Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 173 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
173
Dung lượng
1,51 MB
Nội dung
KẾ HOẠCH PHẦN I I. Tên phần : THIÊN NHIÊN – CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC II. Tổng số tiết: 25 tiết ; Trong đó : - 15 tiết lý thuyết. - 3 tiết thực hành. - 4 tiết ôn tập. - 2 tiết kiểm tra. - 1 tiết trả và chữa bài kiểm tra. III. Thời gian thực hiện : Từ tuần 1 đến tuần 22 IV. Kiến thức trọng tâm : Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về: CHÂU Á - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giũa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á - Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu - Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á - Trình bày được một số đặc điểm nổi bậc về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) V. Kỹ năng. Hình thành cho HS các kĩ năng: - Đọc các bản đồ, lược đồ: tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế châu Á và các khu vực châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Á, một số khu vực của châu Á. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á. - Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở châu Á. - Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế. - Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia, khu vực thuộc châu Á. VI. Thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ chương. - Bản đồ. - Lược đồ. - Sơ đồ. - Tranh ảnh, hình vẽ, bảng phụ. 1 Tuần 1 Ngày soạn: 18/08/2013 Tiết 1 Ngày dạy: 21/08/2013 Phần một: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo) Chương XI: CHÂU Á BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN A. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức : - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á. - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. 2. Kỹ năng : - Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ,bản đồ. 3. Tư tưởng: - Học sinh có thái độ và ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ tự nhiên châu Á C. Tiến trình thực hiện bài học : 1. Ổn định tổ chức: (1 ’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu thiên nhiên của nhiều châu lục ở địa lý lớp 7, sang phân I địa lý 8 chúng ta sẽ tìm hiểu thiên nhiên con người ởchâu Á, châu lục rộng lớn nhất, có sự phát triển lâu đời. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (18 ’ ) Mục tiêu hoạt động: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. - Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á. GV sử dụng quả địa cầu giới thiệu toàn bộ giới hạn châu Á và hướng dẫn HS quan sát hình 1.1. H: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ nào? HS: - Điểm cực Bắc: 77 0 44 / B. - Điểm cực Nam: 1 0 16 / B. H: Châu Á tiếp giáp với những biển, đại dương và các châu lục nào ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức trên bản đồ. 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. 2 - Châu Á giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấ n Độ Dương. H: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông (nơi rộng nhất) là bao nhiêu km ? GV hướng dẫn HS tìm hiểu trên bản đồ để trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: Từ Bắc xuống Nam 8500 km; từ Tây sang Đông là 9200 km. GV cho HS quan sát lược đồ và bản đồ. Cho HS xác định lại vị trí của châu Á trên bản đồ. GV chuẩn xác và chuyển ý. Hoạt động 2: (20 ’ ) Mục tiêu hoạt động: - Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á. Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trang 5 SGK H: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân, Antai… các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan… ở châu Á ? HS tìm và xác định trên bản đồ. GV hướng dẫn và chuẩn xác. H: Tìm và xác định các đồng bằng chính ở châu Á: Turan, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung… ? HS xác định trên bản đồ các đồng bằng. GV hướng dẫn. H: Xác định hướng các dãy núi chính ? GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. GV lưu ý: Làm rõ khái niệm “sơn nguyên”. Cho HS quan sát hình 1.2. H: Châu Á có những loại khoáng sản chủ yếu nào ? HS trả lời, nhận xét. GV hướng dẫn HS quan sát chú giải để trả lời và tổng hợp, chuẩn xác kiến thức. H: Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở những khu vực nào ? H: Em có nhận xét gì về nguồn khoáng sản ở châu Á ? - Châu Á là châu lục rộng lớn, trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. - Có diện tích lớn nhất thế giới. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. a. Địa hình. - Châu Á có nhiều hệ thống núi chạy theo hai hướng chính đông-tây và bắc- nam, sơn nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng lớn. - Địa hình bị chia cắt phức tạp. b. Khoáng sản. 3 HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng và chuẩn xác kiến thức. GV liên hệ thực tế: Irắc có nhiều dầu mỏ, khí đốt, Việt Nam có nhiều than… GV giảng giải về mối quan hệ giữa địa hình và khoáng sản để HS rút ra các đặc điểm chính. - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn. - Các khoáng sản quan trọng: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, nhiều kim loại màu. 4. Củng cố: (5 ’ ) - Nêu vị trí và đặc điểm địa hình, khoáng sản của châu Á? - Đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với khí hậu ? 5. Dặn dò: (1 ’ ) - Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài. - Chuẩn bị trước bài 2. 4 Tuần 2 : Ngày soạn: 23/08/2012 Tiết 2 Ngày dạy: 29/08/2012 BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á A Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. 2. Kỹ năng : * Kỹ năng bộ môn: - Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, mô tả vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu. - Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ. * Kỹ năng sống: - Thu thập và xử lí thông tin - Trình bày suy nghĩ / ý tưởng,lắng nghe / phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm. - Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm. - Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, trình bày thông tin. - Ra quyết định, khi thực hiện hoạt động 3 theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tư tưởng: - Học sinh có thái độ và ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. B. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẽ; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân; trình bày một phút; trò chơi. C. Thiết bị dạy học: - Bản đồ các đới khí hậu châu Á. - Một số biểu đồ khí hậu của các kiểu khí hậu ở châu Á. D . Tiến trình thực hiện bài học: 1. Ổn định tổ chức: (1 / ) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 ’ ) - Nêu đặc điểm vị trí địa lý, kích thước lãnh thổ châu Á? - Địa hình châu Á có đặc điểm gì nổi bật ? 3. Bài mới: Vị trí địa lý, kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân hoá và tính lục địa của khí hậu châu Á. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (19 ’ ) Mục tiêu hoạt động: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á. GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1. H: Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc 1 . Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng. a. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau. 5 đến xích đạo dọc theo kinh tuyến 80 0 Đ? HS trả lời, xác định trên bản đồ. GV hướng dẫn HS chú ý chú giải và nhìn lược đồ để xác định dọc kinh tuyến 80 0 Đ. Cho HS đọc tên từng đới, các kiểu khí hậu của từng đới. GV giới thiệu đặc điểm của từng đới. H: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy ? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác: do vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ… H: Vậy vị trí địa lí, địa hình của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? HS trả lời. GV cho HS liên hệ tới vị trí địa lí, địa hình để thấy được mối quan hệ địa lí làm ảnh hưởng đến sự phân hoá các đới khí hậu. Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và liên hệ đến Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào của châu Á ? HS trả lời. GV tổng hợp chuẩn xác và chuyển ý. Cho HS quan sát hình 2.1. H: Hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó ? HS trả lời. GV tổng hợp và chuẩn xác. H: Em hãy giải thích mỗi đới khí hậu thay đổi như thế nào ? HS trả lời. GV chuẩn xác: thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa. H: Vì sao có sự phân hoá đó ? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV chuyển ý. Hoạt động 2: (16 ’ ) Mục tiêu hoạt động: - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. GV tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu: “Xác định trên lược đồ hình 2.1 sự phân bố các kiểu khí hậu chính ? - Đới khí hậu cực và cận cực. - Đới khí hậu ôn đới. - Đới khí hậu cận nhiệt. - Đới khí hậu nhiệt đới. - Đới khí hậu xích đạo. b. Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau . - Kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa. - Do lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của lục địa và đại dương dẫn đến sự thay đổi khí hậu theo các kiểu. 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. a. Các kiểu khí hậu gió mù a. 6 Đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ?” HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Tại sao có sự khác nhau về khí hậu giữa kiểu khí hậu gió mùa và lục địa? Hs: Trả lời bổ sung GV kết luận: Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển. GV tổng kết bài học: khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng, nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lí châu Á nằm trải dài qua nhiều vĩ độ. Khí hậu phân hoá làm 2 kiểu: khí hậu gió mùa và lục địa. - Khí hậu gió mùa nhiệt đới: phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. - Khí hậu gió mùa cận nhiệt: phân bố ở Đông Á. - Khí hậu gió mùa ôn đới: phân bố ở Đông Á. ⇒ Khí hậu gió mùa có đặc điểm là trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông, có gió từ lục địa thổi ra, không khí khô và lạnh, mưa không đáng kể; mùa hạ, có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. b. Các kiểu khí hậu lục địa . - Phân bố chủ yếu ở vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. - Đặc điểm: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng; lượng mưa trung bình từ 200 – 500 mm, độ ẩm không khí thấp. 4. Củng cố: (4 ’ ) - Châu Á có những đới khí hậu nào? Tại sao lại phân thành nhiếu đới như vậy? - Nêu sự khác nhau của kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hâu lục địa? 5. Dặn dò: (1 ’ ) - Học bài, hoàn thiện bài tập 1. Chuẩn bị trước bài 3. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 7 ……………………………………………………………………………………………… …………………………… Tuần 3: Ngày soạn: 30/8/2012 Tiết 3 Ngày dạy: 05/9/2012 BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á A. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng. - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. - Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế – xã hội 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, đọc bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và rút ra nhận xét. 3. Tư tưởng: - Học sinh có thái độ và ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ nguồn nước B. Thiết bị dạy học : - Một số tranh ảnh về các cảnh quan, phiếu học tập. C. Tiến trình thực hiện bài học: 8 1. Ổn định tổ chức: (1 / ) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 ’ ) - Châu Á có những đới khí hậu nào? giải thích sự phân hóa từ B-N, từ T-Đ cuả khí hậu châu Á 3. Bài mới : Châu Á với địa hình khí hậu đa dạng. Vậy sông ngòi và cảnh quan tự nhiên châu Á có ảnh hưởng bởi địa hình không? Chúng có đặc điểm gì? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (14 ’ ) Mục tiêu hoạt động: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng. GV treo bản đồ địa lí tự nhiên châu Á và giới thiệu kí hiệu. Yêu cầu HS quan sát kết hợp với hình 1.2 SGK. H: Em có nhận xét gì chung nhất về mạng lưới sông ngòi châu Á? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H: Các sông Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển, đại dương nào ? HS trả lời, nhận xét và xác định trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác trên bản đồ. H: Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ khu vực nào ? HS trả lời. GV giảng và liên hệ đến Việt Nam H: Như vậy dựa vào nguồn gốc và hướng chảy em có nhận xét gì về đặc điểm của các sông? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, bổ sung và chuẩn xác. H: Em hãy giải thích tại sao về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài ? Giải thích vì sao các sông lại có hướng chảy từ Bắc lên Nam? GV hướng dẫn HS dựa vào địa hình và vị trí châu Á để giải thích. Cho HS quan sát hình 1.2, 2.1. H: Cho biết sông Ô bi chảy theo hướng nào và quan các đới khí hậu nào ? Tại sao về mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô bi lại có lũ băng lớn ? HS trả lời. GV giải thích: do ảnh hưởng của 1. Đặc điểm sông ngòi . - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn, phân bố không đều. - Chế độ nước phức tạp. 9 khí hậu, sông chảy qua vùng khí hậu lạnh… GV tổng hợp và chuẩn xác toàn bộ kiến thức. H: Các con sông lớn, đặc biệt là sông ở Bắc Á có giá trị gì về kinh tế ? HS trả lời, nhận xét. GV giảng và chuẩn xác. Hoạt động 2: (8 ’ ) Mục tiêu hoạt động: Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. Cho HS quan sát bản đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á và hình 3.1 SGK. H: Đọc tên các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 80 0 Đ ? HS đọc tên và xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác kiến thức. H: Đọc tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn ? HS đọc tên và xác định trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. H: Em có nhận xét gì về sự phân hoá của các đới cảnh quan trên toàn châu lục ? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức. GV giới thiệu về việc khai thác rừng và sự cần thiết phải bảo vệ rừng để giáo dục cho HS Cho HS quan sát hình 3.2 SGK. Hoạt động 3: (13 ’ ) Mục tiêu hoạt động: Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế – xã hội Cho HS quan sát lược đồ hình 1.2 và đọc mục 3 trong SGK H: Châu Á có những nguồn tài nguyên thiên nhiên nào ? - Sông ở Bắc Á dày, sông lớn chảy theo hướng từ Nam lên Bắc. - Ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á mạng lưới sông dày, lớn do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa. - Tây Nam Á và Trung Á sông ngòi kém phát triển do ảnh hưởng khí hậu lục địa khô hạn. - Sông ở Bắc Á có giá trị về giao thông, thuỷ điện, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 2. Các đới cảnh quan tự nhiên. - Phân hoá rất đa dạng và gắn liền với đặc điểm khí hậu: + Rừng lá kim (Taiga) có diện tích rộng, phân bố ở đồng băng Tây Xibia, Trung Xibia… + Rừng cận nhiệt ở Đông Á. + Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á, Nam Á. 3 . Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á. a. Thuận lợi. 10 . Á. Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trang 5 SGK H: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân, Antai… các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan… ở châu Á. cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan. Cho HS quan sát bản đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á và hình 3.1 SGK. H: Đọc tên các đới cảnh quan tự nhiên. hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á. - Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở châu Á. - Phân tích các bảng thống