1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội

72 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệthống đườn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của:

- PGS.TS Trần Quốc Bình, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài;

ĐHQGHN Các thầy, cô giáo khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên –ĐHQGHN và các đồng nghiệp;

- UBND huyện Phú Xuyên, Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND xãPhượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đãgiúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đềtài này

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Lê Văn Khá

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 9

1.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu địa chính 9

1.2 Vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính đối với phát triển kinh tế - xã hội 9

1.3 Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính 10

1.4 Các vấn đề về xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính 14

1.4.1 Nguyên tắc chung xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính 14

1.4.2 Yêu cầu đối với chức năng của CSDL địa chính 15

1.4.3 Xây dựng và cập nhật dữ liệu cho CSDL địa chính 17

1.4.4 Khai thác CSDL địa chính 18

1.4.5 Yêu cầu về tổ chức hệ thống, vận hành và bảo trì CSDL địa chính 18

1.5 Tình hình xây dựng CSDL địa chính ở trong nước và trên thế giới 19

1.5.1 Tình hình xây dựng CSDL địa chính trên thế giới 19

1.5.2 Tình hình xây dựng CSDL địa chính ở Việt Nam 23

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu 28

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên 28

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 30

2.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai 31

2.2 Đánh giá tính đầy đủ về nội dung dữ liệu địa chính 39

2.2.1 Dữ liệu không gian địa chính 39

2.2.2 Dữ liệu thuộc tính địa chính 40

2.3 Đánh giá tính hiện thời của dữ liệu địa chính 41

2.4 Đánh giá mức độ chuẩn hóa của dữ liệu địa chính 41

2.5 Đánh giá công tác quản lý dữ liệu địa chính 44

Trang 3

2.6 Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn nghiên cứu 45

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 47

3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 47

3.2 Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính 47

3.2.1 Thu thập, đánh giá, tổng hợp tài liệu 47

3.2.2 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính từ bản đồ địa chính số 49

3.3 Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính 51

3.3.1 Đối soát, phân loại thửa đất 51

3.3.2 Điều tra bổ sung thông tin thuộc tính địa chính 52

3.3.3 Cập nhật và chuẩn hóa thông tin thuộc tính địa chính 53

3.3.4 Kiểm tra chất lượng dữ liệu thuộc tính địa chính 54

3.4 Giải pháp về xây dựng siêu dữ liệu địa chính 55

3.5 Giải pháp về tổ chức vận hành cơ sở dữ liệu địa chính 57

3.5.1 Các yêu cầu kỹ thuật hạ tầng công nghệ thông tin 57

3.5.2 Thiết kế hệ thống tại huyện Phú Xuyên 58

3.5.3 Lựa chọn phần mềm quản lý vận hành CSDL địa chính 59

3.6 Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Phượng Dực 62

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân cấp các nhóm dữ liệu địa chính 12

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Phú Xuyên 37

Bảng 2.2: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng huyện Phú Xuyên 38

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp tình hình cấp GCNQSĐ năm 2014 43

Bảng 3.1 Các văn bản pháp lý trong xây dựng CSDL địa chính 47

Bảng 3.2: Danh mục thiết bị cần đầu tư để quản lý CSDL địa chính tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phú Xuyên 59

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL địa chính 11

Hình 1.2 Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần 12

Hình 1.3 Cấu trúc hệ thống và dòng dữ liệu của Kadaster-on-line 21

Hình 1.4 Kiến trúc hệ thống KLIS 22

Hình 1.5 Chức năng tra cứu thông tin bất động sản của KLIS 23

Hình 1.6 Trang Web cung cấp thông tin địa chính xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 26

Hình 1.7 Chức năng tra cứu thông tin thửa đất theo chủ sử dụng của tỉnh Vĩnh Long 26

Hình 3.1 Các nhóm thông tin cấu thành siêu dữ liệu địa chính 57

Hình 3.2 Mô hình triển khai hệ thống tại huyện Phú Xuyên 58

Hình 3.3 Quy trình xây dựng CSDL địa chính huyện Phú Xuyên 62

Hình 3.4 Lớp DC_RanhGioiThuaDat đã được chuẩn hóa 63

Hình 3.5 Lớp DC_ThuaDat đã được chuẩn hóa 64

Hình 3.6 Thông tin thuộc tính địa chính 65

Hình 3.7 Siêu dữ liệu địa chính 66

Hình 3.8 Tích hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính địa chính 67

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, song là nguồntài nguyên có hạn, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc pháttriển kinh tế - xã hội đất nước có hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa

to lớn Một đất nước muốn phát triển bền vững thì phải đảm bảo được sự phát triểnđồng bộ của ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Cả ba lĩnh vực nàyđều chịu sự tác động trực tiếp từ quản lý và sử dụng đất đai Để phục vụ cho côngtác quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả và bền vững thìthông tin đất đai cần được lưu trữ, cập nhật và cung cấp đầy đủ, kịp thời Do đó,việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là nhu cầu tất yếu Dữ liệu địa chính là hệthống bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, gồm các thông tin cần thiết về các mặttự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của thửa đất, về người sử dụng đất, về quá trình sửdụng đất

Huyện Phú Xuyên là một huyện vùng đồng bằng gồm 26 xã và 2 thị trấn Donhiều nguyên nhân từ công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm đúng mức trongmột thời gian dài nên hệ thống dữ liệu địa chính của huyện trong tình trạng lạc hậu

và không đáp ứng được yêu cầu quản lý và sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay.Huyện chưa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy Các bản đồ địa chính được sửdụng đều là các bản đồ giải thửa và không được cập nhật đầy đủ Các sổ sách địachính cũng ở trong tình trạng lạc hậu không cập nhật đầy đủ hiện trạng và biến động

sử dụng đất Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp phát triển cơ sở dữ liệu địa chínhcủa huyện Phú Xuyên không chỉ có ý nghĩa lý thuyết về ứng dụng khoa học côngnghệ địa chính phù hợp đối với địa bàn huyện ngoại thành đang trong quá trình đôthị hóa, đặc biệt Phú Xuyên là một huyện được quy hoạch là đô thị vệ tinh của thủ

đô mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýnhà nước về đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất của địa phương nhằm đáp ứng cho sựphát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa, hiện đại

Trang 8

hóa của huyện Xuất phát từ thực tế này, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực

trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính đối với yêu cầu quản lý nhànước về đất đai, đề xuất các giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của huyện

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ

quản lý – sử dụng đất đai;

- Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính của huyện PhúXuyên, thành phố Hà Nội;

- Đề xuất các giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của huyện;

- Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại một địa bàn nghiên cứuđiểm (thôn Đồng Tiến, xã Phượng Dực)

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan

hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều góc độ lịch sử, pháp lý, hành chính; từ cơ sở lýluận tới thực tiễn Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, phân tích, đánh giá cácyếu tố cấu thành và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiện trạng dữ liệu địa chính;

- Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng nhằm điều tra, thu thập tàiliệu, số liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá hiện trạng hệ thống hồ sơ địachính trên địa bàn huyện Phú Xuyên; tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện

- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu về tình hình đăng ký đất đai,thiết lập hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: sử dụng để phân tích, đánh giá hệthống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Phú Xuyên đối với yêu cầu quản lý nhànước về đất đai và sử dụng đất của huyện

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để thu thập các ý kiến chuyên gia vềphương hướng hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính

Trang 9

5 Kết quả đạt được

- Đề tài đã đánh giá được hiện trạng quản lý đất đai nói chung và thực trạng dữliệu địa chính nói riêng trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;

- Đưa ra một số giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

- Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại thôn Đồng Tiến, xã PhượngDực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

6 Ý nghĩa của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở

khoa học - pháp lý cho việc hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựngCSDL địa chính, vai trò của CSDL địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai tạiđơn vị hành chính cấp quận, huyện

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Đánh giá được thực trạng dữ liệu địa chính của huyện Phú Xuyên

+ Đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính khả thi nhằm xây dựng CSDLđịa chính của huyện Phú Xuyên

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản

lý, các nhà lãnh đạo có những biện pháp cụ thể để tập trung vào từng giải phápnhằm hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng CSDL địa chính trên địa bànhuyện đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, cấu trúc luậnvăn gồm có 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính

Chương 2 Đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính của huyện Phú Xuyên,thành phố Hà Nội

Chương 3 Đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện PhúXuyên, thành phố Hà Nội

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

1.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu địa chính

Cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệuđịa chính (gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữliệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cậpnhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử [6]

Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệthống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới;dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quyhoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quyhoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình [3]

Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụngđất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liênquan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệuthuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng

sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền vànghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệugiao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [3]

Về thực chất, CSDL địa chính là một thành phần cơ bản của CSDL đất đai,làm cơ sở để xây dựng các CSDL thành phần khác như CSDL quy hoạch, CSDL giáđất, CSDL hiện trạng sử dụng đất, CSDL chất lượng đất, các CSDL liên quan khác

1.2 Vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính đối với phát triển kinh tế - xã hội

Xây dựng CSDL địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đấtđai hiện đại Một hệ thống quản lý đất đai hiện đại sẽ tạo tiền đề để phát triển kinh

tế - xã hội Việc áp dụng tin học hóa trong quản lý đất đai sẽ cho chúng ta các lợiích sau đây [3]:

Trang 11

- Tăng cường tính chặt chẽ trong hệ thống quản lý đất đai nói riêng và hệthống hành chính nói chung để tránh các trường hợp bị sót, nhầm lẫn, chồng chéo

do các dữ liệu phục vụ quản lý được tổ chức thành CSDL;

- Hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định về pháp luật đất đai, quy hoạch sửdụng đất, tài chính đất đai, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất,nhằm đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý, khả thi do việc chuẩn bị được phân tích kỹlưỡng trong nhiều phương án với đầy đủ dữ liệu và dự báo với độ tin cậy cao;

- Các thông tin được công khai hóa, nâng cao tính minh bạch, đảm bảo tínhcông bằng xã hội và hỗ trợ người dân giám sát các hoạt động của nhà nước;

- Góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công việc, hạn chếtham nhũng trong bộ máy quản lý đất đai và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngườidân;

- Đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin đất đai của người dân và tổ chức;cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng;

- Phát triển thị trường bất động sản, tạo điều kiện để phát triển các thị trườngvốn, lao động, tiền tệ trong hệ thống nền kinh tế;

- Từ CSDL địa chính có thể phân tích để tìm các chỉ số phản ánh các hiệntượng kinh tế - xã hội giúp nhà nước điều chỉnh pháp luật, chính sách và trợ giúpquyết định chiến lược Bởi vì quá trình sử dụng đất thường phán ảnh nhiều hiệntượng kinh tế - xã hội của đất nước Ví dụ như hiện tượng đất rừng bị giảm có thể

do khai thác không theo quy hoạch, hiện tượng đất bị bỏ hoang,…

- CSDL địa chính có thể được mở rộng và phát triển thành CSDL đất đai,CSDL về tài nguyên thiên nhiên và môi trường Rộng hơn là phát triển thành mộtCSDL tổng hợp quốc gia phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước

1.3 Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính

CSDL địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau (hình 1.1):

- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý, người sử dụng đất, chủ

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch

về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trang 12

CSDL Địa chính

giao thông biên giới, địa giới

Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú

Nhóm dữ liệu về quy hoạch

Nhóm dữ liệu

về điểm khống chế toạ độ và

độ cao thủy hệ

Hình 1.1 Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL địa chính [3]

- Nhóm dữ liệu về thửa đất;

- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng củathửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sửdụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất;

- Nhóm dữ liệu về thủy hệ;

- Nhóm dữ liệu về giao thông;

- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới;

- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú;

- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo

vẽ lập bản đồ địa chính;

- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính vềđường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạchgiao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.Các nhóm dữ liệu thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thểhiện ở sơ đồ hình 1.2

Trang 13

Nhóm dữ liệu

về biên giới, địa giới

Nhóm dữ liệu

về quy hoạch

Nhóm dữ liệu về điểm khống chế toạ độ và độ cao

Hình 1.2 Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần [3]

Mỗi nhóm thông tin lại được thể hiện thông qua cấu trúc và kiểu thông tin của

dữ liệu Bảng 1.1 thể hiện tóm tắt cấu trúc của dữ liệu địa chính theo sự phân cấp dữ

liệu dựa trên Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về chuẩn CSDL địa chính

Bảng 1.1 Phân cấp các nhóm dữ liệu địa chính [3]

STT dữ liệu Nhóm Nhóm dữ liệu (DL) cấp 1 Nhóm DL cấp 2 Nhóm DL cấp 3

Nhóm DL cấp 4

Nhóm DL cấp 5

1 Người Cá nhân, hộ gia đình,

vợ chồng đồng sử dụng,

tổ chức, cộng đồng dân

cư, nhóm người đồng

sử dụng

Họ tên, chứng minh nhân dân, hộ chiếu,

Tên và mã mục đích sử dụng đất,

Trang 14

STT dữ liệu Nhóm Nhóm dữ liệu (DL) cấp 1 Nhóm DL cấp 2 Nhóm DL cấp 3

Nhóm DL cấp 4

Nhóm DL cấp 5

3 Tài sản Nhà, căn hộ, công trình

xây dựng, rừng sản xuất

là rừng trồng, vườn cây lâu năm

Địa chỉ

4 Quyền Quyền, nghĩa vụ, hạn

chế, giao dịch bảo đảm, hồ sơ giao dịch

Quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng, quyền quản lý đất, hạn chế về quyền sử dụng, quản

lý đất, văn bản pháp lý

Mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, quản

lý đất, thời hạn sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nguồn gốc sử dụng, thông tin thay đổi về quyền, nghĩa vụ và hạn chế, thực hiện nghĩa vụ tài chính, nợ nghĩa vụ tài chính, hạng mục sở hữu chung, riêng

Mục đích sử dụng phụ

Loại mục đích

5 Giao

thông

Mép đường bộ, tim đường bộ, ranh giới đường sắt, đường sắt, cầu giao thông

6 Thủy hệ Đường mép nước,

đường bờ nước, máng dẫn nước, đường đỉnh

Trang 15

1.4 Các vấn đề về xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính

1.4.1 Nguyên tắc chung xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở

dữ liệu địa chính

Theo điều 10, chương 3 của Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chuẩn CSDL địa chính thì việc xâydựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tínhchính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành vềthành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bản

để thành lập CSDL địa chính CSDL địa chính của quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) là tập hợp CSDL địa chính của tất cảcác đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện CSDL địa chính của tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là tập hợp CSDL địa chính của tất

cả các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh CSDL địa chính cấp Trung ương làtổng hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cảnước

Trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địachính được giao cho [3]:

Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng, cậpnhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính cấp Trung ương

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng, cập nhật,quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính và báo cáo với Tổng cục Quản lý đấtđai theo định kỳ về kết quả xây dựng, cập nhật và khai thác sử dụng CSDL địachính trên địa bàn tỉnh

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện xây dựng, cập nhật,quản lý và khai thác CSDL địa chính, cung cấp thông tin biến động đất đai đã cậpnhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để cập nhật CSDL địachính cấp huyện, Báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường theo định kỳ và Phối

Trang 16

hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để xâydựng CSDL tài nguyên và môi trường địa phương

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện xây dựng, cậpnhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính, cung cấp thông tin biến độngđất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để cập nhậtCSDL địa chính cấp tỉnh và cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho

Ủy ban nhân dân cấp xã phục vụ cho nhiệm vụ quản lý hiện trạng sử dụng đất đai

Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về biến động sửdụng đất đai thực tế trên địa bàn cấp xã cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấtcấp huyện để phục vụ cập nhật CSDL địa chính

1.4.2 Yêu cầu đối với chức năng của CSDL địa chính

Về bản chất, CSDL địa chính sẽ bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữliệu thuộc tính địa chính Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nộidung của sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và sổ theo dõi biến động đai Như vậy,chức năng của CSDL địa chính phải đảm bảo được chức năng của Hồ sơ địa chính.Tức là thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản

lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhànước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Ngoài ra, từ CSDL địa chính cần phải in ra được [2]:

- Giấy chứng nhận;

- Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định;

- Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định;

- Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy chứngnhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định;

- Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc mộtkhu đất (gồm nhiều thửa đất liền kề nhau);

Trang 17

- Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng đất, tìmđược thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất; tìm được thôngtin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chínhthửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trênbản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệuthuộc tính địa chính thửa đất;

- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm cáctiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị trí, kíchthước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, nguồn gốc sửdụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, những hạn chế

về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; nhữngbiến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành và số vào Sổ cấp giấy chứngnhận;

Phần mềm quản trị CSDL địa chính phải bảo đảm các yêu cầu [2]:

a) Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữliệu địa chính;

b) Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địachính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối vớiquyền truy nhập thông tin trong CSDL;

c) Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;

d) Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biếnđộng về sử dụng đất trong lịch sử;

đ) Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đấtđai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối với từngthửa đất; trích sao sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từngchủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai; sao thông tin đất đai vào thiết bị nhớ;e) Bảo đảm tính tương thích với các phần mềm quản trị CSDL khác, phầnmềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Trang 18

1.4.3 Xây dựng và cập nhật dữ liệu cho CSDL địa chính

1.4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả củaquá trình đo đạc lập bản đồ địa chính và các nguồn dữ liệu không gian địa chínhkhác có liên quan Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhậnkết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và các nguồn dữ liệu thuộctính địa chính khác có liên quan [3]

Khi xây dựng CSDL địa chính sẽ phân thành 2 loại khu vực: địa bàn chưa cóCSDL và địa bàn đã có CSDL nhưng chưa theo chuẩn

- Đối với các địa bàn chưa có CSDL:

+ Trường hợp 1: Trường hợp thực hiện đồng bộ việc chỉnh lý hoàn thiện hoặc

đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận

và xây dựng CSDL địa chính cho tất cả các thửa đất

+ Trường hợp 2: Trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận,đăng ký biến động đất đai

- Đối với các địa bàn đã có CSDL nhưng chưa theo chuẩn thì phải tiến hànhchuẩn hóa, chuyển đổi cho phù hợp

1.4.3.2 Cập nhật CSDL địa chính

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp chịu trách nhiệm cập nhậtthông tin biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào CSDL địachính thuộc phạm vi quản lý của cấp đó; Dữ liệu sau khi được cập nhật thì phải tiếnhành tổng hợp, đồng bộ hóa CSDL địa chính giữa các cấp, cấp huyện gửi lên vàoCSDL địa chính cấp tỉnh, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh phải kiểmtra tính hợp lệ của dữ liệu biến động trước khi cập nhật chính thức vào CSDL địachính cấp tỉnh; trường hợp phát hiện có sai sót thì phải thông báo ngay cho Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để chỉnh sửa ngay các sai sót đó; Khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện cập nhật biếnđộng trong CSDL địa chính thì dữ liệu biến động (dữ liệu địa chính số và bản quét

Trang 19

hồ sơ) được chuyển đồng thời cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

để cập nhật vào CSDL địa chính

Việc cập nhật biến động vào CSDL địa chính và chuyển dữ liệu biến độnggiữa các cấp phải được thực hiện ngay trong ngày hoàn tất thủ tục, hồ sơ đăng kýđất đai

1.4.4 Khai thác CSDL địa chính

Việc cung cấp thông tin từ CSDL địa chính được thực hiện dưới các hình thứctra cứu thông tin trực tuyến hoặc theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin Thông tinđược cung cấp từ CSDL địa chính dưới dạng giấy hoặc dạng số bao gồm: Trích lụcthửa đất; Trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từngchủ sử dụng đất; Thông tin tổng hợp từ các dữ liệu địa chính; Thông tin bản đồ địachính trực tuyến trên mạng; Trích sao CSDL địa chính theo khu vực

Trách nhiệm cung cấp thông tin từ CSDL địa chính:

a) Đơn vị có chức năng lưu trữ thông tin đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lýđất đai thực hiện cung cấp thông tin tổng hợp về dữ liệu địa chính trên phạm vi cảnước;

b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện cung cấp thôngtin về dữ liệu địa chính của địa phương;

c) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cung cấp thôngtin về dữ liệu địa chính của địa phương;

d) Các cơ quan cung cấp thông tin về dữ liệu địa chính phải chịu trách nhiệmđối với nội dung thông tin đã cung cấp và phải xác nhận bằng văn bản về độ tin cậycủa nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu

Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin địa chính phải nộp tiền sử dụng thôngtin và tiền dịch vụ cung cấp thông tin theo quy định

1.4.5 Yêu cầu về tổ chức hệ thống, vận hành và bảo trì CSDL địa chính

Yêu cầu về tổ chức hệ thống, vận hành và bảo trì CSDL địa chính bao gồm:

- Yêu cầu về cài đặt, triển khai hệ thống: các phần mềm ứng dụng cho việcxây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật CSDL địa chính phải được Bộ Tài nguyên và

Trang 20

Môi trường thẩm định và cho phép sử dụng Ngoài ra còn có các yêu cầu kiến trúc

hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và các loại thiết bị tính toán (máy chủ, máytrạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi, thiết bị phụtrợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng phục vụ xây dựng CSDL địa chính ở các cấp

- Xây dựng quy chế, quy định và quy trình vận hành hệ thống căn cứ vào môhình hệ thống, cơ cấu tổ chức và giải pháp công nghệ

- Yêu cầu về nhân lực đáp ứng được các yêu cầu quản lý, vận hành hệ thống

- Yêu cầu bảo mật, an toàn dữ liệu: Hệ thống phải đảm bảo an ninh, bảo mậttrong quá trình vận hành, cập nhật CSDL địa chính đối với các kết nối như kết nốimạng nội bộ từ các máy trạm tới máy chủ lưu trữ CSDL địa chính; kết nối mạnggiữa cấp tỉnh với cấp Trung ương; kết nối mạng giữa cấp tỉnh với cấp huyện; kết nốimạng internet tới CSDL địa chính

1.5 Tình hình xây dựng CSDL địa chính ở trong nước và trên thế giới

1.5.1 Tình hình xây dựng CSDL địa chính trên thế giới

Việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng CSDL địa chính ở nhiều nước trên thếgiới đã được quan tâm từ sớm và thực hiện với nhiều kết quả tốt Đặc biệt là ở cácnước phát triển như Thụy Điển, Hà Lan, Úc, Italy,… CSDL địa chính được hoànthiện thành các hệ thống thông tin đất đai phục vụ rất hiệu quả cho sự phát triểnkinh tế - xã hội Sau đây tác giả xin tổng quan một số các hệ thống thông tin đất đai

ở một số nước

a Thụy Điển

Tại Thụy Điển, toàn bộ quá trình từ quyết định ban đầu đến khi hoàn thiện mấtkhoảng 25 năm Hệ thống thông tin đất đai tích hợp các thông tin đăng ký đất đai vàđịa chính vào một hệ thống bao gồm những phần sau: Đăng ký tài sản, xác định cácđối tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản); Đăng ký đất đai, xác địnhcác quyền đối với các đối tượng; Thiết lập và địa chỉ; Thuế và giá trị; Lưu trữ dạng số

Mô hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cậpnhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp với các thủtục pháp lý và Hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và

Trang 21

trình diễn dữ liệu Mô hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếpbằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML [4]

Thụy Điển xây dựng được ngân hàng dữ liệu đất đai (LDBS) vào năm 1995,trong ngân hàng này mỗi đơn vị tài sản có các thông tin sau:

- Khu vực hành chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục bản đồđịa chính, toạ độ của bất động sản và các công trình xây dựng;

- Diện tích của bất động sản;

- Giá trị tính thuế;

- Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thông tin về việc có bấtđộng sản đó khi nào và như thế nào;

- Sơ đồ công trình xây dựng và quy định được áp dụng cho trường hợp cụ thể đó;

- Số lượng thế chấp;

- Thông tin về quyền thông hành địa dịch;

- Các biện pháp kỹ thuật và chính thức được thực hiện, số tra cứu đến các bảnđồ và các tài liệu lưu trữ khác

Đồng thời, LDBS được kết nối tới các CSDL địa lý của Thụy Điển thông qua

hệ thống tọa độ Các CSDL địa lý có chứa các thông tin về địa hình, sử dụng đất,thủy văn, thực vật, Thông tin cơ bản trong LDBS được cập nhật hàng ngày bởi Cơquan đăng ký đất và Cơ quan địa chính

b Úc

Tại Úc, tổ chức cơ quan quản lý đất đai nói chung của từng bang có sự khácnhau Vì vậy công tác quản lý nhà nước, bao gồm công tác đăng ký quyền sở hữuđất đai và các dịch vụ liên quan đến đất đai (trong đó có hệ thông thông tin đất đai)của các Bang giữ nhiệm vụ chủ trì Hệ thống thông tin đất đai Tây Úc (WALIS)được thiết lập từ năm 1981, là hệ thống LIS sớm nhất tại Úc sử dụng công nghệ hệthống thông tin địa lý trong việc xây dựng LIS Tại bang New South Wales (NSW),

hệ thống đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Torrens có nguồngốc từ đây Tại bang này, hệ thống đăng ký đã được quản lý toàn bộ qua mạng, làmột phần cơ bản của LIS của bang NSW LIS tại NSW có đặc điểm và chức năng,

Trang 22

nhiệm vụ như sau [4]:

- Quản lý và cập nhật dữ liệu không gian và phi không gian;

- Chuẩn bị và chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ dữ liệu không gian chất lượngcao từ các ứng dụng dữ liệu không gian;

- Đảm bảo dữ liệu không gian và phi không gian tương thích và có thể tíchhợp với các hệ thống khác;

- Quản lý, xây dựng và phát triển các ứng dụng dữ liệu không gian;

- Cung cấp tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn, hỗ trợ người dùng hệ các thống dữ liệukhông gian khác nhau;

- Thiết kế, thực thi và hỗ trợ các giải pháp trên thiết bị di động và các ứngdụng Web

- Xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn, chính sách và quy trình của tổ chức liênquan tới việc vận hành hệ thống dữ liệu không gian và phi không gian

c Hà Lan

Hình 1.3 Cấu trúc hệ thống và dòng dữ liệu của Kadaster-on-line [1, 13]

Hệ thống Kadaster-online của Hà Lan được đánh giá là một trong những hệthống thông tin đất đai thành công nhất trên thế giới Kadaster-on-line được thiết lập

Trang 23

bởi Kadaster - cơ quan đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính của Hà Lan, cungcấp 2 loại hình dịch vụ chính là [1]:

- Kadaster-on-line cho người sử dụng chuyên nghiệp (các nhà chuyên môn)trong lĩnh vực quản lý đất đai và bất động sản, các dịch vụ này có thu phí

- Kadaster-on-line product cho tất cả những người dân bình thường, các dịch

vụ này được miễn phí

Với những dịch vụ cung cấp khá hoàn hảo, Kadaster-on-line đã có tác động rấtlớn đến thị trường bất động sản và công tác quản lý đất đai ở Hà Lan Ngoài ra, nótrở thành một mô hình kiểu mẫu về hệ thống thông tin đất đai cho nhiều nước kháchọc tập [1]

d Hàn Quốc

Hình 1.4 Kiến trúc hệ thống KLIS [14]

Hệ thống thông tin đất đai của Hàn Quốc [4, 14] là KLIS được phát triển bắtđầu từ năm 1998 và đến năm 2006 thì hoàn thành Các dịch vụ công trên mạngđược cung cấp tại Seoul và Jeju nơi mà dữ liệu địa chính và bản đồ quy hoạch đượccập nhật, bổ sung và đến năm 2008 thì mở rộng trên toàn quốc Dữ liệu không giancủa KLIS bao gồm CSDL địa hình và các bản đồ địa chính, dữ liệu hiện trạng, quy

Trang 24

hoạch Tập hợp dữ liệu này được tham chiếu tới dữ liệu thuộc tính được số hóa của

37 triệu thửa đất trên cả nước Hình 1.4 là kiến trúc của hệ thống KLIS và hình 1.5

là giao diện của chức năng tra cứu thông tin chi tiết về bất động sản của hệ thống

Hình 1.5 Chức năng tra cứu thông tin bất động sản của KLIS [14]

Qua nghiên cứu tình hình xây dựng hệ thống thông tin đất đai tại một số nước trên thế giới, đề tài xin đưa ra một số nhận xét sau:

- Hệ thống thông tin đất đai ở các nước đều được đầu tư xây dựng bài bản, cốgắng đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng và hỗ trợ cho công tác quản lýđất đai hiệu quả

- Để xây dựng được các hệ thống thông tin đất đai như vậy cần một quá trìnhtương đối lâu dài và phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển

- Vấn đề về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đều được coi trọng từ nhữngbước đầu tiên, làm nền tảng để phát triển hệ thống thông tin đất đai

- Các hệ thống thông tin đất đai đều được triển khai rộng rãi trên mạngInternet, cung cấp thông tin dễ dàng cho người dân

1.5.2 Tình hình xây dựng CSDL địa chính ở Việt Nam

Xây dựng CSDL địa chính là một nhiệm vụ rất quan trọng để phát triển hệthống quản lý đất đai hiện đại Chính vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước ta đã

Trang 25

ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn công tác này Trên

cơ sở đó, các địa phương sẽ tiến hành xây dựng CSDL địa chính cho đơn vị của mình

a Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng CSDL địa chính

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc “Hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính” Đây là vănbản đầu tiên đề cập đến CSDL địa chính với khái niệm, nội dung CSDL địa chính,yêu cầu về xây dựng CSDL địa chính Tuy nhiên, các quy định và hướng dẫn mớichỉ dừng ở mức đơn giản, chưa chi tiết

- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Thông tư này quy định rất

cụ thể về nội dung và cấu trúc dữ liệu; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêudữ liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày, trao đổi và phân phối dữ liệu; xây dựng, cập nhật,quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu đối với dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước

- Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/9/2011 của Tổng cục quản lýđất đai về việc Hướng dẫn xây dựng CSDL địa chính Đây là công văn nhằm trợgiúp các địa phương rà soát, hoàn thiện dự án tổng thể và các thiết kế kỹ thuật – dựtoán về đo đạc lập bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gắn với xâydựng CSDL địa chính của địa phương cho phù hợp

- Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạclập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính,CSDL địa chính Thông tư này áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) triển khai thực hiện đồng bộcác công việc từ đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính đến đăng ký đất đai, tàisản gắn liền với đất; cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận; xây dựng hồ sơ địa chính,CSDL địa chính;

+ Xã đã hoàn thành đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, nay triển khaithực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc còn lại về đăng ký đất đai, tài sảngắn liền với đất; cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận; xây dựng hồ sơ địa chính,

Trang 26

CSDL địa chính.

b Tình hình xây dựng CSDL địa chính thực tế ở các địa phương

Trong nhiều năm qua, nhiều địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thựchiện việc xây dựng CSDL địa chính gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng kýđất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất

Với tốc độ đô thị hóa cao, kéo theo việc biến động về đất đai khá nhanh, tỉnhĐồng Nai đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn để thực hiện mô hìnhđiểm xây dựng CSDL địa chính quản lý đất đai để rút kinh nghiệm Hiện CSDL đấtđai của Đồng Nai đã được tập trung tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh,các huyện, thị xã, thành phố Khi cần thiết, chỉ cần kết nối vào CSDL này để khaithác, cập nhật, chỉnh lý thông tin về từng thửa đất thông qua mạng MegaWan Do

đó, công tác quản lý của Nhà nước về đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng thông tin đất đai ởĐồng Nai đã được thực hiện thuận lợi hơn, tránh được tình trạng chuyển nhượng,quy hoạch, tách thửa tràn lan Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc lập bảnđồ địa chính cho 171/171 xã, phường, thị trấn Trong đó, 130 xã, phường, thị trấn

có bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ bản đồ số và 41 xã, phường, thị trấnđược số hóa đưa về chuẩn phần mềm Famis Hiện trong tỉnh đã xây dựng CSDL địachính cho gần 1,4 triệu thửa đất [15]

Ngoài tỉnh Đồng Nai, một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh khác(thuộc thành phố Hải Phòng, các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Bình Thuận,Thành phố Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng CSDL địa chính và đã tổ chức quản

lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật ở cáccấp tỉnh, huyện Tuy nhiên, nhiều địa phương còn lại mới chỉ dừng ở việc lập bảnđồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã Điều đó gây khó khăncho việc tích hợp và xây dựng CSDL địa chính hoàn chỉnh, cũng như cập nhật biếnđộng thường xuyên Hình 1.6 và 1.7 là ví dụ minh họa về các trang Web cung cấpthông tin địa chính của tỉnh Vĩnh Long

Trang 27

Hình 1.6 Trang Web cung cấp thông tin địa chính

xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long [8, 16]

Hình 1.7 Chức năng tra cứu thông tin thửa đất theo chủ sử dụng

của tỉnh Vĩnh Long [8, 16]

Trang 28

Trong quá trình xây dựng CSDL địa chính, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý,người sử dụng đã áp dụng những phần mềm hỗ trợ như FAMIS, CILIS, PLIS,ELIS, VILIS Mặt khác, trong quá trình triển khai, chúng ta cũng nhận được sự giúpđỡ rất hiệu quả của các tổ chức quốc tế như chương trình CPLAR (chương trình vềĐổi mới hệ thống địa chính) và dự án SEMLA (dự án tăng cường năng lực cho các

cơ quan quản lý môi trường ở Việt Nam) của Thụy Điển, dự án VLAP (dự án hoànthiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam) do Ngân hàng Thế giới tàitrợ [6]

Nhìn chung những giải pháp này đã cung cấp cho các địa phương một công cụhữu ích hỗ trợ tích cực để đẩy nhanh việc lập CSDL địa chính số, góp phần đẩynhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất Có thể nói, hiện nay việc ứng dụng công nghệ tin học để lập CSDL đấtđai dạng số đã được ứng dụng ở 100% cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh vàcấp huyện Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cán bộ địa chính cấp xãcòn rất hạn chế, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi đặc biệt khókhăn

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Phú Xuyên là một huyện đồng bằng, có tọa độ địa lý 20040’ - 20049’ vĩ độ Bắc

và 105048’ - 106001’ kinh độ Đông, tổng diện tích tự nhiên 17110,46 ha và tiếp giápvới:

- Phía Bắc giáp 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín;

- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;

- Phía Đông giáp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;

- Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà

b) Đặc điểm địa hình

Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1.5 6.0 m Địa hình có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Theo đặc điểm địahình, lãnh thổ huyện có thể chia thành hai vùng sau:

Vùng phía Đông đường Quốc lộ 1A gồm thị trấn Phú Minh và các xã VănNhân, Thuỵ Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, QuangLãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên Đây là những xã có địa hình caohơn mực nước biển khoảng 4m

- Vùng phía Tây đường Quốc lộ 1A gồm thị trấn Phú Xuyên và các xã:Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, TriTrung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Phú Yên, Châu Can

Do địa hình thấp trũng và không có phù sa bồi đắp hàng năm nên đất đai có độ chuacao, trồng trọt chủ yếu là 2 vụ lúa, một số chân đất cao có thể trồng cây vụ đông

c) Đặc điểm khí tượng thủy văn

Theo số liệu thống kê của trạm khí tượng huyện Phú Xuyên thì huyện mang

Trang 30

đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều Khí hậu cả năm khá

ẩm, mùa đông chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc Khí hậu đượcchia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùakhô

Mùa Đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau hướng gió chủyếu là Đông Bắc thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trungbình là 160C Lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất khoảng 18 mm Mùa nóng, ẩmthường có mưa nhiều, Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300-1800 mm Mùamưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ yếu là đông nammang theo hơi nước mát, nhưng cũng có khi là giông bão với sức gió có thể đạt 128-144 km/h

Về thủy văn, chảy qua địa phận của huyện có 3 con sông lớn là: sông Hồng ởphía Đông với tổng chiều dài chảy qua huyện 17 km theo hướng Bắc – Nam; SôngNhuệ dài 17 km chảy theo hướng Tây bắc - Đông Nam ở phía Tây của huyện; SôngLương dài 12,75 km theo hướng Bắc Nam là con sông cụt chảy từ Nam Hà qua cácxã Minh Tân, Tri Thuỷ, Bạch Hạ, Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc Tiến Ngoài

ra có các sông nhỏ khác là sông Duy Tiên - 13 km, sông Vân Đình - 5 km, sôngHữu Bành - 2 km Hệ thống sông Nhuệ, sông Lương, Duy Tiên, Vân Đình, HậuBành thuộc hệ thống tưới tiêu do Công ty Thuỷ nông sông Nhuệ quản lý

2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên

-b) Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi huyện Phú Xuyên rất đa dạng và phong phú bao gồm 03

Trang 31

nhánh sông chính như đã mô tả ở trên Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các consông như: sông Bìm, sông Hữu Bành, hệ thống máng 7 và các hồ, ao, đầm… Nằmrải rác trong và ngoài khu dân cư có tác dụng điều tiết chế độ thuỷ văn.

c) Tài nguyên khoáng sản

Phú Xuyên là huyện nghèo khoáng sản, trên địa bàn huyện có một số loạikhoáng sản sau:

- Than bùn: hiện nay chưa có kết quả thăm dò, nhưng theo Sở Công nghiệp,

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thì trên địa bàn huyện cómột số vùng có than bùn, tuy nhiên chưa xác định được trữ lượng Đây là nguồnnguyên liệu làm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho trồng trọt

- Cát xây dựng: có nguồn cát đen dồi dào của sông Hồng phục vụ cho xâydựng, nguồn phù sa cho cải tạo đất Ngoài ra, nguồn đất bãi sông Hồng để sản xuấtgạch xây cũng được coi là nguồn lợi đáng kể lâu dài, huyện có trên 300 ha, songviệc sử dụng vào sản xuất vật liệu xây dựng cũng phải cần có quy hoạch, kế hoạch

cụ thể kèm theo là các biện pháp bảo vệ đê điều và giữ gìn môi trường

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyềnhuyện Phú Xuyên, kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực vàdần đi vào thế ổn định, phát triển Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn2000-2010 đạt 10,55%/năm (trong đó giai đoạn 2000-2005 tăng 10,93%/năm vàgiai đoạn 2006-2010 tăng 10,17%/năm) Trong giai đoạn này, nông nghiệp tăng4,96%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 12,48%/năm và thương mại - dịch vụ tăng13,36%/năm

2.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2000 - 2010 đã có sự chuyển dịch tích cực, năm 2010 cơ cấukinh tế đạt:

- Nông nghiệp chiếm 29,17%, giảm so với năm 2000 là 21,26 %;

- Công nghiệp - xây dựng chiếm 41,27%, tăng so với năm 2000 là 15,13%;

Trang 32

- Thương mại dịch vụ chiếm 29,56%, tăng so với năm 2000 là 6,13%;

2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số năm 2010 là 182.644 người, trong đó dân số đô thị 14.728 người, nôngthôn là 167.916 người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.066 người/km2 (có xuhướng tăng qua các năm) Tổng số lao động theo thống kê năm 2010 của toànhuyện là 98.620, trong đó: lao động nông nghiệp chiếm 39,37%; lao động côngnghiệp - TTCN và xây dựng chiếm 36,96% và lao động làm thương nghiệp dịch vụchiếm 24,55%

Trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thựchiện chăm lo đến các đối tượng chính sách xã hội; đời sống nông dân từng bước cảithiện; Thực hiện bước đầu có hiệu quả về hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động,phát triển thị trường lao động, (thông qua các hoạt động vay vốn với lãi suất thấp

từ quỹ quốc gia), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm dần đến mứcthấp nhất số người không có việc làm, thiếu việc làm, ổn định và nâng cao đời sốngcủa nhân dân trong huyện; công tác khuyến nông, khuyến công được quan tâm.Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 theo đạt trên 12 triệuđồng/người/năm (chỉ tiêu này năm 2000 mới đạt 3,35 triệu đồng/người/năm)

2.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai

2.1.3.1 Tình hình quản lý đất đai

a) Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản

Để thực hiện các văn bản pháp quy về quản lý đất đai của Nhà nước và củaThành phố, huyện Phú Xuyên đã ban hành các văn bản pháp quy về quản lý, sửdụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản Nhìn chung việc ban hành và thực hiệncác văn bản về tổ chức, quản lý và sử dụng đất của huyện đúng pháp luật, thực hiệntốt

b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản

đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), đượcsự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Địa chính thành phố Hà Nội (nay là

Trang 33

Sở Tài nguyên và Môi trường), UBND huyện Phú Xuyên đã cùng các huyện giápranh là huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín, huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội,huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tổ chức triểnkhai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính Về cơ bản địa giới hành chínhcủa huyện đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa Hồ sơ ranh giớiđã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền công nhận Ở huyện có hồ sơ vàbản đồ địa giới hành chính huyện tỷ lệ 1/25000.

Hồ sơ ranh giới hành chính của các xã đã được thành lập và được các cấp cóthẩm quyền phê duyệt Tất cả các xã đều có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ

lệ 1/5000

Cho đến nay, huyện mới thành lập được bản đồ hành chính huyện tỷ lệ1/15000, còn bản đồ hành chính các các xã vẫn chưa được xây dựng và đó là mộtvấn đề cần khắc phục của huyện Phú Xuyên

c) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ, nhữngnăm 1980, trên phạm vi toàn huyện đã có 28 đơn vị xã, thị trấn triển khai đo đạc lậpbản đồ giải thửa Tuy nhiên tài liệu bản đồ không được chỉnh lý biến động thườngxuyên nên đến nay giá trị sử dụng thấp [11]

Huyện đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính chính qui tại một số xã Kếtquả đo đạc địa chính đã khắc phục được những nhược điểm của bản đồ giải thửa, có

độ chính xác cao, có đủ cơ sở pháp lý giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất Tuy nhiên tỷ lệ diện tích được đo vẽ bản đồ địa chính chính qui còn rấtthấp nên đã hạn chế lớn trong việc quản lý đất đai tới từng thửa đất Mặt khác, việc

đo đạc bản đồ địa chính không đồng thời dẫn tới kết quả có độ chính xác khôngtương đồng Giữa các xã đã đo đạc địa chính và chưa đo đạc địa chính nếu tiếp biênbản đồ rất khó thực hiện gây khó khăn cho công tác quản lý tổng hợp bản đồ toànhuyện

Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các xã, thị

Trang 34

trấn ở các thời kỳ năm 1995, 2000, 2005 và 2010 Kết quả ở tất cả các xã, thị trấnđều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995, 2000, 2005 và 2010 tỷ lệ 1/5000 và1/2000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện năm 1995, 2000, 2005 và 2010 tỷ

lệ 1/25.000 [11]

d) Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Huyện đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010, đây là cơ

sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàngnăm của huyện Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố và Sở Tài nguyên vàMôi trường thành phố, năm 2011 huyện đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015

Từ năm 1995 đến nay, hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất đai làm

cơ sơ để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đấtđai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thựchiện còn hạn chế ở một số loại đất

e) Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất

Về giao đất, thực hiện luật đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ vềviệc giao đất lâu dài ổn định cho nhân dân, huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo cácxã thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân với quy hoạch lại đồngruộng, chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, khắc phục tình trạngmanh mún về ruộng đất Đất nông nghiệp đã đã giao sử dụng ổn định lâu dài chocác hộ gia đình đạt 100% [11]

Về thu hồi đất, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phêduyệt, từ năm 2004 đến nay UBND huyện đã ban hành 122 quyết định chuyển đổimục đích sử dụng đất sang đất ở và cho thuê đất với diện tích 88,38 ha Ngoài ra,huyện cũng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, thực hiện công tác thu hồi, giải phóng mặtbằng cho nhiều dự án lớn của thành phố và huyện như dự án cải tạo, nâng cấp Quốc

lộ 1A, các dự án xây dựng khu công nghiệp Nhìn chung, khó khăn tồn tại lớn nhấttrong công tác giao đất, cho thuê đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổchức thực hiện công tác đền bù do nhận thức của người dân cũng như một số bất

Trang 35

cập trong các văn bản pháp luật [11].

f) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cùng việc cấp GCNQSDĐ, UBND huyện Phú Xuyên chỉ dạo Phòng Tàinguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn lập, hoàn thiện hệ thống sổ sách theoquy định, cụ thể từ năm 2004 trở về trước triển khai, hoàn thiện 132 quyển sổ mục

kê, sổ địa chính 600 quyển, sổ theo dõi biến động 19 quyển theo hướng dẫn tạiThông tư 364 của Tổng cục Địa chính; từ năm 2005 thực hiện theo Luật Đất đai

2003 - sổ địa chính 93 quyển, theo dõi biến động 19 quyển

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (và sở hữu nhà ở) từ năm

2004 đến nay UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động dịch vụcông về đất đai, cụ thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kết quả thực hiệncấp giấy chứng nhận QSD đất là 41807 giấy, trong đó năm 2004 cấp 2807 giấy; năm

2005 cấp 11474 giấy; năm 2006 cấp 6219 giấy; năm 2007 cấp 12854 giấy; năm 2008cấp 3327 giấy; năm 2009 cấp 3336 giấy; tháng 11 năm 2010 cấp 1790 giấy Công tácđăng ký thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất từ khi thành lập Văn phòng đăng

ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện được 5123hồ sơ, cụ thể: Năm 2006 thực hiện xác nhận 1041 hồ sơ; năm 2007 xác nhận 1161 hồsơ; năm 2008 xác nhận 897 hồ sơ; năm 2009 xác nhận 776 hồ sơ; năm 2010 xác nhận

1240 hồ sơ [11]

g) Thống kê và kiểm kê đất đai

Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện thường xuyên Hàng năm,huyện chỉ đạo các xã thống kê biến động đất đai, lập biểu thống kê đất đai đến thờiđiểm 01/01 hàng năm nộp lên huyện để tổng hợp biểu thống kê đất toàn huyện.Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần vào các năm 1995,

2000, 2005 và 2010 theo chỉ đạo của Nhà nước Năm 2010, việc kiểm kê đất đaiđược tiến hành đồng bộ ở các cấp, bộ số liệu của các xã, huyện được lập cả dạnggiấy và số tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện cũng nhưcông tác quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn

Trang 36

h) Quản lý tài chính về đất đai

Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệphí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuế trước bạ, tiền thuê đất,… được thu nộpvào kho bạc theo đúng các quy định về tài chính

UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã,thị trấn trong việc thu tiền sử dụng đất Trong đó, giao cho Chi cục thuế chủ trì phốhợp với các cơ quan: Tài chính – Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc,UBND các xã, thị trấn đôn đốc các tổ chức, cá nhân được giao đất ở thu nộp tiền sửdụng đất theo quy định nên kết quả thu tiền sử dụng đất trong những năm gần đâyđạt tỷ lệ cao, cơ bản các quyết định giao đất ở có thu tiền sử dụng đất được thựchiện hoàn thành

i) Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Căn cứ Luật đai năm 2003, UBND huyện Phú Xuyên quyết định thành lậpVăn phòng đăng ký QSD đất thuộc phòng TN&MT huyện và từng bước kiện toàn

về tổ chức, cán bộ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản

lý về tài nguyên môi trường trên địa bàn Thực hiện mô hình dịch vụ hành chínhcông về đất đai trên toàn huyện nhằm mục đích giúp cho công dân ít tốn kém chiphí đi lại, giải quyết thủ tục nhanh, chính xác

j) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất làhoạt động được huyện tổ chức thường xuyên thông qua các biện pháp tuyên truyền

để mọi người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định UBNDhuyện chỉ đạo chính quyền địa phương và các ngành theo dõi sát sao tình hình sửdụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao Côngtác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cũng là một biệnpháp tích cực để người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền của mình

k) Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai

và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Từ năm 1993 đến nay, huyện đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc

Ngày đăng: 18/06/2016, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Hệ thống thông tin đất đai tỉnh Vĩnh Long: http://vinhlong.lis.vn/ Link
17. gLIS – Phần mềm hệ thống thông tin đất đai (TMV.LIS) | eKGIS: https://ekgis.wordpress.com/2013/08/12/glis-phan-mem-he-thong-thong-tin-dat-dai-tmv-lis/ Link
1. Trần Quốc Bình (2010), Nghiên cứu xây dựng phần mềm hệ thống thông tin đất đai cấp cơ sở ở khu vực đô thị (thử nghiệm tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Báo cáo đề tài NCKH cấp ĐHQGHN Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Hà Nội Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT, quy định về chuẩn dữ liệu địa chính. Hà Nội Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai. Hà Nội Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư 04/2013/TT-BTNMT, quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Hà Nội Khác
6. Đỗ Đức Đôi (2010), CSDL đất đai đa mục tiêu, thực trạng và giải pháp. Hà Nội Khác
7. Tổng cục Quản lý đất đai (2011), Công văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK về việc Hướng dẫn xây dựng CSDL địa chính. Hà Nội Khác
8. Đỗ Thị Tài Thu (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng CSDL địa chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Khác
9. Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (2014), Báo cáo kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Hà Nội Khác
10. Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (2014), Báo cáo kết quả công tác quản lý, sử dụng đất đai, môi trường trên địa bàn huyện; Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Hà Nội Khác
11. Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên (2013), Báo cáo Thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu Khác
12. Đặng Hùng Võ (2009), Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai hay Hệ thống địa chính điện tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Khác
13. European Commission (2006), Kadaster-on-line: Direct access to land- registry products via Internet in The Netherlands, Good Practice case study, eGovernment Unit, DG Information Society and Media, European Commission, The Netherlands Khác
14. Jiyeong Lee (2012), What are specific issues in economy and land administration in Korea, Exchange forum on Land Administration in support of sustainable economic development, Amsterdam, the Netherlands.Các trang Web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w