1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu bổ sung quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn tại tp.hồ chí minh theo hướng hữu cơ sinh học kết hợp với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến

78 456 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Trang 1

NN 44/470

VIEN KHOA HQC KY THUAT SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

NÔNG NGHIỆP MIỄN NAM THANH PHO HO CHi MINH

BAO CAO KET QUA Tên đề tài :

“NGHIÊN CỨU BỎ SUNG KỸ THUẬT

TRÔNG RAU AN TÒAN TAI TP HO CHI MINH THEO HƯỚNG HỮU CƠ SINH HỌC KẾT HỢP VỚI CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TIEN TIEN”

Người thực hiện: ThS Cô Khắc Sơn

1% Ngô Quang Vinh TS Dương Hoa Sô & các cộng tác viên

Trang 2

1.1 1.2 2.1 2.2 3.1 3.2 3.3 4.1 4.2 43 MỤC LỤC Phần 1 Đặt vẫn đề

Mục tiêu của để tài

Cơ sở khoa học của dé tai

Phần 2 Nội dung và phương pháp

Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

Phan 3 Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nhằm

nâng cao năng suất và chất lượng rau an toàn hiện trồng trong nhà lưới

Kết quả nghiên cứu sử dụng các sản phẩm phân bón và nông

dược dạng hữu cơ sinh học để trồng một số loại rau ăn trái ngoài

nhà lưới

Kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế-xã hội nhằm

thúc đây sản xuất và tiêu thụ rau an toàn một cách bền vững

Phan 4 Kết luận và đề nghị

Kết luận

Đề nghị

Qui trình sân xuất rau an tòan theo hướng hữu cơ sinh học

Trang 3

BAO CAO KET QUA

Tên để tài

NGHIÊN CỨU BỘ SUNG KỸ THUẬT TRƠNG RAU AN TỒN

TẠI THÀNH PHỎ HỖ CHÍ MINH THEO HƯỚNG HỮU CƠ SINH HỌC

KẾT HỢP VỚI CÁC BIEN PHAP TIEN TIEN

Phần 1 ĐẶT VÁN ĐÈ

Rau xanh là một trong những lọai thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hang ngày, Lượng rau xanh cân có để đáp ứ ứng cho nhụ cầu của cơ thể con người bình quân 200-300 g/ngày Rau cũng là một đối tượng cây trồng chịu nhiều tác động của quá trình thâm canh như phân bón, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật, nên dé bị ơ nhiễm, thậm chí có thể gây ngộ độc cho người sử dụng nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc trong quy trình canh tác Từ năm 1996, thành phố Hỗ Chí Minh đã triên khai chương trình sân xuất rau an toàn Rau an toàn là 1 trong 2 đối tượng cây trồng trong chương trình trọng điểm “2 cây, 2 con” của thành phô đã được Uy ban nhan dan Thành phố phê duyệt theo quyết định số 104/2002/QĐ- -UB ngày 19 tháng 9 năm 2002 Mục tiêu của chương trình được xác định: phần đầu đến 2005, 90% nông dân ngoại thành năm vững quy trình sản xuất rau an toàn, trên 50% sản lượng rau của Thành phố có dự lượng thuốc trừ sâu đưới mức qui định và đến năm 2010, các sản phẩm rau sản xuất và kinh doanh trên địa bàn Thành phố đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng rau an toàn có dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hàm lượng nitrate (NO) dưới mức qui định của nhà nude Tir nam 1998 đến năm 2001, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã phối hợp với Viện sinh học Nhiệt đới nghiên cứu một số dé tai liên quan đến canh tác rau an tịan Trên cơ sở đó Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật canh tác rau an toàn cho 10 đối tượng Tau Tuy nhiên, Tat cả các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề bức xúc nhất là sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật Trong canh tác rau an tịan, phân khóang vẫn là nguôn phân chủ lực, hiện tượng sử dụng phân đạm khóang, liều lượng cao liên tục trong trong thời gian dài đã và đang dẫn tới hàm lượng nitrat cao trong dat va nước ngẦm và làm tăng đáng kế dư lượng nitrat trong các lọai rau xanh Việc sử dụng phân hữu cơ trong quá trình canh tác đang gặp nhiều bất cập Nguồn phân hữu cơ chủ yếu vẫn là các lọai phân hữu cơ sẵn có của địa phương như phân bò, phân heo, phân gà nhưng quá trình chế biến và bảo quản chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường

Để góp phan hdan thiện quy trình sản xuất rau an tịan của Thành Phố, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bỗ sung kỹ thuật trằng rau an tòan tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng hữu cơ sinh học kết hợp với các biện pháp tiên tiến” nhằm mục tiêu nang cao năng suất, chất lượng rau và đa dạng hóa các chủng loai rau để phục vụ như cầu về rau an tịan của thành phơ Hồ Chí Minh

1,1 Mục đích

~_ Nghiên cứu ứng dụng và hồn thiện quy trình trồng rau an tòan theo hướng hữu cơ sinh học nhằm nang | cao năng suất, chất lượng rau

-_ Đề xuất được một số giải pháp thúc đây sản xuất và tiêu thụ rau an toàn bền vững

Trang 4

1.2 Cơ sở khoa học của đề tài

1.2.1 Khái niệm về rau an tòan

Theo qui định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, sản phẩm rau xanh được coi là an tòan phải đáp ứng được các nhu cầu sau:

- Sach, hấp dẫn về hình thức (tươi, sạch bẵn bụi, tạp chất và khơng có triệu chứng bệnh)

- Sach, an toan về chat lượng (không chứa dư lượng vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế :

+ Tư lượng thuốc bảo vệ thực vật + Dư lượng nitrat

+ Dư lượng kim lọai nặng + Vi sinh vật gây hại

Dư lượng nitat trong rau có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, do đó các nước nhập rau tươi đều kiểm nghiệm hàm lượng nitrat trước khi nhập sản phẩm Tổ chức y tế Thế giới và cộng đồng kinh tế châu Âu giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là dưới 50 mg/lít Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo hàm lượng nitrat trong rau không vượt quá 300 mg/kg tươi Mỹ thì cho răng hàm lượng nitrat thy thuộc vào từng lọai rau, Ví dụ như măng tây không quá 50 mg/kg nhưng cải củ thì cho phép tới 3.600 mg/kg Nga qui định hàm lượng nitrat cụ thể cho từng lọai rau (mg/kg) như sau, cải bắp: 500, cà rốt: 250, đưa chuột: 150, cải củ: 1.400, hành lá:

400, rau thơm các lọai: 600 và xà lách: 1.500 Ở Việt Nam, tiêu chuẩn hàm lượng

nitrat trong rau (mg/kg) được qui định như sau: bắp cải, cải bông, cải xanh: 500, xà lách: 1.500, ca tim: 400, đưa chuột; 150, đậu đũa: 400 và mướp đẳng, bí xanh: 400 1.2.2 Sdn xudt rau an toàn trong và ngoài nước

Trên thế giới hiện tại có một số nước phát triển đã nghiên cứu và sản xuất rau hữu cơ, chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ (BVTV)

Nhật, Australia, Israel đã sản xuất Tau sach tréng không đất trong nhà lưới, nhà kính bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tạo ra nguồn rau chất lượng cao và an toàn thực phẩm Trung Quốc, Đài Loan đã có quy trình sản xuất rau mầm theo quy mơ hộ

gia đình để tạo ra rau xanh tươi và an toàn

Để sản xuất rau an toàn, các nước trong khu vực có điều kiện tương ty như nước ta ví dụ Đài Loan và Thái Lan cũng áp dụng các phương pháp trồng rau an tịan, trong đó chủ yếu là hình thức trồng rau trong nhà lưới Ngồi ra các hình thức trồng

rau không dừng đất (thuỷ canh hoặc trồng trên giá thể) cũng đã và đang phát triển Đáng chú ý, không chỉ trồng rau ăn lá, nhiều nông dân Đài loan và Thái Lan đã trồng cà chua trong nhà lưới Công ty giống Chia Tai tại Thái Lan trồng một số loại rau ăn

quả trong nhà màng nylon như dưa leo, đậu đũa, dưa hấu, bí đỏ Đài Loan và Trung Quốc trồng rau muống thủy canh, trong nhà

Trong nước, hầu hết các tỉnh thành đều có chương trình trồng rau an toàn, 2 loại hình căn bản là trồng không nhà lưới với điều kiện thực hiện IPM chặt chẽ và trồng

trong nhà lưới đối với rau ăn lá Các địa phương làm mạnh và có kết quả khá tốt có thể kể đến như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Lạt, Hà Nội, Vĩnh Long,

Trang 5

Tiền Giang, Biên Hòa Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số đơn vị và cá nhân cũng có những loại hình sản xuất rau an toàn quy mô nhỏ như trồng thuỷ canh (Công ty Vĩnh Phúc), trồng rau mầm (Công ty Gino) Các nhà nghiên cứu và các đơn vị, cá nhân cũng đang nghiên cứu trồng rau muỗng nước trong, nhà lưới, trồng một số loại rau trên xơ dừa, trồng rau theo hướng sử dụng các chế phẩm sinh học (Việ lên Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Mién Nam) Truong Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có các cơng trình nghiên cứu sản xuất rau an toàn cho Vũng Tàu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân chuồng do súc vật ăn cám công nghiệp đến kim loại nặng trong rau và trong đất trồng Kết quả cho thấy khi bón cho | ha rau ăn lá từ 20 tấn phân chuồng trở lên có nguy cơ tích lũy lượng kim loại nặng trong rau quá ngưỡng an toàn

Những năm 1995-1996, Hà Nội cũng đã xây dựng và ban hành 22 quy trình rau an tồn tạm thời cho 22 loại rau Năm 1997, đánh giá thực trang triên khai áp dụng các quy trình sân xuất, Chỉ cục bao ve thực vật Hà Nội đã tổng kết: quy trình sản xuất rau an toàn chỉ mới đến với 47,5 % số hộ cần biết Phạm vi áp dụng chỉ mới tập trung trên một số loại rau ăn lá, lượng phân hữu cơ sử dụng chỉ mới đạt 50% theo quy trình Ngịai ra, cịn có hiện tượng sử dụng thuốc cắm (monitor) Rau an tồn chưa có bao bì nhãn hiệu, khơng tạo được niềm tin ở người tiêu dùng Năng, suất đã đạt được theo quy trình nhưng cịn thấp hơn sản xuất đại trà, nhất là cà chua, bắp cải đo mức phân bón quy trình để ra chưa phù hợp Vì thế, quy trình sản xuất rau an tòan cần phải được kiểm nghiệm lai va bé sung cho hoàn thiện, đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (Tong kết đánh giá việc xây đựng quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch ở Hà Nội

Nguyễn Thị Hoa và cộng sự)

1.2.3 Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Phân hữu cơ sinh học là các lọai sản phẩm phân bón sử dung nguồn nguyên liệu hữu cơ và có sử dụng công nghệ sinh học trong quá trình chế biến

Vai trò của phân hữu cơ:

- Một trong những chức năng của chất hữu cơ là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, Chất dinh dưỡng dễ tiêu giải phóng, ra phụ thuộc vào tỉ lệ phân giải được

điều khiến bởi nhiệt độ, độ ẩm, cầu trúc đất, đá mẹ, số lượng và chất lượng hữu

cơ đưa vào đất

-_ Chất hữu cơ trong đất đóng vai trị quan trọng trong chu trình cacbon, là kho du trữ và điều hoà đinh dưỡng

-_ Trong q trình khống hố, vi sinh vật cần năng lượng, từ chất hữu cơ Vì vậy, việc bón phân chng và đưa chất hữu cơ vào đất là rất cần thiết

- Chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ phì nhiêu đất nói chung, đặc biệt đối với đất chua nhiệt đới

-_ Những biện pháp đưa phân hữu cơ vào đất đều không những làm tăng mùn tổng số mà còn thay đổi chất lượng mùn theo chiều hướng tốt Tổng số cả hai nhóm axit humic va axit fulvic duge tăng cả về trị số tuyệt đối cũng như trị số tương đối

Trang 6

~ SỈ `

\

Những năm gần đây, phân khéahg đã đóng góp đáng kể vào sự thành công trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta Tuy nhiên, không tránh khỏi một số tồn tại đã

và đang làm cho đất bị thối hóa, môi trường đất bị ô nhiễm và cân bằng sinh thái đang bị phá vỡ Do áp lực về năng suất, việc sử dụng phân hóa học liều lượng cao, liên

tục trong thời gian dài và sử dụng không cân đối giữa phân hữu cơ và phân hóa học

đang khai thác triệt để sức sản xuất của đất và làm giảm hiệu suất sử dụng phân bón,

sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều rủi ro do phát sinh những dịch hại mới trên cây trồng

Các cây trằng nói chung, cây rau nói riêng, có nhu cầu đỉnh dưỡng cao Trong

đó cân đối phân hóa học và hữu cơ rất quan trọng, làm tăng hệ số sử dụng đạm (tăng

từ 37,2 lên 52,8%) Lượng đạm hữu cơ chiếm 30-40% tổng lượng là hợp lý Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chất hữu cơ có vai trò hết sức quan trọng đối với độ phi nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng Chất hữu cơ có ảnh hưởng quyết định đến sự tạo thành và làm bền vững tới cầu trúc đất Ngòai ra còn có khả năng tương tác với các chất đình dưỡng, điều phối theo nhu cầu của cây trồng, đồng thời giữ độ âm tối ưu cho cây trồng, khử nhiều loại độc tố, tạo thành hệ tông thê đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất và sự phát triển của cây trồng Chất hữu cơ là bản thể chỉ phối các yêu tố

về độ phì nhiêu của đất và tính ơn định trong sản xuất nông nghiệp

Gần đây, các nhà khoa học đang kêu gọi sử dụng rộng rãi phân hữu cơ trong

nông nghiệp vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh đưỡng tối ưu, cải tạo tính chất đất,

dam bảo năng suất chất lượng cây trơng và an tồn sinh thái Do vậy để dam bdo cho

nền nông nghiệp bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón và kết hợp hài hòa giữa

phân phân hóa học và phân hữu cơ

Theo Nguyễn Văn Bộ “Trong cân đối đình dưỡng cho cây trồng, vai trò của

phân hữu cơ sẽ ngày càng gia tăng trong mối quan hệ chặt chẽ với phân phân hóa học vì phân hữu cơ khơng chỉ là một nguồn cung cấp dinh đưỡng cho cây trơng mà cịn cải tạo được các đặc tính của đất”

Để có thể đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, ổn định thì việc cung cấp đỉnh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân hóa học là khơng đủ, mà phải có phân hữu co it

nhất chiếm 25% trong tổng số dinh dưỡng bón cho cây trồng (Bùi Đình Dinh, 1988,

1994)

Nói chung, lượng phân hữu cơ bón vào đất càng nhiều càng tốt Trong điều kiện Việt Nam hiện nay nguồn phân hữu cơ còn rất hạn chế Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể chúng ta có thể phát huy các nguồn sau: (1) Phân chuồng, đây là nguồn phân hữu

cơ chủ yếu của nước ta hiện nay Con đường tăng lượng phân chuồng duy nhất là phát

triển chăn nuôi, tăng chất lượng của phân chuồng bằng các biện pháp ủ phân và bảo

quản tết hạn chế mất dinh dưỡng (2) Hoàn trả tàn dư cây trồng, biện pháp này chưa

được áp dụng rộng rãi Tuy nhiên, các nguồn phân trên, dù rẻ tiền, dễ áp dụng trong qui mô nông hộ nhưng tập quán, kỹ thuật chế biến và bảo quản của nông dân còn thấp

nên dẫn đến chất lượng chưa cao và chưa đảm bảo vệ sinh mơi trường Do đó, việc sử

dụng các lọai phân chê biến công nghiệp mà đặc biệt là các lọai phân hữu cơ sinh học

Trang 7

1.2.4 Các hoạt động liên quan đến sản xuất và nghiên cứu rau an toàn ở thành

phố Hồ Chí Minh

ˆ" Giai đoạn trước năm 1998, Cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượng rau do mức độ thâm canh của người trồng rau ngày càng cao Nhiều giống mới được đưa vào

sử dụng, đầu tư phân bón tăng cùng với việc gia tăng sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật đã làm thực trạng ô nhiễm các yếu tô độc hại trên rau quả lưu thông trên địa bàn thành

Phố trong thời gian qua như sau:

Về kim loại nặng: Các số liệu về mưc độ nhiễm kim loại nặng trên rau quả lưu thông trên thành phố chưa có nhiều Riêng Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam

trong cơng trình nghiên cứu năm 1998 cho biết nhiễu loại rau trồng trên địa bàn thành

phố có sử dụng một số thuốc trừ nắm đã bị ô nhiễm đồng, kẽm trên mức cho phép Các

kim loại nặng khác như Chì, Cadium cũng thấy xuất hiện trong các loại rau như cả

chua, cải bắp, cải bông với hàm lượng vượt mức cho phép nhiều lần

Về Nitrate: Theo kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Quí Hùng (Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam) công bố năm 1998 cho thấy mặc dù phần lớn nông dân trồng rau đều có bón phân đạm hóa học, chủ yếu là phân urê cho rau nhưng kết quả phân

tích cho thấy mức dư lượng nitrate trong rau không vượt mức cho phép Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu về lãnh vực này còn quá ít nên chưa khẳng định được vấn

đề một cách chắc chắn Cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm

Về vi trùng và ký sinh trùng: Hiện chưa tháy có điều tra nào được công bố về tỉnh hình nhiễm ký sinh trùng hoặc vi trùng trên rau Tuy nhiên thường yếu tố này chỉ

xảy ra trong trường hợp ở những vùng trồng rau có tập quán sử dụng phân người hay

gia súc không ủ hoai đúng cách hoặc bón phân rác Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh,

nơng dân khơng có tập qn sử dụng phân bắc Việc bón phân rác hiện nay cũng không còn nữa Các loại phân chuồng đều được người tréng rau phần nào ủ hoai nên

nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong rau thực tế không cao Vấn để quan trọng

là nguy cơ nhiễm vi sinh ở khâu sau thu hoạch, trong giải đoạn chuyên chở, tưới rửa,

bày bán, chế biến, nấu nướng Vấn để này có thê dễ dàng khắc phục bằng những biện pháp vệ sinh thông thường, nhát là đối với rau ăn dưới dạng nấu chín

Về dư lượng thuốc báo vệ thực vật (BVTV): Rau là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh nhất do đó lượng thuốc BVTV sử dụng trên rau rất nhiều làm cho nguy cơ ô

nhiễm trên rau rất cao Dẫn đến vào những năm 1994 — 1997, số lượng những ca ngộ

độc cấp tính do ăn rau có đư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép đã tăng đáng báo

động Tại một số vùng trồng rau như: Gò Vấp, Hóc Mơn người dân trồng rau ngoại

thành còn sử dụng cả phân rác tươi dẫn đến việc ô nhiễm môi trường trầm trọng -_ Kết quả khảo sát của Cục BVTV thực hiện năm 1994 -1996 cho thấy: Dư lượng

thuốc BVTV trên rất nhiều loại rau quả rất cao Nhiễu mẫu vượt mức cho phép hàng chục, hàng trăm lần

-_ Kết quả khảo sát của Trường Đại học Nông Lâm thực hiện năm 1995 cho thấy như

sau: Trong 181 mẫu rau khảo sát trên thị trường thì có 55 % mẫu rau có chứa dư lượng thuốc trừ sâu và có 30 % số mẫu có dư lượng vượt mức cho phép

Trước tình hình chung diễn ra không chỉ ở vùng rau ngoại thành ma con ca quy mơ tồn quốc, Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã ban hanh Quyét định sô 67/1998-BNN- KHCN ngày 28/4/1998 về “ Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn” Đây là văn bản pháp lý đầu tiên và duy nhất đến nay liên quan đến sản xuất rau an toàn

Trang 8

Ở giai đoạn này, việc phát triển rau an toàn ở ngoại thành chỉ mới đừng ở mức

nghiên cứu, xây dựng các mơ hình thực nghiệm, trình diễn sử dụng thuốc BVTV an toàn, tiến hành tập huấn hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác rau theo quy trình đảm

báo an toàn Việc tiêu thụ sản phẩm rau an tồn cịn gặp rất nhiều khó khăn do chưa hình thành trong ý thức của người sản xuất và người tiêu dùng Thành phố

Giai đoạn 1998 — 2001, đây là giai đọan tổ chức thí điểm, mở rộng sản xuất rau

an toàn: ngay từ năm 1996, Thành phố đã có chủ trương thực hiện chương trình sản

xuất rau sạch trên địa bàn thành phố qua Thông báo số 395/TB-UB ngày 24-4-1996 về

việc thông qua để án triển khai chương trình sản xuất rau sạch và Quyết định số

2598/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình rau sạch cắp thành phó

Ngành Nông nghiệp thành phố đã chủ trì phối hợp với các ngành và quận,

huyện xây dựng các nội dung từ khâu tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm rau an

toàn

Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền nam phối hợp với Viện Sinh Học Nhiệt Đới nghiên cứu một số đề tài liên quan đến canh tác rau ở ngoại thành Trên cơ sở đó Sở

Nơng Nghiệp và PTNT đã xây dựng và ban hành Quy trình kỹ thuật canh tác rau an

toàn cho 10 loại rau phổ biến

Ngành Nông Nghiệp đã triển khai Dự án xây dựng mơ hình sân xuất và tiêu thụ

rau an toàn và giao cho Công ty giống cây trồng Thành phố thực hiện từ năm 1997 —

1999 Trên cơ sở đó đã hình thành tổ rau an tồn ấp Đình, Tân Phú Trung, Củ Chí và

là nền tâng cho sự phát triển các tổ rau an tồn sau này

Để có công cụ để quân lý chất lượng rau sản xuất và lưu thông trên thị trường,

ngành Nông nghiệp đã ban hành Quy định quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố vào năm 1999, làm cơ sở cho việc hướng dẫn và quản lý sản xuất rau an toàn ở ngoại thành Đồng thời trong năm 1999- 2001 Chỉ Cục BVTV đã phối hợp với

Phân Viện Công nghệ sau thu hoạch tiền hành nghiên cứu đê tài cải tiền Phương pháp

sinh học phân tích nhanh dự lượng thuốc trừ sâu của hai nhóm lân hữu cơ và carbamate Với kết quả thành công của dé tai, phịng phân tích nhanh dư lượng thuộc trừ sâu của Chỉ Cục BVTV đã được trang bị để thực hiện phân tích mẫu rau phục vụ cho công tác quản lý diễn biến dư lượng, trước mắt là TTS trong rau, làm cơ sở điều

hành chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố -

Giai đoạn 2001 — 2005, giai đọan tổ chức quản lý toàn bộ diện tích sản xuÂi rau

an toàn: Trên thực tế, bắt đầu từ năm 2000 — 2001, việc phát triển rau an toàn ở ngoại thành đã có những bước phát triển đáng kẻ

Chương trình phát triển rau an toàn đến 2005 — 2010 đã được Uỷ Ban Nhân dân

Thành phố phê duyệt theo Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 19/9/2002 và đã được đưa vào chương trình trọng điểm 02 cây (dứa Cayene, rau an toàn) của Thành phô với mục tiêu nhựa sau:

-_ Phấn đấu đến năm 2005: Trên 90% nông dân ở ngoại thành nắm vững quy trình

sản xuất rau an tòan; Trên 90% sản lượng rau sản xuất ở ngoai thành có dư lượng thuốc trừ sâu đưới mức quy định; Từng bước tổ chức, xây dựng hệ thống kiểm

soát, kiểm tra, chế tài các cơ sở kinh doanh tiêu thụ rau ở các chợ đầu mối trên địa

bàn thành phố; Chấm dứt việc lưu hành thuốc BVTV bị cắm sử dụng trên địa bàn Thanh phố

- _ Phấn đầu đến năm 2010: các sản phẩm rau sản xuất, lưu thông trên địa bàn thánh

phố (trong đó có cả rau từ các tỉnh nhập về) đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng

Trang 9

rau an tịan có dư lượng thuốc BVTV, kim loai nang, nitrate đưới mức quy định của Nhà nước

Trong giai đoạn này, ngành Nông nghiệp thành phố không những phải vừa tổ chức quán lý các ,vùng sản xuất rau an toàn ngay tại thành phố 1 mà còn phải phối hợp xây dựng phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tại các tỉnh để có nguồn rau an toàn cho người tiêu dùng trong thành h phố

Tao chuyển biến đáng kể trong sản xuất, tiêu thụ và nhận thức của người nông dân người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn

Thương hướng năm 2005 và năm 2010 của chương trình phát triển rau an tòan tại thành phố Hồ Chí Minh

-_ Năm 2005 phần đấu đưa điện tích gieo trồng | rau an toàn đạt lên 8.000 ha, với sản lượng khoảng 160.000 tấn Với mục tiêu đến năm 2005 toàn bộ điện tích gieo

trồng rau của ngoại thành phố đạt tiêu chuẩn an toàn

- Phối hợp với các tỉnh như Lâm Đồng, Đồng Nai, Tay | Ninh, Binh Duong, Long An, Tién Giang, Vinh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu „ để triển khai các biện pháp quản lý chất lượng nguồn rau từ các tình về với mức độ an toàn cao về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở quy mô vùng

- Nam 2005 trang bj co sở vật chất cho việc quản ý an toàn độc chất (nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vat, vi sinh) trong rau củ quá đến năm 2010

Một số giải pháp thực hiện chương trình phát triển rau an tòan tại thành phố Hồ Chí Minh

- _ Tiếp tục nghiên cứu bê sung xây đựng quy trình canh tác rau an tồn, trong đó chú trọng quy trình canh tác trong nhà lưới, tiến tới xây dựng quy trình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, ứng dụng những công nghệ mới tiên tiễn vào canh tác rau để đạt năng suất, chất lượng cao hơn, giá thành hạ

-_ Đẩy mạnh công tác xây dựng và công nhận các vùng rau an tồn, tiếp tục hình thành các tổ hợp tác sản xuất, thí điểm xây dựng một số hợp tác xã sản xuất rau an

toàn

-_ Trong khi chờ thông tư hương dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND thành phố sẽ phê duyệt Để án kiểm soát đư lượng thuốc BVTV trên rau, củ, quả; tổ chức thực hiện quy định tạm thời về kiểm soát dư lượng độc chất trong sản phẩm trồng trọt là thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm trong năm 2005

- Tiép Tục đây Tnạnh công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thông qua các

hoạt động tổ chức phiên chợ, hội chợ, mở nhiều điểm bán lẻ, vận động và thu hút

thêm nhiễu cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động này

-_ Phân cơng, hồn chỉnh việc chứng nhận, công bế chất lượng và các thủ tục liên quan đến rau an toàn để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và đảm bảo được chất lượng rau an toàn

-_ Duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình rau an toàn cấp Thành phố để chỉ đạo chương trình đạt hiệu quả cao hơn

Tóm lại, Chương trình phát triển rau an tòan thành phố Hỗ Chí Minh từ năm 2002 đến nay đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đang được sự quan tâm đặc biệt của người đân Thành Phố Nhận thức của người nông dân về tuân thủ quy trình sản xuất rau an toàn và sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần cho chương trình đi đúng hưởng và phát triển có hiệu quả Cụ thể là điện tích

Trang 10

sản suất rau an toan tit 200 ha trong nam 2001 dén năm 2004 đã đạt 4.000 ha Dau ra cho sản phẩm rau an toàn bước đầu được giải quyết khá căn cơ Hiện có nhiều đơn vị đã tham gia vào việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm rau an tồn và cơng bố chất lượng sản phẩm Làm cho người trong rau phan khởi và mạnh dạn tham gia trồng rau an toàn Mức độ an toàn của sản phẩm rau sản xuất và lưu thông đã được nâng cao, tỷ lệ mẫu rau có dư lượng vượt mức cho phép đã giảm đáng kể, nhất là lượng rau có nguồn gốc từ ngoại thành Tỉ lệ ô nhiễm về đư lượng thuốc trừ sâu trong rau từ 9,7 % giảm còn 1,5 % chứng tỏ chương trình rau an tồn nói chung đã đạt hiệu quả to lớn cả

về mặt xã hội

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu và hoạt động phục vụ sản xuất rau an toàn tử trước đến \ nay đều chỉ mới tập trung vào giải quyết vấn đề bức xúc nhất là sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật Các nội dung khác như bón phân, tưới nước chưa được nghiên cửu nhiều, nông dân các vùng rau an tòan chủ yếu áp dụng biện pháp canh tác truyền thống Trong canh tác, phân khóang vẫn là nguồn phân chủ lực, hiện tượng sử dụng phân đạm khóang, liều lượng cao liên tục trong trong thời gian dài đã và đang làm cho hàm lượng nitrat trong đất và nước ngâm tăng lên đáng kể Việc sử dụng phân hữu cơ trong quá trình canh tác đang gặp nhiều bất cập Nguôn phân hữu cơ chủ yếu vẫn là các lọai phân hữu cơ sẵn có của địa phương như phân bò, phân heo, phân gà nhưng quá trình chế biến và bảo quản chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật Thành phơ Hồ Chí Minh, tuy diện tích sản xuất rau không lớn nhưng rất phong phú về thể loại Tuy nhiên chỉ tập trung một số đối tượng rau chính : Nhóm rau ăn lá như xà lách, mông tơi, rau muong, tau cai ngọt, rau cải bẹ xanh , được sản xuất chủ yếu trong nhà lưới và đưa leo, khổ qua, cà tím và đậu đũa là các đối tượng rau ăn trái chủ lực có diện tích lớn, được sản xuất tập trung ngoài nhà lưới

Đề góp phan hịan thiện quy trình sản xuất rau an tòan của Thành Phố, trong khuôn khổ của để tài chúng tôi tậi trung nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm phân

bón, thuốc bảo vệ thực vật có ngn gốc hữu cơ sinh học trên các đối tượng rau ăn trái

Trang 11

Phần 2 NỘI DUNg VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Nội dung 1: Nghiên cứu sử đụng phân bón hữu cơ sinh học nhằm nâng cao

năng suất và chất lượng rau an toàn hiện trồng trong nhà lưới

- _ Nghiên cứu bón phân hữu cơ sinh học trên các đối tượng rau ăn lá chính

-_ Nghiên cứu thử nghiệm trồng một số loại rau ăn trái trong nhà lưới (sử dụng phân

chuồng ủ hoai mục làm nguồn phân hữu cơ)

2.1.2 Nội dung 2: Nghiên cứu sử dụng các sản phẩm phân bón và nơng dược

dạng hữn cơ sinh học để trồng một số loại rau ăn trải ngoài nhà lưới - _ Nghiên cứu ứng dụng một số sản phẩm phân bón (phân bón gốc và phân bón lá)

có nguồn gốc hữu cơ sinh học trên các đối tượng rau ăn trái chính

-_ Nghiên cứu ứng dụng mệt số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trên các đối tượng rau ăn trái chính

-_ Xây dựng mơ hình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật có

nguồn gốc sinh học trên một số đối tượng rau ăn trái chính

2.1.3 Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế-xã hội nhằm thúc

đấy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn một cách bén vững

-_ Điễu tra hiện trạng và đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình rau an toàn của

Thanh phd

~_ Điều tra đánh giá nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng

-_ Để xuất các giải pháp thúc đây sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu nội dung 1

(1) Đối tượng nghiên cứu

a/ Cây rau ăn lá

-_ Cây cải ngọt, xà lách, cây méng toi va rau muống là giống dang sử dụng rộng rãi được cung cấp bởi công ty liên doanh hạt giống Đông Tây, được trồng với mật độ: (10cmx15cm)

b/ Cây rau ăn trái

- Cây đậu đũa được trồng với mật độ (40cm x40cm) = 62.500 cây/ha và cà tím: (1,2m x 0,5m) = 16.500 cây/ha Đây là giống được cung cấp bởi công ty liên

Trang 12

cf Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất xám tại xã Phú Trung, huyện Củ Chỉ, thành phố Hồ Chí Minh

d/ Phan bon

- Phân hữu cơ : Humix là một loại phân hữu cơ sinh học chuyên dùng cho rau (có hàm lượng N-P;Os-K;O là 2-2,5-1)

-_ Phân khoáng: Urê, Supe lân va Kali Clorua (KCI) @) Nội dung thí nghiệm

a/ Cây rau ăn lá

~ _ Thí nghiệm (1): ảnh hưởng của các công thức phân bón đối với cây cải ngọt ~ _ Thí nghiệm (2): ảnh hưởng của các công thức phân bón đối với cây xà lách:

Thí nghiệm (3): ảnh hưởng của các công thức phân bón đỗi với cây rau muống Thí nghiệm (4): ảnh hưởng của các công thức phân bón đối với cây mông tơi

Nội dung thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức (Bảng 1) sử dụng chung cho 4 đối tượng rau ăn lá Mỗi thí nghiệm được tiến hành 6 vụ liên tục: 3 vụ trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2004 và 3 vụ trong mùa khô: từ tháng 11 năm 20044 đến 3/2005 Bảng 1 Tổ hợp các công thức phân bón trong các thí nghiệm trên rau ăn 1á

STT | Công thức (kg/ha/vụ) Neuen cung cập công thức phân 155N-115P205-50K20

|_| (15% từ phân vô cơ +25 % tir phan hina co) _| Dei hee Nong Fam TP ON ed

155N-115P,05-50K,0 cpane, Pian es hee va tan

2 _ | (50% từ phân vô cơ +50 % từ phân hữu cơ) | P ân ° uồng/ha)

3 175N-95P,05-80K,0 Sở Nông nghiệp và PTNT (75% từ phân vô cơt25 % từ phân hữu cơ) | TP.HCM - 4 175N-95P205-80K20 (Ding phan hóa học và 20 tan

(50% từ phân vô cơ +50 % từ phân hữu cơ) | phân chuông/ha)

5 180N-140P;O;-85K;O Nông dan ving san xuat rau an (75% từ phân vô cơ +25 % từ phân hữu cơ) | toàn Củ Chi- TP.HCM | (Ding 6 180N-140P,0,-85K20 phan héa hoc va 25 tan phan

(50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) chuông/ha)

7 150N-137P;O;-57K;O Nông dân vùng sản xuất rau an (75% từ phân vô cơ +25 % từ phân hữu cơ) | tồn Tân Phong-Biên Hồ-Đơng 8 150N-137P;Os-57K;O Nai (Dung phan hóa học và 25

(50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) | tân phân chuông/ha)

Ghi chú: Luong N-P205-K20 trong các cơng thức nói trên tính cộng gộp cả 2 nguồn từ phân hoá học và phân chuồng (đại diện là phân bò hoai mục)

Riêng khi lây mẫu rau của nông dân để phân tích tham khảo, chúng tôi lầy rau ở ruộng trồng cùng vụ của ngay gia đình phối hợp làm thí nghiệm (Trần Thị Thanh)

Trang 13

Ruộng này lượng phân tổng số như công thức 5 nhưng phân chuồng là phân bò ủ hoại mục (25 tân/ha)

b/ Cây rau ăn trái

~_ Thí nghiệm 1: so sánh trồng cà tím trong và ngồi nhà lưới gồm 4 giống: Cà tím

~ Tropica, Cà nâu cơm xanh, Cà xanh lai cao sản, Cà tím lai cao sản, thời gian từ

tháng 1 đến tháng 4 năm 2005 (vụ L) và tháng 6 đến tháng 10 năm 2005 (vụ 2) ~_ Thí nghiệm (2): so sánh trồng đậu đũa trong và ngoài nhà lưới gồm 3 giống: Đậu

đữa Hạt đen 1101, đậu đũa Hồng điểm, đậu đũa Đài loan cao sản, thời gian từ

tháng 12 năm 2004 đến tháng 3 năm 2005 (vụ 1) và tháng 6 đến tháng 9 năm 2005 (vụ 2)

(5) Phương pháp bố trí thí nghiệm

-_ Các thi nghiệm về ảnh hưởng của phân bón trên rau ăn lá được thực hiện 6 vụ,

trong nhà lưới Địa điểm cụ thể là nhà lưới của hộ bà Trân Thị Thanh, xã Tân Phú

Trung, huyện Củ Chỉ, Đây là một nhà lưới kín, có diện tích 1000m’, lợp lưới trắng, mắt lưới có kích thước Imm x Imm

- _ Các thí nghiệm so sánh trồng cà tím, đậu đũa trong và ngoài nhà lưới đặt tại Trại thí nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Tân Thới Nhì,

Hóc Mơn) Nhà lưới cao 4m, rộng 600m”, lợp lưới trắng, mắt lưới 0,5mm x

0,5mm

-_ Các thí nghiệm được bó trí theo thể thức khói đầy đủ hồn tồn ngẫu nhiên với 3

lần lặp lại Diện tích ơ thí nghiệm từ 10-30m? (6) Kỹ thuật bón phân

a/ Cây rau ăn lá

- Bén lot: 100% phan phan bữu cơ sinh Humix, Supe lân - Bon thuc 1 (7-8 ngay sau trồng): 50% N + 100% KạO -_ Bón thúc 2 (15-16 ngày sau trông): 50% N con lai

- Bén thie | và thúc 2: hoà phân tan trong nước và tưới đều b/ Cây cà tím, đậu đũa

- _ Bón lót: 100% phân chuồng, Supe lan -_ Bón thúc 1 (ra hoa): 50% N + 50% K,0

- Bén thic 2 (thu dot 1): 50% N + 50% K,0 con lai (7) Chi tiêu theo dõi

- _ Năng suất thương phẩm và một số chỉ tiêu cấu thành năng suất - _ Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng rau

Trang 14

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

(U Đối tượng nghiên cứu

a/ Cây rau ăn trái

-_ Cây dưa leo/khổ qua được trồng với mật độ (1,1 m x 0,4 m) = 23.000 cây/ha

- _ Cây cà tím được trong với mật độ (1,2 m x 0.75 m) = 11.000 cay/ha - Cây đậu đũa được trồng với mật độ (1,1 m x 0,3 m) = 30.000 cây/ha

Đây là các giống lai F.I được cung, cấp bởi công ty liên doanh hạt giống Đông Tây

b/ ĐẤt nghiên cứu

Đất nghiên cứu thuộc lọai đất xám, chuyên canh rau có hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng kali và lân dễ tiêu từ trung bình đến khá, đạm dạng amôn rất thập Hàm lượng Cu, Pb, Mn dưới ngưỡng cho phép Riêng hàm lượng Zn rất cao, vượt giới hạn cho phép trên 4 lần (818 ppm)

Bảng 2 Một số đặc tính của đất nghiên cứu

Chỉ tiêu Kết quả phân tích Phương pháp

hân tích ân tí

p Điểm | Điểm [ Điểm | Điểm phân tích

q@) (2) (3) (4)

1 pH(H,0) 5,45 5,46 5,44 5,06 pH kế

2 pH (KCI) 5,07 4,57 4,34 4,47

3 Chat hữu cơ (%) 1,23 1,11 0,99) 1,197 Tiurin

4, P2Os (mg/kg) 1.060 393 472 | 102,90 So màu i

5 K,O (mg/kg) 160 43 120 170 | Quang kế ngọn lửa

6 N-(NH Xmg/kg) 0,05 0,03 0,03 | 0,014 Kjeldahl 7 Cu (mg/kg) 24,26 | 18,28] 10,73 | 23,50 AAS 8 Pb (mg/kg) 10,25 | 65,75 9,96 | 27,45 9 Zn (mg/kg) 265,58 | 818,35 | 261,49] 510,25 10.Mn (mg/kg) 54,06 | 12435 17,69 | 44/12 cí Phân bón có nguồn gốc hữu cơ sinh học

- Phan bón gốc: Biorganic (8-2-2), (3-6-6), (5-5-5) va Fish fertilizer (5-1-1) - Phan bon la: Fish emulsion (5-1-1) và K-Humate

đ/ Thuốc bảo vệ thực vật

~_ Dipel là thuốc có nguồn gốc từ việc lên men chủng vi khudn Bacillus thuringiensis var Kurstaki, d6c t6 1a chat Endotoxin, dang tinh thé cao phân tử và dạng bào tử vi khuẩn

Trang 15

Bemetent WP là thuốc vi nắm phổ rộng đạng bột, Bemetent là thuốc có chứa bào từ các nấm Beauveria, Metarhizium, Entomophthora, chứa khơang 2 tí bào tử/g Khi phun các bào tử nắm bám vào cơ thể sâu, nảy mam va ky sinh trén co thé sau, cudi cùng sâu chết Bemetent WP có hiệu lực đến hầu hết các loại sâu, đặc biệt có hiệu lực cao với sâu đục thân, rệp sáp và các loại bọ cánh cứng

- Vertimec được sản xuất qua lên men nắm Streptomyces avermitilis Thuốc dang tiếp XÚC VỊ độc

- Tân tiến BTN là chế phẩm dùng nấm đối kháng Trichoderma để tiêu diệt các loài nắm ký sinh

-_ Ditacin là một loại kháng sinh, có tác dụng phòng trị nhiều loại bệnh do nắm, vi khuẩn và vi rút cho nhiều loại cây trồng

- Chế phẩm EM có chứa một số các vỉ sinh vật có ích cho nông nghiệp như vi khuẩn Lactic, vi khuẩn quang | hợp, nấm men, những vị sinh vật này có tính khử trùng mạnh như nhóm vi khuẩn Lactic Chế phẩm này có tác dụng tăng cường khả năng quang hợp, ức chế một số bệnh hại cây trồng

(2) Nội dung thí nghiệm

-_ Thí nghiệm l : Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đối với cây cà tím Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức

CT (1): Nến (200 N + 100 P,O; + 200 KạO) (kg/ha/vụ)

CT (2): 1.750 kg Biorganic + phân khoáng = nên CT (3): 1.250 kg Fish fertilizer + phân khoáng = nền CT (4): CT (2) + Fish emulsion

CT (5): CT (3) + K-Humate

- Thi nghigm 2: Anh huéng của phân bón hữu cơ sinh học đối với cây khổ qua (hoặc dưa leo) Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức

CT (1): Nền (160 N + 100 PzO; + 160 KạO) (kg/ha/vụ) CT (2): 1.500 kg Biorganic + phân khoáng = nền CT (3): 1.000 kg Fish fertilizer + phân khoáng = nền CT (4): CT (2) + Fish emulsion

CT (5): CT (3) + K-Humate

- Thí nghiệm 3 : Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đối với cây đậu đũa (hoặc đậu cove) Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức

CT (1): Nền (140N + 100 P2O; + 140 KạO) (kgha/vụ) CT (2): 1.250 kg Biorganic + phân khoáng = nền CT (3): 750 kg Fish fertilizer + phân khoáng = nên CT (4): CT (2) + Fish emulsion

CT (5): CT (3) + K-Humate

- Thirnghiém | Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực Vật có nguồn gốc sinh học đến tỷ lệ đục trái trên cây cà tím.Thử nghiệm gồm 4 nghiệm thức

CT (1): Nén (1.750 kg Biorganic + phân khoáng) + Polytrin C 440 EC

CT (2): Nền + Betement WP 0,1%

CT (3): Nén + Dipel 3.2 WP 0,1%

Trang 16

- _ Thử nghiệm 2 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đến tỷ lệ đục trải trên cây đậu đũa Thử nghiệm gồm 4 nghiệm thức

CT (1): Nền (1.250 kg Biorganic + phân khoáng) + Polytrin C 440 EC

CT (2): Nền + Betement WP 0,1%

CT (3): Nên + Dipel 3.2 WP 0,1% CT (4): Nền + Vertiment 1.8 EC 0,1%

- _ Thử nghiệm 3 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đến tỷ lệ sâu vẽ bùa trên cây đưa leo Thử nghiệm gồm 4 nghiệm thức

CT (1): Nền (1.500 kg Biorganic + phân khoáng) + Regent 5SC 0,05%

CT (2): Nền + Betement WP 0,1% CT (3): Nền + Dipel 3.2 WP 0,1%

CT (4): Nền + Artron 0,02%

~ _ Thử nghiệm 4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đến tỷ lệ bệnh sương mai trên cây đưa leo.Thử nghiệm gồm 4 nghiệm thức

CT (1): Nền (1.750 kg Biorganic phân khoáng) + Ridomin 0,3%

CT (2): Nề

CT (3): Nền + EM

CT (4): Nền + Tan tién (BTN)

-_ Mơ hình 1: Mơ hình ứng dụng quy trình canh tác rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học trên cây cả tím, đưa leo và đậu đũa

1) Quy trình hiện hữu của nông dân

2) Quy trình canh tác rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học

Gihỉ chú: tất cả các thí nghiệm, thử nghiệm và mơ hình đều được bổ sung 10 tân phân chuồng hoai mục cho ha trong 1 vu

(5) Phương pháp bố trí thí nghiệm

-_ Các thí nghiệm, thực nghiệm được thực hiện trực tiếp ngoài đồng ruộng và được bố trí chủ yếu trong 2 mùa zmùa mưa (Hè thu) và mùa khô (Đông xuân) cho các đối tượng rau, bệnh Tổng hợp các kết quả thí nghiệm đơn lẻ để xây đựng quy trình thâm canh tổng hợp và trình diễn mơ hình trên diện rộng tại vụ cudi của năm thứ 2

-_ Các thí nghiệm được bế trí theo thể thức khối đây đủ hòan tòan ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại Diện tích ơ thí nghiệm từ 20- 30 m’, Cc thir nghiém, mé hinh được bố trí trên ơ lớn, diện tích từ 1.000-5.000 mổ

(6) Kỹ thuật bón phân và xử lý thuốc bảo vệ thực vật

a/ Kỹ thuật bón phân gốc

-_ Bón lót : 100% lân và phân hữu cơ

-_ Bón thúc (1) (sau 7 ngày cấy hoặc 12 ngày sau gieo): 30% N + 20% KạO và 100% Biorganic (8-4-4) hoặc 50% Fish fertilizer

Trang 17

-_ Bón thúc (3) (trái nhỏ): 25% N + 25% KạO và 100% Biorganic (5-5-5) -_ Bón thúc (4) (thu lần 1): 25% N + 25% KạO

b/ Kỹ thuật phưn phân bón lá -_ Liễu lượng : 20 cc/bình 8 lít

- Thời gian phun: sau 7 ngày cấy (hoặc 12 ngày sau gieo), phun 2 lần cách 5 ngày và phun 2 lần vào giai đoạn nuôi trái

-_ Phun ướt đều thân lá vào lúc trời mát

c/ Kỹ thuật xử lý thuốc bảo vệ thực vật dạng hữu cơ sinh học

-_ Đối cây dưa leo/khổ qua: phun 4 lần, sau gieo 15 ngày -_ Đối với cà tím: phun 4 lần, 2 tuần/lần khi bắt đầu ra hoa -_ Đối với đậu đũa: phun 4 lần, khi bắt đầu ra hoa

(7) Chi tiêu theo dõi

-_ Năng suất thương phẩm \ và một số yếu tố cấu thành năng suất -_ Tỷ lệ trái bị hại và chỉ số bệnh cụ thể trên các đối tượng rau -_ Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng trái

- _ Hiệu quả kính tế của mơ hình

Trang 18

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu nội dung 3

@) Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu thực hiện bằng cách phỏng, van trực tiếp với mầu phiến điều tra làm sẵn và thu thập thông tin từ các tài liệu từ các cơ quan ban ngành có liên quan

(2) Đối tượng điều tra : Đối tượng điều tra gồm các hộ trực tiếp san xuất Tau, cac đầu mối tiêu thụ rau (Bếp ăn tập thể, hệ thống siêu thị và các đại lý phân phối rau tươi) trong tồn thành phơ

@) Quy mô, thời gian điều tra và thu thập thông tin

Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các tỗ rau an tồn hiện có gồm 20 phiếu (5 phiéu/té x 4 tổ)

~_ Điều tra đánh giá hiệu quả sản xuất các mơ hình nhà lưới tại 2 huyện chính (Hóc Mơn, Củ Chỉ) gồm 10 nhà lưới

- _ Điều tra nhu cầu khách hàng tiêu thụ rau an toàn gồm + Tại siêu thị: 6 siêu thị

+ Các bếp ăn tập thê: 20 bếp

- _ Thời gian tiến hành: từ tháng 10 năm 2004 đến 10 năm 2005

(4) Nội dung nghiên cứu

-_ Điều tra hiện trạng và đánh giá hiệu quả thực biện chương trình rau an toan của Thành phố

+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ của 4 tổ rau hiện có: chủng loại rau, sản lượng, tình hình tiêu thụ, giá cá và thuận lợi, khó khăn

+ Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mơ hình nhà lưới hiện tại đã có tại Hóc Mơn, Củ Chi

-_ Điều tra đánh giá nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng (khách mua tại các cửa hàng rau an toàn, siêu thị, bếp ä ăn tập thể, trường học)

- Dé xuit các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của thành phố Hồ Chí Minh

+ Các nội đung liên quan đến chương trình rau an tồn mà Sở Nông nghiệp và PTNT đã và dang lam

+ Các nội dung cần triển khai trong thời gian tới: Hỗ trợ nông dân thành lập tô hợp tác sản xuất rau an tồn, liên kết nơng dân với các công ty kinh doanh rau qua các hợp đồng sản xuất

Trang 19

như nhau Riêng ở cặp 7,8, công thức 8 (50/50 ) cho năng suất cao hơn công thức 7 (75/25) Điều này cho thấy để nâng cao năng suất xà lách, nguồn đỉnh dưỡng từ phân hữu co, là rất quan trọng Nghĩa là cần chú ÿ tăng cường bón hữu cơ, đạt tới mức đủ cung cấp ' 50% lượng dinh dưỡng N, P, K (Kết quả được trình bay & bang 3)

Bang 3 Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến năng suất rau xà lách

Cô ông Năng suất (tân/ha)

thức | Vụi | Vụ2 | Vụ3 | Vụ4 | Vụ5 | Vụ6 inne

1 ]20,3be}86be |l63nh | 164 156 | 13,8 | 152

2 Ì202be|7/7be |155b 15,6 157 | 132 | 147

3 |225ab|1l02b |186a 186 179 | 149 | 171

4 |234a |13,0a |169a | 169 192 | 143 | 173

5 |183c |75c¢ | 188a 18,9 181 139 | 159

6 |102c |87bc |182ab | 182 174 | 124 | 157

7 |224ab|l95be |169sb | 169 182 | 131 162

8 |251a |126a |178ab | 178 183 135 | 175

€Vạs| 8&1 | 151 9,7 20,1 136 | 13,9

LSoos | 30 | 26 29 NS NS NS

Trong cùng cội, các sô có cùng chữ theo sau thì khác nhau khơng có ý nghĩa thông ké 6 mite alpha bằng 0,05 theo pháp thứ Duncan, ns là sai khác khơng có ý nghĩa thơng kê

Tóm lại, với xà lách, công thức 8 tỏ ra có kết quả tốt hơn ca đây có 2 điểm đáng chú ý: lượng N không cần cao và sử dụng 50/50, tốt hơn 75/25 Điều này là hợp lý, bón nhiều phân hữu cơ góp phần cung cấp đây đủ hơn ví lượng, vitamin, điều mà phân khống khơng có được

b/ Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất rau muỗng

Với rau muống, cặp công thức 5 và 6 có lượng đạm cao nhất cho năng suất cao hơn các cặp khác Trong đó, cơng thức 6 (50/50) cũng tốt hơn công thức 5 05/25) 6 các cặp công thức khác, trong cùng cặp cũng không thấy khác biệt về năng suất dù tỷ lệ đinh đưỡng (N,P,K) là 75/25 hay 50/50

Bảng 4 Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến năng suất rau muống

Công Năng suất (tân/ha)

thức Vụ i1 Vụ2 Vụ3 Vụ4 Vụ Vụ6 TB

1 |J325a |171d |18/8ac 188 |2043c |21,7ab | 21,5

2 |318a |24,7a | 1646 16,4 | 23,6be | 18,3b 21,9

3 |292ab |22,6ab | 18,5 be 18,5 | 23,5be | 19,9b 22,0 4 13L1a |190cd | 21,lab 21,1 |24,7b |20,8ab | 23,0 3$ |265b |21,3ac |21,5a 215 | 23,2be |22,1ab | 22,7 6 |29,2ab |124,9a | 20,3 ab 20,3 |27,8ab |22,8ab | 24,2 7 |3lia |236a | 19,2 ac 192 |278ab |21,9ab | 23,8 8 |204ab |20,0bd | 18,6 be 186 |288a |22,4a 23,1_|

Trang 20

Phần3 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứu thâm canh tăng năng suất, chất lượng và làm phong phú thêm chủng loại rau an toàn được trồng trong nhà lưới

3.1.1 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng các công thức phân bón đến một số

loại rau ăn lá

(1) Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất một số loại rau ăn lá a/ Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến năng suất rau xà lách

HNO a Ri APL

Ñ 00/76u0u

ntÐ1(0111428 M401 UV R TPHCM HN, NHI

Hình 2: Thí nghiệm so sánh các cơng thức bón phân cho rau xà lách tại Củ Chỉ

Kết quả các thí nghiệm cho thay :

Tắt cả các cặp công thức (cùng liều lượng bón nhưng khác tỷ lệ phân vô cơ /hữu cơ) như cặp 1,2 cặp 3,4 và cặp 5,6 đều có năng suất thấp hơn cặp 7,8, khác biệt là ở

chỗ, các cặp trên đều bón N cao hơn cặp 7,8 (từ 155 đến 180N so với I50N) -

Hai công thức trong cùng 1 cặp của 3 cặp (1,2; 3,4 và 5,6) cho năng suất tương đương nhau, như vậy, nguồn gốc N,P,K có tỷ lệ 50/50 (50% từ phân hóa học, 50% từ phân hữu cơ) hay 75/25 đều khơng có ý nghĩa, tức là bón kiểu nào cũng cho năng suất

Trang 21

CV wm) 8,1 9,5 8,3 16,5 6,5 6,9

LS 0s 43 3,5 2,8 NS 45 2,3

Tóm lại: Trên cây rau muông công thức 6 (180N-140P;Os-85K;O), với tỉ lệ dinh dưỡng 50% từ phân hóa học và 50% từ phân hữu cơ cho năng suất cao hơn cả Ở đây có điểm đáng lưu ý: cây rau muống cần nhiều N (Kết quả được trình bày ở bảng 4)

c/ _ Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất rau mong tơi

Các thí nghiệm trên cây rau mồng tơi cũng thấy kết quả như rau muống: công thức 6 (180N-140P,05-85K20, với tỉ lệ dinh dưỡng 50% từ phân hóa học và 50% từ phân hữu cơ) cho năng suất cao nhất Tuy có những thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê và có thí nghiệm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê, nhưng trung bình của các thí nghiệm cho thấy cơng thức 6 cho năng suất ôn định hơn các công thức khác (Kết quả được trình bày & bang 5)

Bảng 5 Ảnh hướng của các công thức phân bón đến năng suất rau mông tơi

Công Nang suat (tan/ha)

đức | Vụi | Vụ2 | Vụ3 | Vụ4 vus | Vụ6 Tà 1 | 368 |276b 197 | 182 |17,1b6 |187e | 232 2 | 41,5 |283b 218 181 |190b |203¢ | 248 3 | 389 |308ab 231 | 201 |120b |189¢ | 248 4 | 408 | 283 213 169 |197b |210bc | 247 5 | 395 |30,1ab 189 | 192 |196b |20,7be | 247 6 | 427 |336a 218 | 204 |222ab |229ãb | 2743 7 | 402 ]31/5ab 214 | 217 |2L8ab |228b | 266

8 | 391 |316ab 241 199 |240a |250a | 273

Vel 80 99 160 | 13,4 4,5 31

L§ug | NS 52 NS NS 40 22

d/ Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất rau cãi ngọt

Đối với rau cải ngọt cũng nhận thấy có xu hướng như rau rau muống và rau mong toi Kết quả các thí nghiệm cho thấy cơng thức 6 (180N-140P;Os-85KạO, với tỉ lệ là 50% từ phân hóa học và 50% từ phân hữu cơ) và công thức 4 (175N-95P;Os-

80K;O, với tỉ lệ là 50% từ phân hóa học và 50% từ phân hữu cơ) cho năng suất cao

hơn so với các công thức khác trong cùng thí nghiệm và cả trung bình của các thí

nghiệm (Kết quả được trình bày ở bảng 6)

Trang 22

Bảng 6 Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến năng suất rau cải ngọt

A Nang suat (tan/ha)

Cong thức | Vul Vụ2 Vụ3 Vụ4 Vụ 5 wo | nh Trun,

1 |]1I%c |13,6b |20,1a 13,6 14,3 18,8 16,4

2 |183bc |14,9ab | 18,2 ab 14,9 14,6 18,6 16,6

3 |17c |14,2b | 18,6ab 142 14,6 18,1 16,3

4 |208a |15,3ab |18lab | 16,9 14,0 18,9 173

5 |185ac |14,7ab |20,0ab | 16,0 12,4 18,9 16,7

6 |204ab |169a |20,1a 16,4 13,9 20,4 18,0

7 |16,3¢ 142b | 16,8 14,9 13,1 22,2 16,2 8 |179c |142b |179ab | 16,0 124 21,1 16,6 CVeg | 74 8,9 9,9 22,3 22,0 11,7 LSoos | 24 2,3 3,2 NS NS NS i” Sr ap H

Hình 3: Thí nghiệm so sánh các công thức bón phân cho rau cải ngọt tại Củ Chỉ

Trang 23

(2) Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến chất lượng một số loại rau ăn lá

a/ Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng cây xà lách

Bảng 7 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến dư lượng nitrat trong rau xà lách

TT Công thức phân bón Dư lượng nitrat

(kg N-P;O:-KzO/ha) (mg NO:/kg) 1 [155-115-50 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 31,0 2 | 155-115-50 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 44.5 3 | 175- 95- 80 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 71,0 4 | 175- 95- 80 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 64,5 5 | 180-140-85 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu co) 99,0 6 | 180-140-85 (50% tir phan vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 72,5 7 | 150-137-57 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu co) 80,5 § | 150-137-57 (50% tir phan vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 64,0

Dư lượng nitrat là một trong những chỉ tiêu dừng, đánh giá rau có an tồn hay khơng Kết quả phân tích cho thấy tất cả các công thức đã thí nghiệm đều có dư lượng nitrat trong sản phẩm dưới ngưỡng cho phép của FAO (2.000 mg/kg rau tươi) Két hop

với chỉ tiêu về năng suất chọn công thức 8 là cơng thức có triển vợng (sẽ xem xét tiếp sau khi tham khảo kết quả phân tích tồn đư kim loại nặng) (Kết quả được trình bày ở

bảng 7)

Kết quả phân tích về một số chỉ tiêu kim loại nặng tồn dư trong sản phẩm rau

xà lách ở công thức 8 đạt mức đưới ngưỡng So với mẫu rau của dân, các chỉ tiêu này

đều thấp hơn (đo kinh phí của đề tài giới hạn nên chúng tôi chi chon mẫu rau ở công thức cho năng suất cao nhất cùng với mẫu rau ở ruộng đối chứng để tiến hành phân

tích đư lượng kim loại nặng trên các mẫu rau trong các thí nghiệm) (Kết quả được

trình bày ở bảng 8)

Bảng 8 Ảnh hưởng của phân bón đến dư lượng kim loại nặng trong rau xà lách

Mẫu của dân 1,75 0,09

Công thức Dư lượng một sô kim loại năng, (mg/kg) trong rau xà lách

cu Pb Zn

Công thức 8 0,87 0,11 3,09 5,79

Tiéu chuan WHO 5,00 0,50 10,00

Kết hợp các chỉ tiêu: năng s

chọn công thức công thức 8 (150N-I

50% từ phân hữu co) là công thức tốt

bày ở bảng 4 và 8)

uất, dư lượng nitrat và kim loại nặng, chúng tôi 37P;O;-57K¿O, với tỉ lệ 50% từ phân hóa học và nhất để sản xuất rau xà lách (Kết quả được trình

Trang 24

b/_ Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến chất lượng cây rau muống

Kết quả phân tích cho thấy dư lượng niat giữa các công thức không khác biệt

nhiều, cao nhất là công thức 3 (402,5mg NO; /kg) và thấp nhất là công thức 7 (193mg NO;7kg) Vì Việt Nam chưa có quy định về ngưỡng dư lượng nitrat cho rau muống,

chúng tôi tham khảo mức quy định cho lá như bắp cải (500mg NO; /kg) thì dư lượng nitrat của rau muống trong các thí nghiệm này đều ở mức thấp (chỉ từ 180 đến

402mg/kg),

Bảng 9 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến dư lượng niưat trong rau muống

STT Công thức phân bón Dư lượng rútrat

(kg N-P;O;-K;O/ha) (mg/kg )

1 155-115-50 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 180,5

2 155-115-50 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 256,0 3 175- 95- 80 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 402,5

4 175- 95- 80 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 330,0 5 180-140-85 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu co) 287,5 6 180-140-85 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 226,5 7 150-137-57 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 193,0 8 150-137-57 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 208,0

Công thức 6 là công thức cho năng suất cao, mẫu rau được đem kiểm tra kim loại nặng và nitrai Kết quả tất cả các chỉ tiêu dư lượng _nitrai trong mẫu rau của công thức 6 đều thấp hợn dư lượng ở công thức tham khảo (lây tại ruộng, trơng bình thường,

của nông dân) Các chỉ tiêu này đều dưới ngưỡng cho phép (Kết quả được trình bày ở

bảng 10) Qua phân tích này cũng cho thấy: mẫu rau của nơng đân có dư lượng nitrat kha cao, vượt ngưỡng cho phép Vi vậy việc áp dụng kết quả vừa nghiên cứu là rất cần

thiệt

Bảng 10 Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến dư lượng một số kim loại nặng trong rau muông

Mẫu | Dư lượng kim loại năng va nitrat (mg/kg) trong rau mudng ]

[cu Pb Zn NO; |

Công thức 6 1,72 <0,01 7,57 226,0

Mẫu của dân 2,02 0,11 13,73 644,0

[ Tiểu chuẩn WHO 5,00 0,50 10,00 500

Qua kết quả phân tích này cũng cho thấy: mẫu rau của nông dân có dư lượng nitrat khá cao, vượt ngưỡng cho phép Vì vậy việc áp dụng kết quả vừa nghiên cứu là rất cần thiết Kết hợp với chỉ tiêu năng, suất, chúng tôi chọn công thức (6) có mức phân bón (kg/ha/vụ : 180 N-140 P;Os-85 K;O) trong đó 50% từ phân vô cơ và $0 % từ phân hữu cơ là công thức tốt cho rau muống

Trang 25

c/ Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến chất lượng cây rau mong toi Tương tự như các loại rau trên, chúng tôi tham khảo quy định về du lượng cho bắp cải để xem xét dư lượng trên rau méng toi Két qua phan tich cho thấy tẤt cả các

công thức đều có dư lượng nitrat và kim loại năng thấp, dưới ngưỡng cho phép Kết hợp các chỉ tiêu năng suất, dư lượng kim loại nặng, đề xuất chọn công thức (6) (180N-

140P;Os-85K;O, với tỉ lệ là 50% từ phân hóa học và 50% từ phân hữu co) cho rau mong tơi

Bảng 11 Ảnh hướng của các cơng thức phân bón đến dư lượng nitrat trong rau mồng

tơi

STT Công thức phân bón Dư lượng nitrat (kg N-P;O:-K›O/ha) (mg NO: kg) 1 | 155-115-50 (75% từ phân vô cơ + 25 %4 từ phân hữu co) 181,0 2 | 155-115-50 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 91,0 3} 175-95- 80 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 106,0 4 | 175-95- 80 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 102,0

5 | 180-140-85 (75% tir phan vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 910

6 | 180-140-85 (50% từ phân võ cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 135,0 7 | 150-137-57 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 94,0 8Ì 150-137-57 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 149,0

Hình 4: Thí nghiệm so sánh các cơng thức bón phân cho rau mồng tơi tại Củ Chỉ

Trang 26

Bảng 12 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến dư lượng kim loại nặng trong tau mong toi

Miu Dư lượng kim loại năng và nitrat (mg/kg) trong rau mông tơi

Cu Pb Zn NO;

Công thức 6 1,07 9 16,54 135,0

Đối chứng iu 0 14,92 144,0

Tiêu chuân WHO 5,00 0.50 10,00 500.0

Vẫn lấy mức dư lượng nimat trên bắp cải tham khảo cho cái ngọt có thể thấy

chỉ có cơng thức 1 có dư lượng nitrat đưới ngưỡng cho phép còn lại cả các công thức khác đều cao hơn (Bảng 13) Mẫu của công thức 1 được đem phân tích kim loại năng

và kết quả cho thấy du lượng thấp hơn mức cho phép (Bảng 14)

d/ Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng cây rau cải ngọt

Bang 13 Ảnh hướng của các công thức phân bón đến dư lượng nitrat trong cải ngọt

^ + Dư lượng nitrat

STT Công thức (mg/kg )

1 155-115-50 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 317,0 2 | 155-115-50 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 533,0

3 | 175- 95- 80 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 1.147,0

4 |175- 95- 80 (50% từ phân vô cơ + 50 % tir phân hữu cơ) 897,0 5 | 180-140-85 (75% tir phan vé co + 25 % từ phân hữu cơ) 749,0 6 | 180-140-85 (50% từ phân vô cơ + 50 % từ phân hữu cơ) 745,0 7 | 150-137-57 (75% từ phân vô cơ + 25 % từ phân hữu cơ) 833,0 8 | 150-137-57 (50% tir phan v6 co + 50 % từ phân hữu cơ) 583,0

Bang 14 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến dư lượng một số kim loại nặng

trong rau cải ngọt

Dư lượng một số kim loại năng và nitrat (mg/kg) trong rau cải

Mẫu ngọt

cu Pb Zn NO;

Công thức 1 1,35 0,12 14,92 317

Đối chứng 1,09 0,06 27,44 748,0

Tiéu chuan WHO 5,00 0,50 10,00 500

Tổng hợp các chỉ tiêu, chọn công thức (1) (155N-115P205- -50K;O, với tỉ lệ là 25% từ phân phân hóa học và 50% từ phân hữu cơ) để giới thiệu cho trồng rau cải ngot Qua kết quả phân tích cũng cho thấy, mẫu rau của dân có dư lượng nitrat quá cao, nghiên cứu đã xác định được cơng thức (1) có dư lượng thấp để thay thé công thức của đân đang dùng là kết quả có ý nghĩa

2

Trang 27

(3) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón được chọn

Mức đầu tư phân bón như các công thức đã khuyến cáo đều thấp hơn mức bón hiện nay của nơng đân từ 500.000-1.000.000đ/ha nhưng vẫn đạt năng suất tương đương đến cao hơn gần 10% Chính vì vậy, hiện suất ! đồng vốn tiền phân theo các công thức khuyến cáo đều cao theo mức bón của dân (Kết quả được trình bay ở bảng

15)

Bang 15 Hiệu quả kinh tế của các công thức được chọn

Đâutư | Năng suất và giá trị | Hiệu suất

cho phân sản phẩm 1 đồng vốn Loại rau Công thức phân bón bón tân/ha 1000đ | tiền phân

(tr.đồng) @

Xa lach Đê xuất : công thức 8 5.985 17,5 56.000 9,3

ND dang thực hiện 6.994 16,0 | 51.200 73

Rau muống | Đề xuất : công thức 6 6.472 24,2 48.400 74 ND đang thực hiện 6.994 225 45.000 6,4 Maing toi Để xuất : công thức 6 6.472 21,3 54.600 8,4 ND đang thực hiện 6.994 26,5 52.000 7,5 Cải ngọt Để xuất : công thức 1 4.217 16,4 32.800 7,7 ND đang thực hiện 5.776 16,0 32.000 5,5

Ghi chi: gid phin Humix: 1500đ/kg, Phân urê: 4.800đ/kg, Supelân 1.800B/kg, Kali clorua

4.0004/kg, NPK 16-16-8 : 5.0004/kg, phan bd hoai 150.000d/tan, xa léch: 3,2 trigu déng/tin, rau

muống: 2,0 triệu đồng/kg, mồng tơi: 2,0 trigu ddng/tin, cai ngọt: 2,0 triệu đồng/kg, (4) Tình hình sâu bệnh trong các thí nghiệm rau ăn lá

Trong thời gian thực hiện các thí nghiệm, các đối tượng cải ngọt, xà lách, rau

muống và rau mông tơi hầu như không bị sâu bệnh Có bọ nhảy (PƯyllotrera siriolala)

trên cải ngọt nhưng rất ít, khơng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất Bệnh sưng rễ do tuyến tring (Meloidogyne sp) có xuất hiện trên xà lách và rau muống nhưng ở mức độ rất nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất

@® Kết luận về việc lựa chọn công thức cho các đối tượng rau nghiên cứu

Qua kết quả nghiên cứu, đề nghị chọn công thức (1) (155N-115P;Os-50K;O)

cho rau cải ngọt, công thức (6) (180N-140P;O;-85K2O) cho rau mông tơi, rau muông và công thức (8) (150N-137P205-57K,0)cho rau xả lách Các công thức này vừa đảm bảo năng suất, vừa đâm bảo an toàn và hiệu quả kinh tê

Trang 28

3.12 Kết quả nghiên cứu về trằng cà tím, đậu đữa trong nhà lưới () Kết quã nghiên cứu trồng đậu đũa trong nhà lưới

Có sự khác biệt về năng suất cá thể (từng cây) giữa đậu trồng trong và ngoài nhà lưới Trong khi trung bình 1 cây ngoài nhà lưới được 231g, trong nhà lưới được 261g Lý do chính của sự khác biệt này là do sâu gây h hại hoa và quả non, làm cho hoa không đậu quả hoặc quả non bị rụng Xét riêng vỆ giống, giống 1101 có sự khác biệt

xa nhất, 360g so với 277g (Bảng 16)

Bảng 16 Năng suất cá thể (g/cây) các giống đậu đũa trồng trong va ngoài nhà lưới tại

Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh

Giông Trong nhà lưới Ngoài nhà lưới |

trong Vụi Vụ2 Trung bình Vul Vu2 Trung binh

1101 301 420 360 260 294 277

Dai loan 148 183 165 122 183 152

Hỗng điểm | 249 268 259 257 268 263

Trung bình 233 290 261 213 248 231

Chính sự khác biệt về năng suất cá thể dẫn đến sự khác biệt về năng suất quan thể (trên ha) "Trong nhà lưới dat nang suất 15, 5 tấn, trong khi ngoài nhà lưới 14,22 tân/ha Xét riêng về giống, 1101 cho năng suất cao, cá trong và ngoài nhà lưới (Kết quả được trình bày ở bảng 17)

Bảng 17 Năng suất tổng số (tắnha) của các giống đậu đũa trồng trong và ngoài nhà lưới tại Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh

Gidng Trong nha ludi Ngoài nhà lưới

trồng Vụi Vụ 2 Trung bình Vụ l1 Vụ2 Trung bình

1101 1808 | 25,21 21,65 15,64 17,69 17,69

Dai loan 8,73 10,98 9,86 7,33 11,00 9,17

Hỗng điểm |_ 13,97 16,12 15,05 15,45 16,13 15,79

Trung bình 13,59 17,44 15,52 12,81 14,94 14,22

Mặc dù trong nhà lưới nhưng vẫn có sâu, vì thế quả đậu vẫn bị hại nhưng mức

độ thấp hơn ngoài nhà lưới Trong khi bên ngoài, tỷ lệ quả bị hại tới 62,31%, trong nhà lưới chỉ bị 38,23% Xét về giống, 1101 là giống có tỷ lệ bị sâu hại thấp, cả trong và ngoài nhà lưới Sự chênh lệch 62,31 và 38,23 (trung bình 3 giống ) và 56,91 và 32,01% (ở giống 1101 là TẤt có ý nghĩa về mặt tác dung củ nhà lưới Lưu ý rằng, trong nhà lưới chỉ phun thuốc sâu 3 lần/vụ, ngoài nhà lưới phải phun tới 10 lằn/vụ

Trang 29

Bảng 18 Tỷ lệ (3%) quả đậu | bị sâu hại của các giống đậu đũa trồng trong và ngoài nhà lưới tại Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh

Giông Trong nhà lưới Ngoài nhà lưới

trằng Vul Vụ2 Trung bình Vụi Vụ 2 Trung bình 1101 30,87 33,15 32,01 67,38 56,91 56,91 Dai loan 41,38 41,98 41,68 63,47 58,52 61,00 Hỗng điểm | 34,81 47,21 41,01 62,55 75,50 69,03 Trung bình 35,69 40,78 38,23 64,47 63,64 62,31

Do bj sau hai, nang suất thực sự bán được (năng suất thương phẩm) khác nhau khá rõ giữa trong và ngoài nhà lưới trung bìn h 3 giống, trong nhà lưới đạt 12,22 tấn, ngoài nhà lưới đạt 10,06 tấn trong đó, giống 1101 có năng suất cao và chênh lệch năng suất trong và ngoài nhà lưới tới 4,63 tắn/ha (Kết quả được trình bay ở bảng 19) Bang 19 Năng suất thương phẩm (tắn/ha) của các giống đậu đũa trồng trong và ngoài nhà lưới tại Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh

Giông Trong nhà lưới Ngoài nhà lưới

trồng Vụi Vụ2 Trung bình Vul Vu2 Trung binh 1101 16,48 20,93 18,71 8,42 14,24 14,24

Dai loan 6,77 5,98 6,38 3,76 7,62 5,69

Hong diém | 11,90 11,26 11,58 8,63 11,89 10,26 Trung binh 11,72 12,72 42,22 6,94 11,25 10,06

Kết luận: Qua 2 thí nghiệm, kết quả cho thấy: Trằng đậu đũa trong nhà lưới có khả năng bạn chế được sâu phá hoại hoa, quả; nhờ đó năng, suất cao hon và sản phẩm an tồn hơn đo ít phải sử dụng thuốc Khi có kiểu nhà lưới thích hợp và biện pháp quản lý nhà lưới nghiêm ngặt việc trồng đậu đũa trong nhà lưới sẽ là 1 biện pháp 5X rau an toàn tốt Cần chú ý các giống khác nhau có biểu hiện khả năng thích hợp khác nhau với điệu kiện nhà lưới, trong nghiên cứu này, giống 1101 của công ty Đông Tây thích hợp trồng trong nhà lưới Đề nghị khi có mơ hình nhà lưới thích hợp (nhà cao, lỗ lưới nhỏ) cho thử nghiệm trên diện rộng để đưa vào áp dụng

(2) Kết quả nghiên cứu trằng cà tím trong nhà lưới

Bang 20, Nang suất của một số giống cà tím trồng trong và ngồi nhà lưới (tấn/ha)

Tên giỗng “Trong nhà lưới Ngoài nhà lưới

Cà Tropica 6,0 19,2

Cà nâu cơm xanh (EW) 0,7 12,6

Ca lai xanh (EW) 7,2 26,9

Cà tim lai (EW) 9,5 20,6

Trung binh 43 19,8

Trang 30

Kết quả thí nghiệm cho thầy trồng cà tím trong nhà lưới khơng có kết quả, tất cả các giống đều cho năng suất rất thấp (trung bình 4.3 tấn) so với trồng ngoài nhà lưới (trung bình 19,8 tấn/ha-Bảng 20) Lý do trực tiếp là trong nhà lưới, cà tím đậu quả rat ít, trung bình chỉ 4,5 quả/cây, trong khi bên ngồi, cà tím đậu gần gấp 3 (9,6 quả/cây- Bang 21)

Bang 21 Số quả trên cây của một số giống cà tím trồng trong và ngoài nhà lưới

Tên giơng Trong nhà lưới Ngồi nhà lưới

Cà Tropica 3,3 10,6

Cà nâu cơm xanh (EW) 3,0 83

Cà lai xanh (EW) 3,3 10,6

Ca tim lai (EW) 4,6 9,6

Trung binh 3,5 9,6

$ 1.3 Tổ chức hội thảo

Ngày 21⁄3: Tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu kết quả nghiên cứu phân bón trên Tau ăn lá cho 40 nông dân và cán bộ của hợp tác xã sản xuất rau Tân Phú Trung tại Củ Chi và hợp tác xã sản xuất rau Dân Thắng tại Hóc Mơn, có sự tham gia của Trung tâm Khuyến Nơng thành phố Hồ Chí Minh

2 Ngày 21/8: Tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu kết quả nghiên cứu trồng đậu đũa trong nhà lưới cho 40 nông dân và cán bộ của hợp tác xã sân xuất rau Tân Phú Trung tại Củ Chí và hợp tác xã sản xuất rau Dân Thắng tại Hóc Mơn, có sự tham gia của Trung tâm Khuyến Nông thành phố Hồ Chí Minh

Hình 5: Tổ chức Hội thảo giới thiệu kết quả nghiên cứu cho nông dân các Tổ sản xuất rau an toàn của Củ Chỉ và Hóc Mơn

Trang 31

3.2 Nghiên cứu ứng đụng các sản phẩm phân bón và nông dược đạng

hữu cơ sinh học được chiết xuất từ nguồn hữu cơ thiên nhiên để

trồng một số loại rau ăn quả an toàn ngoài nhà lưới

3.2.1 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưỡng của phân bón hữu cơ sinh học trên một

số đôi tượng rau ăn trái

(1) Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đối với cây cà tím

Kết quá thí nghiệm 1 tai điểm 1 và điểm 2 cho thấy, các công thức có sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây cà tím đã có tác dụng lam tang | số trái và trọng lượng trái Tuy chưa đạt sai biệt có ý nghĩa thống kê nhưng đã góp phan lam ting năng suất trái thương phẩm trên cây Năng suất tăng từ 4,7-15,8% (Kết quả được trình bày ở bảng 22 và 23)

Bảng 22 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái cà tím (Tháng 11 năm 2003)

Sô trái | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng (trái/cây) (gr/trái) (tan/ha) (%)

1) Nén (DSi chứng) 20 149 33,42 - 2) 1.750 kg Bio +NPK 21 159 36,40 9,2 3) 1.250 kg Fish fer +NPK 21 160 37,50 12,5 4) CT (2) + Fish emulsion 22 162 38,40 15,1 5) CT (3)+K-Humate 21 164 38,62 15,8 CVựø› 8,87 11,95 6,82 LSD (0s) NS NS NS

Ghi chi : Bio ; Bioganic; Fish Fer : Fish Fertilizer va CT : Cong thitc

Bang 23 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái cà tím (Tháng 5$ năm 2004)

Số trái | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

Trang 32

Kết quả thí nghiệm L tại điểm 3 cho thay các công thức sử dụng phân bón hữu cơ sinh học có số trái thương phẩm thấp hơn đối chứng nhưng trọng, lượng trái và năng suất trái thương phẩm cao hơn đối chứng rất rõ, đặc biệt là năng, suất tăng, sai biệt có ý nghĩa thống kê Năng suất tăng từ 10,0-13,2% (Kết quả được trình bay ở bảng 24)

Bảng 24 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái cà tím (Tháng 6/ 2004)

Số trái | Trọng lượng | Năng suât Năng Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng

(rá/cây) | (gr/trai) (tắn/ha) (%)

1) Nên (Đôi chứng) 21 162 37,39 b -

2) 1.750 kg Bio +NPK 21 182 41,63 a 11,1 3) 1.250 kg Fish fer +NPK 21 178 4121a 10,0 4) CT (2) + Fish emulsion 21 184 42,33 a 13,2 5) CT (3) +K-Humate 21 184 42,424 13,2 CV %) 3,08 6,28 4,23 LSD (0.05) NS NS 3,03

Kết quả thi nghiém 1 tai điểm thứ 4, công thức 2 và công thức 3 sử dụng phân hữu cơ sinh học Bio-organic và Fish Fertilizer có số trái, trọng lượng trái và năng suât cao hơn đối chứng nhưng chưa đạt sai biệt có ý nghĩa thống kê Công thức 4 và công thức 5 sử dụng phân hữu cơ sinh hoc Biorganic va Fish emulsion tương tự như công thức 2 và công thức 3 nhưng được bổ sung phân bón lá đã có trọng lượng trái và năng suất trái cao hơn các cơng thức cịn lại và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng Điều này chứng tỏ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học bón gốc đã thể hiện hiệu lực trên cây cà tim và nếu kết hợp đồng bộ giữa việc bón các loại phân bón hữu cơ sinh học bón gốc và việc bể sung các loại phân bón lá đã có tác dụng nâng cao trọng lượng trái và năng suất trái cà tím (Kết quả được trình bày ở bảng 25)

Bảng 25 Ảnh hướng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái cả tím (Tháng 5 năm 2005)

Số trái | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng

(tráicây) | (gr/trai) (tan/ha) (%)

Trang 33

Hình 6 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học trên cây cà tím Bảng 26 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái cà tím (Kết quả tổng hợp của 4 điểm thí nghiệm)

Sếtái | Trọng lượng | Năng suất | Nang

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng (trái/m”) | (grwá) (tắn/ha) (%) 1) Nến (Đỗi chứng) 22 158b 36,33 b - 2) 1.750 kg Bio +NPK 23 166 ab 39,lla 76 3) 1.250 kg Fish fer +NPK 23 167 ab 39,63 a 9,0 4) CT (2) + Fish emulsion 23 173 a 40,95 a 11,2 5) CT 3) +K-Humate 23 175a 40,92 a 11,3 CV ey 6,41 8,06 6,09 LSD os) NS 11,2 1,99

Qua kết quả tổng hợp của 4 điểm của thi nghiém 1 cho thấy, công thức 2 và công thức 3 chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học bón gốc (Biorganic và Fish Fertilizer) có số trái/cây, trọng, lượng trái và năng, suất cao hơn công thức đối chứng mặc dù chưa có sự khác biệt thống kê, nhưng cũng các công công thức này được bộ sung phân bón lá dạng hữu cơ sinh học (Fish Emulsion và K-Humate) (công thức 4 và công thức 5} đã có trọng lượng trái và năng suất cao hơn đối chứng Năng suất tăng 13,4-15,0% sai biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, đã góp phần làm tăng năng

Trang 34

suất trái thương phẩm có ý nghĩa thống kê so với đối chứng Chưa có sự khác biệt về hiệu lực giữa 2 lọai phân hữu cơ sinh học bón gốc (Biorganic và Fish Fertilizer), cũng như giữa 2 lọai phân bón lá đạng hữu cơ sinh học (K-Humate và Fish emulsion) đến trọng lượng trái và năng suất trái cả tím Điều này chứng tỏ, sử dụng phân bón hữu cơ sinh hoc (Biorganic va Fish Fertilizer) thay thế một phần phân khống bón gốc và có bổ sung phân bón lá dạng hữu cơ sinh học (Fish Emulsion và K- Humate) đã có tác dung nang cao trong lượng trải góp phần làm tăng năng suất trái cà tím từ 13,4-15,0% (Kết quả trình bày ở bảng 26) Sau khi tính tóan hiệu quả kinh tế của từng cơng thức phân bón, chúng tôi lựa chọn công thức 4 sử dụng phân hữu cơ sin học Biorganic là hợp lý nhất (Kết quả được trình bày ở bảng 54 a trong phần phụ lục)

Œ› Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học trên cây khổ qua, đưa leo

Kết quả thí nghiệm 2, nghiên cứu về hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học trên cây dưa leo tại 2 vụ thí nghiệm cho thấy, các công thức sử dụng phân bón hữu cơ sinh học bón gốc Biorganic hoặc Fish fertilizer (công thức 2 và công thức 3), công thức 4 và công thức 5 không những sử dụng phân hữu cơ sinh học bón gốc mà cịn được bổ sung phân bón lá Fish mulsion hoặc K-Humate đã có số trái, trọng lượng trái và năng suất thương phẩm cao hơn đối chứng nhưng chưa đạt sai biệt có ý nghĩa thống kê Năng suất tăng từ 7,5-16,6% (vụ L) và từ 13,2-20,0% (vụ 2) (Kết quả được trình bày ở bảng 27 và 28)

Hình 7 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học trên cây đưa leo

Trang 35

Bảng 27 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái dưa leo (Tháng 9 năm 2004)

Số trái | Trọng lượng | Năng suật Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm, phẩm phẩm tăng (trá/ m2) | _ (g/rái) (tan/ha) (%) 1) Nên (Đôi chứng) 13 138 17,83 - 2) 1.500 kg Bio +NPK 14 134 19,16 7,5 3) 1.000 kg Fish fer +NPK 14 141 19,60 9,9 4) CT (2) + Fish emulsion 15 141 20,40 14,4 5) CT 3) +K-Humate 14 149 20,80 16,6 CV@&› 7,84 10,49 7,91 LSD (0.05) NS NS NS

Bang 28 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh hoc đến số trái, trọng lượng trái và

năng suất trái dua leo (Tháng 5 năm 2005)

Sô trái | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương, thương suất phẩm, phẩm phẩm tăng

(trái/ m?) (g/trai) (tân/ha) (%)

1) Nên (Đỗi chứng) 14 154 21,33 - 2) 1.500 kg Bio +NPK 16 151 24,16 13,2 3) 1.000 kg Fish fer +~NPK 15 155 23,56 10,4 4) CT (2)+ Fish emulsion 16 151 24,66 15,6 5) CT (3) + K-Humate 18 149 25,73 20,0 CV 11,40 8,34 4,89 LSD (0.95) NS NS 2,04

Kết quả tổng hợp 2 vụ thí nghiệm trên cay dua leo cho thấy các công thức thi nghiệm sử dụng phân hữu cơ sinh học bón gốc (Cơng thức 2 và công thức 3) có năng suất trái tăng so đối chứng từ 10,2-10,6%, sai biệt có ý nghĩa thông kê so với đối chứng Công thức 4 và công thức 5 sử dụng phân hữu cơ sinh học để bón gốc và có bỗ sung phân bón lá đã có số trái, trọng lượng trái cao hơn đối chứng và cao hơn cả công thức 2 và công thức 3, tuy chưa đạt sai biệt có ý nghĩa thống kê nhưng góp phần làm tang năng suất trái sai biệt có ý nghĩa thống kê Năng suất tăng từ 15,0-18,0% Điều này chứng tô hiệu lực của phân hữu cơ sinh học (Biorganic va Fish fertilizer) da thé hiện rõ trên cây dưa leo và đặc biệt là sự phối hợp giữa việc sử dụng phân hữu cơ sinh học bón gốc và việc bé sung phân bón lá đạng hữu cơ sinh học đã có tác dụng nâng

cao trọng lượng trái, năng, suất trái dưa leo Chưa có sự khác biệt về hiệu lực của hai

loại phân hữu cơ sinh học bón gốc cũng như hai loại phân bón lá đối trọng lượng và năng suất trái dưa leo (Kết quả được trình bày tại bảng 29)

Trang 36

Bảng 29 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái đưa leo (Kết quả tổng hợp 2 vụ thí nghiệm)

Sôtrái | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng

(trái m2 | (g/ưáij) (tan/ha) (%)

1) Nén Wi chimg) 14 146 19,58 ¢ - 2) 1.500 kg Bio +NPK 15 143 21,66 ab 10,6 3) 1.000 kg Fish fer +NPK 15 148 21,58 b 10,2 4) CT (2) + Fish emulsion 16 146 22,53 ab 15,0 5) CT (3) + K-Humate 16 149 23,264 18,7 CV ey 10,02 9,40 6,31 LSD @05) NS NS 1,67 Kết quả thí nghiệm 2, nghiên cứu về hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học trên cây khổ qua tại vu 1 cho thấy, các công thức sử dụng các loại phan bén khác nhau, khơng có sự sai biệt về số trái khổ qua Điều này chứng tô hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học chưa thể hiện rõ đến số trái khổ qua nhưng đã làm tăng trọng lượng trái, tuy chưa đạt sai biệt có ý nghĩa thống kê nhưng góp phân làm tăng năng suất trái khô qua rất rõ Năng suất tăng từ 8,8-15,0%, sai biét Có ý nghĩa thống kê Phân hữu cơ sinh học Biorganic có chiếu hướng làm tăng năng suất rõ hơn so với phân Fish Fertilizer va hiệu lực của phân bón lá đạng hữu cơ sinh học chưa thê hiện đối với cây khổ qua trong thí nghiệm này (Kết quả được trình bày ở bảng 30)

Bảng 30 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái khổ qua (tháng 6 năm 2004)

Số trải | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng (tram?) | (g/ráÐ (tấn/ha) (%) 1) Nến (Đỗi chứng) 1 141 16,24 b - 2) 1.500 kg Bio +NPK 11 164 18,24 a 12,1 3) 1.000 kg Fish fer +NPK 11 158 17,68 ab 8,8 4) CT (2) + Fish emulsion 11 167 18,69 a 15,0 5) CT 3) + K-Humate 11 165 18,49 a 13,8 CVim) 5,99 8,96 4,94 LSD 05) NS NS 1,66

Két qua tai vu thir 2 cho thấy các cơng thức có sử dụng phân bón hữu cơ sinh học có số trái, trọng lượng trái cao hơn đối chứng, tuy chưa sai biệt có ý nghĩa thống kê nhưng góp phân làm tăng năng suất có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, năng suất tăng từ 9,9-17,9% Tương tự như kết quả tại vụ 1, hiệu lực của phân bón lá hữu cơ sinh học chưa thể hiện rõ trên cây khô qua (Kết quả được trình bày ở bảng 31)

Trang 37

Bảng 31 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái Khổ qua (Tháng 4 năm 2005)

Số trái | Trọng lượng | Năng suật Năng

Nghiệm thức thương, thương thương suat

phẩm phẩm phẩm tăng

(trai/m’) | _(g/trai) (tin/ha) (%)

1) Nén @6i chimg) 12 140 18,06 b - 2) 1.500 kg Bio +NPK 14 146 19,86 ab 99 3) 1.000 kg Fish fer +NPK 13 147 20,73 a 14,7 4) CT (2)+ Fish emulsion 13 161 20,94 a 15,9 3) CT (3) +K-Humate 14 163 21/30 a 17,9 CV 4,46 5,49 5,35 LSD @ø3 NS NS 2,02

Hình 8 Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học trên cây khổ qua Tổng hợp kết quả nghiên cứu hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến một số yếu tố cấu thành năng, suất và năng, suất trái khổ qua cho thấy các công thức sử dụng

phân bón hữu cơ sinh học có số trái cao hơn đối chứng từ 1-2 trá/m” và nhất là trọng lượng trái cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê góp phần làm tăng năng suất trái Năng suất trái tăng từ 10,6-15,9%, sai biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức đối

Trang 38

chứng Điều này chứng tô phân bón hữu cơ sinh học đã thê hiện rõ trong việc nâng cao trọng lượng trái và năng, suất trái khổ qua Tương tự như trên cây dưa leo, chưa có sự khác biệt về hiệu lực giữa 2 loại phân hữu cơ bón gốc cũng như 2 loại phân bón lá đến trọng lượng trái và năng, suất khổ qua (Kết quả được trình bày ở bảng 32)

Bảng 32 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến số trái, trọng lượng trái và năng suất trái Khổ qua (Kết quả tổng hợp 2 vụ thí nghiệm)

Số trái | Trọng lượng | Năng suất Năng

Nghiệm thức thương thương thương suất

phẩm phẩm phẩm tăng

(trai/m’) | (g/trái) (tan/ha) (%) |

1) Nên (Đôi chứng) "1 140b 17,15 b - 2) 1.500 kg Bio +NPK 12 155a 19,05 a 11,0 3) 1.000 kg Fish fer +NPK 12 152 ab 18,98 a 10,6 4) CT (2) + Fish emulsion 12 1644 19,81a 15,5 5) CT (3) + K-Humate 13 164 a 19,89 a 15,9

CV im) 5,17 7,51 5,18

LSD 05) NS 14,29 1,19

Tương tự như kết quả trên cây cả tim, chúng tôi chọn công thức 4 sử dụng phân hữu cơ sinh học Biorganic lá cơng thức vừa có năng suất cao và hiệu quả kinh tế cho cây đưa leo hoặc khé qua (Kết quả được trình bày ở bang 54b phần phụ lục)

() Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học trên cây đậu đũa

Kết quả thí nghiệm 3 tại điểm 1, nghiên cứu hiệu lực phân bón hữu cơ sinh học trên cây đậu đũa cho thấy, các công thức sử dụng phân bón hữu cơ sinh học có trọng lượng trái và nắng suất trái cao hơn đối chứng, năng suất tăng từ 7,8-12,4% Tuy chưa đạt sai biệt có ý nghĩa thống kê nhưng đã chứng tỏ việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học đã chiều hướng làm tăng trọng lượng trái va nang suất trái đậu đữa (Kết quả được trình bày ở bảng 33)

Bảng 33 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến trọng lượng trái và năng suất trái

Đậu đũa (tháng 10 năm 2003)

Nghiệm thức Trọng lượng Năng Năng suât

10 trái suất tăng

Trang 39

Kết quả điểm thí nghiệm 3 tại điểm 2; 3 và 4 cho thấy các công thức sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (công thức 2 và công thức 3) đã có năng suất cao hơn đối chứng nhưng chưa khác biệt với đối chứng Công thức 4 và công thức 5 sử dụng phân hữu cơ bón gốc tương tự như công thức 2 và công thức 3 nhưng được bễ sung phân bón lá dạng hữu cơ sinh học đã có trọng lượng trái và năng suất trái tang 16 rét Nang suất tăng từ 20,3-21,8% tại điểm 2 của năm thứ 1, từ 15,9-17,8% tại điểm 3 và 15,0- 16,3% tại điểm 4 của năm thứ 2, sai biệt có ý nghĩa thống kê so với đổi chứng (Kết quả được trình bày ở bảng 34, 35 và 36)

Bảng 34 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến trọng lượng trái và năng suất trái

Đậu đũa (tháng 5 năm 2004)

Nghiệm thức Trọng lượng Năng Năng suất

10 trái suất tăng

(g) (tan/ha) (A) 1) Nên (Đôi chứng) 192 11/29b - 2) 1.250 kg Bio +NPK 201 12,95 ab 14,7 3) 750 kg Fish fer +NPK 197 13,08 ab 15,8 4) CT (2)+ Fish emulsion 204 13,76 a 21,8 5) CT (3) + K-Humate 202 13,59 a 20,30 CVm) 3,67 4,98 LSD (095) NS 1,22

Bang 35 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến trọng lượng trái và năng suất trái

Đậu đũa (Tháng 6/2004)

Nghiệm thức Trọng lượng Năng Năng suất

10 trái suất tăng

Trang 40

Bảng 36 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến trọng lượng trái và năng suất trái

Đậu đũa (tháng 5 năm 2005)

Nghiệm thức Trọng lượng, Năng Nang suat 10 trai suất tăng

(g) (tén/ha) (%) 1) Nên (Đôi chứng) 218 13,59 ¢ - 2) 1.250 kg Bio +NPK 224 14,46 ac 6,4 3) 750 kg Fish fer +NPK 224 14,24 be 47 4) CT (2)+ Fish emulsion 221 15,63 ab 15,0 5) CT (3) + K-Humate 222 15,81 a 16,3 CVm) 6,82 5,49 LSD 05) NS 1,52

Téng hop kết quá của 4 điểm thí nghiệm trong 2 năm, nghiên cứu về hiệu lực của phân hữu cơ đối với trọng lượng trải và năng suất đậu đũa cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (Biorganic và Fish fertilizer) cũng như việc bổ sung phân bón lá hữu cơ sinh hoc (Fish emulsion và K- Humate) không làm tăng trọng lượng trái đậu đũa nhưng năng suất có sự khác biệt rõ giữa các công thức Công thức 2 và công thức 3, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học thay thế một phần phân khống có năng suất trái tăng so với đối chứng từ 7,2-7,5%, sai biệt có ý nghĩa thơng kê và đặc biệt là công thức 4 và công 5 không chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học bón gốc mà cịn được bể sung phân bón lá đã có năng suất cao nhất, cao hơn cả công thức 2 và công thức 3 Điều này chứng tỏ hiệu lực rất rõ của phân bón hữu cơ sinh học bón gốc (Biorganic và Fish fertilizer) cũng như phân bón lá (Fish emulsion và K-Humate) trong việc nâng cao năng suất trái đậu đũa Tương tự như trên các loại rau ăn trái khác, chúng tôi cũng chưa thấy sự khác biệt về hiệu lực giữa hai loại phân hữu cơ sinh học bón gốc và 2 loại phân bón lá trong việc nâng cao năng suất trái đậu đũa (Kết quả trình bày ở báng 37) Bảng 37 Hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến trọng lượng trái và năng suất trái

Đậu đũa (Kết quả tổng hợp 4 điểm thí nghiệm )

Nghiệm thức Trọng lượng Năng Nang suat 10 trai suất tăng

(g) (tan/ha) (%) 1) Nên (Đôi chứng) 207 12,88 c - 2) 1.250 kg Bio +NPK 208 13,85 b 7,5 Ị 3) 750 kg Fish fer +NPK 209 13,81 b 7,2 4) CT (2) + Fish emulsion 205 14,73 a 14,3 5) CT 3) +K-Humate 203 14,80 a 14,9 CVn) 5,52 5,51 LSD (0.05) NS 0,64

Qua kết quả thí nghiệm 4 vụ trên cây đậu đũa, chúng tôi chọn công thức 4 sử dụng phân hữu cơ sinh học : Biorganic lá công thức 4 vừa có năng suất cao và hiệu quả kinh tế cho cây đậu đữa (Kết quả được trình bảy ở bảng 54c phần phụ lục)

Ngày đăng: 10/02/2015, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w