1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư phụ nữ (cổ tử cung và vú) tại tp.hcm

83 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÒNG CHỐNG UNG THƯ PHỤ NỮ (CỔ TỬ CUNG VÀ VÚ) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký tên) CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ (Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 12/ 2009 MỤC LỤC Trang Tóm tắt đề tài Mục lục Danh sách các bảng Danh sách các biểu đồ Danh sách các hình Phần mở đầu: Đặt vấn đề -Mục tiêu chương trình 1 Phần 1: Tổng quan tài liệu 4 1.1. Tần suất và tử suất của ung thư cổ tử cung và ung thư vú 4 1.2. Các phương tiện tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 5 1.3. Các hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 17 1.4. Chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 22 Phần 2: Đối tượng và Phương pháp thực hiện 24 2.1. Đối tượng 24 2.2. Cách thực hiện 24 Phần 3: Kết quả 26 3.1. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung 26 3.2. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú 36 Phần 4: Bàn luận 42 4.1. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung 42 4.2. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú 57 Kết luận 67 Tài liệu tham khảo 69 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại Pap theo Bethesda (TBS ) 7 Bảng 1.2. Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung 18 Bảng 3.3: Các quận huyện tham gia chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung 26 Bảng 3.4: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát 28 Bảng 3.5: Trình độ học vấn 29 Bảng 3.6: Tuổi quan hệ tình dục lần đầu 30 Bảng 3.7: Tuổi lập gia đình 31 Bảng 3.8: Tuổi sanh con đầu 32 Bảng 3.9: Số con 33 Bảng 3.10: Số lần khám phụ khoa trước đó 33 Bảng 3.11: Số lần làm xét nghiệm Pap trước đó 34 Bảng 3.12: Kết quả xét nghiệm Pap lần trước 34 Bảng 3.13: Kết quả xét nghiệm Pap 35 Bảng 3.14: Kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết 36 Bảng 3.15: Các quận huyện tham gia chương trình tầm soát ung thư vú 36 Bảng 3.16: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát ung thư vú 37 Bảng 3.17: Chẩn đoán lâm sàng 38 Bảng 3.18: Siêu âm 39 Bảng 3.19: Chọc hút tế bào bằ ng kim nhỏ (FNA) 40 Bảng 3.20: Sinh thiết 41 Bảng 4.21: Liên quan giữa số bạn tình, tuổi bắt đầu quan hệ tình dục và tuổi sanh con đầu với nguy cơ ung thư cổ tử cung 51 Bảng 4.22: Chiến lược tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ở những nước có nguồn lực giới hạn 59 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung 28 Biểu đồ 3.2: Tu ổi quan hệ tình dục lần đầu 30 Biểu đồ 3.3: Tuổi sinh con đầu 32 Biểu đồ 3.4: Kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết 35 Biểu đồ 3.5: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát ung thư vú 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bướm tuyên truyền vận động tầm soát ung thư cổ tử cung 27 Hình 3.2: Tuyên truyền vận động tầm soát ung thư cổ tử cung tại Y tế cơ sở 27 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Từ 11/2002 đến 11/2004, Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM đã kết hợp với 8 quận huyện trong thành lập mạng lưới tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú cho phụ nữ. Tám quận huyện tham gia gồm: quận 4, 5, 6, 8, 11, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Hốc Môn. Việc khám tầm soát triển khai đến tận các trạm y tế phường, xã ở các quận huyện này. Phương tiện tầm soát đối với ung thư cổ t ử cung là khám lâm sàng và xét nghiệm Pap, trong khi phương tiện tầm soát ung thư vú được lựa chọn là khám lâm sàng tuyến vú và siêu âm. Thêm vào đó, kết hợp với chương trình khám tầm soát là chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng tuyên truyền phòng chống ung thư. Tổng cộng có 19257 phụ nữ được khám và tư vấn, tầm soát ung thư cổ tử cung, 9110 phụ nữ được khám và tư vấn, tầm soát ung thư vú. Đối với ung thư cổ tử cung nhóm tham gia tầm soát là phụ nữ đã có quan hệ tình dục, nhóm tuổi thường nhất là 35-44, tầng lớp lao động chân tay phổ thông. Đối với ung thư vú, nhóm tham gia tầm soát có tuổi thường nhất là 35-55 là lứa tuổi dễ mắc bệnh lý này nhất. Kết quả có 43 trường hợp CIN 2/3 là các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, 12 ca ung thư cổ tử cung xâm lấn, 4 ca ung thư vú xâm lấn. Ngoài ra chương trình còn phát hiện một số b ệnh lý lành tính khác của cố tử cung và vú. Tất cả các trường hợp này đều được chuyển về bệnh viện Ung Bướu điều trị theo phác đồ. Kỹ thuật làm phết mỏng tế bào cổ tử cung-âm đạo (xét nghiệm Pap) được thực hiện đạt yêu cầu (mẫu không đạt chỉ có 2,39%) và chuyển giao, tạo được một mạng lưới tầm soát rộng khắp. Kỹ thuật khám lâm sàng tuyến vú cũ ng được chuyển giao. Nhìn chung, chương trình đã thành lập được mạng lưới khám và tầm soát ung thư cổ tử cung và vú ở 8 quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật tầm soát đã được chuyển giao. Ngoài ra, qua chương trình còn phát hiện một số người có các tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, điều trị đạt hiệu quả cao. SUMMARY OF RESEARCH CONTENT From November 2002 to November 2004, HCMC Oncology Hospital organized a cervical cancer and breast cancer screening network with the collaboration of 8 districts of Ho Chi Minh city. The 8 districts include: District 4, 5, 6, 8, 11, Go vap, Phu nhuan and Hoc mon. The screening network has been taken place in the wards of the districts. Pap test was performed for cervical cancer screening and clinical examination and ultrasound were the choice methods for breast cancer screening. Educational program for cancer prevention was combined with the screening program. There were 19257 women examined and consulted in the cervical cancer screening program and 9110 women in the breast cancer screening program. The target population of the cervical cancer screening program was sexual activity women (35-44 years old), that of the breast cancer screening program was 35-55 years old women. Results: 43 CIN 2-3 cases, 12 invasive cervical cancer cases, and 4 breast cancer cases were detected. Moreover, there were several benign cervical and breast diseases were diagnosed. All the patients were referred to Oncology Hospital for treatment. Pap test was performed correctly (unsatisfactory sample was only 2.39%). The Pap procedure technique and clinical breast examination technique were transferred to the local staff with the aim to create a cervical and breast cancer prevention network. In conclusion, the program created a network for cervical and breast cancer prevention and screening in 8 districts of Ho Chi Minh city. The technique has been transferred to local staff. The program also detected pre-cancer lesions and early stage cancers. 1 Phần mở đầu: ĐẶT VẤN ĐỀ - MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ tính chung trên toàn thế giới với xuất độ chuẩn tuổi lần lượt là 37,4/100000 và 16,2/100000. Hằng năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu ca ung thư vú mới, 493000 ca ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán với số tử vong hằng năm do ung thư vú là 410000 phụ nữ, và tử vong do ung thư cổ tử cung là 273 000 ph ụ nữ [1]. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam theo ước tính của cơ quan Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC), ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 20,2/100000 và tử suất là 11,2/100000, ung thư vú là ung thư th ường gặp thứ hai ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 16,2/100000 và tử suất là 7,1/100000. Ước tính năm 2002 tại Việt Nam có 6224 ca mới mắc và 3334 ca tử vong do ung thư cổ tử cung, 5268 ca mới mắc và 2284 ca tử vong do ung thư vú [2]. Theo ghi nhận ung thư quần thể Tp.Hồ Chí Minh năm 1997, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 28/100000, ung thư vú là ung th ư thường gặp thứ nhì với xuất độ chuẩn tuổi là 11,2/100000 [3]. Đến năm 2003, kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 19,4/100000, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ nhì với xuất độ chuẩn tuổi là 16,5/100000 [4]. Bệnh viện Ung Bướu TPHCM mỗi nă m điều trị cho trên 1500 ca ung thư vú mới và trên 1400 ca ung thư cổ tử cung mới. Đại đa số bệnh nhân được phát hiện khi đã có triệu chứng lâm sàng và chưa từng được tầm soát trước, trong đó rất nhiều ca ở giai đoạn trễ [5,6]. 2 Đây là 2 loại ung thư có thời gian tiền ung thư kéo dài, diễn tiến chậm, có những phương tiện giúp tầm soát và phát hiện sớm. Các tổn thương tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm của vú và cổ tử cung được điều trị rất hiệu quả. Chương trình tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở nhiều quốc gia cho thấy có thể giảm đến 70% tần suấ t và tử suất [8]. Đối với ung thư vú, chương trình tầm soát và phát hiện sớm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cải thiện tiên lượng rõ rệt. Trong những năm qua, tuy xuất độ ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng nhưng tử suất lại giảm là nhờ những thành tựu của các chương trình tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú được triển khai ở nhiều nước. Như vậ y, nếu có chương trình tầm soát được tổ chức tốt sẽ giảm tử suất của hai loại ung thư này. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, khó triển khai chương trình hiệu quả do nhiều cản trở về nguồn lực, nhân lực, nhất là khó khăn trong việc tuyên truyền vận động người dân tham gia chương trình. Chìa khóa để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghi ệm Pap. Đối với ung thư vú có sự khác biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế. Ở các những phát triển, các phương tiện tầm soát ung thư vú được đặt ra là nhũ ảnh, khám vú lâm sàng và tự khám vú. Cho đến nay, chỉ có nhũ ảnh là phương tiện đã được các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng cho thấy đem lại ích lợi rõ rệt trong việc tầm soát ung thư vú. Do đó, các h ướng dẫn về tầm soát ung thư vú ở các nước này luôn nhấn mạnh vai trò của nhũ ảnh. Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển thì việc triển khai tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh là một nhiệm vụ khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực. Mặt khác ở những nước này nhiều trường hợp người phụ nữ chỉ tiếp cận đượ c cơ sở 3 y tế khi bướu đã biểu hiện trên lâm sàng và mục tiêu của phát hiện sớm ung thư vú là không chỉ để phát hiện bệnh chưa có triệu chứng mà còn là để hạ thấp giai đoạn của ung thư vú. Do đó, tại các nước đang phát triển người ta vẫn xem vai trò của tự khám tuyến vú, khám lâm sàng, siêu âm là những phương tiện quan trọng trong công tác phát hiện sớm bệnh lý ung thư vú. Tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có chương trình t ầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho cộng đồng. Muốn triển khai được chương trình cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa việc tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ lợi ích của việc tham gia chương trình, xét nghiệm phải thuận lợi cho bệnh nhân, có thể liên lạc được với bệnh nhân, và phải có đội ngủ cán bộ Y tế được huấn luyện đúng mức để phỏng vấn, khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm và đọc kết quả. Như vậy cần phải có sự phối hợp giữa tuyến Y tế cơ sở và Y tế chuyên sâu. Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh là cơ sở chuyên khoa sâu về Ung thư phụ trách phòng chống ung thư các tỉnh phía Nam. Các trung tâm Y tế quận huyện là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, là tuyến đầu và cơ sở cho việ c phòng chống ung thư cho nhân dân trong địa phương. Kết hợp giữa bệnh biện Ung Bướu và các Trung tâm y tế quận huyện trong phòng chống ung thư vú và cổ tử cung là có lợi ích thiết thực và tính khả thi cao. Chúng tôi thực hiện chương trình này nhằm 1. Huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú đến các trung tâm y tế quận huyện tại Tp Hồ Chí Minh. 2. Tăng độ phủ dân s ố nguy cơ 3. Xác định một số đặc điểm dịch tễ 4. Phát hiện sớm và điều trị các tổn thương [...]... ung thư cổ tử cung, 5268 ca mới mắc và 2284 ca tử vong do ung thư vú [2] Tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây xuất độ hai loại ung thư này có thay đổi theo xu hướng các nước phát triển, xuất độ ung thư vú gia tăng và xuất độ ung thư cổ tử cung có giảm Theo ghi nhận ung thư quần thể Tp.Hồ Chí Minh năm 1997, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 28/100000, ung thư. .. soát ung thư cổ tử cung Mục đích và lợi ích của xét nghiệm Pap là phát hiện sớm (từ đó điều trị sớm) các bất thư ng tế bào cổ tử cung, các tổn thư ng tiền ung và ung thư cổ tử cung Thực tế ung thư cổ tử cung là ung thư hầu như có thể ngăn ngừa hoàn toàn và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm 6 Vào năm 1925, George Papanicolaou bắt đầu một nghiên cứu có hệ thống về phết mỏng tế bào âm đạo ở những nữ công... ung thư thường gặp nhất Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi ước tính là 20,2/100000, tử suất là 11,2/100000 Trong khi đó, ung thư vú là ung thư thường gặp thứ hai ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 16,2/100000 và tử suất là 7,1/100000 Ước tính năm 2002 tại Việt Nam có 6224 ca mới mắc và 3334 ca tử vong do ung. .. 28/100000, ung thư vú là ung thư thường gặp thứ nhì với xuất độ chuẩn tuổi là 5 11,2/100000 [3] Đến năm 2003, kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Tp Hồ Chí Minh cho thấy ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 19,4/100 000, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ nhì với xuất độ chuẩn tuổi là 16,5/100000 [4] Đây là 2 loại ung thư có thời gian tiền ung thư kéo dài, diễn... phương tiện giúp tầm soát và phát hiện sớm, khi được phát hiện sớm có thể điều trị rất hiệu quả Như vậy, nếu có chương trình tầm soát được tổ chức tốt sẽ giảm tần suất và tử suất của hai loại ung thư này 1.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ UNG THƯ VÚ 1.2.1 Các phương tiện tầm soát ung thư cổ tử cung Cho đến hiện nay, các phương pháp dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung gồm: Tầm soát bằng... LIỆU 1.1 TẦN SUẤT VÀ TỬ SUẤT CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ UNG THƯ VÚ Tính chung trên toàn thế giới, ung thư vú là ung thư thường gặp nhất với xuất độ chuẩn tuổi là 37,4/100 000 Ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu người mới mắc và 410 000 người tử vong do ung thư vú [1] Bệnh có tần suất cao ở các nước phát triển ở Bắc Mỹ và Tây Âu với xuất độ chuẩn tuổi trên 100/100 000 phụ nữ Các nước đang... công nhân tình nguyện tại Bệnh viện Phụ Nữ New York và phát hiện ra có thể thấy những tế bào ung thư trong mẫu phết mỏng ở người bị ung thư Năm 1939, Papanicolaou bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thực hiện phết mỏng tế bào cổ tử cung âm đạo thư ng quy cho tất cả các phụ nữ nhập bệnh viện New York Kết quả là ông phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở nhiều phụ nữ hoàn toàn không có triệu chứng và lâm sàng không nghi... cơ cao ung thư cổ tử cung có thể ngưng tầm soát * Phụ nữ tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES) khi còn trong bào thai và/ hoặc những người có tổn thư ng hệ miễn dịch (bao gồm những người có HIV dương tính) nên tiếp tục tầm soát ung thư cổ tử cung cho đến khi nào sức khỏe còn tương đối tốt và chưa có tình trạng bệnh mạn tính giới hạn thời gian sống còn lại + Phụ nữ có tiền căn ung thư cổ tử cung đã điều... hướng đang gia tăng Ung thư cổ tử cung là ung thư thường thứ hai ở phụ nữ tính chung trên toàn thế giới với xuất độ chuẩn tuổi là 16,2/100000 Ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 493000 người mới mắc và 273 000 người tử vong do ung thư cổ tử cung [1] Bệnh có tần suất cao ở các nước đang phát triển nhất là ở các nước Mỹ Latin, Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á Nếu chỉ tính ở phụ nữ các nước đang phát... triển thành ung thư cổ tử cung xâm lấn do không được điều trị đúng mức các tổn thư ng tiền ung Một chiến lược mới thay thế cho tầm soát ung thư cổ tử cung ở những nước đang phát triển có thu nhập thấp là quan sát cổ tử cung dưới acide acetic (visual inspection with acetic acid = VIA) VIA thư ng được thực hiện bởi các y tá hay những nhân viên y tế khác bằng cách quan sát cổ tử cung bằng mắt thư ng (không . 1.1. Tần suất và tử suất của ung thư cổ tử cung và ung thư vú 4 1.2. Các phương tiện tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 5 1.3. Các hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 17. ca ung thư vú mới, 493000 ca ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán với số tử vong hằng năm do ung thư vú là 410000 phụ nữ, và tử vong do ung thư cổ tử cung là 273 000 ph ụ nữ [1]. Ung thư. NHÂN DÂN TP. HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÒNG CHỐNG UNG THƯ PHỤ NỮ (CỔ TỬ CUNG VÀ VÚ) TẠI THÀNH

Ngày đăng: 08/02/2015, 21:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P. Global Cancer Statistics 2002. CA Cancer J Clin 2005; 55:74-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CA Cancer J Clin 2005
3. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Mạnh Quốc, Phó Đức Mẫn, Nguyễn Quốc Trực. Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại TPHCM 1997. Y học TPHCM năm 1998, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học; phụ bản số 3, tập 2: trang 11 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TPHCM năm 1998, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học
4. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi Đức Tùng. Gánh nặng ung thư tại TP Hồ Chí Minh. Y học TPHCM năm 2006, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học; phụ bản số 4 tập 10: trang i-viii Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TPHCM năm 2006, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học
5. Trần Đặng Ngọc Linh, Nguyễn Viết Đạt, Lê Phúc Thịnh, Lê Hoàng Minh, Nguyễn Chấn Hùng. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB-IIIB.Y học TPHCM năm 2005, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học, phụ bản số 4, tập 9: trang 531-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TPHCM năm 2005, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học
6. Lê Phúc Thịnh, Vũ Ngọc Thành, Nguyễn Viết Đạt, Lưu Văn Minh, Lê Anh Phương, Trần Tấn Phú. Xạ trị ung thư cổ tử cung giai đoạn trễ (IIB- IVB). Y học TPHCM năm 1999, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học; phụ bản số 4 tập 3: trang 270 – 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TPHCM năm 1999, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học
8. Rimer BK, Schildraut JM, Hiatt RA. Cancer screening. Cancer: Principles and Practice of Oncology edited by DeVita VT, Hellman S, Rosenberg SA, 7 th edition 2005 (CD) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles and Practice of Oncology
10. Solomon D, Davey D, Kurman R, et al. The 2001 Bethesda System: Terminology for Reporting Results of Cervical Cytology.JAMA 2002;287:2114-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAMA
11. Fahey M, Irwig L, Macaskill P. Meta-analysis of Pap test accuracy. American Journal of Epidermiology 1995; 141: 680-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Journal of Epidermiology 1995
12. Nanda K, McCrory D, Myers E, et al. An accuracy of Papanicolaou test in sreening for a follow up of cervical cytologic abnormalities: a systematic review. Annals of Internal Medicine 2000; 132(10): 810-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annals of Internal Medicine 2000
19. Goldie SJ, Kuhn L, Denny L, et al. Policy analysis of cervical cancer screening strategies in low resource settings: clinical benefits and cost- effectiveness. Journal of American Medical Association 2001;285(24):3107-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of American Medical Association 2001
20. Sawaya GF, McConnell KJ, Kulasingam SL, et al. Risk of cervical cancer associated with extending the interval between cervical cancer screenings. New England Journal of Medicine 2003; 349(16): 1501-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New England Journal of Medicine 2003
21. Tsu VD, Pollack AE. Preventing cervical cancer in low-resource settings: How far have we come and what does the future hold? International journal of Gynecology and Obstetrics 2005; 89(supplement):55-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of Gynecology and Obstetrics 2005
22. Hatch KD, Fu YS, (1998), “Cervical and vaginal cancer”, Novak’s Gynecology edited by Berek JS, Adashi EY, Hillard PA. Williams and Wilkins company, 12 th edition 1998, pp.1111 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cervical and vaginal cancer”, "Novak’s Gynecology
Tác giả: Hatch KD, Fu YS
Năm: 1998
25. Nguyễn Quốc Trực, Nguyễn Văn Thành, Trần Thị Diễm Trang, Phùng Thị Phương Chi. Chẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Y học TPHCM năm 2003, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học; phụ bản số 4 tập 7: trang 424- 433 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TPHCM năm 2003, số đặc biệt chuyên đề Ung Bướu học
26. Saslow D, Runowicz CD, Solomon D, et al. American Cancer Society guideline for the early detection of cervical neoplasia and cancer. CA Cancer J Clin 2002;52:342 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CA Cancer J Clin
27. Walter LC, Lewis CL, Barton MB. Screening for colorectal, breast, and cervical cancer in the elderly: A review of evidence. The American journal of Medicine 2005; 118(10): 1078-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The American journal of Medicine 2005
28. Misra JS, Singh U. Results of longterm hospital based cytological screening in asymptomatic women. Diagn Cytopathol 2006;34(3):184-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagn Cytopathol 2006
29. Eifel PJ, Berek JS, Markman MA. Cancer of the uterine cervix, vagina and vulva. Cancer: Principles and Practice of Oncology edited by DeVita VT, Hellman S, Rosenberg SA. Lippincott–Williams and Wilkins company, 7 th edition 2005 (CD) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles and Practice of Oncology
30. Parikh S, Brennan P, Boffetta P. Meta-analysis of social inequality and the risk of cervical cancer. Int J Cancer 2003;105(5):687-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Cancer 2003
31. Berrington de Gonzalez A, Green J. Comparison of risk factors for invasive squamous cell carcinoma and adenocarcinoma of the cervix:Collaborative reanalysis of individual data on 8,097 women with squamous cell carcinoma and 1,374 women with adenocarcinoma from 12 epidemiological studies. Int J Cancer. 2007;120(4):885-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Cancer. 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w