ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TIẾNG ỒN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH PHẦN 2: T
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TIẾNG ỒN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
PHẦN 2:
TIẾNG ỒN TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 8 NĂM 2007
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TIẾNG ỒN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
PHẦN 2:
TIẾNG ỒN TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 8 NĂM 2007
Trang 3BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
TIẾNG ỒN TẠI TP.HCM
CHƯƠNG 1
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 NỘI DUNG BÁO CÁO
1 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2 Tổng quan về hiện trạng tiếng ồn của TP.HCM
3 Hiện trạng hoạt động công nghiệp, thương mại – dịch vụ và giao thông vận tải tại TP.HCM
4 Hiện trạng tiếng ồn từ hoạt động công nghiệp và thương mại dịch vụ tại
TP.HCM
5 Xây dựng bản đồ phân bố tiếng ồn trên khu vực TP.HCM
6 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn đô thị tại TP.HCM
7 Kết luận và kiến nghị
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng bản đồ hiện trạng tiếng ồn dạng điểm tại TP.HCM nhằm làm cơ sở cho các giải pháp chống ồn
3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát để phân loại sơ bộ các nguồn gây ồn chủ yếu ở TP.HCM (trừ nguồn từ hoạt động giao thông - đã được thực hiện ở giai đoạn 1):
• Từ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
• Từ hoạt động dịch vụ
• Từ khu dân cư
Thu thập số liệu và đo đạc bổ sung mức ồn từ các nguồn gây ồn nói trên vào những thời điểm khác nhau trong ngày
Tổng hợp số liệu, xây dựng bản đồ phân bố tiếng ồn dạng điểm tại TP.HCM Xác định các nhóm ngành nghề hoặc khu vực có mức ồn cao, trung bình và thấp
Đánh giá tiêu chuẩn tiếng ồn hiện hành và đề xuất tiêu chuẩn tiếng ồn cho TP.HCM
Đề xuất một số giải pháp chung để hạn chế mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại TP.HCM
Trang 44 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận các tài liệu có liên quan, tổ chức đọc và phân tích đánh giá, kế thừa và biên hội lại phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài;
Phương pháp thu thập và điều tra khảo sát thực tế
Phương pháp đo đạc tiếng ồn theo các trục đường giao thông Cụ thể phương pháp này xác định mức ồn trung bình LAeq và mức ồn tối đa LAmax cho từng giờ với thời gian đo liên tục là 45-60phút cho mỗi giờ đo
CHƯƠNG 2
TỔNG QUA VỀ HIỆN TRẠNG TIẾNG ỒN TẠI TP.HCM
1 GIỚI THIỆU VỀ TP.HCM
Dân số Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2002 2003 2004 2005
Tổng số 5.658.997 5.867.496 6.062.993 6.239.938
Các Quận 4.480.794 4.605.870 5.094.733 5.240.516
Các huyện 1.178.203 1.261.626 968.260 999.422
Nguồn : Niên giám thống kê 2005 - Cục thống kê TP/HCM
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại thành phố (‰)
2002 2003 2004 2005
Tổng số 12,70 11,80 12,00 11,50 Các Quận 12,30 11,54 11,76 11,17 Các huyện 13,20 13,15 13,26 13,25
Nguồn : Niên giám thống kê 2005 - Cục thống kê TP/HCM
2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TẠI TP.HCM
Có rất nhiều cách để phân loại nguồn ồn như phân loại theo vị trí tương đối của nguồn, phân loại theo phương các lan truyền tiếng ồn… Trong Đề tài này tiếng ồn được phân loại theo loại hình hoạt động phát sinh ra tiếng ồn Theo cách đó tiếng ồn
đô thị được phân ra làm 3 loại chính sau đây:
a Tiếng ồn từ họat động công nghiệp
Phát sinh từ các nguồn
- Máy móc thiết bị
Trang 5- Họat động bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm
- Hoạt động sinh họat của công nhân
b Tiếng ồn do hoạt động giao thông
Tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải bắt nguồn từ các phương tiện vận tải khác nhau như vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không
Tiếng ồn do hoạt động giao thông đường bộ
Đây là nguồn ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu trong các loại hình giao thông vận tải Thống kê tại TP Hồ Chí Minh cho biết lượng xe cơ giới – nguồn gây ồn chủ yếu từ hoạt động giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng trong các năm qua
Thống kê số lượng phương tiện vận chuyển Loại phương tiện 2005
Xe 2 bánh 2.506.652
Xe ô tô các loại 262.663
Xe bus, xe lam 11.677
Nguồn: Phòng cảnh sát giao thông – Ban An toàn giao thông Thành Phố
Tiếng ồn do hoạt động giao thông đường sắt
Mức độ ảnh hưởng của loại tiếng ồn này không lớn mà chỉ giới hạn trong phạm
vi đường tàu chạy qua và khu vực lân cận ga
Tiếng ồn do họat động giao thông đường thủy
Nếu không tính đến tiếng ồn do xe cơ giới ra vào cảng (Đã tính đến trong phần giao thông đường bộ), thì mức ồn do hoạt động giao thông đường thủy là không đáng
kể do khu vực cảng và đường thủy thường xa khu dân cư
Tiếng ồn do hoạt động của đường hàng không
Vấn đề tiếng ồn của khu vực sân bay và lân cận là một vấn đề đáng lo ngại
Tiếng ồn do hoạt động hàng không tạo ra có ảnh hưởng đến đời sống đô thị chủ yếu là tiếng ồn của máy bay khi cất cánh và hạ cánh Mức ồn do máy bay phản lực phát ra nằm trong khoảng từ 120 – 130 dBA
c Tiếng ồn từ các nguồn khác
Ngoài hai loại nguồn ồn nói trên, còn rất nhiều loại nguồn phát sinh ồn khác nhau trong cuộc sống đô thị:
- Tiếng ồn do hoạt động xây dựng
- Tiếng ồn từ các hoạt động dịch vụ
- Tiếng ồn từ máy phát điện,
2.2 Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại TP.HCM
a Tiếng ồn do hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trang 6Ô nhiễm tiếng ồn trong hoạt động công nghiệp
- Mức độ ô nhiễm ồn trong các nhà máy khá cao
- Tiếng ồn do hoạt động công nghiệp không ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh
- Các biện pháp chống ồn cho công nhân trực tiếp sản xuất chưa tốt Mức độ tác hại của tiếng ồn đối với công nhân rất đáng lo ngại
Tiếng ồn tại một số nhà máy
TT Tên Nhà máy Ngành nghề
Mức ồn trong NM (dBA)
Mức ồn ngoài tường rào NM (dBA)
1 Dệt Thắng Lợi Dệt, nhuộm 98 – 99 62 – 65
2 Dệt Việt Thắng Dệt, nhuộm 90 – 92 58 – 60
3 Dệt Phước Long Dệt Nhuộm 96 – 100 57 – 62
4 Dệt Thành Công Dệt, nhuộm 85 – 97 62 – 64
5 Gunze Dệt, may 89 - 94 60 - 62
6 Thép Thủ Đức Luyện cán thép 84 – 90 58 – 68
7 Thép Tân Bình Luyện cán thép 86 – 90 62 – 68
8 Thép Nhà Bè Luyện cán thép 85 - 92 56 – 64
9 Giấy Vĩnh Huê SX giấy 87 – 88 64 – 67
10 Tân Á SX dây điện 89 – 97 65 – 72
11 Gold-Rafi Chế biến gỗ 90 – 98 62 – 64
12 Satimex Chế biến gỗ 91 – 96 54 – 56
13 BT Hiệp Phú VL xây dựng 85 – 90 61 – 62
14 Mì Colusa Thực phẩm 85 - 87 62 – 65
15 Dầu ăn Thủ Đức Thực phẩm 68 – 72 54 – 55
16 Mì Miliket Thực phẩm 87 - 88 62- 64
17 Công ty KenKen Thực phẩm 71 - 78 54 – 62
18 Thuốc trừ sâu SG Hoá chất 84 - 86 64 – 68
19 Nhà máy Diezen Phát điện 107 - 108 92 – 93
20 Bột mì Bình Đông Thực phẩm 89 - 90 70 – 73
21 Thuận Xương Nhựa 82 - 88 59 – 63
Nguồn: Đề tài cấp thành phố “ xây dựng hiện trạng tiếng ồn trên một số trục đường chính tại
TPHCM” – năm 2004, Chủ trì: TS Nguyễn Đinh Tuấn
Trang 7Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động tiểu thủ công nghiệp
So sánh với hoạt động công nghiệp thì mức ồn ngay tại nguồn trong hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp thường nhỏ hơn vì công suất thiết bị nhỏ hơn và số lượng máy móc thiết bị ít hơn Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến khu dân cư cao hơn
vì không có khoảng cách ly cần thiết như là các nhà máy xí nghiệp qui mô lớn
Mức ồn tại một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
NM (dBA)
Mức ồn ngoài
cơ sở (dBA)
1 Cơ sở Thuận Cơ Cơ khí 95 – 102 75 – 82
2 Cơ sở Thành Công Cán cao su 85 – 86 68 – 69
3 Cơ sở Thuận Thành Mạ dây kẽm 77 – 78 61 – 63
4 Cơ sở Thiện Phát Sản xuất kem 77 – 80 65 – 68
5 Cơ sở Nước đá SX nước đá 78 – 79 65 – 68
6 Cơ sở càry Bà Tám Thực phẩm 86 – 90 62 – 68
7 Cơ sở Thuận Thành Dệt lưới 78 – 82 65 – 68
8 Cơ sở Thuận Thiên Dệt vải 89 – 91 79 – 85
9 Cơ sở Đại Thành Dệt vải 86 – 89 74 – 76
10 Cơ sở Lê Văn Ngọ Đúc gang 79 – 85 67 – 69
11 Cơ sở Đạt Thành Cán sắt 89 – 95 70 – 72
12 Cơ sở Nhà Bè SX thanh nhôm 70 – 74 64 – 65
13 Sài Gòn Tôn Tôn tráng kẽm 70 – 75 63 – 65
14 Cơ sở Đức Phát Dập giấy KL 91 – 94 86 – 88
Nguồn: Đề tài cấp thành phố “ xây dựng hiện trạng tiếng ồn trên một số trục đường chính tại
TPHCM” – năm 2004, Chủ trì: TS Nguyễn Đinh Tuấn
b Tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải
Tiếng ồn do giao thông đường bộ
- Mức ồn do họat động giao thông đường bộ ở TP.HCM khá cao
- Mức chênh lệch ồn giữa giờ cao điểm và giờ thường chỉ khoảng 1 – 2 dBA
- Mức chênh lệch ồn giữa đường lớn và đường trung bình là 1 – 1,5 dBA, giữa đường trung bình và đường nhỏ là 3 – 4 dBA
- Mức tăng tiếng ồn do hoạt động giao thông giảm dần theo thời gian: Trong các năm 1986 đến 1993 tăng bình quân 0,5 – 1 dBA, trong các năm 1994 đến nay tăng bình quân từ 0,2 – 0,4 dBA
Tiếng ồn do các phương tiện giao thông khác
Trang 8So với hoạt động giao thông đường bộ ảnh hưởng của tiếng ồn từ các loại phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy và đường hàng không là không đáng kể
vì phạm vi tác động không lớn
c Tiếng ồn từ các hoạt động khác
- Một số nguồn ồn trong sinh hoạt cũng có mức ồn rất cao
- Hầu hết các nguồn ồn loại này đều nằm trong khu dân cư đông đúc, không
có khoảng cách ly vệ sinh thích hợp
- Thời gian gây ồn thường vào những thời điểm bất lợi nhất đối với người bị tác động của nguồn ồn (Ban đêm, khi bị cúp điện, lúc nóng bức…)
TÓM LẠI
- Ô nhiễm tiếng ồn hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh đã là vấn đề đáng quan tâm cả về qui mô và phạm vi ảnh hưởng của nó
- Nguồn gây ồn tại TP Hồ Chí Minh rất đa dạng, bao gồm các nguồn công nghiệp, giao thông vận tải, và các hoạt động khác Trong đó nguồn ồn từ các hoạt động giao thông vận tải là đáng lưu ý nhất vì phạm vi, thời gian và cường độ tác động lớn
- Phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cường độ gây ồn mỗi nơi một khác, tiếng ồn chủ đạo thay đổi vị trí cho nhau
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CN-TMDV VÀ GTVT TẠI TP.HCM
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 3 Khu chế xuất và 12 khu công nghiệp với tổng diện tích là 2.354 ha Hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ đất 60% - 100% trên tổng diện tích đất
Ngoài ra còn có thêm 6 cụm tiểu thủ công nghiệp ở các quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Quận 7, huyện Củ Chi và nhiều cụm công nghiệp xen kẽ khu dân cư
Đối với hoạt động dịch vụ, văn hóa – thương mại, Thành phố có rất nhiều khu vui chơi giải trí như nhà hát, karaoke, vũ trường Bên cạnh đó, một trong những nguồn gây ồn đáng kể từ hoạt động này là các trung tâm thương mại và chợ
Trang 9CHƯƠNG 4
HIỆN TRẠNG TIẾNG ỒN TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI TẠI TP.HCM
1 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC THÔNG SỐ ĐO TIẾNG ỒN
a Mức áp suất âm theo đặc tính “A” (Pascal)
b Mức áp suất âm, đo bằng decibel
Với:
- p: áp suất âm toàn phương trung bình
- p o : áp suất đối chiếu (20 µPa)
c Mức áp suất âm, theo đặc tính A đo bằng decibel
2
0 lg 10
=
p
p
pA
d Mức phần trăm :
Mức áp suất âm theo đặc tính A đo được khi dùng đặc tính thời gian “F” khi vượt N% của khoảng thời gian đo đạc
Ký hiệu: LAN,T thí dụ LA95, 1h là mức theo đặc tính A vượt 95% trong một giờ
e Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, đo bằng decibel
∫
−
1
] ) ( 1
lg[
10
0 2 2 1 2 ,
t t
A T
p
t p t t L
Với:
định trong khoảng thời gian T, bắt đầu ở t 1 và kết thúc ở t 2
- p o: là áp suất đối chiếu (20 µPa)
- p A (t): là áp suất âm tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm thanh
2 CÁC ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH ĐO
• Thời gian đo: (cài 45 phút, cập nhật 3 phút)
- Mỗi điểm đo 4 lần/ngày, mỗi lần dài 45 phút
- Khoảng cách giữa 2 lần đo tại cùng điểm : 4 – 6 giờ
• Vị trí đó: cách lề đường 1-2 m và đo ở độ cao khoảng 1,2m – 1,5m so với mặt đất
• Thiết bị đo: máy ồn phân tích Quest 2900, 1900 và Extech 407790
2
0
lg 10
=
p p
L p
Trang 10• Các điểm đo:
Đối với các ngành công nghiệp:
1 Công nghiệp dệt
2 Công nghiệp Giấy
3 Công nghiệp Cơ Khí
4 Vật liệu xây dựng
5 Công nghiệp gỗ
6 Công nghiệp Thép
7 Công nghiệp thủy tinh
8 Công nghiệp điện
9 Công nghiệp xi măng
10 Công nghiệp thực phẩm
Các khu công nghiệp và khu chế xuất : Số lượng cơ sở cho mỗi ngành công nghiệp tùy theo mức độ ảnh hưởng và số lượng thực tế, tổng số là 121 điểm đo
Đối với các loại hình dịch vụ:
40 cơ sở (bao gồm các hoạt động như: vũ trường, nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị, tụ điểm ca nhạc, phòng trà, phòng karaoke)
Đối với các khu dân cư: (20 điểm đo)
Phân làm 3 loại hình:
- Khu dân cư bị ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp
- Khu dân cư bị ảnh hưởng của thương mại dịch vụ
- Khu dân cư thuần túy (không bị ảnh hưởng của sản xuất cũng như thương mại dịch vụ)
3 KẾT QUẢ ĐO VÀ NHẬN XÉT MỨC ỒN TỪNG KHU VỰC