II.1.3 Bản đồ địa chính gốc Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọncác thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU……… 4
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN 4
II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN 5
II.1.Mục đích……… 5
II.2.Yêu cầu của đồ án……….… 5
II.3 Cấu trúc của đồ án 5
PHẦN II : CƠ SƠ LÝ THUYẾT……… 6
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG……… 6
I KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ 6
I.1 Định nghĩa 6
I.2 Tính chất 6
I.3 Vai trò, công dụng của bản đồ……… 6
II KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH……….… 7
II.1 Khái niệm 7
II.2 Tính chất 12
II.3 Nội dung 12
II.4 Hồ sơ địa chính, kết quả việc thực hiện lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 15
II.5 Cơ sở toán học bản đồ địa chính 18
II.6 Chia mảnh đánh, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ địa chính 20 II.7 Phân loại bản đồ địa chính 23
II.8 Độ chính xác bản đồ địa chính 25
II.9 Ký hiệu bản đồ địa chính 17
II.10 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 30
Trang 2CHUONG II GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ……….…32
I GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION 32
I.1 Giới thiệu chung 32
I.2 Các phần mềm khác chạy trên nền của Microstation 33
I.3 Các đối tượng trong Microstation 34
I.4 Các công cụ trong Microstation 35
I.5 Xây dựng và quản lý dữ liệu trong Microstation 39
II.2 GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ FAMIS 40
II.1 Giới thiệu chung 40
II.2 Các chức năng chính của Famis 40
II.3 Xử lý biến động cơ sở dữ liệu thuộc tính trên CADDB 44
PHẦN III - THỰC NGHIỆM……….………51
CHƯƠNG IV: THÀNH LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐỊA CHÍNH XÃ TÂN THÀNH HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ TRÊN PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS……… 51
I ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ TÂN THÀNH HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ 51
I.1 Vị trí địa lý 51
I.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 52
II TƯ LIỆU BẢN ĐỒ 53
III BIÊN TẬP BẢN ĐỒ 53
IV BIÊN TẬP, QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 54
IV.1 Tạo vùng (tạo topology) 54
IV.2 Gán thông tin địa chính ban đầu 58
IV.3 Đánh số thửa 62
Trang 3IV.4 Vẽ nhãn thửa 64
IV.5 Trích lục bản đồ (tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất) 67
IV.6 tách thửa 69
IV.7 Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính 72
PHẦN IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….77
Trang 4PHẦN I - MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN
Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, dân số Việt Nam là hơn 87triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế giới Với gần 260người trên một km2 đất, mật độ dân số Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và gấpgần 6 lần trung bình thế giới Điều này chứng tỏ Việt Nam là nước đất chật,người đông với tổng số dân và mật độ ở mức cao báo động so với tài nguyênđang có Cộng với việc sử dụng môi trường chưa hợp lý, đi kèm với thói quen
sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên như hiện nay: tài nguyên khoáng sản,nước, không khí Đặc biệt là tài nguyên đất của Việt Nam đang có nguy cơ bịtàn phá, cạn kiệt
Bên cạnh đó trước những biến động về đất đai có chiều hướng ngày càngphức tạp, đa dạng theo xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường thì đất đaingày càng trở thành một tư liệu sản xuất đặc biệt và có tầm quan trong lớn Điềunày đặt ra yêu cầu cấp bách cho các cơ quan chức năng phải biết quản lý nguồntài nguyên này sao cho thật hợp lý, hiệu quả Trong khi đó, Bản đồ địa chính làmột công cụ đắc lực phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát đất đai củacác nhà quản lý đất đai hiện nay
Bản đồ địa chính không những là một phương pháp quản lý đất đai mộtcách chính xác và hiệu quả nhất mà nó còn đáp ứng được các yêu cầu của côngtác quản lý đất đai hiện nay Bản đồ địa chính dùng để quản lý, tra cứu hỏi đápthông tin địa chính từ đó thực hiện nhiêm vụ đăng kí đất đai, lập và hoàn thiện
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những công tác quản
Trang 5quản lý địa chính xã Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị trên phần mềm Microstation và Famis ”
II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN
II.1 Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập và quản lý hồ sơđịa chính một cách khoa học
- Lưu trữ và xử lý các thông tin về hồ sơ địa chính trên máy tính
- Nhằm phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai như:cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và xây dựng
hệ thống thông tin về đất đai
- Quản lý hồ sơ địa chính bằng phần mềm Microstation – Famis phục vụcho việc thành lập cơ sở dữ liệu, tra cứu hỏi đáp thông tin hồ sơ địa chính
II.2 Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ tài liệu, số liệu về bản đồ, các thông tin cần thiết về đất
đai của từng thửa đất, từng lô đất hoặc từng chủ sử dụng đất trong xã
- Các bản đồ được thành lập theo đúng quy trình, quy phạm của Tổng cụcđịa chính ban hành
- Việc liên kết, xử lý dữ liệu bằng phần mềm Famis phải được thực hiệnmột cách khoa học đảm bảo tính chính xác, hiệu quả cao và phù hợp với yêu cầuquản lý nhà nước về đất đai
- Trong quá trình làm việc phải bám sát nguyên tắc thành lập và chỉnh lý
Trang 6Phần III – Thực nghiệm
Chương IV: Thành lập cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý địachính xã Tân Thành huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị trên phần mềmMicrostation và Famis
Phần IV – Kết luận và kiến nghị
Trang 7PHẦN THỨ II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
I KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ
I.1 Định nghĩa
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt tự nhiên của Trái đất hoặc bề mặt củacác thiên thể khác lên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định thông quaviệc khái quát hóa và sử dụng một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm phản ánh sựphân bố, trạng thái, những đặc điểm về số lượng, chất lượng và mối liên quangiữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội
I.2 Tính chất
I.2.1 Tính trực quan
Bản đồ cho ta khả năng bao quát và nhận biết nhanh chóng những yếu tốchủ yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ Một trong những tính chất ưuviệt nhất của bản đồ là khả năng bao quát, tạo ra mô hình trực quan của lãnh thổ,phản ánh về các đối tượng, hiện tượng được biểu thị Qua bản đồ người sử dụng
có thể tìm thấy được sự phân bố, mối quan hệ của các đối tượng và hiện tượngtrên bề mặt Trái đất
I.2.2 Tính đo được
Đây là một tính chất quan trọng của bản đồ, tính chất này có liên quanchặt chẽ tới cơ sở toán học của bản đồ Trên bản đồ, người sử dụng có thể xácđịnh được rất nhiều các trị số khác nhau: tọa độ, độ cao, khoảng cách, diện tích,góc, phương hướng và các trị số khác
I.2.3 Tính thông tin của bản đồ
Đó là khả năng lưu trữ, truyền đạt cho người đọc những thông tin khácnhau về các đối tượng, hiện tượng được biểu thị trên bản đồ
I.3 Vai trò, công dụng của bản đồ
Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.Trong công nghiệp, nó được dùng để phục vụ cho thiết kế công trình, xây dựngmạng lưới giao thông và xây dựng cơ bản
Trang 8Trong quốc phòng an ninh quốc gia bản đồ có vai trò vô cùng quan trọng,
là trang bị không thể thiếu trong tất cả các chiến dịch dù là nhỏ nhất.Trong tất cảgiáo trình quân sự, bản đồ được xếp vào loại tài liệu tối mật được giữ gìn và bảo
vệ đặc biệt
Bản đồ là tài liệu không thể thiếu được trong công tác xây dựng các dự
án, phân vùng, quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạođất, quy hoạch và khai thác rừng
Bản đồ là công cụ, là phương tiện cần thiết cho công tác quản lý hànhchính, là tài liệu không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục trong và ngoài trường.Chúng không chỉ là kho tàng lưu trữ kiến thức địa lý mà còn là công cụ truyền
bá hiệu quả những kiến thức đó nhằm nâng cao trình độ văn hóa chung, giớithiệu cho đông đảo quần chúng về đất nước, quê hương và các quốc gia kháctrên thế giới
Ngày nay với nền kinh tế đang được toàn cầu hóa, việc giải quyết nhữngnhiệm vụ trọng tâm của loài người đã vượt qua khuôn khổ của từng quốc gia: bốtrí lực lượng lao động, sử dụng đúng đắn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môitrường sinh thái… thì vai trò của bản đồ sẽ ngày càng to lớn hơn
II KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
II.1 Khái niệm
tố địa lý khác liên quan đến đất đai Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vịhành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước Bản
Trang 9đồ địa chính được thành lập trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiệnđại, nó đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tínhpháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sửdụng đất Bản đồ địa chính khác với các bản đồ chuyên ngành thông thường ởchỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toànquốc Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp củađất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc theo định kỳ
II.1.3 Bản đồ địa chính gốc
Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọncác thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu
tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu vựctrong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cảđơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặcmột thành phố trực thuộc trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản
lý đất đai cấp tỉnh xác nhận Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồđịa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).Các nội dung đó được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyểnlên bản đồ địa chính gốc
II.1.4 Thửa đất
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địahoặc được mô tả trên hồ sơ Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằngcác cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốcgiới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề củathửa đất, ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng cáccạnh thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặcđịa vật cố định Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vịtrí, ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự Trên bản đồđịa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diệntích đất thuộc thửa đất đó Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tựnhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất mà đường ranh tựnhiên đó thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được
Trang 10thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự nhiên giáp với thửa đất.Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên không thuộc thửa đất
mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chínhthì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên
đó và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính Các trườnghợp do thửa đất quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự, diện tích, loại đất thìđược lập bản trích đo địa chính và thể hiện ở bảng ghi chú ngoài khung bản đồ.Trường hợp khu vực có ruộng bậc thang, thửa đất được xác định theo mục đích
sử dụng đất của cùng một chủ sử dụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắtbên trong khu đất của một chủ sử dụng)
Trên bản đồ địa chính còn có các đối tượng chiếm đất nhưng không tạothành thửa đất bao gồm đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thốngthủy lợi theo tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi,kênh rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụngkhông có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ
II.1.5 Loại đất
Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất Trên bản đồ địa chính loạiđất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất Loại đấtthể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địachính và được chỉnh lại theo kết quả đăng ký quyền sự dụng đất, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đấtchính của thửa đất
Trường hợp trong quá trình đo vẽ bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất hoặcxét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong một thửa đất có hai hay nhiềumục đích sử dụng chính mà chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai chưa xácđịnh được ranh giới đất sử dụng theo từng mục đích thì trong hồ sơ đăng kýquyền sử dụng đất, trên bản đồ địa chính, trong hồ sơ địa chính, trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ diện tích đất cho từng mục đích sử dụng
II.1.6 Mã thửa đất (mt)
Mã thửa đất được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một bộ gồm
ba (03) số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) Ngăn cách (mt=mx.sb.st);trong đó số thứ nhất là mã số đơn vị hành chính cấp xã (mx) theo quy định của
Trang 11thủ tướng chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hànhchính việt nam, số thứ hai (sb) là số hiệu và số thứ tự tờ bản đồ địa chính (cóthửa đất) của đơn vị hành chính cấp xã (số thứ tự tờ bản đồ địa chính được đánh
số liên tiếp từ số 01 trở đi theo nguyên tắc từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn và từ tráisang phải, từ trên xuống dưới và không được trùng nhau trong một đơn vị hànhchính; trường hợp trong một đơn vị hành chính việc đo vẽ, thành lập bản đồ địachính được thực hiện trong các thời gian khác nhau thì số thứ tự tờ bản đồ địachính của lần đo vẽ tiếp theo là số thứ tự tiếp theo của số thứ tự tờ bản đồ địachính cuối cùng của lần đo vẽ trước đó), số thứ ba (st) là số thứ tự thửa đất trên
tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được đánh sốliên tiếp từ số 01 trở đi theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới vàkhông được trùng nhau trong một tờ bản đồ
Khi có thửa đất mới (do lập thửa từ đất chưa sử dụng, lập thửa từ đất donhà nước thu hồi, lập thửa từ tách thửa hoặc hợp thửa…) thì số thứ tự thửa đấtmới (st) được xác định bằng số tự nhiên tiếp theo số tự nhiên lớn nhất đang sửdụng làm số thứ tự thửa đất của tờ bản đồ có thửa đất mới lập đó
II.1.7 Diện tích thửa đất
Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m2), được làmtròn số đến một (01) chữ số thập phân
II.1.8 Trích đo địa chính
Là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa đất tại các khuvực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứngmột số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóngmặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
II.1.9 Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổtheo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất Hồ sơ địachính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từngđơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính),
Trang 12sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấychứng nhận quyền sử dụng đất
Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến độngđất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi
là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện
và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã
II.1.10 Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo
Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kềnhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quyhoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vịhành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai (02) hay nhiều xã thìtrên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để làm căn cứ xácđịnh diện tích thửa đất trên từng xã), được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân
xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trênbản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất Khi đăng kýquyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diệntích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chínhthống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sửdụng đất
II.2 Tính chất
Bản đồ địa chính được thành lập thống nhất theo đơn vị hành chính cấp
cơ sở xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước
Bản đồ địa chính được đo vẽ và nghiệm thu theo một quy trình chặt chẽ,được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và xác nhận, được người
Trang 13Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụtrong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
II.3 Nội dung bản đồ địa chính
II.3.1 Nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ
Những yếu tố xã hội, tự nhiên đã có quy hoạch được duyệt đã công bốcông khai và đã thể hiện tính quy hoạch trên thực địa bằng mốc, chỉ giới quyhoạch hoặc quy định phân vạch quy hoạch mới xác định và biểu thị trên bản đồ.Các trường hợp quy hoạch còn lại chỉ biểu thị khi có yêu cầu cụ thể
Trường hợp chuyển các nội dung quy hoạch từ bản đồ quy hoạch mà cácyếu tố này chưa được thể hiện ở thực địa phải nêu rõ độ chính xác của bản đồquy hoạch, độ chính xác chuyển vẽ và độ tin cậy thể hiện các yếu tố quy hoạchnày trên bản đồ địa chính.tài liệu này được đính kèm bản đồ địa chính và là mộtthành phần không tách rời của bản đồ địa chính có liên quan đến yếu tố quyhoạch được chuyển vẽ
Về nguyên tắc, trên bản đồ địa chính không được vẽ gộp các thửa đất Tất
cả các thửa đất nhỏ khó có thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc thể hiện có thểgây nhầm lẫn đều phải có bản trích đo hoặc vẽ cụ thể, chi tiết cho từng thửa ởngoài khung bản đồ Trường hợp bắt buộc phải vẽ gộp thì phải có bản trích đokèm theo Các bản trích đo này phải đính kèm bản đồ địa chính và là một phầncủa bản đồ địa chính
Không được xê dịch ranh giới sử dụng đất, chỉ giới quy hoạch, mốc quyhoạch, địa giới hành chính các cấp để biểu thị các yếu tố khác khi vẽ trên bản
đồ Trường hợp ranh giới sử dụng đất trùng với địa giới hành chinh thì phải ưutiên thể hiện ranh giới sử dụng đất
Các yếu tố nội dung không phải là ranh giới sử dụng đất, địa giới hànhchính (đghc) các cấp, chỉ giới quy hoạch, mốc quy hoạch được phép tổng hợplấy, bỏ phù hợp với quy định nội dung bản đồ
Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500,1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:100000 bao gồm:
- Cơ sở toán học của bản đồ;
Trang 14- Điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính,điểm độ cao kỹ thuật, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ
có chôn mốc ổn định;
- Địa giới hành chính (ĐGHC) các cấp, mốc ĐGHC, đường mép nướcthủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm(đối với các đơn vị hành chính giáp biển) ;
- Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giaothông, thủy lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh giới quyhoạch sử dung đất;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và cácyếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sảngắn liền với đất;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);
- Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất ( nếu có)
II.3.2 Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế toạ độ, lưới toạ độđịa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâudài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1mm trên bản đồ bằngcác ký hiệu quy ước
II.3.3 Địa giới hành chính các cấp
Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, cácđiểm ngoặt của đường địa giới, các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể hiệnchính xác Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì tabiểu thị đường địa giới cấp cao Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địagiới được lưu trữ trong cơ quan nhà nước
II.3.4 Yếu tố thửa đất
II.3.4.1 Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được thểhiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong
Trang 15Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trênđường ranh giới như những điểm cong, điểm ngoặt, góc thửa Đối với mỗi thửađất, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và loạiđất theo mục đích sử dụng.
II.3.4.2 Loại đất
Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đốitượng đối với từng thửa đất Tiến hành phân loại đất theo quy định của luật đấtđai
II.3.4.3 Công trình xây dựng trên đất
Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu vực đô thị khi đo vẽ bản đồ tỷ
lệ lớn phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình xâydựng cố định như nhà ở, nhà làm việc Các công trình xây dựng được xác địnhtheo mép tường ngoài, trên vị trí công trình còn biểu thị các tính chất công trìnhnhư: nhà tạm thời, nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng
II.3.4.4 Hệ thống giao thông
Cần thể hiện các đường như đường sắt, đường bộ, đường trong ngõ, phố,đường trong làng, đường ngoài đồng Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặtđường, giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường Đường có độ congrộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét tim đường và ghi chú độ rộng
II.3.4.5 Mạng lưới thuỷ văn và địa vật quan trọng
Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ, Đối với
hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước
ở thời điểm đo vẽ, với hệ thống thuỷ văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổnđịnh Độ rộng của kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu độrộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét theo đường tim của nó Khi đo vẽtrong các khu dân cư thì phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng,sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng dòng nước chảy.Trên bản đồ địa chính phải thể hiện các yếu tố địa vật có ý nghĩa định hướng
II.3.4.6 Dáng đất
Trang 16Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặcghi chú độ cao Tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi nào cầnvẽ thì quy định rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật.
II.3.4.7 Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc, cấp thoát nước
II.3.5 Mốc giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giớiquy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế,bảo vệ đê điều
II.4 Hồ sơ địa chính, kết quả việc thực hiện lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
II.4.1 Hồ sơ địa chính
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm :
- Các thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước được thể hiện từtổng quát đến từng chi tiết từng thửa đất
- Các thông tin về cơ sở pháp lý làm căn cứ xác định giá trị pháp lý củatài liệu như : tên văn bản, số văn bản, ký hiệu văn bản, cơ quan văn bản, ngàytháng năm ký theo yêu cầu của từng loại tài liệu hồ sơ địa chính
- Sổ theo dõi biến động đất đai
- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất và các giấy tờ do người sử dụngđất nộp kê khai đăng ký đất ban đầu và đăng ký biến động đất đai
- Tài liệu được hình thành trong quá trình thẩm tra xét duyệt đơn của Ủyban nhân dân xã, biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký đất đai, tờ trình của
Trang 17ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan địa chính các cấp tỉnh, huyện, danh sáchcác trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết địnhthành lập hội đồng đăng ký đất đai, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và giải quyết các trường hợp vi phạm, quyết định chuyển mục đích sửdụng đất, chuyển loại đất sử dụng, quyết định cấp lại giấy chứng nhận quyền sửdụng đất
- Biên bản kiểm tra nghiệm thu hồ sơ địa chính
II.4.2 Sổ địa chính
Sổ địa chính được thành lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai đượcNhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diệntích các loại đất đã giao, cho thuê sử dụng Nó làm cơ sở để nhà nước thực hiệnchức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật
Nội dung sổ địa chính gồm các thông tin : tên chủ sử dụng, năm sinh họtên chồng (vợ), nơi thường trú, số quản lý, số chứng minh thư nhân dân, ngàytháng năm vào sổ, số tờ bản đồ, số thửa, địa danh thửa đất, diện tích (m2), hạngđất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, căn cứ pháp lý vào sổ, số giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, những ràng buộc quyền sử dụng, những thay đổi trongquá trình sử dụng
II.4.3 Sổ mục kê đất đai
Sổ được thành lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi địagiới hành chính cấp xã, phường, thị trấn về các nội dung : tên chủ sử dụng, diệntích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tracứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ một cách đầy đủ, thận tiện và chính xác
Nội dung của sổ mục kê bao gồm các thông tin sau : số tờ, số thửa, diệntích, loại đất, tên chủ sử dụng, xứ đồng
II.4.4 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quyền
sử dụng đất hợp pháp được cấp cho người sử dụng đất để họ yên tâm, chủ động
Trang 18sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đấttheo đúng pháp luật.
Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thông tin :cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tên chủ sử dụng đất,tổng diện tích được sử dụng (m2), địa chủ khu đất, số hiệu tờ bản đồ, số hiệuthửa, diện tích (m2), mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, số thứ tự cấp giấychứng nhận, ngày tháng năm cấp giấy, ngày tháng năm thay đổi, số và nội dungquyết định thay đổi
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập để cơ quan cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất theo dõi việc xét duyệt cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đến từng chủ sử dụng, theo dõi, quản lý giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đã cấp
Nội dung sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm : số thứ tựcấp giấy chứng nhận, tên chủ sử dụng đất, nơi thường trú, diện tích cấp, tổng sốthửa đất, số hiệu kèm theo số hiệu bản đồ được cấp, số và ký hiệu quyết địnhcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
II.4.5 Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai được lập để theo dõi và quản lý chặt chẽtình hình biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính hằng năm và tổng hợp báo cáothống kê đất đai theo định kỳ
Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm : số tờ, số thửa biếnđộng, tên chủ sử dụng ( trước biến động )và nơi thường trú, loại đất trước biếnđộng, diện tích (m2), nội dung biến động khác
II.5 Cơ sở toán học bản đồ địa chính
II.5.1 Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ quốcgia VN - 2000 và độ cao nhà nước hiện hành Kinh tuyến gốc (00) được quy ước
là kinh tuyến đi qua Greenwich Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (điểm cắtgiữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có x = 0 km, y = 500 km
Trang 19Các tham số chính của hệ toạ độ quốc gia VN - 2000:
1 Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS-84 toàn cầu với kíchthước:
độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ
3 Điểm gốc hệ toạ độ quốc gia: điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địachính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội
4 Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ
sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo ElipxoidWGS-84 toàn cầu
5 Điểm gốc hệ độ cao quốc gia: điểm gốc độ cao đặt tại hòn Dấu - HảiPhòng
KINH TUYẾN TRỤC CHO TỪNG TỈNH, THÀNH PHỐ
TT Tỉnh, Thành phố Kinh độ TT Tỉnh, Thành phố Kinh độ
Trang 2012 Bắc Cạn 106 0 30' 44 Lâm Đồng 107 0 45'
16 Quảng Ninh 107 0 45' 48 Bà Rịa - Vũng Tàu 107 0 45'
II.5.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ từ 1: 200 đến 1:10000 Việcchọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích càng lớn phải vẽ tỷ lệ lớn
- Loại đất cần vẽ bản đồ: đất nông – lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ tỷ
lệ nhỏ còn đất ở, đất đô thị, đất có giá trị kinh tế cao sẽ vẽ bản đồ tỷ lệ lớn Trênmột đơn vị hành chính cấp cơ sở, các loại đất sẽ được vẽ bản đồ địa chính với tỷ
lệ khác nhau, thửa đất đã vẽ ở tỷ lệ này thì sẽ không vẽ ở tỷ lệ khác
- Khu vực đo vẽ: do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác khác nhaunên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể.Đất nông nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ thường có diện tích thửa lớn hơn ở vùngđồng bằng Bắc Bộ nên đất nông nghiệp ở phía Nam sẽ vẽ bản đồ địa chính tỷ lệnhỏ hơn ở phía Bắc
Trang 21- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ.Muốn thể hiện diện tích đến 0,1m2 thì chọn tỷ lệ 1: 200, 1: 500 Muốn thể hiệnchính xác đến mét vuông thì chọn tỷ lệ 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000 Nếu chỉ cầntính diện tích chính xác đến chục mét vuông thì chọn tỷ lệ 1: 10000.
- Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệcàng lớn thì càng chi phí lớn hơn, sử dụng công nghệ cao hơn
1: 500, 1: 2001: 500
1: 1000, 1: 5001: 2000, 1: 10001: 5000, 1: 20001: 5000, 1: 10 0001: 10 000
II.6 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ địa chính
II.6.1 Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính cơ sở theo tọa độ thẳng góc
48 x 48 cm, diện tích bản vẽ là 144000ha
Trang 22Số hiệu của tờ bản đồ 1: 25000 gồm 8 chữ số : hai số đầu là 25, tiếp sau làgạch ngang (-), ba số tiếp theo là số chẵn Km tọa độ X, ba số sau là số chẵn Kmtọa độ Y của điểm góc Tây – Bắc tờ bản đồ Ví dụ: 25- 340488
II.6.1.2 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới kilomet (Km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trụccho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế là 6x6 Km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 Kích thướchữu ích của bản đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếpsau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (Km) của toạ độ X, 3 chữ sốsau là 3 số chẵn kilômet (Km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản
đồ Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y
= 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
II.6.1.3 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế là 3x3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Kích thước hữuích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệumảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10
II.6.1.4 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế 1x1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thước hữuích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 100 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập từ 1 đến 9 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụlục 2)
II.6.1.5 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kíchthước thực tế 0,5x0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích
Trang 23thước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
II.6.1.6 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông Mỗi ô vuông có kíchthước thực tế 0,25x0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kíchthước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sangphải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnhbản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn
II.6.1.7 Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thướchữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha
II.6.2 Chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính cấp xã
Việc đánh số các tờ bản đồ địa chính của một đơn vị hành chính cấp xãđược thực hiện theo nguyên tắc: đánh số bằng chữ số Arập từ 1 đến hết, từ trênxuống dưới, từ trái qua phải Tên gọi của tờ bản đồ địa chính bao gồm tên đơn vịhành chính (tỉnh - huyện - xã) lập bản đồ và số hiệu tờ bản đồ địa chính đánhtheo xã, thêm số hiệu mảnh bản đồ địa chính cơ sơ để trong ngoặc đơn
Ví dụ : xã Tân Thanh – tờ số 10 ( 839539 – 8 )
II.6.3 Phá khung bản đồ địa chính
Khi lập bản đồ địa chính gốc, trong trường hợp khu vực đo vẽ có biển,phần lãnh thổ của nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh không cùngmột khu đo (đã có hoặc chưa có bản đồ địa chính) chiếm phần lớn diện tích củamảnh bản đồ mà phần đất liền (hoặc phần lãnh thổ Việt Nam) hay phần diện tíchcủa đơn vị hành chính cần đo vẽ bản đồ chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích hoặc nhỏhơn thì cho phép ghép vào mảnh bản đồ kề sát Mảnh bản đồ kề sát được phép
mở rộng kích thước khung (gọi là phá khung) nhưng đường khung mở rộng này
Trang 24vẫn phải lấy chẵn 10 hoặc 20 cm trên bản đồ Kích thước của mảnh bản đồ vẽphá khung quy định trên cơ sở khả năng cho phép, thuận tiện cho quản lý, sửdụng Kích thước các mảnh bản đồ vẽ phá khung phải quy định rõ trong thiết kếkỹ thuật - dự toán công trình.
Tọa độ của các điểm góc khung bản đồ, của giao điểm lưới kilomet, củacác điểm khống chế toạ độ nhà nước, các điểm địa chính, các điểm khống chế
đo vẽ, điểm trạm đo và các điểm mia chi tiết phải được tính tọa độ ở múi 3o theokinh tuyến trục cho từng tỉnh, thành phố
II.7 Phân loại bản đồ địa chính
II.7.1 Theo điều kiện khoa học và công nghệ
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được
thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
II.7.1.1 Bản đồ địa chính giấy
Là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấynhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan
và dễ sử dụng
II.7.1.2 Bản đồ địa chính số
Có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy song các thông tin nàyđược lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu mãhoá Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ (X,Y), còn thông tinthuộc tính sẽ được mã hoá Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máytính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy
Hai loại bản đồ trên thường có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung Tuynhiên bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên cónhiều ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy thông thường Về độ chính xác, bản
đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên thông tin chỉ chịu ảnh hưởng của sai số đođạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồhọa Trong quá trình sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tracứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích, tổng hợp thông tinnhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các yêu cầu sử dụng của các cơ quan Nhànước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật
Trang 25II.7.2 Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một sốkhái niệm về các loại bản đồ địa chính sau:
II.7.2.1 Bản đồ địa chính cơ sở
Đó là tên gọi chung cho các bản đồ gốc được thành lập bằng phương pháp
đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ
bổ sung ở thực địa Trên bản đồ địa chính cơ sở thể hiện hiện trạng vị trí, hìnhthể, diện tích và các loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và dễ xácđịnh ở thực địa Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính cáccấp, vẽ kín khung trong của tờ bản đồ Các thửa đất ở vùng biên các tờ bản đồđịa chính cơ sở có thể bị cắt bởi đường khung trong Trong trường hợp bản đồđịa chính cơ sở được lập bằng phương pháp đo ảnh, đối với vùng đất nôngnghiệp có thể không vẽ chi tiết đến các thửa đất nhỏ của các chủ sử dụng đất màchỉ vẽ đến lô đất, các vùng đất khi có số hiệu thửa đất trên bản đồ địa chính cơ
II.7.2.3 Bản đồ địa chính trích đo
Là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồđịa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong
Trang 26các ô thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu quản lýđất đai.
Tuy nhiên, trong hệ thống bản đồ địa chính người ta phải nghiên cứu quyđịnh những hạn sai cơ bản của các yếu tố bản đồ, các hạn sai này sẽ thiết kế cácsai số đo và vẽ bản đồ phù hợp cho từng bước của công nghệ thành lập bản đồ
Độ chính xác của bản đồ thể hiện qua các yếu tố đặc trưng trên bản đồ
II.8.1 Độ chính xác điểm khống chế đo vẽ
- Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bìnhsai so với điểm khống chế toạ độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất không quá0,10 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập
- Đối với khu vực đất ở đô thị sai số nói trên không vượt quá 6 cm cho tỷ
lệ 1: 500; 1: 1000 và 4 cm cho 1: 200
- Sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ (nếu có yêu cầuthể hiện địa hình) sau bình sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất không quá1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản
- Sai số đưa các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilomet, cácđiểm tọa độ nhà nước, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồđịa chính số được quy định là bằng không (không có sai số)
- Trên bản đồ địa chính in trên giấy sai số độ dài cạnh khung bản đồkhông vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảngcách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lướikilômét) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết Trường hợp vượt cáchạn sai quy định, khi sử dụng các số liệu đo trên bản đồ in trên giấy phải cảichính độ biến dạng của giấy vào kết quả đo
Trang 27II.8.2 Độ chính xác vị trí điểm chi tiết
- Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản
đồ địa chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chếảnh ngoại nghiệp) gần nhất không được vượt quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 1000
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 10000Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1: 200, 1: 500, 1: 1000, 1: 2000 áp dụngcho trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao, trườnghợp đo vẽ đất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000 các sai sốnêu trên được phép tới 1,5 lần, trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1: 1000
và 1: 2000 các sai số nêu trên được phép tới 2 lần
- Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản
đồ địa chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ)
so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhấtkhông được vượt quá 0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1: 200, 1: 500, 1: 1000, 1:
2000, 1: 5000 và không vượt quá 0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1: 10000
- Sai số trung bình độ dài giữa các điểm trên cùng cạnh thửa đất, sai sốtrung bình độ dài cạnh thửa đất, sai số tương hỗ trung bình giữa các điểm trênhai cạnh thửa đất trên bản đồ địa chính số và trên bản đồ địa chính in trên giấykhông vượt quá 1,5 lần tương ứng với từng dạng bản đồ địa chính
II.8.3 Độ chính xác tính diện tích
Diện tích thửa đất được tính đến mét vuông, riêng khu vực đô thị cần tínhchính xác đến 0,1m2 Diện tích thử đất được tính 2 lần, độ chênh kết quả tínhdiện tích phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ và diện tích thửa Quy phạm qui định sai sốgiới hạn tính diện tích trên bản đồ giấy là
Trang 28∆pgh=0,0004.m√p
Trong đó: m là mẫu số tỉ lệ bản đồ
P là diện tích thửa đất tính bằng m2
II.8.3 Độ chính xác thể hiện độ cao trên bản đồ
- Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của điểm đặctrưng địa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính(nếu có yêu cầu biểu thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệpgần nhất không quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồngbằng và không quá 1/2 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi,núi cao, vùng ẩn khuất
- Khi kiểm tra, sai số lớn nhất về vị trí điểm khống chế ảnh, điểm củalưới đo vẽ không được vượt quá sai số giới hạn và số lượng sai số có giá trị bằnghoặc gần bằng (từ 70 đến 100%) sai số giới hạn không được vượt quá:
Về mặt phẳng: 5% tổng số các trường hợp kiểm tra
Về độ cao (nếu có): 5% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng quangđãng và 10% tổng số các trường hợp kiểm tra ở vùng ẩn khuất
II.9 Ký hiệu bản đồ địa chính
Nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị bằng các ký hiệu quy ước vàcác ghi chú Các ký hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ và phùhợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính Các ký hiệu phải đảm bảo tính chấttrực quan, dễ đọc, không nhầm lẫn giữa ký hiệu này với ký hiệu khác
II.9.1 Phân loại ký hiệu
Các ký hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại:
- Ký hiệu theo tỷ lệ
- Ký hiệu phi tỷ lệ
- Ký hiệu nửa theo tỷ lệ
II.9.2 Các ký hiệu vẽ theo tỉ lệ
Khi thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối lớn phải vẽ đúngkích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ Đường viền của đối tượng có thể vẽ
Trang 29bằng nét đứt đoạn, nét liền hoặc đường chấm chấm Bên trong phạm vi đườngviền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ, biểu tượng và chỉ ghi chú để biểu thị đặctrưng địa vật Đối với bản đồ địa chính thì phép ghi chú đặc trưng dùng làmphương tiện chính.
Các ký hiệu này thể hiện rõ vị trí, diện tích, các điểm đặc trưng và tínhchất của đối tượng cần biểu diễn
II.9.3 Các ký hiệu phi tỷ lệ
Đây là những ký hiệu quy ước dùng để thể hiện vị trí và các đặc trưng sốlượng, chất lượng của các đối tượng, song không thể hiện diện tích, kích thước
và hình dạng của chúng theo tỷ lệ bản đồ Loại ký hiệu bản đồ này còn sử dụngtrong trường hợp địa vật được vẽ theo tỷ lệ mà ta muốn biểu thị thêm yếu tốtượng trưng làm tăng thêm khả năng nhận biết đối tượng trên bản đồ
II.9.4 Ký hiệu nửa theo tỷ lệ
Đây là những ký hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng có thể biểudiễn kích thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích thướcqui ước Ví dụ: ký hiệu đường sắt, đường dây điện, dây thông tin, kênh mươngnhỏ trong đó chiều dài tuyến vẽ theo tỷ lệ và dùng lực nét, màu sắc thể hiệnchủng loại và nét đặc trưng của địa vật
II.9.6 Vị trí các ký hiệu
Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ thì phải thể hiện chính xác vị trí các đặc điểmđặc trưng trên đường biên của nó
Trang 30Ví dụ: các góc thửa đất, điểm đỉnh các đoạn cong của đường ranh giớithửa đất Khi xác định chính xác toàn bộ đường biên thì vị trí của các ký hiệu vẽtheo tỷ lệ được xác định
Với ký hiệu không theo tỷ lệ:
- Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tamgiác Thì tâm ký hiệu chính là tâm địa vật
- Ký hiệu đường nét thì trục của ký hiệu trùng với trục của địa vật
- Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm ngang thì điểm đặc trưng vị trícủa ký hiệu là điểm giữa của đáy
II.9.7 Màu sắc ký hiệu
Theo quy định của các qui phạm thì bản đồ địa chính có hai loại là “ bản
đồ địa chính cơ sở ” và “ bản đồ địa chính ” Tương ứng với từng loại sẽ dùngmàu sắc khác nhau để vẽ bản đồ địa chính
Trên bản đồ địa chính cơ sở ( bản đồ địa chính gốc ), các ký hiệu được vẽbằng 3 màu đen, ve, nâu nhằm đảm bảo dễ đọc Đường nét phải đảm bảo đủđậm màu để có thể chụp ảnh hoặc phiên bản phục vụ cho công tác biên tập bản
đồ địa chính theo công nghệ truyền thống
Bản đồ địa chính lập theo đơn vị hành chính cấp xã thường dùng một màuđen để thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ nhằm tăng độ tương phản, thuận tiệncho việc nhân thành nhiều bản
Khi thành lập bản đồ địa chính bằng kỹ thuật số trên máy tính thì yêu cầubản đồ địa chính cơ sở phải thể hiện 3 màu và bản đồ địa chính cũng có thể dùng
3 màu mà không nhất thiết phải chuyển thành 1 màu đen như trong công nghệtruyền thống
II.10 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Công việc quan trọng nhất của việc thành lập bản đồ địa chính là đo vẽchi tiết đến từng thửa đất Đây là một khối lượng công việc đồ sộ, cần tận dụngmọi nguồn lực, thiết bị và tài chính để hoàn thành Trong điều kiện hiện nay ởviệt nam có thể lựa chọn theo các phương pháp như sau:
II.10.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Trang 31Thường được gọi đơn giản là phương pháp toàn đạc, đây là phương pháp
cơ bản để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn Sử dụng các loại máy toàn đạcđiện tử để đo chi tiết
Phương pháp đo vẽ trực tiếp là phương pháp cơ bản để thành lập bản đồđịa chính ở các vùng dân cư, đặc biệt là khu đô thị có mật độ nhà cửa, công trìnhdày đặc Phần đo đạc ngoài trời có thể dùng máy toàn đạc điện tử kết hợp vớithước dây và sử dụng các phần mềm đồ hoạ chuyên dùng để biên tập bản đồ sốđịa chính
II.10.2 Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh ảnh hàng không
Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bayhoặc chụp từ các thiết bị bay khác (gọi tắt là đo vẽ bản đồ bằng ảnh máy bay)được sử dụng kết hợp với phương pháp điều tra, đo vẽ bổ sung ở thực địa đểthành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10000
II.10.3 Đo vẽ bản đồ bằng công nghệ gps
Nếu khu vực cần đo vẽ bản đồ địa chính không bị che thì có thể áp dụngcông nghệ GPs động để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1: 2000, 1: 5000, 1:10000
II.10.4 Phương pháp biên vẽ, đo vẽ bổ sung và biên tập từ các bản đồ địa chính cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ lớn hơn.
Trang 32CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ FAMIS
I GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION
I.1 Giới thiệu chung
Microstation là một phần mềm đồ hoạ trợ giúp thiết kế ( CAD ) và là môitrường đồ hoạ rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thểhiện các yếu tố bản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộctính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thốngquản lý dữ liệu lớn Do vậy nó khá thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồđịa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau Dữ liệukhông gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất tiệnlợi Microstation cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệthống toạ độ khác nhau
Microstation là môi trường đồ hoạ làm nền để chạy các Modul phần mềmứng dụng khác như : I/GEOVEC, I/RASB, MSFC, FAMIS… Các công cụ củaMicrostation được dùng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (Raster), sửachữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ
Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất ( Import, Export ) dữ liệu
đồ hoạ từ các phần mềm khác qua các file có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg).Microstation có một giao diện đồ hoạ bao gồm nhiều cửa sổ, Menu, bảng công
cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ hoạ đầy đủ và mạnh giúp thao tác với
dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng
File dữ liệu của Microstation được gọi là Design file (*.dgn) Microstationcho phép người sử dụng mở và làm việc với một Design file tại một thời điểm,file này gọi là Active Design
Nếu tiến hành mở một file *.dgn khi đã có một *.dgn khác đang mởmicrostation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại Tuy nhiên, có một chức năng kháccho phép người sử dụng có thể xem (tham khảo) nội dung của các file *.dgnkhác đó bằng cách mở các file đó dưới dạng file tham khảo (Reference File)
Trang 33Bản vẽ *.dgn được quản lý theo từng lớp dữ liệu, mỗi lớp dữ liệu đượcgọi là 1 Level, mỗi file *.dgn có 63 Level được đánh số từ 1 – 63 có thể gán têncho số hiệu lớp để dễ quản lý.
Các level đó có thể hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn hình.Khi tất cả các Level chứa dữ liệu được bật, màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội dungcủa bản vẽ, ta cũng có thể tắt tất cả các Level đang hiển thị trừ Level đang hoạtđộng gọi là Active Level, Active Level là Level các đối tượng sẽ được vẽ trênđó
Một đối tượng đồ họa xây dựng lên file *.dgn gọi là một Element.Element có thể là một điểm, đường, vùng hoặc một chữ chú thích Mỗi Elementđược định nghĩa bằng các thuộc tính đồ hoạ sau:
- Level: (1- 63) các lớp
- Color: (0 - 255) màu
- Line Weght: (0 - 15) lực nét của đường
- Line Style: (0-7, Custom Style) kiểu đường
I.2 Các phần mềm khác chạy trên nền của microstation
I.2.1 IRACB
IracB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu Raster dưới dạng các ảnhđen trắng và được chạy trên nền của Microstation được thể hiện trên cùng mộtmàn hình nhưng nó hoàn toàn độc lập với nhau Nghĩa là việc thay đổi dữ liệuphàn này không ảnh hưởng đến dữ liệu của phần kia
Ngoài việc sử dụng IracB để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quátrình số hóa trên ảnh, công cụ Warp của IracB được sử dụng để nắn các file ảnhRaster từ tọa độ hàng cột của các Pixel về tọa độ thực của bản đồ
I.2.2 GEOVEC
Là phần mềm chạy trên nền của Microstation cung cấp các công cụ số hóabán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng (Binary) với định dạng củaIntergrah Mỗi một đối tượng số hóa bằng Geovec phải được định nghĩa trướccác thông số đồ họa về màu sắc, lớp thông tin, khi đó đối tượng này được gọi làmột Feature Mỗi một Feature có một tên gọi và mã số riêng
Trang 34Trong quá trình số hóa các đối tượng bản đồ, Geovec dùng nhiều trongviệc số hóa các đối tượng dạng đường.
I.2.3 MSFC
MSFC (Microsation Feature Collection) Modull cho người dùng khai báo
và đặt các đặc tính đồ họa cho các thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ choquá trình số hóa đặc biệt là số hóa trong Geovec Ngoài ra, MSFC còn cung cấpmột loạt các công cụ số hóa bản đồ trên nền Microsation, MSFC được sử dụng :
- Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ họa cho đối tượng
- Quản lý các đối tượng cho quá trình số hóa
- Lọc điểm và làm trơn đường đối với từng đối tượng đường riêng lẻ
I.2.4 MRFCLEAN
MrfClean được viết bằng MDL (Microsation Development Language) và
chạy trên nền của microsation MrfClean dùng để :
- Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu vị trí các điểm cuối tự dobằng một ký hiệu chữ ( chữ D,X,S )
- Xóa đi những điểm trùng nhau
- Cắt đường tác một đường thành 2 đường tại điểm giao với đường khác
- Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn với tolerance
I.2.5 MRFFLAG
MrfFlag được thiết kế tương hợp với MrfClean, dùng để tự động hiển thị
lên màn hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MrfClean đã đánh dấu trước đó vàngười dùng sẽ sử dụng các công cụ của Microstation để sửa
I.3 Các đối tượng trong microsation
- Đối tượng dạng điểm ( Point, Cell ) : là đối tượng vô hướng, chúng chỉ
có vị trí trong không gian Điểm được định nghĩa bởi cặp tọa độ X, Y và mã của
nó được lưu trữ ở dạng Vector
- Đối tượng dạng đường (Line, Linestring) là đối tượng một chiều khôngchỉ có vị trí trong không gian mà còn có cả chiều dài hiển thị Đường được địnhnghĩa bởi một chuỗi các cặp tọa độ X, Y
Trang 35- Đối tượng dạng vùng (Shape, Complex Shape) : là đối tượng 2 chiềukhông những chỉ có cả chiều dài, vị trí mà còn có cả chiều rộng hay có thể nóichúng có diện tích.
- Đối tượng 3D : là các đối tượng được thể hiện dưới dạng không gian 3chiều Các đối tượng ở đây bao gồm chiều dài, chiều rộng, tọa độ
Các bản vẽ trong Microstation được lưu dưới dạng file.dgn Mỗi file banđầu được định vị trong hệ thống hệ tọa độ nhất định với tham số về tọa độ, phạm
vi làm việc, số chiều không gian làm việc
Trong không gian làm việc của Microstation có thể làm việc với khônggian 3 chiều (file 3D) và không gian 2 chiều (file 2D) Đối với bản đồ địa chínhkhông gian làm việc là không gian 2 chiều Trong mỗi file dữ liệu được phântheo các thuộc tính :
+ Tọa độ X,Y
+ Tên lớp (level) : có 63 lớp được đánh số từ 163
+ Kiểu đường nét (style) :có 8 kiểu đường được đánh số từ 07
+ Lực nét (weight) : có 16 kiểu lực nét được đánh số từ 0-15
+ Màu sắc (color) : có 256 kiểu màu được đánh số từ 0-255
I.4 Các công cụ trong Microstation
I.4.1 Các thao tác điều khiển màn hình.
Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ hoặc dịch chuyển màn hình được
bố trí dưới góc trái của mỗi một cửa sổ (window) Tuy nhiên người sử dụng có thể mở thanh công cụ điều khiển màn hình bằng cách: chọn menu tool của microstation => chọn view control => sẽ xuất hiện thanh công cụ điều khiển màn hình (view control).
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 - Update: Vẽ lại nội dung của cửa sổ mà hình đó
2 - Zoom In: Phóng to nội dung
Trang 363 - Zoom Out: Thu nhỏ nội dung.
4 - Window Area: Phóng to nội dung một vùng
5 - Fit View: Thu toàn bộ nội dung bản vẽ vào trong màn hình
6 - Rotate View: Thay đổi góc nhìn bản vẽ
7 - Pan: Dịch chuyển nội dung bản vẽ theo một hướng nhất định
8 - View Previous: Quay lại chế độ màn hình lúc trước
9 - View Next: Quay lại chế độ màn hình trước khi sử dụng lệnh viewprevious
I.4.2 Các chế độ bắt điểm
Để nâng cao độ chính xác trong quá trình thành lập bản đồ, microstation đãxây dựng các chức năng bắt điểm chính xác trên các đối tượng đã có Các chứcnăng bắt điểm được thể hiện trên thanh snap mode
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 - Nearest: Con Trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất của element
2 - Keypoint: Con trỏ sẽ bắt vào điểm nút trên element
3 - Midpoint: Con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của element
4 - Center: Con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng
5 - Origin: Con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell
6 - Bisector: Diểm giữa một đa tuyến
7 - Intersection: Con trỏ sẽ bắt vào giao điểm 2 đoạn thẳng
8 - Tangent: Bắt tiếp điểm
9 - Tangent From: Hướng qua tiếp điểm
10 - Perpendicular: Chân đường vuông góc
11 - Perpfrom: Hướng vuông góc
12 - Parallel: Hướng song song
Trang 3713 - Through Point: Hướng qua một điểm
14 - Point On: Điểm Chạy trên đường thẳng
I.4.3 Các đối tượng đồ hoạ
- Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến (Linear Element Tools)