1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án ôn tập ngữ văn 10

15 1,3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 139 KB

Nội dung

Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 8/9/2013 Ngày dạy: 13/9/2013 Lớp dạy : Lớp 10 Tiết PPCT : 1,2 <Tuần 1> HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được những nét cơ bản về đặc trưng thể loại và cách làm bài văn biểu cảm , phục vụ tốt cho bài viết số 1. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, Giáo án C.Cách thức tiến hành - Trao đổi , thảo luận, thực hành D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Theo em, văn biểu cảm là gì? Nêu đặc điểm của văn biểu cảm? Có điểm gì khác so với văn miêu tả? 1.Khái niệm văn biểu cảm. - Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi tình cảm nơi người đọc. Còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như : thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút. 2.Đặc điểm của văn biểu cảm. - Nếu văn miêu tả giúp người đọc người nghe hình dung những đặc điểm , tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm chúng như hiện lên trước mắt người đọc , người nghe thì văn biểu cảm là văn bản không miêu tả hay kể chuyện thuần túy mà chủ yếu nhằm khơi gợi cảm xúc, đánh giá của người nói, người viết. - Bài văn biểu cảm bao giờ cũng có nét riêng, mang dấu ấn khá rõ của người viết. Nét riêng này làm nên tính chất chân thật, điều tiên quyết phải có của một bài văn biểu cảm. - Tuy là nét riêng nhưng những cảm nghĩ đó được người đọc đồng cảm, đón nhận. Giá trị của bài văn biểu cảm là ở chỗ cái riêng của người viết thành ra cái chung của Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 mọi người. - Bài văn biểu cảm phải giàu yếu tố biểu cảm mới dễ dàng đến với trái tim người đọc. - Bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Mở bài: nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu + Thân bài: nêu cảm nghĩ về đối tượng + Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng. 3.Cách làm văn biểu cảm - Tìm hiểu đề ra, xác định đối tượng để trình bày cảm nghĩ. Ví dụ: + Cảm nghĩ về dòng sông quê hương + Cảm nghĩ về người mẹ kính yêu + Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học để lại cho em nhiều ấn tượng nhất… - Tìm ý, lập dàn ý: Là bước quan trọng để đạt được yêu cầu về nội dung bài viết. Bài làm là cảm nghĩ thật của bản thân nhưng cũng cần suy nghĩ thêm để cảm nghĩ được đầy đủ, sâu sắc. - Viết bài: Dùng văn phong trữ tình, ngôn ngữ nghệ thuật để nói lên cảm nghĩ của mình và tạo ra sự đồng cảm ở người đọc. 4. Luyện tập Đề ra: Phát biểu cảm nghĩ của em về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm. Yêu cầu: Tìm hiểu đề ra nói trên, xác định đối tượng phát biểu cảm nghĩ Gợi ý: Đối tượng của bài viết là một trong các hiện tượng đời sống được bản thân nói riêng và xã hội nói chung quan tâm. Đó có thể là hiện tượng ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử… Muốn làm được đề ra nói trên, cần tìm hiểu kĩ về hiện tượng để có cách lí giải nguyên nhân, biểu hiện và nhất là tìm ra được các giải pháp thiết thực bên cạnh việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Bài tập: Cảm nghĩ của em về hiện tượng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Gợi ý: Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: tai nạn giao thông đang từng ngày từng giờ cướp đi sinh mạng của con người, là một văn đề nhức nhối của toàn xã hội. b. Thân bài: - Biểu hiện: + Số vụ tai nạn giao thông tăng nhanh + Số người chết, bị thương và để lại di chứng cũng gia tăng - Tác hại: + Tính mạng con người bị cướp mất + Tổn thất về giá trị vật chất + Mất mát, đau thương về tinh thần - Nguyên nhân: + Chất lượng đường sá không đảm bảo + Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của nhân dân chưa cao (Không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông…) - Giải pháp: + Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân luật lệ an toàn giao thông + Có hình thức xử phạt nặng với những trường hợp vi phạm + Mỗi người tham gia giao thông cần có ý thức tự giác cao để đảm bảo an toàn cho mình và người khác. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung; bài học rút ra cho bản thân. E. Củng cố, dặn dò. Yêu cầu HS : Học bài cũ Viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên gợi ý của GV. Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 10/9/2013 Ngày dạy : 13/9/2013 Lớp dạy : 10 Tiết ppct: Tuần 2 <3,4> TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Nắm vững kiến thức cơ bản về các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam, quá trình phát triển và con người Việt Nam qua văn học. - Biết cách phân tích một bài văn học sử. B. Phương tiện thực hiện. - SGK , SGV C. Cách thức thực hiện. - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm. D. Tiến trình thực hiện. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ <không> 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội Dung GV yêu cầu học sinh : Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định : Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hê. * Nhìn tổng quát, có thể thấy văn học Việt Nam trải qua hai thời kỳ lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại. - Văn học trung đại: Tồn tại chủ yếu từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX, là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học trong khu vực, nhất là văn học Trung Quốc. - Văn học hiện đại: Bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay, nó tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp xúc và tiếp nhận với tinh hoa của nhiều nền văn học trên thế giới để đổi mới. Lập dàn ý. 1. Mở bài . Nêu khái quát về nền văn học Viêt Nam, dẫn ra yêu cầu của đề bài. 2. Thân bài - Phản ánh mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục thiên nhiên. Thiên nhiên trong văn học vừa dữ dội, hung bạo, vừa gần gũi và thân thiết như một người bạn của con người. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời kỳ. Dẫn chứng: + Văn học trung đại: Một số câu thơ tả cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, Chùm 3 bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, v.v + Văn học hiện đại: Thơ Xuân Diệu, thơ Hồ Chí Minh, tùy bút của Nguyễn Tuân, v.v - Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc: Đây là nội dung tiêu biểu xuyên suốt lịch Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 * Văn học Việt Nam thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân. sử phát triển của văn học dân tộc, nó phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học phản ánh ở nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, niềm tự hào dân tộc, ý chí đấu tranh, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức về độc lập, tự chủ của dân tộc, v.v ). Nhiều tác phẩm trong dòng văn học này đã trở thành những áng văn chương bất hủ của dân tộc. Dẫn chứng: + Văn học trung đại: Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ - Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, + Văn học hiện đại: Thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Lê Anh Xuân, v.v - Phản ánh mối quan hệ xã hội: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội công bằng, dân chủ, tốt đẹp. Dẫn chứng: + Văn học trung đại: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, + Văn học hiện đại: Chí Phèo - Nam Cao, Tắt đèn - Ngô Tất Tố, Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, thơ Tố Hữu (trước cách mạng), tập truyện "Gió đầu mùa" - Thạch Lam, v.v - Phản ánh ý thức về bản thân: Ở phương diện này, văn học đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện: phần bản năng và phần văn hóa, tư tưởng vị kỷ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 cộng đồng. Trong những hoàn cảnh khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác, song nhìn chung văn học xây dựng hình ảnh con người Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, giàu lòng vị tha, thủy chung, tình nghĩa, giàu đức hi sinh, v.v Dẫn chứng: + Văn học trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu, v.v + Văn học hiện đại: Con người cách mạng trong thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, truyện ngắn "Bức tranh" - Nguyễn Minh Châu, Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, v.v 3. Kết bài Đây là 4 nội dung chủ đạo trong đời sống tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam được phản ánh trong văn học. Tuy nhiên, vì điều kiện hoàn cảnh lịch sử, tâm lý, hai nội dung yêu nước và nhân đạo đã trở thành nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển của văn học nước nhà. E. Củng cố , dặn dò Yêu cầu học sinh: - Viết bài hoàn thiện dựa trên dàn ý giáo viên đã hướng dẫn . Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 25/9/2013 Ngày dạy: 27/9/2013 Lớp dạy : 10 Tiết ppct: 5,6<Tuần 3> Củng cố: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN - HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ - VĂN BẢN A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Củng cố kiến thức - Nắm vững nội dung bài học B. Phương tiện thực hiện. - SGK , SGV C. Cách thức thực hiện. - Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm. D. Tiến trình thực hiện. 4. Ổn định lớp 5. Kiểm tra bài cũ <không> 6. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS vận dụng các tri thức lý thuyết vào làm các bài tập: GV yêu cầu Hs phân tích hoạt động giao tiếp giữa người bán và người mua ở chợ. Nêu một số câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta nên cẩn thận , biết lựa chọn cách nói năng phù hợp trong giao tiếp hằng ngày. 1. Bài tập 1 a. Xác định nvgt - gồm : Người bán và người mua b. Hoàn cảnh gt - Ở chợ, lúc chợ đang họp c. Nội dung gt - Người bán và người mua trao đổi, mặc cả, để thỏa thuận về mặt hàng, số lượng, chủng loại, giá cả. d. Mục đích gt - Người bán bán được hàng - Người mua mua được hàng e. Phương tiện và cách thức. - Dùng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt thường ngày. 2. Bài tập 2. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Ăn có nhai, nói có nghĩ Nói có sách, mách có chứng Biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe. Chim khôn nghe tiếng rảnh rang Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Theo em, Giao tiếp như thế nào được gọi là giao tiếp có văn hóa? Gv lấy ví dụ 1 tình huống giao tiếp cụ thể, yêu cầu học sinh phân tích, rồi rút ra kết luận về thế nào là giao tiếp có văn hóa. “Hai người phụ nữ gặp nhau, 1 người hỏi: -Chị đi đâu vậy? -Tôi đi khám "trym" -Ấy chết! thời đại văn hóa chị phải nói là khám phụ khoa. Về nhà, khu phố chị phát động phong trào khu phố văn hóa, tổ trưởng dặn chị từ nay thực hiện nếp sống văn hóa, ko được chửi tục, có việc gì phải dùng từ cho có văn hóa. Sánh hôm sau nhà chị mất gà, và cả khu phố đã nghe tiếng gào văn hóa của chị: -Đứa nào lấy cắp gà nhà bà, bà mà biết được, bà sẽ ném cái "phụ khoa" vào mặt nó ” HS thảo luận , trả lời: - Giao tiếp có văn hoá là tôn trọng người đối điện (kể cả với người nhỏ hơn mình) tiếp theo là suy nghĩ thật kỹ trước khi muốn nói 1 điều gì đó. - Giao tiếp có văn hóa cũng có thể hiểu là nói năng với ai dù là nhỏ hay già . trí thức hay giới bình dân, thì cũng nên có thái độ lịch sự . ngôn từ khg được thô thiển . văn tục,tay chân khg múa mai chỉ chỏ . cười nói có chừng mực khg nên hô hố ngã ngớn. Bài tập văn bản Xác định các văn bản sau thuộc pcnn nào? - Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Tuyên ngôn độc lập của HCM - Văn bản Tổng quan văn học Việt Nam - Bài thơ Bánh Trôi Nước - Phóng sự lúc o giờ - Đơn xin nghỉ phép, đơn xin nghỉ học Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ 3. Bài tập 3 Giao tiếp có văn hóa là: Thể hiện sự trong sáng của ngôn ngữ,lành mạnh trong ý thức xã hội ,lịch lãm trong cách ứng xử ,chính xác trong khoa học ,.Thoáng đạt trong suy nghĩ và nghiêm túc trong công việc,lãng mạn trong vui chơi ,tiết kiệm trong lĩnh vực kinh tể và thành công trong ngoại giao . 4. Bài tập 4 - PCNN Sinh hoạt - PCNN Chính luận - PCNN Khoa học - PCNN Nghệ thuật - PCNN Báo chí - PCNN Hành chính E. Củng cố, dặn dò : - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 28/9/2013 Ngày dạy: 30/9/2013 Lớp dạy : 10 Tiết ppct: 7,8 <Tuần 4> ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Nắm được các khái niệm về các biện pháp tu từ - Rèn kỹ năng phân tích B. Phương tiện thực hiện. - SGK , SGV C. Cách thức thực hiện. - Vận dụng phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, bài tập. D. Tiến trình thực hiện. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ <không> 3.Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS: ? Nhắc lại khái niệm so sánh ? Chỉ ra các biện pháp so sánh trong các câu sau: Tìm các biện pháp so sánh So sánh ở đây được thực hiện nhờ những từ so sánh nào? 1. So sánh - Là đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc kia có nét tương đồng. Ví dụ : + Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai + Nhân tài như lá mùa thu • bài tập : a. Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau: - Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu - Qua đình ngã nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu b. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp so sánh trong các câu thơ sau: - Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng - Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Mẹ về rợp bướm vàng bay < Đỗ Trung Quân > ? Nhân hóa là gì? 2. Nhân hóa - Biến sự vật thành con người bằng cách gắn cho nó những hành động, tính cách, Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 ? Có mấy hình thức nhân hóa? - Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người,điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa. Thế nào là nói quá? E. Củng cố , dặn dò. - Làm bài tập - Tìm tham khảo các biện pháp tu từ đã học - Học bài cũ. suy nghĩ …giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn. Ví dụ : Chim vàng anh trong truyện cổ tích Tấm Cám biết nói tiếng người, khung cửi biết chửi tiếng người, cá bống biết nghe tiếng người, con chim sẻ biết nhặt thóc và gạo …. • Các hình thức nhân hóa. - Nhân hóa diễn tả hình dáng VD: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai. - Nhân hóa để tả hoạt động Vd: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm - Nhân hóa để tả tâm trạng VD: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát,trầm tư. - Nhân hóa để tả tính cách Vd: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha Bài tập: a. Vầng trăng…  vầng trăng hiền dịu b. Mặt trời  Mặt trời nấp sau bụi tre c. Bông hoa…  Bông hoa thì thầm tỏa hương d. Cổng trường…  Cổng trường dang tay đón chúng em 3. Nói quá - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Vd: + Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối + Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời<phóng đại về quy mô> + Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Giáo viên : ……………………………… [...].. .Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 5 /10/ 2013 Ngày dạy: 7 /10/ 2013 Tiết ppct: 9 ,10 < tuần 5> Lớp dạy : 10A HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ A Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự B Phương tiện thực hiện - SGK , SGV - Tài liệu tham khảo C Cách thức thực hiện - Vận dụng phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, bài tập D... chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất” E Củng cố , dặn dò GV yêu cầu Học sinh : - Học bài cũ, rèn kỹ năng làm văn tự sự Ngày soạn : 7 /10/ 2013 Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày dạy: 11 /10/ 2013 Tiết ppct: 11 - 12 < tuần 6> Lớp dạy : 10A ÔN TẬP TRUYỆN TẤM CÁM A Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Củng cố kiến thức - Nắm nội dung bài học, truyện cổ tích, mâu thuẫn gia... bình thường, nhờ miếng trầu mà vua tìm lại được vợ - Chi tiết miếng trầu cánh phượng này cho ta thấy tình cảm sâu đậm của nhà vua đối với Tấm Đồng thời, nó cũng cho thấy nét văn hóa của người Việt - Nếu phấn đấu mạnh mẽ để vượt lên , con người sẽ tìm được hạnh phúc - Cái thiện luôn luôn và nhất định sẽ luôn Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 dành chiến thắng E Củng cố , dặn dò Yêu cầu học sinh: - Học... Bố cục của tác phẩm được chia làm mấy - Bố cục của văn bản được chia làm 3 phần? Nêu đại ý từng phần? phần: + Đoạn 1: “ Ngày xưa … Không phải làm việc nặng” - > giới thiệu hoàn cảnh của Tấm + Đoạn 2: “ Một hôm … về cung” - > Diễn biến câu chuyện : Tấm trải qua những giai Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 ? Xung đột của văn bản được thể hiện qua những nhân vật nào? ? Bản... câu trên bằng một dàn ý chi tiết *Dàn ý chung - Gồm có 3 phần: Bài viết gồm có mấy phần? Nhiệm vụ + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện < hoàn của từng phần? cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…> Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Lập dàn ý về câu chuyện 1 HS tốt phạm sai lầm, sau đó tỉnh ngộ GV GV gợi ý giúp HS xây dựng dàn ý + Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn... tập D Tiến trình thực hiện 1 Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Lập dàn ý bài văn tự sự là gì? I Lý thuyết - Lập dàn ý bài văn tự sự là dựng nên bộ khung cho câu chuyện mà mình sẽ viết Lập dàn ý cho bài văn tự sự gồm mấy hay sẽ kể bước? Đó là những bước nào? - Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự: + Bước 1: Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ để chọn... đời Tấm Nếu không có bịt thì Tấm không thể vượt qua được những thử thách vô cùng khó khăn mà dì ghẻ đưa ra và Tấm chẳng thể nào gặp được vua Tuy nhiên, Bụt chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu khi Tấm còn là cô bé Ở giai đoạn sau, Bụt không xuất hiện, Tấm phải tự mình đương đầu với mọi trở ngại và vượt qua chúng - Cho thấy sức sống mãnh liệt - Cái thiện chiến thắng cái ác, cái tốt đẹp luôn luôn tồn tại trên... nghĩa gì? ? Kể tên một số truyện cổ tích, trong đó nhân vật có hình thức biến hóa tương tự như Tấm ? Tại sao từ trong quả thị bước ra, Tấm không trở lại làm hoàng hậu ngay Chi tiết miếng trầu cánh phượng có ý nghĩa gì? ? bài học cuối cùng của thiên truyện là gì? Giáo viên : ……………………………… đoạn thử thách + Đoạn 3 : còn lại - > Tấm trở lại thành người - Dì ghẻ - Cám - Tấm  Mẹ Cám >< Tấm  Cám >< Tấm - Sự... động về hạnh phúc gia đình, lẽ công bằng xã hội và khả năng phi thường của con người ? Chỉ ra các yếu tố thần kỳ trong truyện cổ + Bụt < lực lượng siêu nhiên> tích Tấm Cám? Vì sao gọi đó là yếu tố thần + Con cá bống < biết nghe lời người > kỳ? + Con gà < biết nói > + Chim sẻ < biết nhặt thóc > + Con ngựa < biến hóa từ xương cá bống > + Con voi < không chịu đi qua chỗ Tấm đánh rớt giày > + Bốn lần hóa... lợi gì, bỏ bê bài vở, liên tiếp bị điểm xấu, bị cô giáo phê bình + Nhờ thầy cô khiển trách, động viên, cha mẹ nghiêm khắc kiểm điểm, bạn bè vận động tinh thần, Tú đã hối hận, tụ nhận ra lỗi lầm + Tú tu sửa mọi mặt, chăm chỉ học tập, kquả cuối năm đạt HSTT - Kết bài: Suy ngẫm lại những lúc sa ngã, lầm lỡ, Tú tự rút ra bài học mà Lê- nin đã nói: “Tôi không sợ khó chiến thắng bản thân là chiến thắng . cay muôn phần Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 5 /10/ 2013 Ngày dạy: 7 /10/ 2013 Lớp dạy : 10A Tiết ppct: 9 ,10 < tuần 5> HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ. Học bài cũ Viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên gợi ý của GV. Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 10/ 9/2013 Ngày dạy : 13/9/2013 Lớp dạy : 10 Tiết ppct: Tuần. giáo viên đã hướng dẫn . Giáo viên : ……………………………… Giáo án ôn tập ngữ văn 10 – học kỳ 1 Ngày soạn : 25/9/2013 Ngày dạy: 27/9/2013 Lớp dạy : 10 Tiết ppct: 5,6<Tuần 3> Củng cố: KHÁI QUÁT VĂN

Ngày đăng: 11/02/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w