Nói được hiện tượng và giải thích được dự đoán của mình VD: trời nhiều mây đen > sắp mưa Nói được hiện tượng nhưng không giải thích được và các trường hợp khác * Trò chuyện với trẻ trong
Trang 1BỘ CÔNG CỤ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THUỘC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chỉ số 92 Chia thành nhóm cây cối, con vật và đặt tên theo đặc điểm chung (VD: hình dạng, màu sắc, kích cỡ, nơi sống…)
Nói đến khả năng trẻ có thể làm thêm được một số việc sau: Chơi trò chơi phân nhóm các loại con vật theo nơi sống và đặt tên chúng
Trẻ phân được theo nhóm (cây cối, con vật,
đồ vật) theo 1 dấu hiệu chung nào đó và nói
tên nhóm
Trẻ phân được theo nhóm theo 1 dấu hiệu chung nào đó nhưng không nói được tên nhóm và các trường hợp khác
* Quan sát trẻ trong giờ học, giờ chơi, xem trẻ có thế xếp các nhóm đồ vật theo màu, theo
hình dạng hoặc theo kích thước và nói tên nhóm hay không?
Hoặc trò chuyện với trẻ để xem trẻ có thể kể được các con vật sống dưới nước, các con vật sống trong rừng hay không?
Chỉ số 93 Biết các giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của cây, con vật
Khả năng nhận ra trình tự phát triển của cây cối/ con vật qua tranh ảnh hoặc thực tế
Gọi được tên từng giai đoạn phát triển của
cây hoặc con vật thể hiện trên tranh ảnh
Xếp/ nói đúng trình tự phát triển (VD:
gieo hạt, nẩy mầm, ra lá, ra hoa, kết quả)
Trẻ không gọi được tên và không xếp đúng trình tự phát triển của cây/con
* Quan sát và trò chuyện với trẻ khi cùng trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên hoặc khi
cùng trẻ dạo chơi ngoài trời
Bài tập: Yêu cầu trẻ xếp đúng các bức tranh theo trình tự phát triển của cây hoặc con vật Chỉ số 94 Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
Trẻ nói được tên mùa, đặc điểm đặc trưng
của mùa (VD: Mùa hè thì nắng, nóng,
mưa rào/ mùa đông trời lạnh, mưa phùn)
Trẻ nói được tên mùa nhưng không nói được đặc điểm đặc trưng của mùa và các trường hợp khác
* Quan sát trẻ trong giờ chơi, giờ học về chủ đề các mùa trong năm để xem trẻ có nói
được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống hay không ?
Chỉ sô 95 Dự đoán một sô hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra
Khả năng dự đoán vể hiện tượng sắp xảy ra dựa trên một vài dấu hiệu nổi bật
Nói được hiện tượng và giải thích được
dự đoán của mình VD: trời nhiều mây đen
> sắp mưa
Nói được hiện tượng nhưng không giải thích được và các trường hợp khác
* Trò chuyện với trẻ trong các giờ hoạt động ngoài trời vào những ngày thời tiết có những
dấu hiệu nổi bật: trời nhiều mây đen – sắp mưa, trời trong xanh – nắng…/ hoặc cho trẻ quan sát tranh (về hiện tượng thời tiết) và trò chuyện với trẻ để xem trẻ có khả năng dự đoán hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra hay không ?
Trang 2Chỉ số 96 Nói được công dụng và chất liệu của một số đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày
Thể hiện khả năng của trẻ trong việc nhận biết đồ dùng, phân biệt được chất liệu làm ra đồ dùng và biết công dụng của đồ dùng đó
- Trẻ nói được công dụng và chất liệu của
các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt
hằng ngày
- Xếp những đồ dùng đó vào một nhóm và
gọi tên nhóm theo công dụng hoặc chất liệu
theo yêu cầu
Trẻ biết được tên, công dụng của đồ dùng nhưng không biết chất liệu và các trường hợp khác
* Quan sát trẻ trong giờ chơi: chơi bán hàng, chơi gia đình như đề nghị trẻ bày bán đồ
dùng theo chất liệu/ công dụng (đồ gỗ/ đồ sứ/ hoặc đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu bếp) Luật chơi: người bán giới thiệu cho người mua các loại đồ dùng về chất liệu/ công dụng của chúng để xem trẻ có gọi được tên đồ dùng, phân biệt được chất liệu làm ra đồ dùng và biết công dụng của đồ dùng đó hay không (Trường hợp cô giáo phải gợi ý không tính)
Chỉ số 97 Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (ví dụ: điểm vui chơi, trường học, chợ, bệnh viện hoặc trung tâm y tế…)
- Kể hoặc trả lời được câu hỏi về những địa
điểm công cộng: trường học/ nơi mua sắm/
khám bệnh ở nơi trẻ sống
Không kể hoặc trả lời được câu hỏi về những địa điểm công cộng nơi trẻ sống và các trường hợp khác
* Trò chuyện với trẻ trong sinh hoạt hàng ngày hoặc quan sát trẻ trong các hoạt động học,
chơi chủ đề Quê hương – đất nước để xem trẻ có thể kể được các địa danh công cộng gần gũi hay không ?
Chỉ số 98 Nói được nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ
- Trả lời được câu hỏi: Bố/ mẹ làm nghề gì?
Bố/ mẹ làm việc ở đâu?
Không trả lời được câu hỏi: Bố/ mẹ làm nghề gì? Bố/ mẹ làm việc ở đâu?
* Trò chuyện với trẻ trong sinh hoạt hàng ngày hoặc quan sát trẻ các hoạt động về chủ đề nghề nghiệp
Chỉ số 99 Nhận ra giai điệu (vui, êm, dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
Trong các hoạt động âm nhạc hay trong khi
vui chơi Nghe nhạc, trẻ biểu lộ cảm xúc
(qua nét mặt, cử chỉ, động tác) phù hợp với
giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát
hoặc bản nhạc
Không nhận ra và không biểu lộ cảm xúc
* Quan sát trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc hoặc trong các trò chơi âm nhạc: có các bản
nhạc vui vẻ/ rộn ràng/ buồn để xem trẻ có biểu lộ cảm xúc phù hợp với giai điệu của bài hát hoặc bản nhạc hay không ?
Trang 3Chỉ sô 100 Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Hát được lời bài hát
- Hát đúng giai điệu
- Không hát được lời bài hát
- Hát chưa đúng giai điệu
Bài tập
* Chuẩn bị: bài hát mà trẻ yêu thích.
* Tiến hành : 3-5 trẻ đứng thành hàng ngang, hát theo bài hát yêu thích cho các bạn
và cô giáo cùng nghe
Quan sát: Quan sát trong những hoạt động có thể hiện bài hát của trẻ.
Chỉ số 101 Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Thể hiện nét mặt phù hợp với nhịp, sắc
thái của bài hát hoặc bản nhạc
- Vận động (vỗ tay, lắc lư…) phù hợp với
nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc
- Chưa thể hiện nét mặt phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc
- Vận động (vỗ tay,lắc lư…) chưa phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc
Bài tập
* Chuẩn bị: bài hát mà trẻ yêu thích.
* Tiến hành: 3-5 trẻ đứng thành hàng ngang, hát và vận động theo bài hát yêu thích
cho các bạn và cô giáo cùng nghe
Quan sát: Quan sát trong những hoạt động có thể hiện bài hát của trẻ.
Chỉ số 102 Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Sử dụng trên 2 loại vật liệu để làm ra 1
loại sản phẩm
Chưa sử dụng được trên 2 loại vật liệu để làm
ra 1 loại sản phẩm
Phân tích sản phẩm
* Chuẩn bị: Các loại bút vẽ khác nhau (bút chì màu, phấn màu, bút sáp/ bút dạ…), 1
tờ giấy A4/ bảng đen nhỏ/
* Tiến hành: Cả lớp cùng vẽ Cô phát cho mỗi trẻ đủ một bộ đồ dùng như trên
Giới thiệu từng thú và khuyến khích trẻ dùng tất cả các loại bút để vẽ cho đẹp Trước khi trẻ vẽ, cô đến từng trẻ và lấy bút vẽ vào 1/3 tờ giấy một đường thẳng Vừa vẽ cô vừa nói: Con hãy vẽ tiếp một bức tranh cho đẹp nha
Chỉ số 103 Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Đặt tên cho sản phẩm
- Trả lời được câu hỏi con vẽ/ nặn/ xé dán
cái gì ?
- Chưa đặt được tên cho sản phẩm
- Chưa trả lời được câu hỏi con vẽ/ nặn/ xé dán cài gì ?
Phân tích sản phẩm
* Chuẩn bị: Các loại bút vẽ khác nhau (bút chì màu Phấn màu, bút sáp/ bút dạ, ), 1
tờ giấy A4/ bảng đen nhỏ
* Tiến hành: Cả lớp cùng vẽ Cô phát cho mỗi trẻ đủ một bộ đồ dùng như trên Giới
thiệu từng thứ và khuyến khích trẻ dùng tất cả các loại bút để vẽ cho đẹp Trước khi trẻ vẽ,
Trang 4cô đến từng trẻ và lấy bút vẽ vào 1/3 tờ giấy một đường thẳng Vừa vẽ cô vừa nói: Con hãy vẽ tiếp một bức tranh cho đẹp nha
Để trẻ vẽ trong 3-5 phút Cô hỏi từng trẻ: Con hãy đặt tên cho bức vẽ của mình nào? Con vẽ về cái gì đó ?
Tiến hành tương tự với các sản phẩm nặn/ xé/ dán
Chỉ số 104 Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10
- Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 10
(hạt na, cái cúc, hạt nhựa…)
- Đọc được các chữ số từ 1 đến 9 và chữ
số 0
- Chọn thẻ chữ số tương ứng (hoặc viết)
với số lượng đã đếm được
- Chưa đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 10(hạt na, cái cúc, hạt nhựa…)
- Chưa đọc được các chữ số từ 1 đến 9 và chữ
số 0
- Chọn thẻ chữ số không tương ứng (hoặc viết) với số lượng đã đếm được
Bài tập
* Chuẩn bị: 10 hột/ hạt/cúc/ sỏi…các thẻ chữ số trong phamamjk vi 10.
* Tiến hành: Cô chia 10 hột thành 2 nhóm khác nhau Yêu cầu trẻ đếm và nói số
lượng của từng nhóm
Quan sát: Quan sát trong những hoạt động có thể hiện sự nhận biết con số phù hợp với số
lượng trong phạm vi 10 của trẻ
Chỉ số 105 Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- Tách 10 đồ vật (hạt na, cái cúc, hạt
nhựa ) thành 2 nhóm ít nhất bằng 2 cách
khác nhau (Ví dụ: nhóm có 3 và 7 hạt và
nhóm có 5 và 5 hạt )
- Nói được nhóm nào có nhiều hơn/ ít hơn/
bằng nhau
- Tách 10 đồ vật (hạt na, cái cúc, hạt nhựa )
thành 2 nhóm chỉ bằng 1 cách (Ví dụ: nhóm
có 3 và 7 hạt)
- Chưa nói được nhóm nào có nhiều hơn/ ít hơn/ bằng nhau
Bài tập
* Chuẩn bị: 10 hột/ hạt/ cúc/ lá/ vỏ sò
* Tiến hành: Cô nói: “ Cháu hãy chia những hạt này làm 2 phần Cho cô 1 phần,
cho cháu 1 phần? ” Cháu xem phần của ai nhiều hơn? Phần của ai ít hơn: Có cách chia 10 hạt này thành 2 phần khác với lần trước đã chia không? Còn cách chia nào nữa không ?
Quan sát: Quan sát trong những hoạt động có thể hiện sự Tách 10 đối tượng thành 2
nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm trẻ của trẻ
Chỉ số 106 Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo
- Chọn được dụng cụ làm thước đo (quyển
vở, cái thước, bước chân )
- Đặt thước đo liên tiếp
- Nói đúng kết quả đo (ví dụ bằng 5 quyến
sách, 4 cái thước
- Chưa chọn được dụng cụ làm thước đo (quyển vở, cài thước, bước chân…)
- Chưa đặt được thước đo liên tiếp
- Nói không đúng kết quả đo
Trang 5Bài tập
* Chuẩn bị: 1 đoạn thước dài 10 cm, quyển sách, bàn của cô/ của trẻ.
* Tiến hành: Cô đưa trẻ thước đo, quyển sách và nói: “Cháu hãy chọn một thứ để đo
xem bàn dài bao nhiêu nhé? ”
Quan sát: Quan sát trong những hoạt động có thể hiện sự đo độ dài của trẻ.
Chỉ số 107 Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu
cầu.
- Lấy được các khối cầu, khối vuông, chữ
nhật, khối trụ có màu sắc/ kích thước khác
nhau khi nghe gọi tên
- Lấy hoặc chỉ được một số vật quen thuộc
có dạng hình hình học theo yêu cầu
- Chưa lấy được các khối cầu, khối vuông, chữ nhật, khối trụ có màu sắc/ kích thước khác nhau khi nghe gọi tên
- Chưa lấy hoặc chỉ được một số vật quen thuộc có hình hình học theo yêu cầu
Bài tập
* Chuẩn bị: Các khối cầu, trụ,, vuông, chữ nhật, có màu sắc và kích thước khác
nhau, một số đồ vật quen thuộc có dạng khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật (quả bóng, cái cốc, hộp đựng bánh)
* Tiến hành: Cô đặt cả 4 khối hình học và 4 đồ vật đã chuẩn bị trước mặt trẻ Cô gọi
tên từng khối hình học, yêu cầu trẻ lầy cho cô, đề nghị trẻ lấy một số đồ vật có hình dạng tương ứng với khối hình học đó
Quan sát: Quan sát trẻ trong những hoạt động có thể hiện sự sử dụng các khối hình học
của trẻ (trò chơi xây dựng, nặn…)
Chỉ số 108 Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, sau, phải, trái) của một vật
so với một vật khác
- Nói được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới,
trước, sau, phải, trái) của một vật so với 1
vật khác trong không gian
- Sắp xếp vị trí của sự vật theo yêu cầu (Ví
dụ: Đặt búp bê lên trên giá đồ chơi, đặt quả
bóng bên phải của búp bê…)
-Nói không đúng vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với 1 vật khác trong không gian
- Sắp xếp vị trí của sự vật không đúng theo yêu cầu
Bài tập
* Chuẩn bị: Quyển vở, cái bút.
* Tiến hành:
Cô yêu cầu trẻ: Con hãy đặt cái bút lên trên/ xuống dưới/ phía trước/ phía sau/ bên phải/ bên trái/ bên trong/ bên ngoài quyển vở
Cô lần lượt đặt quyển sách và cái bút ở những vị trí khác nhau và hỏi trẻ: Con hãy nói xem cái bút nằm ở đâu của quyển vở?
Quan sát:
Quan sát trong những hoạt động có thể hiện sự sử dụng vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác của trẻ (xếp dọn đồ dùng, đồ chơi, xếp hàng tập thể dục, vẽ…)
Trang 6Chỉ số 109 Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
- Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ
tự (ví dụ: thứ hai, thứ ba, )
- Chưa nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (ví dụ: thứ hai, thứ ba, )
Bài tập
* Chuẩn bị: Không
* Tiến hành: Cô nói với trẻ: “Con hãy kể cho cô các ngày trong tuần theo thứ tự
nhé, nào bắt đầu từ thứ Hai rồi đến thứ mấy”
Chỉ số 110 Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày.
- Nói được hôm nay là thứ mấy
- Nói được ngày mai là thứ mấy
- Nói được hôm qua đã làm việc gì, hôm nay
làm gì và cô dặn/ mẹ dặn ngày mai sẽ làm
việc gì
- Chưa nói được hôm nay là thứ mấy
- Chưa nói được ngày mai là thứ mấy
- Chưa nói được hôm qua đã là, việc gì, hôm nay làm gi và cô dặn/ mẹ dặn ngày mai sẽ làm việc gì
Bài tập
* Chuẩn bị:
* Tiến hành: Cô hỏi trẻ:
- Con à, hôm nay là thứ mấy ?
- Sáng hôm nay con ăn thức ăn gì ?
- Hôm nay là thứ năm thì hôm qua là thứ mấy ?
- Hôm qua ở trường con ăn cơm với thức ăn gì ?
- Hôm nay là thứ năm thì ngày mai là thứ mấy ?
- Cô/ mẹ dặn ngày mai con sẽ làm gì ?
Hỏi cha mẹ để biết chính xác câu trả lời của trẻ
Quan sát; Quan sát trong những hoạt động có thể hiện sự sử dụng tên các ngày trong tuần
của trẻ (kể lại những chuyện đã xảy ra, kế hoạch sắp tới )
Chỉ số 111 Nói ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.
- Nói được lịch dùng/ đồng hồ dùng để
làm gì
- Nói được ngày trên lịch (đọc ghép số)
- Nói được giờ chẵn trên đồng hồ (ví dụ:
bây giờ là 2 giờ/ 3 giờ )
- Chưa nói được lịch dùng/ đồng hồ dùng để làm gì
- Chưa nói được ngày trên lịch (đọc ghép số)
- Chưa nói được giờ chẵn trên đồng hồ (ví dụ: bây giờ là 2 giờ/ 3 giờ )
Bài tập
* Chuẩn bị: - Lịch lốc, đồng hồ mô hình có ghi số 1,2,3 12 và 2 kim dài ngắn.
* Tiến hành: Cô chỉ vào tờ lịch hỏi trẻ: “Đây là ngày bao nhiêu?” Cô chỉ vào đồng
hồ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ: Con xem giờ trên đồng hồ để làm gi ?
Quan sát
Quan sát trong những hoạt động có thể hiện sự sử dụng ngày trên lốc lịch và giờ chắn trên đồng hồ của trẻ (kể lại những chuyện đã xảy ra, kế hoạch sắp tới…)
Trang 7Chỉ số 112 Hay đặt câu hỏi
- Hay đặt câu hỏi để tìm hiểu hoặc làm rõ
thông tin
- Không hay đặt câu hoit để tìm hiểu hoặc là
rõ thông tin
Quan sát
* Chuẩn bị
* Tiến hành: Quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày xem trẻ có hay đặt các câu
hỏi về các sự vật, sự việc, hiện tượng hay không
Chỉ số 113 Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
Trẻ có một trong những biểu hiện:
- Thích những cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò
chơi, hoạt động mới)
- Nhận ra những thay đổi/ mới xung quanh
- Thử - sai công dụng của sự vật
- Tháo lắp lại cấu tạo của sự vật
- Đặt câu hỏi Cái gì đây? Để làm gi? Như thế
nào? “Tại sao?”
Trẻ có một trong những biểu hiện:
- Không thích những cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới)
- Không nhận ra những thay đổi/ mới xung quanh
- Chưa/ ít thử - sai công dụng của sự vật
- Chưa/ ít tháo lắp lại cấu tạo của sự vật
- Chưa/ ít đặt câu hỏi Cái gì đây? Để làm gi? Như thế nào? “Tại sao?”
Bài tập
* Chuẩn bị: Một bức tranh ghép hình con vật/ hoa/ đồ vật dành cho trẻ 5 tuổi đã
tháo rời
* Tiến hành: Cô đưa cho trẻ các mảnh ghép và khuyến khích trẻ lắp lại thành sự vật
hoàn chỉnh
Quan sát: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày, xem trẻ có thích khám phá các sự vật,
hiện tượng xung quanh không? (VD: Thích tham quan những cái mới lạ, thích thử công dụng của sự vật, thích gõ, đập, tháo để tìm hiểu bên trong một số đồ vật, hoặc hay hỏi đến cùng về các sự kiện, hiện tượng mà trẻ chưa hiểu)
Chỉ sô 114 Giải thích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sồng hàng ngày.
- Phát hiện ra hiện trường
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
đó
- Giải thích bằng mẫu câu “ Tại vì nên…”
- Chưa/ ít phát hiện ra hiện tượng
- Chưa nêu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó
- Chưa/ ít giải thích bằng mẫu câu “ Tại vì nên…”
Bài tập
* Chuẩn bị: - Tranh một xe ô tô xịt lốp đang đứng im.
- Tranh một xe ô tô căng lốp đang chạy bon bon
* Tiến hành:
Cho trẻ xem từng tranh và hỏi trẻ:
- Hai ô tô này có gì khác nhau ?
- Tại sao một ô tô chạy được và một ô tô đứng yên ?
Trang 8Quan sát: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày theo cách giải thích một số hiện tượng
đơn giản như: con cá này chết vì bị vớt ra khỏi nước, cái cây này héo vì đã lêu không được tưới nước, cái thuyền này chìm vì bị thủng đáy, bạn ngã vì sàn nhà có nước trơn, tay chảy máu vì bị dao cứa vào, ngọn nến bị tắt vì gió thổi, đường ngập vì mưa to, bà đeo kính vì mắt đã mờ…
Chỉ sô 115 Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
- Nhận ra sự khác biệt của 1 đối tượng trong
nhóm so vớ những cái khác
- Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác
biệt đó
- Chưa/ ít nhận ra sự khác biệt của 1 đối tượng trong nhóm so vớ những cái khác
- Chưa/ ít giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó
Bài tập
* Chuẩn bị:
- Tranh vẽ: bát, thìa, đĩa, quyển sách
- Tranh vẽ: con lợn, con hổ, con khỉ, con voi
- Tranh vẽ: quả cam, quả đu đủ, quả chuối, cái hoa
* Tiến hành: Đưa cho trẻ xem từng tranh, yêu cầu trẻ gọi tên và khuyến khích trẻ:
Con hãy bỏ ra một thứ không cùng loại với những thứ khác Tại sao con lại bỏ thứ
đó ra ?
Quan sát: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày: xếp đồ dùng, đồ chơi theo loại…
Chỉ số 116 Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc
- Nhận ra quy luật sắp xếp (hình ảnh, âm
thanh, vận động…)
- Tiếp tục đúng quy luật ít nhất được 2 lần lặp
lại
- Nói tại sao lại sắp xếp như vậy
- Chưa/ ít nhận ra quy luật sắp xếp (hình ảnh, âm thanh, vận động…)
- Chưa tiếp tục đúng quy luật ít nhất được 2 lần lặp lại
- Chưa nói tại sao lại sắp xếp như vậy
Bài tập
* Chuẩn bị:1 dải giấy mẫu dán các hình tròn màu, sắp xếp theo quy tắc vàng – vàng
– đỏ - xanh – xanh
-15 hình tròn bằng bìa đỏ, 15 – xanh, 15 – vàng
* Tiến hành: Cô đưa dải giấy mẫu và nói với trẻ: Con hãy nhìn kỹ cách sắp xếp các
màu này Đợi trẻ nhìn kỹ trong vòng 1 phút, cô đề nghị: Bây giờ con xếp tiếp các màu cho đúng cách xem nào Khi trẻ xếp xong cô mời trẻ giải thích tại sao lại xếp như vậy
Quan sát: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày có sử dụng quy tắc sắp xếp đơn giản:
trang trí các sản phẩm tạo hình, các đồ dùng, đồ chơi, chơi lắp ghép, xây dựng, lặp lại các chuối âm thanh có quy tắc
Chỉ số 117 Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
- Đặt được tên mới cho đồ vật/ câu
chuyện
- Đặt được lời mới cho bài hát
- Chưa/ ít đặt được tên mới cho đồ vật/ câu chuyện
- Chưa/ ít đặt được lời mới cho bài hát
Trang 9Quan sát
* Chuẩn bị
* Tiến hành: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày: trẻ sử dụng đồ vật với tên gọi
mới trong trò chơi (que hàn kim tiêm, tờ lịch làm tiêng, ghế làm ô tô, hạt xốp làm gạo hoặc bỏng ngô…), nghe cô kể một câu chuyện và đặt tên mới cho câu chuyện đó, hát bài hát quen thuộc theo lời mới…
Chỉ số 118 Thực hiện một số công việc theo cách của mình
- Có cách thực hiện công việc độc đáo
- Đạt được kết quả theo yêu cầu của công
việc
- Chưa ít có cách thực hiện công việc độc đáo
- Chưa/ ít đạt được kết quả theo yêu cầu của công việc
Bài tập
* Chuẩn bị
* Tiến hành: Giao cho trẻ một việc (dọn giá đồ chơi, phơi khăn mặt, rửa cốc, vẽ
tranh, tìm bạn không có mặt trong lớp…) Không gợi ý hoặc hướng dẫn cách thực hiện Theo dõi xem trẻ thực hiện như thế nào
Quan sát: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày: trực nhật, sắp dọn góc chơi…
Chỉ số 119 Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau
- Thường là người khởi xướng và đề nghị
bạn tham gia vào trò chơi
- Xây dựng các “công trình” từ những khối
xây khác nhau, theo cách khác nhau
- Có những vận động minh họa/ múa mới
- Cắt, xé, dán, vẽ những bức tranh, nặn
tượng độc đáo
- Chưa/ ít là người khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi
- Chưa/ ít xây dựng các “công trình” từ những khối xây khác nhau, theo cách khác nhau
- Chưa/ ít có những vận động minh họa/ múa mới
- Chư/ ít cắt, xé, dán, vẽ những bức tranh, nặn tượng độc đáo
Quan sát
* Tiến hành: Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày (vui chơi, âm nhạc, múa, tạo
hình…) theo các dấu hiệu:
- Thường là người khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi, tạo ra hoàn cảnh chơi, cách chơi mới
- Xây dựng các “công trình” từ những khối xây dựng khác nhau
- Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô
- Cắt/ xé/ dán/ vẽ những bức tranh/ nặn tượng độc đáo
Chỉ số 120 Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.
- Đặt tên mới
- Mở đầu/
- Tiếp tục/
- Kết thúc câu chuyện theo các cách
- Chưa/ ít đặt tên mới
- Chưa/ ít mở đầu/
- Chưa/ ít tiếp tục/
- Chưa/ ít kết thúc câu chuyện theo các cách
Trang 10khác khác.
Bài tập
* Chuẩn bị: Một câu chuyện quen thuộc với trẻ (Nhổ củ cải/ Cô bé quàng khăn đỏ )
* Tiến hành: Cô kể lại chuyện “ Nhổ củ cải/ Cô bé quàng khăn đỏ” theo các cách
khác nhau như:
- Kể xong xuôi thì khuyến khích đặt tên mới cho câu chuyện (Ông bà già và củ cải khổng lồ, Cả nhà ra củ cải to, Có một củ cải to ơi là to )
- Kể đoạn mở đầu và khuyến khích trẻ kể tiếp bằng cách chủ động thêm vào các hành động, lời nói, nhân vật, tình tiết mới dựa vào câu chuyện sẵn có
- Kể gần hết và khuyến khích trẻ kết thúc câu chuyện bằng các cách khác nhau: Ngày xửa ngày xưa, trong vườn nhà ông có một củ cà rốt rất to… Ông nhìn thấy bèn lấy máy ảnh ra chụp đem về cho bà xem ”
Quan sát
Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày: giờ kể chuyện, khi kể chuyện với cô, với bạn