cải tiến đàn tam thập lục

14 202 0
cải tiến đàn tam thập lục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN ĐÀN TAM THẬP LỤC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI. 1.1 Tên cơ quan chủ trì và quản lý đề tài: Trung tâm văn hóa Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại : 38393673 Fax: 38393673 E-mail: ……………………… Website : ……………………. Địa chỉ : 97 Nguyễn Thị Minh Khai – Q.1 – Tp. Hồ Chí Minh. Số tài khoản : VL 9340 2010 0052 – Kho bạc Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh. 1.2 Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. II. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục tiêu của việc cải tiến đàn Tam thập lục là: 1.1. Xử lý nhược điểm trầm trọng của cây đàn là độ vang khi đánh lên không ngắt tiếng được, tạo âm thanh hỗn loạn. 1.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhạc công thuận tiện sử dụng được cả hai tay khi sử dụng, không dùng một tay đánh, một tay chặn dây như trước đây. 3 1.3. Sử dụng hai Pedal dùng để ngắt tiếng khi sử dụng tầng trên hoặc tầng dưới (trầm) làm phong phú thêm phần diễn tấu của cây đàn. 1.4. Tạo âm thanh – Pizicato – ngắt. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài: Hiện tại ở Việt Nam chưa có cá nhân, đơn vị nào cải tiến cây đàn này, chỉ duy nhất có cô giáo Bích Thủy khi làm luận án thạc sỹ đàn dân tộc có đề cập vấn đề cải tiến này chỉ trên lý thuyết còn thực hành thì không. Về nghiên cứu ở nước ngoài: duy nhất một nhạc công nữ Trung Quốc khi tham gia với dàn nhạc Nhật Bản có cả Cao Hồ Nga tham gia thì Pedal của nhạc công này chỉ ngắt hẳn khi sử dụng được khi muốn đánh Pizicato. Ngoài ra các nước trong khu vực kể cả Trung Quốc hiện nay không có ai cải tiến như của chúng tôi. 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài: Ngoài nước: Không Trong nước: Chưa có 2.2 Tính cấp thiết của đề tài: Cây đàn Tam thập lục du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng độ 4-5 thập niên, các nhạc sỹ và nhạc công thấy trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam ngoài bộ 4 gảy, dây, hơi, gõ khi hòa tấu vẫn thấy chưa đầy âm lượng, thiếu vắng một nhạc cụ giữ phần hòa âm thì âm lượng mới đầy đặn. cây đàn Tam thập lục đáp ứng được yêu cầu đó. Tuy nhiên nhược điểm của cây đàn này khi đánh lên không có một dụng cụ nào để hạn chế ngắt tiếng vang và sử dụng Pizicato được. - Với những vấn đề trên, việc giải quyết nhược điểm cây đàn này rất cần thiết cho nhạc công và người sáng tác phối âm phối khí. - Về mặt kỹ thuật biểu diễn tạo điều kiện cho diễn viên sử dụng hai tay khi đánh không phục thuộc vào việc dùng tay ngắt tiếng. - Việc phổ biến ứng dụng vào các đàn hiện có rất dễ dàng không phiền hà mất công phải làm đàn mới. - Ứng dụng vào khoa đàn dân tộc các trường đào tạo rất hiệu quả, đặc biệt ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên đang hoạt động. Cách chặn tiếng trên mặt đàn: có khi phải dùng cả hai bàn tay để ngắt tiếng khi đánh hòa âm 3 hoặc 5 trong ½ nhịp sử dụng một ngón trỏ, khi cần đánh Pizicato từng nốt hoặc hai ngón áp chót, khi đánh 1-2 nốt liền kề ¼ nhịp. 5 6 2.3 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn: Đàn Tam thập lục như trên đã nói nhược điểm lớn là khi đánh lên muốn ngắt tiếng thì không thể được mà phải dùng tay chặn tiếng. Với phương pháp cải tiến dùng pedal và các tấm chặn là tiếng đàn sẽ tùy thuộc vào người đánh. Kết quả đạt được: Cây đàn thứ nhất: đây là cây đàn chưa được cải tiến. hiện nay khắp cả nước đang sử dụng. Hiệu quả đánh lên như chúng ta đều thấy các nốt nối liền nhau không dứt, tạo nên rất nhiều tạp âm. Từ lâu nay từ người nhạc công, người phối âm phối khí, chỉ huy, phòng thu thanh đều cùng chung một suy nghĩ là: làm sao ngắt được tiếng vang khi chuyển giai điệu. một số nhạc công, giảng viên có sáng kiến dùng tay chặn lên dây để ngắt tiếng – điều này làm cản trở rất nhiều cho diễn viên khi biểu diễn. chính vì lẽ đó nên tôi mạnh dạn suy nghĩ đưa ra ý tưởng dùng pedal để ngắt tiếng. Chúng tôi bắt tay vào thực hiện cây đàn thứ hai dựa trên báo cáo của tác giả và sự góp ý của Hội đồng khoa học. Cây đàn thứ hai: dựa vào báo cáo, kết hợp góp ý của Hội đồng khoa học, chúng tôi nghiêm túc thực hiện hoàn chỉnh cây đàn này. Cây đàn này qua thực hành từ việc ngắt tiếng đến đánh Pizicato, trên hai phương pháp đó thì chỉ có hiệu quả là ngắt được tiếng, còn Pizicato thì không được dùng pedal đạp nhẹ vào 7 dây và gõ lên dây thì tiếng bị câm không có độ vang như các đàn khác khi ta búng lên dây như violon từng nốt đều có độ vang của nốt. Nhược điểm thứ hai: dùng lò xo để điều khiển 4 tấm nỉ phía trên và pedal ở dưới thì khi dậm vào bàn đạp nặng hay nhẹ đều phát ra âm thanh như tiếng máy khô dầu, nếu có khuếch đại âm thanh lại càng to thêm. Nhược điểm thứ ba: là việc sắp xếp 4 tấm nỉ để ngăn tiếng của phần cao trên và phần dưới trầm sẽ tạo cho bộ phận phía dưới trầm sẽ tạo bộ phận phía dưới rất phức tạp, choán hết khoảng không cộng hưởng ảnh hưởng đến độ vang của đàn. Nếu tiếp tục nghiên cứu giải quyết phần Pizicato thì không còn chổ để đặt hệ thống khác. Để thực hiện cây đàn thứ ba: bắt buộc phải khắc phục những nhược điểm trên. Chúng tôi hết sức lo nghĩ, liệu có cách nào xử lý được phần Pic. Trăn trở và tranh luận gay gắt. rõ ràng nhìn vào đàn ta thấy hai hệ thống dây tam thập lục cấu tạo khác với các đàn khác. Hai bên của dây đàn đều có con ngựa dài để tạo nhiều âm điệu khác nhau. Vì vậy việc ta thấy dây đàn bên này bắc qua bên kia qua con ngựa và một con lăn rồi mới móc vào chốt đàn – hàng dây bên kia cũng vậy. Vì vậy hai hàng dây phải chéo nhau chỉ còn một chổ hở phía giữa. Muốn đặt tấm nỉ phải để sát cầu ngựa phía trong vì ở ngoài đã dùng để pedal ngắt tiếng. Phần phía trong của hai hàng ngựa đàn ta thấy 8 9 hàng dây bên này qua bên kia chéo nhau, nếu muốn cho hàng nỉ đi qua phải làm một thanh gỗ lồi lõm gắn nỉ mới mong không va chạm vào các dây khác. Thể nghiệm này chúng tôi làm vẫn không va chạm vài các dây khác. Sau nhiều ngày trăn trở, nhiều thí nghiệm tưởng như thất bại, nhờ lòng kiên trì, sáng tạo cuối cùng cũng tìm ra được cách đặt tấm nỉ cho pedal Pizicato, đó là trên một tấm gỗ mòng trên gắn con ngựa như ngựa đàn. 36 đàn đều có hai ngựa (ngựa mắc dây và ngựa gắn nỉ chặn dây). Việc đặt ngựa chắn dây cũng phải tính toán sao cho đánh lên thì nốt đó vẫn còn độ rung của dây đàn như ta pic trên dây đàn violon. Việc lắp đặt hệ thống phía trong để với 2 pedal cũng gọn gàng hơn. Toàn bộ hệ thống các thanh nỉ đi qua mặt đàn không gây ảnh hưởng đến độ cộng hưởng. tất cả các thanh nội của 2 pedal đặt trên tấm gỗ mỏng và nhỏ được bắt vào hai thanh đàn. Trên một thanh thép mỏng có độ đàn hồi hình chữ U. Hai đầu thanh gỗ nối với hai dây nilon lớn xuống dưới để nối với pedal. Khi dậm pedal nhờ sự đàn hồi của hai thanh thép mỏng gắn vào thanh gỗ nâng và hạ thanh nỉ. Cách lắp pedal cũng phải tính toán cho hợp với người đánh. Việc ngắt tiếng thường được sử dụng thường xuyên và chân phải đảm đương nhiệm vụ này. Hệ thống ngắt tiếng sẽ chuyển qua bên phải để nối với pedal. Còn hệ thống Pizicato được lắp đặt sang bên trái. 10 [...]... được sự hỗ trợ của Nhà nước nếu làm đại trà và phổ biến rộng rãi thì tác dụng cây đàn sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của 11 12 các trường âm nhạc, các đoàn nghệ thuật, các ban nhạc nhất là những người đang sử dụng cây đàn này - Chỉ cần với cây đàn cũ đang sử dụng lắp ráp phần ngắt tiếng và phần Pizicato vào là có cây đàn cải tiếng hoàn hảo, giá thành đại trà chỉ trên dưới một triệu đồng - Hai hệ thống pedal... hư hỏng chỉ khi hệ thống miếng nỉ quá mòn thì mới thay - Về phần sử dụng cũng rất dễ dàng, những ai đã chơi được đàn này chỉ cần vài lần thử nghiệm là đánh được ngay Trên đây chúng tôi xin trình bày với quý vị đại biểu, Hội đồng khoa học trong quá trình thực hiện cải tiến cây đàn Tam thập lục qua lý thuyết và góp ý của Hội đồng chúng tôi đã thực hiện một cách hoàn hảo và thành công mà tưởng chừng như... đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Ban giám đốc Trung tâm văn hóa thành phố Các cố vấn chuyên môn như nghệ sỹ Thế Viên, nhạc sỹ Kim Quang, tạo niềm tin cho tôi hoàn thành nhiệm vụ 13 Mai đây cây đàn Tam thập lục cải tiến sẽ được nhân rộng khắp nơi, có sự đóng góp một phần nhỏ cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam ngày một phát triển Xin chân thành cám ơn quý vị 14 ... biểu diễn, có sự góp sức của người cộng tác làm đàn nên đã thành công tốt đẹp Kết luận: Hôm nay trước Hội đồng khoa học, Ban giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, chủ nhiệm đề tài Trung tâm văn hóa thành phố và quý vị đại biểu, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những mục tiêu nghiên cứu đề ra và được Hội đồng, Sở chấp nhận Từ nay cây đàn Tam thập lục được sử dụng một cách hoàn hảo làm thỏa mãn... làm thỏa mãn các nhà phối âm, phối khí, các nhà âm thanh học các diễn viên biểu diễn không lo tiếng đàn bị phá hỏng bởi các chuỗi âm thanh không dứt đặc biệt phần Pizicato tạo thêm một nét độc đáo nữa mà theo chúng tôi nghĩ các nhà nghiên cứu nước ngoài mới chỉ làm được phần ngắt tiếng , chứ chưa ai làm được tiếng Pizicato Như vậy, dự kiến kết quả của đề tài theo 4 tiêu chí như trong báo cáo đã nêu đạt . tiễn: Đàn Tam thập lục như trên đã nói nhược điểm lớn là khi đánh lên muốn ngắt tiếng thì không thể được mà phải dùng tay chặn tiếng. Với phương pháp cải tiến dùng pedal và các tấm chặn là tiếng. KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục tiêu của việc cải tiến đàn Tam thập lục là: 1.1. Xử lý nhược điểm trầm trọng của cây đàn là độ vang khi đánh lên không ngắt tiếng được, tạo âm thanh hỗn loạn. 1.2 nhìn vào đàn ta thấy hai hệ thống dây tam thập lục cấu tạo khác với các đàn khác. Hai bên của dây đàn đều có con ngựa dài để tạo nhiều âm điệu khác nhau. Vì vậy việc ta thấy dây đàn bên này

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan