Giải pháp của chính phủ:

Một phần của tài liệu tiểu luận vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục (Trang 29)

Gi•i Pháp C•a Chính Ph•

28  Giảm chênh lệch giàu nghèo

Chúng ta thấy rất rõ rằng: giáo dục là cho sốđông và rất dễ xảy ra tình trạng ngân sách nhà nước không gánh chịu nổi. Do vậy phải tăng tỷ lệ hỗ trợ từ các nguồn lực khác, trong đó có người học. Và khi tăng thêm được nguồn lực tài chính, sẽ có thêm nguồn để tăng cường chính sách xã hội, hỗ trợ sinh viên học sinh nghèo hiếu học. Đó chính là ý nghĩa đích thực hướng đến sự công bằng xã hội.

Có phải học phí đào tạo thấp, công bằng xã hội sẽ tốt hơn? Học phí thấp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu phần lớn (vì chi phí đào tạo không thể thấp hơn mức tối thiểu được). Khi đó, phần lớn chi phí sẽ chảy vào lớp người giàu nhiều hơn vì trong giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) phần lớn vẫn là con em của tầng lớp giàu có và trung lưu.

Nhưng gần đây xu thế chung là thiết lập các chương trình cho sinh viên vay vốn, hiện đã phổ biến trên 50 nước khắp thế giới. “Tài trợ nhiều” vẫn chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, còn cho sinh viên vay vốn về bản chất là để có thể tăng thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt mức gánh chịu của ngân sách Nhà nước … Có điều, cần phải chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước) sang tương lai, khi mà họđã “có khả năng chi trả”. Có như vậy, một mặt sinh viên nghèo mới không phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ của Nhà nước mới có công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí thấp.

Chương trình cho sinh viên vay vốn có thể có nhiều mục tiêu như: Tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nguời nghèo. Giảm bớt áp lực lên ngân sách Nhà nước.

Mở rộng hệ thống giáo dục đại học.

Gi•i Pháp C•a Chính Ph•

29  Giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách

nhiệm của họ (chính người sinh viên sẽ phải trả chi phí, chứ không phải chỉ là gia đình họ).

Tất nhiên, bên cạnh chương trình cho SV vay vốn vẫn phải tiếp tục duy trì những giải pháp tài trợ SV truyền thống đã có lâu nay.

Chính sách “học phí cao – tài trợ nhiều” có vẻ thấy lạ nhưng rất có ý nghĩa cho sự

phát triển bền vững. Chúng ta đã làm và hy vọng sẽ làm tốt hơn nữa, đó là chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí, tài trợ học bổng (ngân sách và ngoài ngân sách), cho sinh viên nghèo vay vốn, kết quả công bằng xã hội sẽ tốt hơn. Và đó cũng chính là công bằng xã hội.

Bất bình đẳng giới trong giáo dục

Thứ nhất, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển.Ví dụ Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị - BCHTW Đảng khoá X Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Thứ hai, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe: Đổi mới và phát triển mạng lưới tư vấn sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản; giáo dục giới tính và tình dục an toàn vị

thành niên; vận động nam, nữ áp dụng các biện pháp tránh thai; tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình; phòng trừ bệnh dịch.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học trong các nhà trường.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Thứ năm, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Quốc gia Vì sự

tiến bộ của Phụ nữ và hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và năng lực của Hội Phụ nữ các cấp.

Ngu•n Tài Li•u Tham Kh•o

30  Thứ sáu, bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình.

Ngoài ra , để tạo công bằng trong giáo dục , chúng ta còn nên xây dựng việc học từ xa; xóa bỏ khoảng cách trường công lập dân lâp…

5.2 Nâng cao hiu qu trong giáo dc

Thứ nhất, giám sát và quản lý việc đầu tư cho giáo dục hiệu quả trong việc xây dựng trường học , cung cấp trang thiết bị …đúng địa điểm , đúng kế hoạch , đúng ngân sách , đúng trường hợp.

Thứ hai, nên tăng cường công tác định hướng trong giáo dục để học sinh sinh viên chọn được lĩnh vực phù hợp với khả năng bản thân, tạo nguồn lực chất lượng cho xã hội.

Thứ ba, cải thiện chất lượng và nội dung giảng dạy: phù hợp, sáng tạo trong cách truyền đạt, tránh hình thức đọc chép , thiếu tính tư duy, chủđộng của người học ; nội dung sách giáo khoa, kiến thức chuyên môn phù hợp với từng cấp học và cần thiết .

Một phần của tài liệu tiểu luận vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)