CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 1.1. Lịch sử hình thành – phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Agribank là Ngân hàng Thương mại hàng đầu giữ vai trog chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đáp ứng được mọi nhu cầu thanh toán đa dạng và phong phú ngày càng phát triển của nền kinh tế thị trường để phục vụ sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế thị trường. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: - Tổng tài sản: 524.000 tỷ đổng. - Tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng - Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng - Tổng dư nợ: 414.464 tỷ đồng - Mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: 37.500 cán bộ Đứng trước nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa dạng và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, nhiều chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã được hình thành. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trước đây là Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I Bắc Hà Nội. Ngày 29/02/2008 theo quyết định 143/QĐ – HĐQT – TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt được nâng cấp thành chi nhánh cấp I và đóng trụ sở chính tại 375-377 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trực thuộc trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nhưng chi nhánh vẫn có đủ quyền tự chủ trong kinh doanh có con dấu, bảng cân đối tài khoản, được tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam ban kèm theo QĐ số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Sau gần 4 năm hoạt động Chi nhánh đã dần được xây dựng và trở nên vững mạnh hơn. Theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt không ngừng kiện toàn về tổ chức bộ máy và cán bộ, cải cách khâu kế toán, tập trung đào tạo lại
Trang 1CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
1.1 Lịch sử hình thành – phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Agribank là Ngân hàng Thương mại hàng đầu giữ vai trog chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đáp ứng được mọi nhu cầu thanh toán đa dạng và phong phú ngày càng phát triển của nền kinh tế thị trường để phục vụ sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế thị trường
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán
bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến tháng 9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: 524.000 tỷ đổng
- Tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng
- Tổng dư nợ: 414.464 tỷ đồng
- Mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia
- Nhân sự: 37.500 cán bộ
Đứng trước nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa dạng và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, tại các khu vực
đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, nhiều
Trang 2chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã được hình thành Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trước đây là Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I Bắc Hà Nội Ngày 29/02/2008 theo quyết định 143/QĐ – HĐQT – TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt được nâng cấp thành chi nhánh cấp I và đóng trụ sở chính tại 375-377 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trực thuộc trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nhưng chi nhánh vẫn có đủ quyền tự chủ trong kinh doanh có con dấu, bảng cân đối tài khoản, được tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam ban kèm theo QĐ số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam
Sau gần 4 năm hoạt động Chi nhánh đã dần được xây dựng và trở nên vững mạnh hơn Theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt không ngừng kiện toàn về tổ chức bộ máy và cán
bộ, cải cách khâu kế toán, tập trung đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đẩy nhanh ứng dụng tin học, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ Với những nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ ban lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ nhân viên, NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã biết nắm bắt cơ hội, vận dụng đúng quy luật thị trường nên đã lập nên thành tích đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực
1.2 Nhiệm vụ và chức năng
Trong vai trò là một chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hoàng Quốc Việt có những chức năng sau:
Trang 3- Tổ chức huy động vốn tiền tệ bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư trên địa bàn và vùng phụ cận theo quy định của pháp luật
- Thực hiện cấp phát vốn tiền tệ VND và ngoại tệ, thông qua nghiệp vụ cho vay vốn theo thể lệ tín dụng hiện hành đối với các tổ chức dân cư, góp phần tạo môi trường giúp các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định dự án tín dụng
- Tổ chức dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống vi tính hiện đại
- Tổ chức dịch vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, cho thuê két sắt
và nhận cất giữ các loại giấy tờ có giá… được NHNo&PTNT Việt Nam quy định
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo yêu cầu của giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
1.3 Hệ thống tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ:
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kế
Toán –
Ngân Quỹ
Phòng Kiểm Tra -Kiểm soát nội bộ
Phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Phòng Thanh toán quốc tế
Trang 4Theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam,
NHNo&PTNT Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật, HĐQT, Tổng giám đốc về các quyết định của mình Nhiệm vụ của Giám đốc là tổ chức, quản
lý, điều hành mọi hoạt động chung trong Chi nhánh, quyết định những vấn đề chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của Chi nhánh; phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các phó giám đốc; trực tiếp phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ,…
Dưới giám đốc là 3 phó giám đốc giúp đỡ giám đốc giải quyết các công việc của Chi nhánh, điều hành một số chuyên đề, nhiệm vụ do giám đốc phân công, uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng như trước pháp luật đối với quyết định của mình
Dưới ban giám đốc có 5 phòng nghiệp vụ:
Phòng hành chính và nhân sự: quản lý, tuyển dụng nhân sự, sắp xếp cán
bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh
Phòng kế hoạch kinh doanh: xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn cho chi nhánh theo định hướng của Agribank; xây dựng lãi suất, tư vấn các hình thức lãi suất huy động vốn và cho vay
Phòng kế toán ngân quỹ: huy động vốn, thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thu tiền, hạch toán nội bộ, quản lý an toàn về VND và ngoại tệ, tài sản thế chấp, hồ sơ, chứng từ có giá
Phòng kinh doanh ngoại hối: thực hiện các dịch vụ về thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ, nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán, mua
Trang 5bán các loại ngoại tệ, thực hiện các biện pháp khai thác triệt để nguồn ngoại tệ cho ngân hàng…
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: thực hiện việc kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh của toàn chi nhánh
1.4 Tổng quan về nhân sự
Đến 31/12/2011, Tổng số cán bộ trong biên chế của chi nhánh là 99 người Trong đó có 32 Đảng viên Cơ cấu cán bộ theo từng tiêu chi như sau:
Theo giới tính:
- Lao động nữ: 59 người chiếm 59%
- Lao động nam: 40 người chiếm 41%
Theo trình độ chuyên môn:
- Thạc sỹ: 04 người chiếm 4,3%
- Đại học: 81 người chiếm 80,64%
- Cao đẳng, trung cấp: 14 người chiếm 15,05%
Theo nghiệp vụ:
- Nghiệp vụ hành chính: 8/99 chiếm 8,08%
- Nghiệp vụ nhân sự: 2/99 chiếm 2,02%
- Nghiệp vụ kế toán: 37/99 chiếm 37,30%
- Nghiệp vụ ngân quỹ: 6/99 chiếm 6,06%
- Nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 3/99 chiếm 3,03%
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: 3/99 chiếm 3,03%
- Nghiệp vụ dịch vụ: 7/99 chiếm 7,07%
- Nghiệp vụ tín dụng: 25/93 chiếm 25,2%
- Nghiệp vụ kế hoạch nguồn vốn: 4/99 chiếm 4,04%
Trang 61.5 Mạng lưới hoạt động
Chi nhánh gồm 03 phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch số 1: địa chỉ số 137 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Mục tiêu hoạt động: Huy động vốn, cho vay nền kinh tế địa bàn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu Agribank đến khách hàng, đảm bảo đời sống cán bộ viên chức trong phạm
vi phòng giao dịch, góp phần vào hoạt động kinh doanh toàn chi nhánh
- Phòng giao dịch số 2: địa chỉ số 1124B Hoàng Quốc Việt, Từ liêm, Hà Nội Mục tiêu hoạt động: Huy động vốn, cho vay nền kinh tế địa bàn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thu ngân sách Nhà nước huyện Từ Liêm, quảng bá hình ảnh thương hiệu Agribank đến khách hàng, đảm bảo đời sống cán bộ viên chức trong phạm vi phòng giao dịch, góp phần vào hoạt động kinh doanh toàn chi nhánh
- Phòng giao dịch số 3: địa chỉ số 02 Nguyễn Cơ Thạch Từ liêm Hà Nội Mục tiêu hoạt động: làm công tác kho bạc huyện Từ Liêm, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đồng thời tập trung huy động vốn, cho vay nền kinh
tế địa bàn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu Agribank đến khách hàng, đảm bảo đời sống cán bộ viên chức trong phạm vi phòng giao dịch, góp phần vào hoạt động kinh doanh toàn chi nhánh
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
2.1 Huy động vốn
Công tác huy động vốn được coi là là nhiệm vụ trọng tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của chi nhánh Các nguồn vốn huy động bao gồm nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và cả nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng nguồn vốn huy động 1.295 1.471 1.634
Phân theo kỳ hạn
- Nguồn vốn có kỳ hạn 1.082 1.101 1.406
Phân theo tính chất nguồn huy động
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 799 1.113 1.151
- Tiền gửi của các TCTD khác 144 95 32
Phân theo loại tiền
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, trong đó: năm 2010 nguồn vốn huy động tăng 176 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 13,6% Nguyên nhân là do năm 2010 tình hình tài chính thế giới đang phục hồi, có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, ngoài ra năm 2010 NHNN đã ban hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt Việc thực hiện cho vay theo thoả thuận lãi suất huy động cũng giúp đảm bảo khả năng kinh doanh của ngân hàng Năm
Trang 82011, nguồn vốn tăng 163 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 11,08% giảm
đi so với những năm trước Năm 2011 là một năm khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động tăng cao, vì thế mà tốc độ tăng của nguồn vốn giảm đi và chỉ đạt 98% kế hoạch đề ra
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
- Nội tệ: Năm 2008 là 1301 tỷ đồng, năm 2009 là 973 tỷ đồng, giảm 328 tỷ đồng, tốc độ tăng – 25,2%, năm 2010 là 1138 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng, tốc độ tăng 58%, đến 31/12/2011 là 1482 tỷ đồng, tăng 344 tỷ đồng, tốc độ tăng 30% Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nội tệ bình quân hàng năm là 118%
- Ngoại tệ quy đổi: Năm 2008 là 393 tỷ đồng, năm 2009 là 322 tỷ đồng, giảm 71 tỷ đồng, tốc độ tăng – 18,2%, năm 2010 là 333 tỷ đồng, tăng 11
tỷ đồng, tốc độ tăng 3,4%, đến 31/12/2011 là 152 tỷ đồng, giảm 181 tỷ đồng, tốc độ tăng – 54% Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ bình quân hàng năm là – 17,9%
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: có xu hướng tăng nguồn không kỳ hạn và giảm nguồn có kỳ hạn
- Nguồn vốn không kỳ hạn: Năm 2008 là 193 tỷ đồng, năm 2009 là 213 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng, tốc độ tăng 10,3%, năm 2010 là 370 tỷ đồng, tăng
157 tỷ đồng, tốc độ tăng 73,7%, đến 31/12/2011 là 228 tỷ đồng, giảm 142
tỷ đồng, tốc độ tăng – 38% Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bình quân là 18% trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
- Nguồn vốn có kỳ hạn: Năm 2008 là 1501 tỷ đồng, năm 2009 là 1082 tỷ đồng, giảm 419 tỷ đồng, tốc độ tăng – 28%, năm 2010 là 1101 tỷ đồng,
Trang 9tăng 19 tỷ đồng, tốc độ tăng 1,7%, đến 31/12/2011 là 1406 tỷ đồng, tăng
305 tỷ đồng, tốc độ tăng 27,7%
Nguồn vốn huy động bình quân/phòng giao dịch đều tăng trưởng đều đặn qua các năm: Năm 2009: 103,5 tỷ/ Phòng giao dịch; Năm 2010: 127,7 tỷ/ Phòng giao dịch; Đến 31/12/2011: 195 tỷ/ Phòng giao dịch
2.2 Sử dụng vốn
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì hoạt động cho vay giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên đây cũng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất đòi hỏi ngân hàng phải có sự lựa chọn đúng đắn trong việc cung ứng tín dụng cho khách hàng
Qua gần 4 năm hoạt động, chi nhánh Hoàng Quốc Việt luôn coi trọng tín dụng nên đã đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn luôn dưới mức 5%, hạn chế thấp nhất rủi
ro có thể xảy ra
Bảng 2.2: Dư nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Đơn vị tính: tỷ đồng
Phân theo thời hạn
- Dư nợ trung và dài hạn 151 294,43 620
Phân theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 638,44 813,61 1.129
- Doanh nghiệp nhà nước 25,46 37,78 93
- Cá nhân, hộ gia đình 46,1 126,61 165
Phân theo loại tiền
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Tổng dư nợ của chi nhánh tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng tích cực: năm 2010 tổng dư nợ tăng 268 tỷ đồng, tốc độ tăng 37,75% so
Trang 10với năm 2009; năm 2011 tổng dư nợ tăng 316 tỷ đồng, tốc độ tăng 32,3% so với năm 2010
Dư nợ ngắn hạn cũng có một vài biến động: năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng 124,57 tỷ đồng (tăng 22,28%) so với năm 2009; năm 2011 dư nợ ngắn hạn giảm nhẹ còn 674 tỷ đồng (1,4%) so với năm 2011 Dư nợ trung và dài hạn tăng trưởng liên tục qua các năm: năm 2009 là 151 tỷ đồng, năm 2010 là 294,43 tỷ đồng, tăng 143,43 tỷ đồng, tốc độ tăng 95%, năm 2011 là 620 tỷ đồng, tăng 325,57 tỷ đồng, tốc độ tăng 110% Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn so với
tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên qua các năm
Dư nợ theo thành phần kinh tế: nhìn chung cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2009 là 638,44 tỷ đồng, năm 2010 là 813,61 tỷ đồng, tăng 175,17 tỷ đồng, tốc độ tăng 27,4%, năm 2011 là 1129 tỷ đồng, tăng 315,39 tỷ đồng, tốc độ tăng 38,7% Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và hộ gia đình cũng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ
Dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên dư nợ nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ Cụ thể dư nợ nội tệ năm 2009 là
467 tỷ đồng, năm 2010 là 676 tỷ đồng, tăng 209 tỷ đồng, tốc độ tăng 44,7%, năm
2011 là 895 tỷ đồng, tăng 219 tỷ đồng, tốc độ tăng 32,4%
2.3 Các hoạt động khác
- Về dịch vụ thanh toán: Từ khi thành lập, NHNo&PTNT chi nhánh
Hoàng Quốc Việt đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia vào hệ thống SWIFT, đảm bảo tốc độ thanh toán khá nhanh, an
Trang 11toàn chính xác, thu hút nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch với ngân hàng
- Về hoạt động thẻ: Số lượng thẻ phát hành của chi nhánh tăng qua các năm: năm 2010 đạt 5.300 thẻ, tăng 482 thẻ (10%) so với năm 2009, năm 2011 đạt 21.897 thẻ tăng 10.638 thẻ so với năm 2010 Số dư trên tài khoản thẻ năm
2010 là 18 tỷ VNĐ, bình quân 1,6trđ/thẻ, đến 31/12/2011 số dư trên tài khoản thẻ là 15 tỷ, bình quân là 0,68trđ/thẻ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc vận động phát hành thẻ ATM, đơn giản hoá các thủ tục phát hành, tăng thêm nhiều tiện ích về thanh toán bằng thẻ
- Về hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2010, chi nhánh đã bắt đầu phát sinh khách hàng có dịch vụ hàng xuất khẩu từ thanh toán LC tại chi nhánh Ngoài ra số lượng và giá trị các món tiền chuyển đến của khách hàng tại chi nhánh cũng tăng lên đáng kể, cụ thể doanh số thanh toán quốc tế đến 31/12/2011
là 20,25 triệu USD, trong đó chủ yếu là doanh số nhập khẩu (chiếm 86,4% tổng doanh số thanh toán quốc tế) Mua bán ngoại tệ tại chi nhánh đến 31/12/2011 là 31,6 triệu USD
Lượng kiều hối tại chi nhánh mặc dù có tăng qua các năm nhưng không nhiều, năm 2010 là 534 ngàn USD, tăng 50,4% so với năm 2009 (355 ngàn USD) Đến 31/12/2011 doanh số chi trả kiều hối là 596 ngàn USD, tăng 11,5%
so với năm 2010
- Thu thuần từ hoạt động dịch vụ đến 31/12/2011 là 6,6 tỷ đồng, bằng 66% năm 2010 Tỷ lệ thu dịch vụ năm 2010 là 12,5%, năm 2011 là 8,1%
2.4 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Đơn vị tính: Tỷ đồng