giáo án tuần 7 mới kns ckt

27 219 0
giáo án tuần 7 mới kns ckt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án lớp 3 tuần 7 mới Ngày soạn: 6/10/2012 Ngày dạy: Thứ hai 07/10/2013 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. Mục đích, yêu cầu: A.Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lới các nhân vật. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Học sinh có ý thức tôn trọng luật giao thông, các quy tắc chung của cộng đồng. B.Kể chuyện: - Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - Chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. + HS khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện. * Đảm nhận trách nhiệm. II. Chuẩn bị: GV: Tranh, bảng phụ chép đoạn 3. HS: Sách, chì, vở. III. Hoạt động dạy –học: 1.Bài cũ: (5’) - Gọi HS đọc bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Đọc thuộc 1 đoạn, trả lời câu hỏi: H. Điều gì đã làm cho tác giả nhớ lại kỷ niệm của buổi tựu trường ? ( Phi) H. Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường ? ( T. Dương ) H. Nêu nội dung bài ? ( Quang ) 2/Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1: Hoạt động 1: Luyện đọc (20 phút). MT: Giúp HS phát âm đúng; ngắt, nghỉ hợp lí. - GV đọc mẫu lần 1. - Gọi 1 HS khá đọc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. - GV theo dõi, sửa sai - HD HS phát âm từ kho. H. Bài văn gồm mấy đoạn ? - GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi. (nhấn giọng các từ gợi tả) Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, lịng tơi lại nao nức / những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lịng tơi / như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đng.// - Yêu cầu HS đọc thể hiện cách ngắt, nghỉ hơi. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - Đọc đoạn trong nhóm. - Đọc giao lưu giữa các nhóm. - HS lắng nghe. - 1 HS khá đọc toàn bài và chú giải. - HS đọc nối tiếp từng câu theo hàng ngang. - HS hay đọc sai phát âm từ khó. - Gồm 3 đoạn. - Nghe HD cách ngắt giọng, nghỉ hơi. 1 HS K-G đọc thể hiện. - 3 HS đọc 3 đoạn - giải nghĩa từ. - HS đọc, chỉnh sửa cho nhau. - Đại diện nhóm thi đọc. (NX, bình chọn). - 1 HS K-G đọc cả bài. 1 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới - Gọi 1 HS đọc cả bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút). MT: Giúp HS hiểu nội dung và trả lời được câu hỏi về nội dung bài. - Yêu cầu đọc đoạn 1 và 2. H. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? H. Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? H. Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? - Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và trao đổi nhóm 2 tìm hiểu câu hỏi: Tìm các chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra ? * Đảm nhận trách nhiệm. - Treo tranh, kết hợp giảng nội dung. - Yêu cầu đọc thầm toàn bài và trả lời: Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - Yêu cầu một số HS nêu nội dung chính. GV chốt, ghi bảng. Nội dung chính: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. Chuyển tiết: Cho học sinh hát. Tiết 2 : Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (15’) MT: Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. H. Trong truyện có những vai nào ? - Yêu cầu học sinh đọc phân vai trong nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Kể chuyện (20’). MT: HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại được một đoạn của câu chuyện. Chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. - Gọi HS đọc yêu cầu. H. Câu chuyện vốn được kể theo lời ai ? H. Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào ? H. Khi đóng vai nhân vật để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô ? - Yêu cầu 1 HS khá kể mẫu một đoạn. - Yêu cầu HS kể theo nhóm 4. - Yêu cầu kể nối tiếp trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Trả lời. - 1 HS đọc thầm và thảo luận nhóm 2. Đại diện vài nhóm trình bày. - Đọc thầm và trả lời: - HS suy nghĩ và trả lời. - 3 HS nhắc lại. - Cả lớp hát. Có 3 vai: người dẫn chuyện, … - HS đọc phân vai theo nhóm 3. - Các nhóm thi đọc. - HS nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Trả lời nối tiếp. - 1 HS khá kể – lớp theo dõi. - HS thực hiện theo yêu cầu. - 3 HS thi kể trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn kể hay. 2 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới - GV nhận xét – tuyên dương. 3/ Củng cố- dặn dò: (3’) H.Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? (Quang có lỗi …biết ân hận, xin lỗi ông cụ. Quang rất giàu tình cảm. GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học. Dặn về kể chuyện cho bạn bè, người thân nghe. …………………………………………………………………………… TOÁN BẢNG NHÂN 7 I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng nhân 7. - Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán. - HS cẩn thận, chính xác trong làm toán II.Chuẩn bị: GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. HS: Vở, SGK, bộ đồ dùng học toán. III. Hoạt động dạy- học: 1.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập. (5’) (Quang, Long ) Đặt tính rồi tính: 34 : 5 29 : 4 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Củng cố về bảng nhân 7. (18’) MT: Rèn kỹ năng thực hành tính trong bảng nhân 7. Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm SGK. - GV nhận xét – sửa bài. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề và tìm hiểu đề. - Yêu cầu HS tìm hiểu đề. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở. - Chấm, nhận xét, sửa bài. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 5. -Yêu cầu HS suy nghĩ trong 1 phút. - Tổ chức cho HS chơi: Điền nhanh – Điền đúng. Nêu cách chơi. GV dán 2 băng giấy chép bài tập 3, cử 2 HS của 2 dãy lên thi điền số vào chỗ chấm. Ai xong trước và đúng là thắng cuộc. - GV cùng HS nhận xét – tuyên dương. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm SGK. 4 HS sửa bài. - 2 HS đọc. - HS tìm hiểu đề, 2 cặp HS thực hiện trước lớp. - HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng. - HS sửa bài vào vở. - 1 HS đọc. - HS suy nghĩ để điền số. - Theo dõi nắm cách chơi. - 2 HS tham gia – lớp cổ vũ. 3.Củng cố - dặn dò: (3’) GV củng cố bài. Yêu cầu HS đọc bảng nhân 7. Nhận xét giờ học. …………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 07 /10/ 2013 Ngày dạy: Thứ ba 08/ 10 /2013 TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA: E, Ê I/Mục đích, yêu cầu: - Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hòa … có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - Học sinh có thói quen rèn chữ viết. + HS K-G viết đủ số dịng quy định 3 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới II. Chuẩn bị : GV: Mẫu chữ viết hoa E,Ê, tên riêng “Ê-đê và câu tục ngữ. HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III. Hoạt động dạy –học: 1.Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: K - Kim Đồng ( Uyên, Phong ) GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện viết bảng con (10 phút). MT: Củng cố cách viết chữ viết hoa: E, Ê, viết tên riêng, câu ứng dụng; HS viết đúng trên bảng con. a/ Luyện viết chữ hoa. - Yêu cầu đọc nội dung bài. H. Trong bài viết có những chữ nào viết hoa ? - GV dán chữ mẫu. Gọi 1 HS đọc lại. - GV kết hợp cho HS nhắc lại cách viết từng chữ. GV chốt: Chữ hoa E: Gồm 3 nét cong trái nối liền nhau tạo thành hai vòng xoắn, một to, một nhỏ giữa thân chữ. Chữ hoa Ê: Viết như chữ hoa E và thêm dấu mũ (nằm trên đầu chữ E lệch về bên trái.) -Yêu cầu HS viết bảng con, 2 HS lên bảng viết. - GV cùng HS nhận xét, sửa sai. b/ Hướng dẫn viết từ ứng dụng (tên riêng) - GV dán từ ứng dụng, yêu cầu HS đọc lại, nêu ý nghĩa của từ. - GV giảng từ: Ê-đê: Một dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người, sống chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hoà. - Yêu cầu HS viết bảng. - GV nhận xét, sửa sai. c/ Luyện viết câu ứng dụng. - GV dán câu ứng dụng. Yêu cầu HS đọc. - GV kết hợp giảng nội dung: Câu tục ngữ ý nói anh em thương yêu nhau, sống hòa thuận là hạnh phúc lớn của gia đình. H. Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa ? - Yêu cầu HS viết bảng chữ: Êm. - GV cùng HS nhận xét. Hoạt động 2: Luyện viết vào vở. (15’) MT: Rèn HS viết đúng mẫu quy định. - Nêu yêu cầu viết vào vở: Viết chữ theo cỡ nhỏ: Viết chữ hoa E: 1 dòng, Viết chữ hoa Ê: 1 dòng, Viết tên riêng Ê- đê: 2 dòng, Viết câu ứng dụng: 5 lần . - Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi, cách trình bày… GV hướng dẫn thêm. -2 HS đọc – lớp đọc thầm theo. Các chữ E, Ê. - HS quan sát, 1 HS đọc. - Theo dõi, nhắc cấu tạo, cách viết từng chữ. - HS viết trên bảng con: E, Ê- 2 HS lên bảng viết. - Nhận xét. - 1 HS đọc từ – Nêu ý nghĩa. - HS theo dõi. - HS viết từ trên bảng con, một em viết bảng lớp từ: Ê- đê. - Một HS đọc câu ứng dụng. - Theo dõi. Chữ Êm. - HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp. - Nhận xét – rút kinh nghiệm. - HS theo dõi. - HS nêu. 4 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới - Yêu cầu HS viết vở. - GV theo dõi, nhắc nhở thêm. Hoạt động 3: Chấm, chữa bài (5 phút) MT: Giúp HS biết được ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình và của bạn. - GV chấm một số bài, nhận xét chung. - Cho HS xem một số bài viết đẹp. - Viết bài vào vở. - HS theo dõi – nhận xét, rút kinh nghiệm 3/ Củng cố – dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học, kết hợp GDHS. - Biểu dương HS viết đúng, đẹp. Dặn viết bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. - Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể. - HS có ý thức làm bài cẩn thận, trình bày bài khoa học. + HS giỏi làm thêm bài 5. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ chép bài 1. HS: Sách, vở, bảng,… III. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: (5’) Gọi ( Phong, T. Dương) làm bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 42 x 7 38 x 7 Bài 2: Tóm tắt: Mỗi thùng: 42 l dầu 7 thùng : … lít dầu? - Gọi một số HS đọc bảng nhân 7. 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Củng cố về bảng nhân 7. (18’) MT: Rèn kỹ năng thực hành tính trong bảng nhân 7. Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm phần a: nhẩm – nêu kết quả: 1 HS đọc phép tính – 1 HS trả lời –nối tiếp nhau đến hết. Lưu ý HS: 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - Tương tự, yêu cầu HS làm vào sách phần b. H. Em có nhận xét gì về kết quả, các thừasố, thứ tự của các thừa số trong từng phép tính ? Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. - GV nhận xét – sửa bài. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS nhẩm - nối tiếp nhau làm miệng – lớp nhận xét đúng – sai. - HS làm vào sách – 5 HS làm bảng lớp (mỗi em 2 phép tính). Kết quả bằng nhau, các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau. - HS đổi chéo sửa bài. 5 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề và tìm hiểu đề. - Dán hình vẽ. Yêu cầu HS quan sát, làm vở nháp, nêu kết quả và nhận xét. - GV nhận xét – sửa bài. GV chốt: 2 cách tính cho kết quả bằng nhau. Trong phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số thì tích vẫn không thay đổi. Bài 2: Gọi HS đọc bài tập – nêu yêu cầu. H. Trong mỗi dãy tính có những phép tính nào ? H. Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi dãy tính ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV theo dõi nhắc nhở. - GV cùng HS nhận xét – sửa bài. Hoạt động 2: Luyện tập về giải toán (7’). MT: Củng cố về giải toán bằng một phép tính nhân. - Yêu cầu HS đọc bài tập 3. - Yêu cầu HS tìm hiểu đề. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở. - Chấm, nhận xét, sửa bài. Hoạt động 3: Luyện tập về đếm thêm 7, bớt 7. (5’) MT: Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ bảng nhân 7. - Yêu cầu HS đọc đề bài tập 5. - Yêu cầu HS suy nghĩ trong 1 phút. - Tổ chức cho HS chơi: Điền nhanh – Điền đúng. Nêu cách chơi. GV dán 2 băng giấy chép bài tập 5, cử 2 HS của 2 dãy lên thi điền số vào chỗ chấm. Ai xong trước và đúng là thắng cuộc. - GV cùng HS nhận xét – tuyên dương. - Yêu cầu HS nêu lại cách lập từng dãy số. - GV chốt: Dãy a: thêm vào số đứng trước 7 đơn vị thì được số đứng ngay sau số đó. Dãy b: bớt đi 7 đơn vị ở số đứng trước thì được số đứng ngay sau số đó. - 1 HS đọc. Lớp thực hiện tìm hiểu đề. - HS thực hiện, một số HS nêu kết quả và nhận xét: 7 x 4 = 4 x 7 - Theo dõi – sửa bài. - 2 HS đọc và nêu yêu cầu. Phép cộng và phép nhân. - HS nêu: Thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau. - HS làm vở - 2 HS lên bảng. - HS nhận xét – sửa bài. - 2 HS đọc. - HS gạch vào sách, 2 cặp HS thực hiện trước lớp. - HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng. - HS sửa bài vào vở. - 1 HS đọc. - HS suy nghĩ để điền số. - Theo dõi nắm cách chơi. - 2 HS tham gia – lớp cổ vũ. - Nhận xét. - Nêu cách lập dãy số. 3. Củng cố – dặn dò: (3’) Dặn HS về ôn bảng nhân 7, luyện tập thêm các dạng toán vừa học. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày soạn : 08/ 09/2013 Ngày dạy : Thứ tư 09/10/2013 CHÍNH TẢ ( Tập chép) TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. Mục đích, yêu cầu: - Chép và trình bày đúng bài chính tả. - Làm đúng bài tập 2a, bài 3: Điền đúng 11 chữ và tên của 11 chữ đó vào ô trống trong bảng. - GD HS ý thức rèn luyện, nâng cao chữ viết. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn, bài tập 3. HS: Sách, vở chính tả, bảng, phấn. 6 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới III. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: (5’) Gọi HS viết bảng: nhà nghèo, ngoằn ngoèo. ( Long, Rói) GV nhận xét, ghi điểm. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. (20’) Mục tiêu: Chép và trình bày đúng bài chính tả. - GV đọc đoạn văn. Gọi 1 HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận: Chữ thế nào phải viết hoa ? H. Lời của các nhân vật được viết thế nào ? - Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó. - GV gạch chân từ khó, nhấn mạnh cách viết. - Yêu cầu HS tập viết từ khó. - Hướng dẫn viết vở – nhắc nhở cách trình bày bài. - GV đọc cho HS soát lỗi. - Thu bài chấm – sửa bài. Nhận xét chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. (10’) Mục tiêu: Biết phân biệt âm đầu ch/tr. Điền đúng và học thuộc thứ tự bảng chữ cái. Bài 2/a: Gọi HS nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS làm vào sách, 1 HS lên bảng. - GV và HS nhận xét, sửa bài. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS điền nhanh vào chỗ trống 11 chữ và tên chữ - Hướng dẫn thảo luận - thi tiếp sức. - Tổ chức đọc thuộc lòng 11 tên chữ. (GV xoá dần bảng) - HS lắng nghe. - Các chữ đầu câu, đầu đoạn văn, tên riêng - Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - HS đọc thầm – tìm từ khó và nêu. - HS viết bảng con – 2 HS viết bảng lớp. - HS lắng nghe. HS chép bài vào vở. - HS tự soát bài. Đổi chéo bài soát, sửa sai. - Theo dõi – sửa bài. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS lên bảng làm – lớp làm vở. a) Mình tròn, mũi nhọn Chẳng phải bò, trâu Uống nước ao sâu Lên cày ruộng cạn . ( Là cái bút mực ) Bài 3: Viết những chữ, tên chữ còn thiếu… TT Chữ Tên chữ TT Chữ Tên chữ 1 q quy 7 u u 2 r e- rờ 8 ư ư 3 s ét- sì 9 v vê 4 t tê 10 x ich- xì 5 th tê- hát 11 y i dài 6 tr tê e- rờ - HS luyện đọc thuộc 11 chữ, tên chữ. Thi đọc thuộc( NX, bình chọn) 3.Củng cố – dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS học tốt. Về viết lại những chữ viết sai trong bài. TOÁN GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN 7 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới I.Mục tiêu. - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (Bằng cách nhân số đó với số lần) - Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần. - Rèn tính cẩn thận khi làm tính, giải toán. + HS khá, giỏi làm hết bài 3 (dịng 1) II.Chuẩn bị. GV: Bảng phụ. Một số sơ đồ như SGK. HS: SGK – vở. III. Hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: (5’) Gọi 2 HS ( Minh, Hít) - Tính 4 x 7 - 19 = 7 x 9 + 37 = GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện gấp một số lên nhiều lần (8 phút) . MT: HS biết cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). - Treo bảng phụ - nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng – ti - mét ? - Yêu cầu HS đọc đề. - Hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ: vẽ đoạn thẳng AB dài 2 cm. Ta coi đây là một phần. H. Vậy đoạn thẳng CD là mấy phần ? - Yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách vẽ đoạn thẳng CD. H. Nêu cách tìm độ dài đoạn thẳng CD ? - GV: Hai cách trên đều đúng, tổng 2 + 2 + 2 có thể chuyển thành phép nhân 2 x 3; 2 chính là độ dài đoạn thẳng AB ; 3 chính là số lần độ dài đoạn thẳng CD gấp độ dài đoạn thẳng AB, ta lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân với số lần (nhân với 3). - Yêu cầu HS giải vào nháp – 1 HS lên bảng. - GV nhận xét - sửa bài- yêu cầu nhắc lại cách tính. - GV: Đây là bài toán về gấp một số lên nhiều lần – ghi đề bài. - GV nêu một số ví dụ – yêu cầu HS tính: H. Muốn gấp 3cm lên 2 lần ta làm như thế nào ? H. Muốn gấp 6 kg lên 4 lần ta làm như thế nào ? H. Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? - GV ghi bảng - Yêu cầu HS nhắc lại. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành (22 phút). MT: HS vận dụng giải được dạng toán gấp một số lên nhiều lần. Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần. Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. - 2 HS đọc. - HS theo dõi, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - 3 phần. - Suy nghĩ để tìm cách vẽ đoạn thẳng CD. (Gấp 3 lần đoạn AB) - Lấy 2+2+2 = 6 hoặc 2 x 3 = 6. - HS làm nháp – 1 HS lên bảng làm. - 3 HS nhắc lại. Lấy 3 x 2 = 6 (cm). Lấy 6 x 4 = 2 (kg). Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần. - HS nhắc lại. - 2 HS đọc đề bài. 8 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới H. Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS tìm hiểu đề. - GV tóm tắt lên bảng. Yêu cầu HS giải vào vở, 1 HS khá làm bảng lớp. - GV theo dõi – nhận xét. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu tìm hiểu đề. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS khá lên bảng. - GV chấm, nhận xét – sửa bài. Bài 3: Gọi HS đọc bài tập. H. Bài tập 3 yêu cầu làm gì ? - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 2 trong 2 phút. - Tổ chức cho HS thi tiếp sức: Treo bảng phụ. Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 5 em tham gia. - GV cùng HS nhận xét, sửa bài. - Yêu cầu HS nêu sự khác nhau giữa nhiều hơn một số đơn vị và gấp một số lần. - GV nhận xét- tuyên dương đội thắng cuộc. Gấp một số lên nhiều lần. - HS tìm hiểu đề. - 1 HS khá lên bảng giải – Lớp làm vào vở. - Nhận xét- đổi vở sửa bài. - 2 HS đọc đề bài. - HS tìm hiểu đề. - HS tự tóm tắt và giải vào vở – 1 HS khá lên bảng. - Sửa bài vào vở. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - HS trả lời: Viết số thích hợp vào ô trống. - Thảo luận nhóm đôi. - Cử đại diện tham gia. Lớp theo dõi, cổ vũ. - Nhận xét – đối chiếu với bài làm của mình. - HS nêu. 3.Củng cố - dặn dò: (5’) Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. Nhận xét giờ học. Ôn lại dạng toán gấp một số lên nhiều lần. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày soạn 09/10/2013 Ngày dạy : Thứ năm 10/10/2013 TẬP ĐỌC BẬN I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi. - Hiểu nội dung bài: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc một số câu thơ trong bài.) - Học sinh yêu lao động, thích làm việc có ích. * Tự nhận thức. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh. Bảng phụ chép bài thơ. HS: Sách, vở, chì. III. Hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: (5’) Gọi 3 HS ( đọc) kể 3 đoạn truyện “Trận bóng dưới lòng đường” theo lời 1 nhân vật. H. Vì sao trận bóng phải dừng lần đầu ? (Hít) H .Vì sao trận bóng phải dừng hẳn ? (A. Dương) H. Nêu nội dung bài ? (Phing) 2.Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Luyện đọc (8’). MT: Giúp HS phát âm đúng; ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - GV đọc mẫu lần 1. - HS lắng nghe. 9 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới - Gọi 1 HS khá đọc toàn bài và chú giải. - Yêu cầu đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ. - GV theo dõi, sửa sai, hướng dẫn phát âm từ khó. - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ. - GV hướng dẫn cách ngắt giọng, nghỉ ở cuối mỗi dòng thơ. - Yêu cầu đọc thể hiện cách ngắt giọng. - GV nhận xét, đọc lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10’). MT: HS hiểu nội dung và trả lời được các câu hỏi trong bài. - Yêu cầu đọc khổ thơ 1 và 2. H. Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ? Giảng từ: vào mùa, đánh thù: H. Bé bận những việc gì ? - GV treo tranh kết hợp giảng nội dung. - Yêu cầu đọc thầm khổ thơ 3 và tìm hiểu câu hỏi 3. H. Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? - GV chốt lại: Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, … * Tự nhận thức. H. Em có bận rộn không ? Em thường bận rộn với những công việc gì ? Em có thấy bận mà vui không ? - GV kết hợp giáo dục HS làm việc có ích. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS tìm nội dung chính. - GV chốt, ghi bảng: Nội dung chính: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng (10’). MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài thơ và học thuộc 2 khổ thơ đầu tại lớp. - Hướng dẫn cách đọc bài: Đọc giọng vui, khẩn trương thể hiện sự bận rộn của mọi người, mọi vật. - Giáo viên đọc mẫu lần hai. - Yêu cầu luyện đọc diễn cảm từng khổ thơ. - Nêu yêu cầu: Học thuộc 2 khổ thơ đầu tại lớp. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 2 khổ thơ đầu. - Yêu cầu 2 dãy đọc đồng thanh, 2 dãy còn lại đọc thầm theo và ngược lại. - Gọi 1 HS đọc 2 khổ thơ (nhìn sách). Yêu cầu lớp gấp sách đọc nhẩm theo. - Cho HS xung phong đọc thuộc từng khổ thơ, cả 2 khổ thơ. - Nhận xét, ghi điểm. - 1 HS khá đọc. - HS đọc nối tiếp. - HS phát âm từ khó. - Đọc nối tiếp từng khổ thơ. - 2 HS đọc – Lớp nhận xét. - Cả lớp đọc thầm. - Nối tiếp nhau trả lời. - Cả lớp đọc thầm, tìm hiểu và trả lời. - HS tự liên hệ. - 1 HS đọc toàn bài. - HS tìm hiểu nội dung chính và trình bày. - HS nhắc lại. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - Mỗi HS đọc một khổ thơ (2 lượt). - Nghe yêu cầu. - HS đọc. - HS đọc đồng thanh theo dãy. -1 HS đọc– lớp gấp sách nhẩm theo. - HS xung phong đọc thuộc. - Lớp theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: (5’) 1 HS đọc thuộc bài – nêu nội dung. - GV kết hợp giáo dục học sinh: Em đã làm được những việc gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống? Nhận xét tiết học. Dặn học thuộc bài; chuẩn bị bài sau. 10 [...]... cầu và trả lời 7 lấy 1 lần được 7 - Nêu phép tính 7 x1 = 7 Được 1 nhóm - Nêu phép tính 7 : 7 = 1 - HS đọc: 7 nhân 1 bằng 7, 7 chia 7 = 1 - HS thực hiện Giáo án lớp 3 tuần 7 mới cùng thực hiện H 7 lấy 2 lần bằng mấy ? - GV viết lên bảng 7 x 2 = 14 - GV chỉ vào 2 tấm bìa và hỏi: Lấy 14 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm? Vì sao ? - GV ghi bảng: 14 : 7 = 2 - Yêu cầu... 20 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( T1) I Mục tiêu - HS biết ứng dụng cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh để cắt, dán bông hoa Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, tám cánh - Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh đúng quy trình kĩ thuật - HS yêu thích sản phẩm của mình Hứng thú với giờ học gấp, cắt, dán hình II.Chuẩn bị.: - GV: Mẫu bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh... thuộc bảng chia 7 Chuẩn bị bài sau ……………………………………………………………………………………………………… HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 7 I/ Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần Nêu kế hoạch tuần 8 - HS có kĩ năng giao tiếp trước tập thể 16 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới - GD HS ý thức thực hiện nội quy trường lớp, thực hiện an toàn giao thông II/ Chuẩn bị: - GV: Phần nhận xét các hoạt động trong tuần Kế hoạch tuần 8 - HS: Các... phép chia 7) - HS có ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán II.Chuẩn bị GV: 3tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn; bảng gắn HS: Vở, SGK, các tấm bìa III Hoạt động dạy và học 1.Bài cũ: (5’) Gọi 2 HS lên bảng (Ngọc, Trân) Đặt tính rồi tính 67 x 3 75 x 2 2.Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY Hoạt động 1: Lập bảng chia 7 (10’) MT: HS biết dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7 - GV... tự : 7 x 3= 21 và 21 : 7 = 3 - Hướng dẫn HS dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 theo nhóm 2 -Yêu cầu HS lên viết bảng chia 7 -Yêu cầu HS đọc bảng chia 7 - GV xoá một số kết quả Gọi HS đọc - GV xoá hết kết quả Yêu cầu HS đọc thuộc - GV nhận xét –tuyên dương Hoạt động 2: Luyện tập–thực hành (18’) MT: HS thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán (về chia thành 7 phần bằng nhau và chia theo nhóm 7) ... chơi Cán sự lớp điều khiển 17 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới TỰ NHIÊN - XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Phân tích được các hoạt động phản xạ Nêu được vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ -Thực hành một số phản xạ - GD ý thức tự chủ, có phản xạ nhanh để tránh rủi ro *Các KNS. .. những hoạt động của phản xa? ( Bảo) 2/Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 19 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới Hoạt động 1: Thảo luận về tình huống trong tranh *Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người * Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích, so sánh phán - HS xem lại phản xã đầu gối,… đoán hành vi có lợi và có hại thảo luận;.. .Giáo án lớp 3 tuần 7 mới ………………………………………………………………… LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI- SO SÁNH I Mục đích,yêu cầu : - HS biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài “Trận bóng dưới lòng đường’, trong bài TLV cuối tuần 6 của em (BT2, BT3) - HS vận dụng tốt vào các... như thế nào ? Các cánh của bông hoa có - … màu sắc rất da dạng Các cánh giống nhau không ? Khoảng cách giữa các cánh hoa thế nào ? của bông hoa giống nhau K/ cách giữa các cánh đều nhau H: Gấp, cắt hoa 5 cánh dựa trên cơ sở nào? - …gấp, cắt sao 5 cánh H: Làm thế nào để được hình cánh hoa? -…vẽ cong cánh hoa H: Phải gấp tờ giấy ban đầu làm mấy phần để cắt được bông hoa 4, 8 -…4,8 phần cánh? -GV liên hệ:... cắt để có nhiều kiểu cánh hoa Bước 2: Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh - Cắt tờ giấy hình vuông có kích thước to, nhỏ khác nhau - Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau (Hình 5a) - HS quan sát H 5/a 21 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới - Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau (Hình 5b) - HS quan sát H 5/b - Vẽ đường cong như hình 5b - Dùng kéo cắt theo đường cong để được bông hoa 4 cánh Có thể cắt lượn . có 7 chấm tròn ). Yêu cầu HS - HS thực hiện theo yêu cầu và trả lời. 7 lấy 1 lần được 7. - Nêu phép tính 7 x1 = 7. Được 1 nhóm. - Nêu phép tính 7 : 7 = 1 - HS đọc: 7 nhân 1 bằng 7, 7 chia 7. hiện. 15 Giáo án lớp 3 tuần 7 mới cùng thực hiện. H. 7 lấy 2 lần bằng mấy ? - GV viết lên bảng 7 x 2 = 14 - GV chỉ vào 2 tấm bìa và hỏi: Lấy 14 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm. nghe. …………………………………………………………………. TOÁN BẢNG CHIA 7 I.Mục tiêu. - Bước đầu thuộc bảng chia 7. - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7) . - HS có ý thức cẩn thận, chính xác khi làm toán.

Ngày đăng: 10/02/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan