A. MỞ BÀI Toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên cơ sở nền thương mại và đầu tư công bằng, đăc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có vấn đề tự do hóa thương mại. Bên cạnh những mặt tích cực mà tự do hóa thương mại mang đối với nền kinh tế thì kéo theo đó cũng tồn tại một số hạn chế. Chính sự hạn chế đó đã vấn đề được đặt ra về đảm bảo công bằng thương mại. B. NỘI DUNG. I. Tự do hóa thương mại và vấn đề đảm bảo cân bằng thương mại. Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v Các hàng rào nói trên đều là những đối tượng của các hiệp định mà WTO đang giám sát thực thi. Như vậy, có thể nói tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu của thế giới. Vì trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,. Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn (người tiêu dùng ở đây có thể hiểu là cả những nhà sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất ra những hàng hoá khác). Nhưng, cũng không phải ngẫu nhiên mà các nước lại dựng lên những hàng rào làm ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá. Lý do để các nước làm việc này là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài (điều này có ý nghĩa lớn 1 vì sản xuất trong nước suy giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm và qua đó đến ổn định xã hội), tăng nguồn thu cho ngân sách (thông qua thu thuế quan), tiết giảm ngoại tệ (chi cho mua sắm hàng hoá nước ngoài), bảo vệ sức khoẻ con người, động thực vật khỏi những hàng hoá kém chất lượng hay có nguy cơ gây bệnh, Tự do hoá thương mại, ở những mức độ khác nhau, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia. Đó là làm gia tăng sự bất bình đẳng, sự bất công trong xã hội; Có thể đem lại sự tăng trưởng, phát triển của một số nghành kinh tế nhưng cũng có thể ảnh tiêu cực đến nghành kinh tế khác mà ở đó năng lực cạnh tranh kém; Đồng thời, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế như về nguyên liệu, tài chính, công nghệ… Từ đó sẽ làm yếu đi hoặc mất dần các hàng rào nói trên và như thế sẽ ảnh hưởng đến mục đích đặt ra khi thiết lập hàng rào. Xuất phát từ tính hai mặt của của tự do hóa thương mại nên ở trên nên một vấn đề đặt ra là đảm bảo công bằng thương mại. Hiện nay không có quan niệm chung thống nhất về công bằng thương mại. Tuy nhiên căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành có thể đưa ra khái niệm công bằng thương mại như sau: Công bằng thương mại là việc nhà nước sử dụng các biện pháp được quy định trong pháp luật quốc gia để duy trì và thực thi pháp luật đó nhằm hạn chế sự gia nhập thị trường trong nước đối với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nước ngoài với mục đích bảo vệ nghành sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích thương mại quốc gia trên cơ sở phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. II. Các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại và tác động của các biện pháp đó. Căn cứ vào Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. 2 Việc nhà nước thực hiện các biện pháp cân bằng thương mại có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam. Nhìn chung đảm bảo cân bằng thương mại nhằm giúp cho Nhà nước thực hiện được vai trò duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh; Bảo hộ một số nghành sản xuất trong nước trong điều kiện cạnh tranh; Đảm bảo cân bằng lợi ích thương mại quốc gia và đảm bảo việc giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định của tổ chức thương mại thế giới… Cụ thể như sau: 1. Biện pháp chống bán phá giá. Như báo cáo của Ban Thư ký WTO, các biện pháp chống bán phá giá đang được áp dụng với tần suất ngày càng cao và danh sách các nước áp dụng đang dài hơn bao giờ hết. Hiện nay, bốn Thành viên sử dụng nhiều nhất các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp có thể được coi là các công cụ chính để hạn chế nhập khẩu mà các Thành viên WTO có thể sử dụng. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tất cả các biện pháp chống bán phá giá mà các Thành viên WTO áp dụng đối với hàng xuất khẩu từ hoặc có xuất xứ tại Việt Nam Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại điều 6 của pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Hành vi bán Phá giá, bị coi là “không bình đẳng” khi giá xuất khẩu thấp do các nguyên nhân không phải từ lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Trong trường hợp trợ cấp, các doanh nghiệp có thể đưa ra giá xuất khẩu thấp hơn do được hưởng trợ cấp từ Chính phủ, trong trường hợp phá giá, hiệp định của WTO không định nghĩa nguyên nhân của việc phá giá mà chỉ quy định rằng các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể có các biện pháp chống lại hàng nhập khẩu bị phá giá Do đó, việc áp dụng pháp chống bán phá giá nhằm ngăn chặn các hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. 3 Tuy nhiên, do xuất phát từ hành vi bán phá giá ở một mức độ nghiêm trọng nhất là hành vi thương mại không công bằng nên hiện nay WTO cho phép các quốc gia áp dụng các biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại như áp dụng thuế bán phá giá, áp dụng hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế… Do đó, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình. Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa. 2. Biện pháp chống trợ cấp. Các biện pháp chống trợ cấp đã được quy định tại điều 4 của pháp lệnh. Việc nhà nước áp dụng biện pháp chống trợ cấp nhằm khắc phục các tác động tiêu cực mà việc trợ cấp mang lại. Nhìn chung, việc áp dụng trợ cấp có mặt tích cực dễ nhận thấy nhất là hàng rào bảo hộ này đã tạo điều kiện cho ngành sản xuất có sức cạnh tranh kém hơn so với nước ngoài có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Trợ cấp là rất cần thiết đối với một số doanh nghiệp, một số ngành trong giai đoạn khó khăn để đứng vững và phát triển. Tuy nhiên, mặt hạn chế của trợ cấp không nhỏ. Rõ nét nhất là trợ cấp không làm tăng thu Ngân sách cho Nhà nước, thậm chí còn làm giảm lợi ích chung cho xã hội. nếu như đối với thuế quan. Nhà nước thu được một khoản đáng kể cho ngân sách thì đối với trợ cấp Nhà nước không thu được bất kỳ một khoản thu tài chính trực tiếp nào. Hơn nữa Nhà nước còn phải chi cho một khoản tiền tương đối lớn cho các nhà sản xuất để họ có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhìn chung, khi có trợ cấp thì các nhà sản xuất sẽ được lợi, còn Nhà nước cũng như lợi ích chung của toàn xã hội sẽ giảm xuống. Vì vậy, chính phủ cần xem xét cẩn thận để trợ cấp cho những ngành thực sự quan trọng, thực sự cần trợ cấp để tránh láng phí các nguồn lực. Hơn nữa, trợ cấp gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các ngành. Khi một số lượng hạn chế các doanh nghiệp được nhận trợ cấp thì các doanh nghiệp này sẽ có lợi thể hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng 4 nghành. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh bất bình đẳng, không lành mạnh giữa chính các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia. Những doanh nghiệp không được trợ cấp sẽ không đủ tiềm lưc để cạnh tranh do đó sẽ rất dẽ bị suy yếu và phá sản. Do vậy để đảm bảo công bằng thương mại nhà nước đã thực hiện biện pháp chống trợ cấp. Biện pháp chống trợ cấp được xem là một biện pháp chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3. Biện pháp tự vệ thương mại. Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế có thể hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, các biện pháp tự vệ thương mại bao gồm các biện pháp mà một nước sử dụng nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất hay hàng hóa của nước đó trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Các biện pháp tự vệ theo nghĩa trên là rất rộng, được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và chịu sự giám sát của Hiệp định đa biên của WTO, chẳng hạn như các biện pháp miễn dịch thực vật, các biện pháp trợ cấp, các biện pháp chống phá giá. Nếu theo nghĩa hẹp thì các biện pháp tự vệ là các biện pháp thương mại khẩn cấp do một nước áp dụng tạm thời để giúp làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngành công nghiệp nội địa của mình khi ngành này bị tổn hại làm hàng hóa nhập khẩu gia tăng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại là trong trường hợp một loại hàng hóa thâm nhập quá mức vào Việt Nam và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghành sản xuất nội địa. Biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước sự nhập khẩu hàng hóa quá mức, không thể lường trước sự nhập khẩu hàng hóa quá mức, không thể lường trước vào thị trường nội địa và đang gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc có bằng chứng cho thấy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa. Các biện pháp tự vệ nhằm giảm nhẹ hay trợ giúp khắc phục thiệt hại gây ra do việc nhập khẩu hàng hóa tăng một cách bất thường, không thể lường trước vào thị trường nội địa. Khi thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại, các nước phải chấp nhận rằng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào sẽ được hưởng các lợi ích tương tự và bình đẳng như hàng hóa trong nước theo nguyên tắc đối xứ quốc gia. Tuy nhiên trong các quy định 5 của WTO còn có những ngoại lệ nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong những trường hợp khẩn cấp như cho phép các bên tham gia ký kết sử dụng các biện pháp tự vệ trong một khoảng thời gian hạn chế nhất định không nhằm bảo hộ lâu dài cho sản xuất nội địa mà chỉ để khắc phục hay giảm nhẹ những thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước trước tình huống bất thường, từ việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu không hạn chế số lượng vào thị trường nội địa của họ. Các biện pháp nội địa sẽ chấm dứt khi mối nguy hiểm trong tình huống đặc biệt không còn nữa. Các biện pháp tự vệ góp phần tăng cường, khuyến khích tính cạnh tranh thông qua việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất chứ không phải vì mục đích ưu đãi, bảo hộ ngành sản xuất trong nước hay hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nội địa. Đây là một quy định mang tính chất nhân nhượng và ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, cá nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp mà nền công nghiệp của họ chưa sẵn sàng mà cũng chưa đủ sức đương đầu với cạnh tranh quốc tế. Theo đó một khoảng thời gian hợp lý sẽ dành cho họ để họ tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tìm ra đối sách lâu dài để nâng cao sự hấp dẫn của sản phẩn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp tự vệ chỉ mang tính chất tạm thời, nó chỉ được sử dụng trong thời gian hàng hóa nước ngoài vào Việt nam quá số lượng, khối lượng trong một thời điểm nhất định. Nếu nó áp dụng lâu dài thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, làm ảnh hướng đến sự lưu thông hàng hóa, đặc biệt là không bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng vì đây là biện pháp có đi có lại. C. KẾT LUẬN Trên đây là một số phân tích nhằm đánh giá tác động của các biện pháp công bằng thương mại. Qua đó có thể thấy được tầm quan trong của việc sử dụng các biện pháp đó trong quá trình tự do hóa thương mại hiện nay. Bài viết của em còn nhiều thiếu sót kinh mong thầy cô góp ý bổ sung để bài viết hoàn thiện hơn. 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; 2. Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; 3. Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. 4. Trang website: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi% http://www.vca.gov.vn/Web/Zone.aspx?zoneid=82&lang=vi-VN http://danangwtocenter.gov.vn/vi/van-kien/van-kien-wto/175-hiep-dinh-ve-cac-bien- 7 MỤC LỤC A. MỞ BÀI 1 B. NỘI DUNG 1 I. Tự do hóa thương mại và vấn đề đảm bảo công bằng thương mại…… 1 II. Các biện pháp công bằng thương mại và đánh giá tác động của các biện pháp đó…………………………………………………………………. 3 1. Biện pháp chống bán phá giá………………………………………… 3 2. Biện pháp chống trợ cấp………………………………………………… 4 3. Biện pháp tự vệ thương mại…………………………………………… 5 C. KẾT LUẬN 6 8 . Tự do hóa thương mại và vấn đề đảm bảo công bằng thương mại … 1 II. Các biện pháp công bằng thương mại và đánh giá tác động của các biện pháp đó…………………………………………………………………. 3 1. Biện pháp chống. nhằm đánh giá tác động của các biện pháp công bằng thương mại. Qua đó có thể thấy được tầm quan trong của việc sử dụng các biện pháp đó trong quá trình tự do hóa thương mại hiện nay. Bài viết của. II. Các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại và tác động của các biện pháp đó. Căn cứ vào Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 quy định về chống bán phá giá đối với