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) là tậphợp các phương thức, phương tiện vận tải, vận chuyển hành khách đi lại trong thànhphố ở cự ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách (không kể lái xe) Theo đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Đoàn Dũng năm 2003 thì vận tảihành khách công cộng là loại hình vận tải đô thị có thể đáp ứng khối lượng lớn nhucầu của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác địnhtheo hướng và tuyến ổn định trong thời kỳ nhất định

VTHKCC là một bộ phận của vận tải đô thị trong đó VTHKCC là loại hình màmọi tầng lớp dân cư trong đô thị có thể sử dụng các phương tiện, tuyến đường đã cósẵn, với mức chi trả được xác định sẵn để đáp ứng nhu cầu đi lại của mình

VTHKCC bằng ô tô buýt là một loại hình vận tải hành khách công cộng có thu tiềncước theo quy định, hoạt động theo một biểu đồ vận hành và hành trình quy định đểphục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân trong nội đô thị

1.1.2 Đặc điểm của VTHKCC bằng ô tô buýt:

Với sự phát triển chóng mặt của các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô đã dẫnđến tình trạng tắc nghẽn, tai nạn ô nhiễm Trước tình hình đó xe buýt ra đời được xemnhư là một tiến bộ của xã hội ở đô thị

Ưu điểm chính của xe buýt:

- Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cảntrở và dễ hòa nhập vào hệ thống giao thông, đường bộ trên thành phố

- Khai thác, điều hành đơn giản, có thể điều chỉnh nhanh chóng chuyến lượt, thay xetrong thời gian ngắn mà không ảnh hướng đến hoạt động của tuyến

- Vận tải xe buýt cho phép nhân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố) khácnhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tiễn để điều tiết mật độ đi lại chung

- Có chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện vận tải hành khách côngcộng hiện đại Cho phép tận dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố Chi phí vậnchuyển thấp, nhanh chóng đem lại

Trang 4

Nhược điểm của VTHKCC

- Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng ở bến, thiếu hệthống thông tin… nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi về tiện nghi, độ tincậy…

- Động cơ đốt trong có cường độ gây ra ô nhiễm cao do: khí xả, bụi bặm hoặc nhiênliệu và dầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động

- Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp tốc độ khai thác còn thấp(15-16 km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm… khả năng vận tải thấp trong giờcao điểm vì dùng bánh hơi

1.1.3 Vai trò của vận tải hành khách công cộng:

Vận tải xe buýt là một trong những yếu tố quan trọng nhất của vận tải hành kháchcông cộng, nó chiếm đa số trong VTHKCC, nó đang là hình thức phát triển của thànhphố

Ngoài chức năng vận chuyển độc lập nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn được sửdụng như là một phương tiện tiếp chuyển và vận chuyển kết hợp với các phương thứcvận tải khác trong hệ thống VTHKCC cũng như hệ thống vận tải đối ngoại của đô thị

Sử dụng xe buýt còn góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu

tư phương tiện, chi phí thời gian lãng phí do tắc nghẽn đường…)

Ngoài ra xe buýt còn có vai trò giảm ô nhiễm môi trường, giảm khối lượng khí thảiđược thải vào không khí, bảo vệ sức khỏe cho người dân

Xe buýt là yếu tố thời gian đi lại cho các tầng lớp dân cư làm tăng thời gian laođộng thực tế và thời gian nghỉ ngơi

Xe buýt là điều kiện cho sự phát triển của giao thông đô thị ở trình độ cao, nó liênkết các mối đi lại của người dân, nối kết các khu dân cư đô thị

VTHKCC bằng xe buýt còn là nhân tố đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội.Một người dân thành phố bình quân đi lại từ 2-3 lượt một ngày, thậm chí nhiều hơn

Vì vậy, nếu xảy ra ách tắc, thì ngoài tác hại về kinh tế, còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm

lý chính trị, trật tự an toàn và ổn định xã hội Hiệu quả của hệ thống VTHKCC bằng

xe buýt trong lĩnh vực xã hội cũng rất quan trọng và nhiều khi không thể tính

Trang 5

1.2 Vận tải hành khách công cộng có phải là hàng hóa công hay không?

Ví dụ: Hệ thống quốc phòng, hệ thống pháp luật, hệ thống giao thông ….

1.2.1.2 Tính chất

Hàng hóa công có hai tính chất cơ bản:

Không có tính cạnh tranh: có ngĩa là, khi có thêm một người sử dụng hàng hóacông sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của người tiêu dùng hiện có Hay nói cáchkhác, đồng thời cùng một lúc cho phép nhiều người sử dụng hàng hóa này, chi phí tối

đa việc cung cấp hàng hóa này cho người tiêu dung là bằng không

Ví dụ: Về giáo dục: khi có thêm một người vào học cùng cũng không ảnh hưởng gì?

Không có tính loại trừ: được hiểu ngầm là, về mặt kỹ thuật là không thể hoặc là chiphí rất tốn kém để ngăn ngừa những người khác sử dụng hàng hóa này

Ví dụ: Trong công viên: ta không thể ngăn cản một ai đó tới công viên đó

1.2.1.3 Phân loại

Có hai loại: Thuần túy & tổng hợp

Hàng hóa công thuần túy: là những hàng hóa mà có sẵn hai thuộc tính trên Trênthực tế có rất ít loại hàng hóa công thỏa mãn được đầy đủ cà hai thuộc tính trên, tức là

có rất ít hàng hóa công được coi là thuần túy

Ví dụ: Hệ thống đèn điện công cộng: nó không có tính cạnh tranh, khi có thêm một

người nữa sử dụng cũng không ảnh hưởng tới lợi ích của người xung quanh Nó cũngkhông có tính loại trừ: không ai có thể ngăn cản người khác sử dụng hệ thống đèn này

Trang 6

Hàng hóa công tổng hợp hay hàng hóa công không thuần thúy là nếu một trong haithuộc tính trên mà chỉ được thể hiện ở mức độ giới hạn

Ví dụ: Cây cầu: ở tình trạng thông thường, nó không loại trừ ai sử dụng nó, nhưng khi

đạt đến điểm tắc nghẽn thì nó tạo ra sự cạnh tranh giữa nhũng người muốn qua cầu,lúc đó có thể loại trừ việc tiêu dung thông qua phí thu cầu

1.2.2 Vận tải hành khách công cộng là hàng hóa công không thuần túy:

Thông qua định nghĩa và tính chất của hàng hóa công, nhóm chúng tôi khẳng địnhrằng: vận tải hành khách công cộng là hàng hóa công không thuần túy

Thứ nhất, nó không có tính cạnh tranh Bất kỳ một người nào cũng có thể sử dụng

xe buýt làm phương tiện đi lại Mọi người đều được đối xử như nhau cho dù sử dụng

vé tập, vé tháng hay vé lượt Khi thêm một hành khách lên xe cũng không làm ảnhhưởng đến lợi ích của người khác Tuy nhiên, khi trên xe buýt đã quá đông mà thêmhành khách lên xe nữa thì sẽ gây ra chật chội và lợi ích của người sử dụng bị ảnhhưởng

Thứ hai, nó không có tính loại trừ Không ai có thể ngăn cản hành khách tham gia

di chuyển bằng xe buýt cũng như rất khó ngăn cản được Tuy nhiên, khi trên xe đã quáđông thì không thể cho hành khách lên xe nữa Hành khách phải chờ chuyến sau Lúc

đó, nó có tính loại trừ

Vì vậy, vận tải hành khách công cộng là hàng hóa công không thuần túy

1.3 Hiệu quả và công bằng trong trợ cấp vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt:

1.3.1 Hiệu quả trong vận tải hành khách công cộng:

Hiệu quả hiểu theo một cách cơ bản nhất là tạo ra kết quả mong muốn hoặc chủđịnh ngay từ đầu, có khả năng tạo ra kết quả mà không lãng phí, tận dụng các nguồntài nguyên ở mức tối đa Bên cạnh đó, hiệu quả còn là cách đánh giá phẩm chất thựchiện để xác định ảnh hưởng hoặc lợi ích đạt được

Khi nhắc tới khái niệm hiệu quả bên cạnh các yếu tố về hiệu quả kinh tế thì chínhsách công quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả xã hội của một chính sách công cộng khithực tế hóa nó ra toàn xã hội

Trang 7

Vận dụng điều này trong thực tiễn cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộngbằng ô tô buýt, ta phân tích liệu một đồng trợ giá chính phủ tài trợ cho loại hình dịch

vụ này (tương đương với chi phí) thì người dân được nhận bao nhiêu phần lợi ích từviệc đi lại bằng xe buýt, bao nhiêu phần trăm xe cá nhân giảm đi sau khi có xe buýt,mức độ ô nhiễm có giảm hay không? Liệu trợ giá cho vận tải hành khách công cộngbằng xe buýt có là một sự lãng phí ngân sách nghiêm trọng khi hiệu quả mang lại làthấp? Bên cạnh đó, liệu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liệu có phải là mộthàng hóa công cần thiết để Chính phủ cung cấp cho xã hội? Đó là những vấn đề mànhóm chúng tôi muốn tìm hiểu

1.3.2 Công bằng trong vận tải hành khách công cộng:

Khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là phụ thuộc vào quanđiểm của mỗi người Có hai cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội

Thứ nhất, khái niệm “Công bằng ngang” là sự đối xử như nhau đối với nhữngngười có tình trạng kinh tế như nhau Theo quan điểm này, nếu hai cá nhân có tìnhtrạng kinh tế như nhau được xét tùy theo các tiêu thức như thu nhập, hoàn cảnh giađình, tôn giáo, dân tộc… thì chính sách của chính phủ không được phép phân biệt đốixử

Thứ hai, khái niệm “Công bằng dọc” là đối xử khác nhau với những người có khácbiệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục nhữngkhác biệt sẵn có

Vậy công bằng trong vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt cũng được thểhiện qua hai cách hiểu:

- Đối với công bằng ngang: trong vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt thểhiện là mọi người dân đều được sử dụng phương tiện công cộng này không phân biệtđối xử

- Đối với công bằng dọc: trong vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt thể hiện

là Nhà nước ta vẫn ưu tiên cho học sinh – sinh viên hơn những đối tượng khác đi xebuýt, mặc dù chính phủ cũng trợ cấp cho đối tượng này nhưng đối với học sinh – sinhviên thì được trợ cấp nhiều hơn bởi thu nhập khác nhau Điều này nhằm phân phối lạithu nhập

Trang 8

1.3.3 Công bằng và hiệu quả trong vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt:

Có hai trường phái khác nhau về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng xã hội:

Trường phái thứ nhất cho rằng hiệu quả và công bằng có mâu thuẫn, có nghĩa là

nếu ưu tiên hiệu quả thì phải chấp nhận bất công và ngược lại

Trường phái thứ hai cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có

mâu thuẫn, có nghĩa là không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa hiệu quả và côngbằng

Theo lý thuyết, vận chuyển hành khách công cộng bằng ô tô buýt đạt hiệu quả khiphục vụ đúng tuyến, đúng đối tượng, thời gian lưu hành giữa các tuyến nhỏ Các hànhkhách tham gia vận tải hành khách công cộng đều được hưởng lợi ích như nhau, khôngphân biệt đối xử giữa các hành khách Do đó, không có sự mâu thuẫn giữa hiệu quả vàcông bằng

Trên thực tế, vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt không những mang lạilợi ích cho chính những người sử dụng mà còn tạo ra lợi ích ngoại biên cho cả nhữngđối tượng không sử dụng phương tiện này Vậy vận tải hành khách công cộng bằng ô

tô buýt là ngoại tác tích cực_là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phảingười mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán

Khi xuất hiện ngoại tác tích cực thì thị trường luôn tạo ra một mức sản lượng thấphơn mức tối ưu xã hội Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ, xã hội sẽ bị tổn thất

xã hội Cách thông dụng nhất là chính phủ sẽ trợ cấp để đẩy mức sản lượng của thịtrường bằng mức tối ưu xã hội Cụ thể là:

1.Đối với hành khách: được đi lại với giá thấp hợp lý hơn đồng thời nhận được sựthỏa mãn cao hơn mức giá hợp lý giữa các tuyến

- Đối với Nhà nước: nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cụ thể là việc giải quyết vấn

đề đi lại, nạn ách tắc giao thông ở thành phố hiện nay, nhằm đảm bảo và duy trì mứcgiá phù hợp với thu nhập, nhu cầu đi lại của người dân trên các tuyến

- Đối với xã hội: giảm ô nhiễm môi trường, giảm khối lượng khí thải được thải vàokhông khí, bảo vệ sức khỏe cho người dân

- Đối với kinh tế: góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu tưphương tiện, chi phí thời gian lãng phí do tắc nghẽn đường…)

Trang 9

Để thấy rõ điều này, nhóm chúng tôi xét mô hình.

 Xét mô hình:

Giả sử P: giá đi xe buýt;

Q: số lượng hành khách đi xe buýt

Qua đồ thị ta thấy, cân bằng thị trường diễn ra tại E, với QE là số lượng hành khách

đi phương tiện này được thực hiện trong một năm tại đường lợi ích tư nhân biên(MPB) bằng chi phí biên (MC) Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vận tải hành khách côngcộng mang lại lợi ích ngoại biên cho cả những đối tượng không sử dụng ô tô buýt(MEB) và lợi ích này không được sở giao thông công cộng tính đến Nếu xét trên góc

độ xã hội thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải là MPB + MEB Như vậy, số lượng hànhkhách vận chuyển bằng ô tô buýt ở mức tối ưu là QE’ tại điểm E’ khi MSB = MC, chứkhông phải QE Do đó tổn thất xã hội là tam giác EFE’ Để mức sản lượng của thịtrường bằng với mức sản lượng tối ưu của xã hội cần phải có sự can thiệp của Nhànước Do đó, chính phủ sẽ trợ cấp cho vận tải hành khách công cộng Khoản trợ cấpnày sẽ trao cho người sản xuất để đưa đường MPB của họ lên thành MPB + s (s: làmức trợ cấp)

Trang 10

Tổng số tiền trợ cấp mà chính phủ phải chi ra trong trường hợp này là hình chữnhật ABE’C

Kết quả của chính sách trợ cấp này là làm mức giá mà người tiêu dùng thực sựphải trả cho dịch vụ này giảm, còn mức giá mà người sản xuất thực sự được nhận tăng

so với mức giá cân bằng trước khi có sự can thiệp của Nhà nước

Tuy nhiên, nếu xét trong toàn xã hội, thì việc lấy ngân sách Nhà nước bù đắp chovận tải hành khách công cộng đã không công bằng với những người có đóng góp vàongân sách nhưng không tham gia vào phương tiện giao thông công cộng này Vì vậy,trong trường hợp này vận tải hành khách công cộng lại không tạo được sự công bằngcho xã hội

Chương 2: THỰC TRẠNG TRONG TRỢ CẤP CHO VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

CÔNG CỘNG BẰNG Ô TÔ BUÝT Ở VIỆT NAM.

C

Trang 11

2.1 Sự cần thiết phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng ô tô buýt:

Dù bất kỳ nơi đâu, giao thông côngcộng cũng luôn được đặt ở vị trí trungtâm của quá trình phát triển kinh tế -

xã hội Hiện nay, giao thông ở ViệtNam nói chung, ở Thành phố Hồ ChíMinh nói riêng đang trong tình trạngkhủng hoảng trầm trọng, nạn ách tắcgiao thông thường xuyên xảy ra, nhất

là ở những nút giao thông trọng điểm,trong những giờ cao điểm Ách tắcgiao thông dẫn đến gia tăng tiêu haonhiên liệu, ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội của thànhphố

Đối với một đô thị đang phát triển với mật độ dân cư đông đúc như Thành phố HồChí Minh, xe buýt là một phương tiện giao thông công cộng góp phần quan trọng vàoviệc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay Song song đó, hệ thống vậnchuyển công cộng giúp giảm bớt lượng khí thải của xe máy cá nhân…

Nó góp phần tiết kiệm của cải xã hội, tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân đôthị, góp phần tăng năng suất lao động Theo tính toán của các chuyên gia thì cứ mỗichuyến xe chậm đi 10 phút thì dẫn đến tổng năng suất lao động xã hội giảm từ 2.5% -4%

Đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, các quận và các khu vực trong địa bànTP.HCM

Xe buýt giúp tạo sự liên thông, kết nối giữa các tỉnh, thành gần Thành phố Hồ ChíMinh, các quận trong thành phố Xe buýt giữ vai trò là cầu nối tạo nên mối liên hệ đảmbảo sự liên thông của cả hệ thống vận tải hành khách công cộng, tạo nên một mạnglưới giao thông xuyên suốt Đó là điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa và hỗ trợphát triển kinh tế một cách đồng bộ giữa các vùng Ngoài ra, xe buýt còn giúp ngườidân đi tham quan, mua sắm, du lịch giữa các quận trong thành phố và các tỉnh ngoạithành

TP vẫn rối với VTHKCC và xe cá nhân

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực - Hiệu quả và công bằng trong trợ cấp vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt
Hình 1 Tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực (Trang 9)
Hình 2: Trợ cấp cho ngoại tác tích cực - Hiệu quả và công bằng trong trợ cấp vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt
Hình 2 Trợ cấp cho ngoại tác tích cực (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w