1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông sài gòn (đoạn từ thủ dầu một đến nhà bè)

193 589 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 19,65 MB

Nội dung

Đề tài này tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một đến ngã ba Nhà Bè, tính toán và dự báo tải lượng và lưu lượng thải vào sông Sài Gòn, xâ

Trang 1

BÁO CÁO NGHIỆM THU

(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔNG TẢI LƯỢNG

TỐI ĐA NGÀY PHỤC VỤ XÂY DỰNG

HẠN MỨC XẢ THẢI TRÊN SÔNG SÀI GÒN (ĐOẠN TỪ THỦ DẦU MỘT ĐẾN NHÀ BÈ)

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai

có tổng chiều dài khoảng 280km đi qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Tp.HCM Nguồn nước sông Sài Gòn có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho Tp.HCM, Tây Ninh và Bình Dương Sông Sài Gòn còn được sử dụng cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, hoạt động du lịch với cảnh quan đô thị ven sông

Hiện tại sông Sài Gòn tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp, một phần chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại, nước từ sản xuất nông nghiệp với hàm lượng phân bón và thuốc trừ sâu đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước của sông Nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt tiêu chuẩn cho phép và thực sự đáng báo động

Nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu vực sông; và xuất phát từ quan điểm cho rằng trong điều kiện hiện nay việc xử lý triệt để chất thải, nước thải trước khi đưa ra sông là không thể thực hiện; hơn nữa việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cho các chất thải trước khi xả thải ra môi trường, một cách riêng lẻ sẽ không mang lại hiệu quả kiểm soát cao, đặc biệt là ở những nơi có sự tập trung nhiều nguồn thải Từ đó đã có nhiều nghiên cứu của nhiều nhóm tác giả đề xuất hướng kiểm soát tải lượng thải các chất ô nhiễm ra sông bên cạnh những giới hạn về nồng độ

Đề tài này tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một đến ngã ba Nhà Bè, tính toán và dự báo tải lượng và lưu lượng thải vào sông Sài Gòn, xây dựng mô hình tính toán và dự báo chất lượng nước

hệ thống sông Sài Gòn, xây dựng mô hình tổng hợp xác định tải lượng tối đa cho các nguồn thải cho phép thải ra sông

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc tính toán khả năng tiếp nhận nguồn thải của lưu vực sông

Trang 3

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Saigon River flow from Dau Tieng Lake region to Dong Nai river confluence with total length of 280 km, it flow through the provinces Tay Ninh, Binh Duong and HCM City Water resource of Saigon River play an important role

in providing water for human demand and industry in region Water of this river is also need for irrigation , aquaculture, transport on river, tourism activities with the urban landscape along the river

Recently, Saigon River is receiving sewage from human activity and industry; some solid waste from urban, industry and harmful-waste; waste-water from agriculture with high concentrate of fertilizers and pesticides which is likely that increase water pollution possibility Many chemical measures of water quality have been exceeded environmental standards and really serious

To respond the demand in controlling the Pollution of River environment; and from the point that it have no possibility to treat waste water before it come to river in our condition nowadays; besides, when we apply the environment standard system severally, the effect in controlling will not high especially in some area where many waste source gather in From these reason, many scientist have suggested the idea to control the total maximum loads of each pollutant which will

go directly to river within limits of concentrate

This topic focused on assessing the water environment status of the Saigon River from Thu Dau Mot to NhaBe Confluence; calculate and forecast the load and flow come into Sai Gon river; build a calculation model and forecast water quality

of Saigon River System, build a general model to identify the maximum load for the sources of waste water

The results of this research will be the scientific basis for calculating the ability of river to receive the sources of waste water

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Nội dung nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN 6

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 6

1.1.1 Vị trí địa lý 6

1.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo 8

1.1.3 Đặc điểm hệ thống sông ngòi 9

1.1.4 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 10

1.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng – lớp phủ thực vật 11

1.2 Vai trò của sông Sài Gòn đối với phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên lưu vực 12

1.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của các địa phương trên lưu vực 12

1.2.2 Tầm quan trọng của tài nguyên nước mặt sông Sài Gòn đối với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên lưu vực 18

1.3 Khái quát các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo tác động đến chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn 22

Trang 5

Chương 2: ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG

SÀI GÒN 24

2.1 Quan trắc thủy văn và chất lượng nước sông Sài Gòn 24

2.2 Đặc trưng thủy văn sông Sài Gòn 27

2.2.1 Chế độ thủy văn vùng nghiên cứu 27

2.2.2 Quá trình thống kê, tính toán thủy văn trong 06 tháng đầu năm 2008 28

2.2.3 Kết quả đo đạc tính toán thủy văn trong 06 tháng đầu năm 2008 29

2.2.4 Kết luận 35

2.3 Chất lượng nước sông Sài Gòn 35

2.3.1 Diễn biến chất lượng nước mặt tại các trạm trên Sông Sài Gòn từ 2000-2007 35

2.3.2 Cái nhìn trực quan về chất lượng nước sông Sài Gòn từ năm 1993 đến 2007 qua việc tính toán chỉ số chất lượng nước theo phương pháp WQI – NSF 41

2.3.3 Kết luận 54

Chương 3: ƯỚC TÍNH TỔNG TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM VÀO LƯU VỰC SÔNG NGHIÊN CỨU 55

3.1 Sơ lược vấn đề quản lý tài nguyên nước mặt 55

3.1.1 Quản lý tài nguyên nước mặt tại các nước phát triển trên thế giới 55

3.1.2 Vấn đề quản lý tài nguyên nước mặt ở Việt Nam 56

3.2 Thống kê, nghiên cứu đánh giá các nguồn ô nhiễm chính trên lưu vực sông Sài Gòn 58

3.2.1 Các nguồn nước thải gây ô nhiễm chính trên lưu vực 58

3.2.2 Lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho nguồn thải cần đánh giá 59

3.2.3 Thống kê nguồn nước thải công nghiệp 59

3.2.4 Thống kê nguồn nước thải sinh hoạt 66

3.3 Tính toán và dự báo lưu lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm (công nghiệp, sinh hoạt) trên lưu vực sông Sài Gòn 69

3.3.1 Cơ sở tính toán và dự báo 69

3.3.2 Kết quả tính toán hiện trạng lưu lượng nước thải; tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và dự báo đến năm 2020 78

Trang 6

3.4 Ước tính tổng tải lượng chất ô nhiễm trên lưu vực đoạn sông đề xuất 90

3.4.1 Xác định các dạng nguồn thải cần ước tính tổng tải lượng 90

3.4.2 Thực thi Total Maximum Daily Loads tại các nước phát triển trên thế giới 91

3.4.3 Thực hiện tính toán tải lượng ô nhiễm tại Việt Nam 91

3.4.4 Phương pháp ước tính 92

3.4.5 Kết quả 102

Chương 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN 112

4.1 Tổng quan các mô hình tính toán chất lượng nước 112

4.1.1 Sơ lược phần mềm tính toán thủy lực mô và lan truyền ô nhiễm MIKE 11 và SHADM 112

4.1.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình 113

4.2 Lựa chọn mô hình tính 115

4.2.1 Kết quả mực nước 116

4.2.2 Kết quả lưu lượng 118

4.2.3 Nhận xét chung 120

4.2.4 Lựa chọn mô hình tính 121

4.3 Cơ sở dữ liệu tính toán 121

4.3.1 Phần thủy lực 121

4.3.2 Phần lan truyền 125

4.4 Tính toán thủy lực và chất lượng nước 127

4.4.1 Xây dựng mạng nút tính 127

4.4.2 Nhập cơ sở dữ liệu vào mô hình 129

4.4.3 Chạy mô hình 132

4.5 Kết quả tính toán 133

4.5.1 Kết quả mực nước 134

4.5.2 Kết quả lưu lượng 136

4.5.3 Kết quả lan truyền 139

4.6 So sánh với kết quả các điểm quan trắc chất lượng nước mặt 144

Trang 7

4.7 Dự Báo ô nhiễm trên lưu vực sông Sài Gòn đến năm 2010 và 2020 148

4.7.1 Đề xuất các kịch bản 148

4.7.2 Mô hình tính tổng tải lượng tối đa ngày 148

4.7.3 Một vài kịch bản thử nghiệm 154

4.7.4 Phân tích và đánh giá 164

Chương 5: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC XẢ THẢI DỰA TRÊN THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ TÍNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 166

5.1 Các thông tư, nghị định về thực hiện thu phí nước thải 166

5.1.1 Nghị định của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (số 67/2003/ NĐ- CP ngày 13/06/2003) 166

5.1.2 Thông tư hướng dẫn xác định khối lượng các chất gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp phục vụ việc tính phí BVMT theo nghị định số 67/2003/ NĐ- CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải 168

5.1.3 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 169

5.2 Đề xuất quy định về mức xả thải dựa trên thông tư hướng dẫn xác định khối lượng các chất gây ô nhiễm nước thải công nghiệp phục vụ tính phí bảo vệ môi trường 171

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 175

TÀI LIỆU THAM KHẢO 177

PHỤ LỤC 179

Trang 8

DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

2 COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

4 Cụm CN Cụm công nghiệp

5 KCN – KCX Khu công nghiệp - Khu chế xuất

6 LVHTSĐN Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

8 NTU Độ đục (Nephelometric Turbidity Units)

9 NSF Quỹ Vệ Sinh quốc gia Mỹ (National Sanitation

Foundation)

10 TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)

11 TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh

13 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

14 VKTTĐPN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

15 Viện MTTN Viện Môi Trường & Tài Nguyên TP.HCM

16 WQI Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

17 WHO Tổ chức sức khỏe thế giới (World Health Organnization)

19 TMDLs Tổng tải lượng tối đa ngày (Total Maximum Daily Loads)

20 Mike 11 Gói phần mềm kỹ thuật chuyên môn để mô phỏng lưu

lượng, Chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các vật thể nước khác

21 SHADM Mô hình động lực, một chiều, chuyên dụng để tính toán

thủy lực và lan truyền ô nhiễm cho mạng sông, kênh, rạch

có dòng chảy không ổn định thay đổi chậm dần trong kênh hở (Simulation of Hydrodynamics and Advection - Dispersion Model)

22 QLTHLVS Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

1.2 Các đơn vị hành chính trên lưu vực sông Sài Gòn2 12 1.3 Các KCN, KCX và Cụm CN trên lưu vực sông Sài Gòn 15 1.4 Các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán phân theo quận, huyện

Danh sách các trạm quan trắc thủy văn và chất lượng nước trên

sông Sài Gòn từ 1993 – 2007 (do Sở TN & MT TP.HCM quản

2.5 Bảng thống kê chênh lệch giá trị Hmax và Hmin 6 tháng đầu

2.6 Bảng thống kê chênh lệch giá trị Hmax và Hmin 6 tháng đầu

năm 2008 so với trung bình nhiều năm (2000-2008) 30 2.7 Bảng thống kê Vmax ra tại các trạm và thời gian xuất hiện 32 2.8 Bảng thống kê Vmax vào tại các trạm và thời gian xuất hiện 32 2.9

Bảng thống kê chênh lệch giá trị Vmax ra và Vmax vào 06

tháng đầu năm 2008 so với 06 tháng đầu năm 2007 và trung

bình nhiều năm

33 2.10 Bảng thống kê Qbq lớn nhất tại các trạm và thời gian xuất hiện 34 2.11

Bảng thống kê chênh lệch giá trị Qbq lớn nhất 06 tháng đầu năm

2008 so với 06 tháng đầu năm 2007 và trung bình nhiều năm

(2000-2008)

34 2.12 Các thông số chọn lọc trong tính toán WQI-NSF 43

Trang 10

2.14 Phần trọng lượng đóng góp (TLĐG) (wi) của 9 thông số quyết

3.1 Loại hình sản xuất và hiện trạng xử lý nước thải tại các

3.3 Tỉ lệ tăng dân số đô thị bình quân của các địa phương trong khu

3.4 Dân số trung bình ước tính năm 2007 tại các địa phương trên

3.5 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải chung từ

3.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong các kịch bản dự báo năm 2020 72 3.7 Hệ số phát thải chất ô nhiễm sinh hoạt được sử dụng trong một

3.8 Tỉ lệ dân số có sử dụng bể tự hoại để xử lý cục bộ nước thải sinh

hoạt, lấy theo các số liệu điều tra thực tế hoặc tạm tính 77 3.9 Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm thứ i trên bể tự hoại hoặc công trình

3.17 So sánh tổng tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

và nước thải sinh hoạt giữa hiện trạng và các kịch bản dự báo 88 3.18 Phần trăm đóng góp của nước thải công nghiệp và nước thải

3.19 Hệ số quản lý và che phủ (C) đối với mô hình RUSLE (Julien,

Trang 11

vùng đô thị và đất vườn

3.24 Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 103 3.25 Tải lượng ô nhiễm của KCN,KCX và Cụm CN trên lưu vực thực

3.29 Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn dự báo đến

3.30 Tải lượng ô nhiễm của khu dân cư trong lưu vực dự báo năm

3.31 Ước tính tổng tải lượng chất ô nhiễm trên lưu vực sông nghiên

3.32 Ước tính tổng tải lượng chất ô nhiễm trên lưu vực sông nghiên

3.33 Ước tính tổng tải lượng chất ô nhiễm trên lưu vực sông nghiên

4.1 Sai số trung bình của hai phần mềm MIKE 11 và phần mềm

4.3 Giá trị nồng độ của năm thông số: TSS COD BOD N tổng P

4.4 Số liệu nguồn thải tại một số vị trí nút dùng trong mô hình 127

4.6 Bảng giá trị TCVN đối với các thông số chất lượng nước 139

5.1 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

5.2

Sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công

nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm (khoản 2 – điều 6 Nghị

định số 67/2003/NĐCP)

169

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

1.1 Vị trí tiểu lưu vực sông Sài Gòn trong lưu vực hệ thống sông

1.2 Vị trí địa lý lưu vực sông Sài Gòn và phạm vi lưu vực nghiên cứu 7

1.5 Minh họa các hướng truyền triều và sự tạo thành các vùng giáp

2.1

Vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước và thủy văn từ năm

2007 trên sông Sài Gòn thuôc chương trình quan trắc của Sở

TN&MT TP.HCM

25

2.2 Biểu đồ mực nước lớn nhất (Hmax) trong 06 tháng đầu năm 2008

2.3 Biểu đồ mực nước nhỏ nhất (Hmin) trong 06 tháng đầu năm 2008

2.4 Đồ thị diễn biến pH tại các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn từ

Trang 13

2.16 Bản đồ hiện trạng chất lượng nước trên sông Sài Gòn – Đồng Nai

2.17 Bản đồ hiện trạng chất lượng nước trên sông Sài Gòn – Đồng Nai

2.18 Bản đồ hiện trạng chất lượng nước trên sông Sài Gòn – Đồng Nai

2.19 Bản đồ hiện trạng chất lượng nước trên sông Sài Gòn – Đồng Nai

2.20 Bản đồ hiện trạng chất lượng nước trên sông Sài Gòn – Đồng Nai

3.1 Bản đồ phân bố các Khu đô thị và KCN-KCX, Cụm CN trên lưu

3.2 Phân bố các KCN, KCX và Cụm CN trên lưu vực sông nghiên

3.3 Bản đồ mật độ phân bố dân cư đô thị năm 2007 tại các địa

3.4 Bản đồ phân bố lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm trong nước

3.5

Bản đồ phân bố lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng N tổng

và P tổng trong nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị trên lưu vực

nghiên cứu

82

3.6

Bản đồ phân bố lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD5

và COD trong nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị trên lưu vực

nghiên cứu

83

3.7

Bản đồ phân bố lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng TSS

trong nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị trên lưu vực nghiên

cứu

84

3.8

Biểu đồ lưu lượng nước thải do hoạt động sản xuất (KCN, KCX

và CCN) trên khu vực nghiên cứu thải hiện trạng và dự báo đến

năm 2020

85

3.9 So sánh tải lượng các chất ô nhiễm giữa hiện trạng 2007 và 3

Trang 14

3.10 Các bước tính toán xói mòn đất theo mô hình RULSE 94

3.12 Bản đồ địa hình (DEM) của lưu vực nghiên cứu 98

4.12 Vị trí các biên cứng được dùng trong mô hình 124

4.13

Sự phân bố các nguồn thải công nghiệp và sinh hoạt được biểu

diễn trong mô hình tính toán thủy lực và lan truyền dưới dạng

4.15 Giao diện của phần mềm SHADM và sơ đồ mạng nút tính 129

4.19 Cửa sổ nhập điều kiện biên nồng độ của từng thông số CLN 131 4.20 Cửa sổ nhập lưu lượng và tải lượng các thông số CLN 132

4.23 Dao động mực nước tại trạm Phú Cường tháng 1/2007 134

Trang 15

4.24 Dao động mực nước tại trạm Bình Phước tháng 1/2007 134 4.25 Dao động mực nước tại trạm Cái Lái tháng 3/2007 135 4.26 Dao động mực nước tại trạm Tam Thôn Hiệp tháng 8/2007 135 4.27 Dao động mực nước tại trạm Vàm Cỏ tháng 6/2007 136 4.28 Dao động lưu lượng tại trạm Phú Cường tháng 1/2007 136 4.29 Dao động lưu lượng tại trạm Bình Phước tháng 1/2007 137 4.30 Dao động lưu lượng tại trạm Tam Thôn Hiệp tháng 1/2007 137 4.31 Dao động lưu lượng tại trạm Cát Lái tháng 8/2007 138 4.32 Dao động lưu lượng tại trạm Vàm Cỏ tháng10/2007 138 4.33 Vị trí 4 nút mô phỏng chất lượng nước được phân tích đánh giá 139

4.35 Diễn biến nồng độ COD tại tại 4 khu vực phân tích 141 4.36 Diễn biến nồng độ TSS tại 4 khu vực phân tích 142 4.37 Diễn biến nồng độ Photpho tại tại 4 khu vực phân tích 143 4.38 Diễn biến nồng độ Nitơ tại tại 4 khu vực phân tích 143 4.39 Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt 144

5.1

Sơ đồ xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá sơ bộ

5.2 Sơ đồ quá trình đánh giá chi tiết nguồn nước tiếp nhận nước thải 174

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Suy thoái tài nguyên nước, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt hiện đang là một vấn đề nan giải, không những ở Việt Nam mà có phạm vi trên toàn thế giới Ở châu Âu, khi được hỏi về 05 vấn đề môi trường được quan tâm nhất hiện nay thì câu trả lời của gần phân nữa (47%) người dân ở 25 nước trong cộng đồng chung châu Âu là ô nhiễm môi trường nước Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 16-23/3/2003 cho thấy nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới Hiện nay đã có khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn

Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và nhiều lưu vực sông rộng lớn, những năm gần đây do sự phát triển kinh tế đã ảnh hưởng đến môi trường các lưu vực sông Nhìn chung, môi trường nước sông đã bị ô nhiễm có những nơi rất nghiêm trọng

Để đáp ứng yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu vực sông, và xuất phát từ quan điểm cho rằng trong điều kiện hiện nay việc xử lý triệt để chất thải, nước thải trước khi đưa ra sông là không thể thực hiện, hơn nữa việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cho các chất thải trước khi xả thải ra môi trường một cách riêng lẻ sẽ không mang lại hiệu quả kiểm soát cao, đặc biệt là ở những nơi có sự tập trung nhiều nguồn thải, nên đã có nhiều nghiên cứu của nhiều nhóm tác giả đề xuất hướng kiểm soát tải lượng thải các chất ô nhiễm ra sông bên cạnh những giới hạn về nồng độ Tuy nhiên để thực hiện giải pháp này cần phải đưa ra một tiêu chuẩn về tải lượng cho phép thải ra sông dựa trên khả năng tiếp nhận ô nhiễm của từng lưu vực sông Khả năng tiếp nhận ô nhiễm này phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, thủy văn của lưu vực sông đó Tiếp cận hướng nghiên cứu mới này chúng tôi đề xuất đề

tài:

Trang 17

“Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả

thải trên sông Sài Gòn (đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè)”

Hi vọng kết quả nghiên cứu báo cáo này sẽ góp phần vào việc xây dựng cơ

sở khoa học cho quản lý tài nguyên nước

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Nghiên cứu tính toán tải lượng và xây dựng mô hình tính tải lượng tối đa được phép xả thải vào lưu vực sông góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho vấn

đề quản lý tài nguyên nước

- Tính toán tổng tải lượng tối đa ngày được phép xả thải vào lưu vực sông Sài Gòn nhằm bảo vệ chất lượng nước sông, nguồn nước phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, cấp nước cho dân dụng và công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và một số vùng khác

3 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn

4 Phạm vi nghiên cứu

Theo đăng ký của báo cáo, chỉ ứng dụng trong lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè Các kết quả điều tra tính toán sẽ được thực hiện đúng theo phạm vi nghiên cứu đã đăng ký Ngoài ra các số liệu để chạy mô hình thủy lực cũng như lan truyền chất phải được cập nhật trên toàn lưu vực sông Đồng Nai nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi cũng thực hiện các tính toán tải lượng, các dữ liệu thủy văn, địa hình,… trên toàn lưu vực sông Đồng Nai Các kết quả cần truy xuất trên sông Sài Gòn sẽ được xuất ra theo yêu cầu

5 Nội dung nghiên cứu

Các nội dung chính mà đề tài sẽ thực hiện:

a) Thu thập thông tin và khảo sát bổ sung về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Trang 18

- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội dọc sông Sài Gòn

- Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Sài Gòn nói chung và khu vực nghiên cứu

- Các tác động tự nhiên và nhân tạo và ảnh hưởng của chúng đến khu vực nghiên cứu

b) Điều tra khảo sát bổ sung về địa hình đáy, các đặc trưng thủy văn đoạn sông nghiên cứu

- Thu thập các dữ liệu đã có về địa hình đáy và các đo đạc thủy văn đã có ở khu vực nghiên cứu

- Khảo sát bổ sung về địa hình đáy, chú trọng đến các kênh rạch, nơi tiếp nhận trực tiếp các nguồn thải

- Đánh giá chế độ thủy văn trên sông Sài Gòn

- Chế độ mưa

c) Thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn

- Điều tra thu thập số liệu thông tin về ô nhiễm môi trường nước

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Sài Gòn trên đoạn nghiên cứu

- Phân tích đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm

d) Thu thập, điều tra khảo sát bổ sung xác định vị trí xả thải chính trên lưu vực, và tiến hành đo đạc lưu lượng thải và lấy mẫu phân tích

- Thu thập và điều tra các nguồn thải của nhà máy, xí nghiệp, KCN – KCX: vị trí xả thải, lưu lượng, thành phần nước thải…

- Thu thập và xử lý thông tin về nước thải sinh hoạt khu dân cư trên sông Sài Gòn: lưu lượng, nồng độ, tải lượng

- Tiến hành lấy mẫu đo đạc bổ sung các thông số theo lưu lượng thải và nồng

độ thải Các thông số lựa chọn là DO, BOD5, COD, T-N, TDS, độ kiềm, SS,

pH, độ đục tại một số khu công nghiệp và đại diện của các nhà máy, xí nghiệp nằm ngoài KCN

Trang 19

- Tiến hành lấy mẫu đo đạc các thông số theo lưu lượng thải và nồng độ thải vào hai mùa tại các giao điểm của sông Sài Gòn với các kênh rạch cũng như đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn ở các nguồn thải quan trọng

- Thu thập các số liệu nước mưa từ đó đánh giá lượng nước mưa chảy tràn để xác định tải lượng dài hạn (non-daily loading) bằng mô hình tính toán nước mưa chảy tràn

e) Tính toán và dự báo tải lượng và lưu lượng thải vào sông Sài Gòn

- Tải lượng và lưu lượng thải do các khu công nghiệp

- Tải lượng và lưu lượng thải từ các nhà máy, cơ sở nằm ngoài KCN – KCX

- Tải lượng và lưu lượng thải do nước thải sinh họat

- Tải lượng và lưu lượng thải do các họat động khác

- Tính toán và dự báo tải lượng thải vào sông Sài Gòn

f) Xây dựng mô hình tính toán và dự báo chất lượng nước hệ thống sông Sài Gòn

- Tổng quan các mô hình quản lý chất lượng nước lưu vực sông trên thế giới:

Mô hình QUAL2E, Mô hình WASP, Mô hình Basin

- Cơ sở dữ liệu về thủy văn, thủy lực, môi trường phục vụ mô hình tính

- Tính toán lượng nước mưa chảy tràn vào sông Sài Gòn

- Nghiên cứu xây dựng mô hình phù hợp

- Tính toán và dự báo chất lượng nước hệ thống sông Sài Gòn

g) Xác định tải lượng tối đa ngày

h) Xây dựng mô hình tổng hợp xác định tải lượng tối đa cho các nguồn thải cho phép thải ra sông

- Kết nối các modul thủy lực, môi trường, tải lượng tối đa được phép thải trên nền GIS với tỉ lệ thích hợp

i) Đề xuất xây dựng các tiêu chí thích hợp phục vụ cho việc xây dựng định mức xả thải và phí nước thải: lưu lượng thải, nồng độ thải, tải lượng thải, các thành phần ô nhiễm lựa chọn theo các thông số trong qui định thu phí

- Tổng quan và đánh giá các qui định về thu phí nước thải đang được áp dụng

Trang 20

- Đề xuất qui định tính toán khả năng tiếp nhận nguồn thải dựa trên thông tư hướng dẫn xác định khối lượng các chất gây ô nhiễm nước thải công nghiệp phục vụ tính phí BVMT

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào các số liệu đo đạc, quan trắc thủy văn

và chất lượng nước trên sông Sài Gòn

- Phương pháp đo đạc khảo sát

- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý cũng như đánh giá số liệu

- Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia

Trang 21

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1

Trước đây có nhiều tên gọi khác nhau (Lưu vực sông Đồng Nai, Lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai, hệ thống lưu vực sông Đồng Nai…) Tên gọi “Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai” được thống nhất chung theo quyết

Trang 22

giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM đến hợp lưu với sông Đồng Nai tại Ngã ba Đèn Đỏ, sau đó đổ ra sông Nhà Bè

Về vị trí địa lý, lưu vực sông Sài Gòn nằm trong khoảng từ 10.750 đến 11.90

vĩ độ Bắc và từ 106.20 đến 106.80 kinh độ Đông

Hình 1-2 Vị trí địa lý lưu vực sông Sài Gòn và phạm vi lưu vực nghiên cứu

Chú thích

Sông Lưu vực s.Sài Gòn

Tiếu lưu vực sông nghiên cứu (từ

Trang 23

1.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo

Lưu vực sông Sài Gòn có đủ các dạng địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồi, địa hình dốc thoải, địa hình chuyển tiếp giữa vùng đồi gò và bưng trũng và địa hình đồng bằng Đặc trưng địa hình như sau :

 Hướng dốc bắc-nam; đông-tây và tây-đông;

 Dạng đồi gò: tập trung ở phía bắc, 50-100m , 25%;

 Dạng bằng, cao xen đồng bằng hẹp: tập trung ở trung lưu, 10-50m, 55%;

 Dạng trũng thấp : nằm ven sông Sài Gòn, 0,5-10m, 20%.(dạng địa hình chủ yếu của lưu vực nghiên cứu)

Trang 24

Hình 1-4 Bản đồ độ dốc lưu vực sông Sài Gòn

1.1.3 Đặc điểm hệ thống sông ngòi

Sông có diện tích lưu vực rộng 5.162 km2 (Trong đó Việt Nam: 4710 km2 và Campuchia: 352 km2), chiều dài dòng chính là 280km Thủy triều có thể ảnh hưởng đến tận Dầu Tiếng, cách cửa sông 148 km và cách biển 206 km Đa phần sông chảy trong vùng đồng bằng bằng phẳng, có độ cao từ 5 – 20 m Sông Sài Gòn chảy ngang TP.HCM trên một đoạn 15 km và đổ ra sông Nhà Bè tại mũi Đèn Đỏ (hợp lưu với sông Đồng Nai) Từ Thủ Dầu Một đến cửa sông Sài Gòn có độ rộng chừng 100 – 200 m, khá sâu, đặc biệt là đoạn gần cửa sông

Sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông cũng được nối bằng các kênh đào khá lớn như Rạch Tra, Thái Mỹ, Kênh Ngang, hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ và sông Chợ Đệm

Trang 25

ngang qua trung tâm thành phố Hai nhánh Tống Lê Chân và Cầu Dây hợp thành lưu vực hứng nước của hồ Dầu Tiếng với diện tích là 2683 km2 (và trên lãnh thổ Campuchia là 352 km2)

Bảng 1-1 Các chi lưu chính trên Sông Sài Gòn

Nguồn: Dự án môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai [15]

Đoạn sông lựa chọn nghiên cứu nằm trong địa phận thành phố Hồ Chí Minh,

hạ lưu sông Sài Gòn Lưu vực đoạn sông này bao gồm một phần phía Nam tỉnh Bình Dương và một số quận huyện TP.HCM như Quận Bình Thạnh, Huyện Thủ Đức, Quận 7, Nhà Bè, Bình Thạnh, Quận 1, Quận 3 và Quận 8,

1.1.4 Đặc điểm khí hậu – khí tượng

Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm vùng đất của 4 tỉnh/thành phố (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Tp.HCM) có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo Nhiệt độ trung bình 27-28 độ Nhiệt độ ít biến động qua các tháng Hàng năm có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa nắng Cường độ mưa ở đây lớn, phân bố không đều trong năm

Trang 26

Nhiệt độ

 Trung bình năm : 25-27 0C, tăng từ bắc-nam

 Trung bình cao nhất : 28-29 0C (IV-V)

 Trung bình thấp nhất: 24-26 0C (XII-I)

Mưa

 Trung bình năm (TSN): 1930 mm

 Mùa mưa : V-XI (85-90%); cao nhất tháng IX,X

 Mùa khô : XII-IV (15%); thấp nhất tháng I,II

 Tốc độ trung bình của gió theo hướng thịnh hành đều từ 1,4 m/s trở lên, cao nhất đến 4,0m/s

Tốc độ gió cực đại tại các nơi đều từ 10m/s trở lên

1.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng – lớp phủ thực vật

Cùng với các đặc điểm về địa hình, đặc điểm thảm phủ thực vật, thổ nhưỡng, các tính chất của môi trường đất và chế độ canh tác đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự xói mòn, rửa trôi đất bề mặt và từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng nước tự nhiên Đất trong lưu vực sông Sài Gòn gồm 5 nhóm đất chính :

Trang 27

Nhóm đất phù sa và đất xám cũng là các nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn ở lưu vực đoạn sông nghiên cứu

Thảm phủ thực vật trên lưu vực bao gồm hệ thống rừng tự nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hòa lưu lượng nước sông vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa Lớp thực phủ ở lưu vực sông Sài Gòn hầu như không có do phần lớn diện tích là đất nông nghiệp và đất dân cư Tình hình môi trường của vùng khá nghiêm trọng nếu xét tương quan độ che phủ rừng và diện tích của lưu vực

1.2 VAI TRÒ CỦA SÔNG SÀI GÒN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- XÃ HỘI CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN LƯU VỰC

1.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của các địa phương trên lưu vực

1.2.1.1 Các đơn vị hành chính trên lưu vực

Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm 02 huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, 05 huyện thuộc tỉnh Bình Dương, một huyện thuộc Bình Phước và 20 quận huyện thuộc thành phố

Hồ Chí Minh Bảng 1.2 liệt kê các đơn vị hành chính cùng với diện tích của từng đơn vị này (số liệu cập nhật mới nhất hiện có) trên lưu vực sông Sài Gòn

Bảng 1-2 Các đơn vị hành chính trên lưu vực sông Sài Gòn 2

Tỉnh Quận-Huyện Diện tích (km 2 ) Dân số (người)

Trang 28

Tỉnh Quận-Huyện Diện tích (km 2 ) Dân số (người)

9, quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi… góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong thành phố Các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung chủ yếu tại các quận/huyện ven thành phố góp phần tạo nhiều công ăn, việc làm cho người dân lao động trong thành phố và tạo nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó Thị xã Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương cũng là nơi rất phát triển, dân cư tập trung cao, sản xuất công nghiệp rất phát triển

Khu vực dân cư nông thôn, đa số thuộc tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương chủ yếu phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, hay cây công nghiệp dài ngày chủ yếu như cao su, điều, cây ăn trái… Ngoài ra tại đây còn có chăn nuôi nhưng không đáng kể

Trang 29

Trong năm 2007, tình hình KT-XH của 03 tỉnh/thành trên lưu vực có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng và phát triển khá trên nhiều lĩnh vực:

 Tính tới năm 2007, GDP của thành phố Hồ Chí Minh đạt 228.795 tỷ VNĐ Cơ cấu GDP của thành phố phân chia như sau:

+ Công nghiệp: 106.161 tỷ VNĐ chiếm 46,4% tổng số

+ Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: 2516 tỷ VNĐ chiếm 1,1% tổng số + Dịch vụ: 120.117 tỷ VNĐ chiếm 52,5% tổng số

 Tính tới năm 2007, GDP của tỉnh Bình Dương đạt 85.875,2 tỷ VNĐ Bình quân GDP trên đầu người 21 triệu VNĐ Cơ cấu GDP của tỉnh phân chia như sau: + Công nghiệp: 65.878 tỷ VNĐ chiếm 64,4 % tổng số

+ Nông nghiệp-Lâm nghiệp - Thủy sản: 2.392,4 tỷ VNĐ chiếm 6,4% tổng số + Dịch vụ: 17.604,8 tỷ VNĐ chiếm 29,2 % tổng số

 Tính tới năm 2007, GDP của tỉnh Tây Ninh đạt 14.962,836 tỷ VNĐ Cơ cấu GDP của tỉnh phân chia như sau:

+ Công nghiệp: 9.774 tỷ VNĐ chiếm 29,1 % tổng số

+ Nông nghiệp -Lâm nghiệp -Thủy sản: 9.881,302 tỷ VNĐ chiếm 36,79% tổng số + Dịch vụ: 4.310,778 tỷ VNĐ chiếm 39,11 % tổng số

 Sự phân bố và tình hình sản xuất của các KCN, KCX và Cụm Công nghiệp lưu vực sông Sài Gòn trong hiện tại (2007)

Hiện nay trên tiểu lưu vực sông Sài Gòn có khoảng 27 KCN- KCX và Cụm

CN, trong đó TP.HCM có 11 khu, tỉnh Bình Dương có 16 khu Loại hình công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ và hỗn hợp, có 1 khu công nghiệp kĩ thuật cao (KCN Viet-Sing)

Trang 30

Bảng 1-3 Các KCN, KCX và Cụm CN trên lưu vực sông Sài Gòn

Diện tích

đã cho thuê(ha)

Tỉ lệ lấp đầy (%)

TP.Hồ Chí Minh

Trang 31

 Sự phân bố và tình hình sản xuất của các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực sông Sài Gòn (Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương)

Dựa trên danh sách các cơ sở công nghiệp nằm ngoài các KCN do Sở tài nguyên và môi trường Tp Hồ Chí Minh cung cấp, nhóm nghiên cứu đã thống kê số

cơ sở sản xuất theo từng quận và phân loại dựa trên ngành nghề Kết quả thống kê cho thấy:

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các Q Tân Phú (528), Q

Trang 32

18 Tân Phú 528 387.745 18.219

Tổng cộng: 1.615 2.542.866 98.753

Ngoài ra, các cơ sở công nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng đang

xả nước thải vào sông Sài Gòn cụ thể được trình bày ở bảng 1.5 dưới đây

Bảng 1-5 Các doanh nghiệp xả thải vào sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình Dương

Ngành sản xuất giấy

02 Công ty TNHH Giấy lụa

Ngành chế biến mủ cao su

15 Nhà máy chế biến mủ cao su Long

Hòa - Công ty Cao su Dầu Tiếng Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng

16 Nhà máy chế biến mủ cao su Phú

Bình - Công ty Cao su Dầu Tiếng Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng

17 Nhà máy chế biến mủ cao su Bến

Súc - Công ty Cao su Dầu Tiếng Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng

Ngành dệt nhuộm và giặt tẩy

Trang 33

21 Công ty TNHH CN Chung Lương Xã Bình Chuẩn, H Thuận An

Ngành chế biến thực phẩm

Ngành chăn nuôi gia súc

Ngành sản xuất giày

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo Sở Tài nguyên Môi Trường Tỉnh Bình Dương,

Bảng 1-6 Tình trạng tài nguyên nước mặt ở tiểu lưu vực sông Sài Gòn

Trang 34

Vị trí

F lv Q o M o Y o X o Hệ số

dòng chảy

Trong đĩ: Q o : Lưu lượng dịng chảy trung bình năm

Y o : Độ bốc hơi trung bình nhiều năm, tính cho cả năm

X o : Lượng mưa trung bình nhiều năm, tính cho cả năm

 W: Tổng lượng dịng chảy năm, tính bình quân cho nhiều năm

Trên lưu vực sơng Sài Gịn hiện đã cĩ 1 hồ chứa nước đang được khai thác sử dụng cho thủy lợi và điều tiết lưu lượng dịng chảy ở phía hạ lưu hồ Dầu Tiếng và đập thủy lợi Dầu Tiếng (thượng nguồn sơng Sài Gịn) Ngồi ra, trong tương lai khi

hồ Phước Hịa được xây dựng sẽ chuyển nước sơng Bé sang hồ Dầu Tiếng làm tăng cường khả năng cấp nước cơng nghiệp và dân sinh cho TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Bình Phước; cấp nước tưới cho 58.350 ha đất nơng nghiệp trong lưu vực;

xả đẩy mặn sơng Sài Gịn; cải thiện mơi trường và chất lượng nguồn nước sơng

Bảng 1-7 Hiện trạng và dự báo lưu lượng trung bình của sơng Sài Gịn tại Thủ Dầu Một sau khi hồ Dầu Tiếng nhận nước từ hồ Phước Hịa (Đơn vị : m3/s)

Tháng Hiện trạng Sau khi cĩ hồ Phước Hịa

Trang 35

Với mật độ dân cư tập trung cao, các hoạt động phát triển KT-XH trên lưu vực sông Sài Gòn rất đa dạng, phức tạp và đang diễn ra với một nhịp độ cao Tài nguyên nước mặt sông Sài Gòn được khai thác, sử dụng nguồn nước lưu vực sông cho nhiều mục đích khác nhau như thủy điện, thủy lợi, tưới tiêu, cấp nước, giao thông,

du lịch, nuôi trồng thủy sản, v.v…đóng góp rất quan trọng cho phát triển kinh tế của vùng nhưng đồng thời cũng góp phần đáng kể trong việc tạo ra các chất thải hoặc vận chuyển các chất thải vào nguồn nước Trong số nhiều chức năng quan trọng của

lưu vực sông Sài Gòn, quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt

của hàng triệu người dân đang sinh sống ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung ở vùng hạ lưu của chúng, đặc biệt là TP.HCM, thị xã Thủ Dầu Một Lưu vực sông Sài Gòn (vùng hạ lưu từ sau hồ Dầu Tiếng) cũng chính là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp hàng đầu của cả nước, do đó vai trò cung cấp nước cho công nghiệp của sông Sài Gòn là rất quan trọng

Chính nhờ các tiềm năng kinh tế rất lớn của nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn nên trên thực tế chúng đã khai thác rất nhiều nguồn tài nguyên này và dự báo sẽ còn tiếp tục khai thác ráo riết hơn trong tương lai để đạt được các chỉ tiêu quy hoạch phát triển KT-XH của các ngành, các địa phương trên lưu vực Khai thác các nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng là hành động tất yếu cho nhu cầu phát triển KT-XH, tuy nhiên việc khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý tài nguyên nước sẽ dễ dẫn đến hậu quả làm suy thoái nguồn nước và từ đó kéo theo những tổn thất và thiệt hại nặng nề

Trang 36

Bảng 1-8 Đánh giá tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển

KT-XH của 11 tỉnh, thành phố trên LVHTSĐN

Chức năng

Mức độ quan trọng (Tỉ lệ % được các tỉnh đánh giá)

Rất quan trọng

Quan trọng Ít quan trọng

Không quan trọng

Nguồn: Dự án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai (2008)

Trang 37

1.3 KHÁI QUÁT CÁC NGUYÊN NHÂN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN

Nguồn nước mặt của sông Sài Gòn đang chịu sự tác động đồng thời của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo Sự can thiệp của con người đến các quá trình và quy luật tự nhiên thông qua quá trình đô thị hóa, qua hàng loạt các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở vùng này, đặc biệt là đối với ở khu vực hạ lưu sông Sài Gòn

Môi trường nước mặt sông Sài Gòn đang phải hứng chịu lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp khổng lồ với tải lượng ô nhiễm rất cao Các nguồn nước thải này phần lớn đều chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép Nước thải cùng với nước mưa chảy tràn đổ hết vào sông ngòi theo hệ thống cống xả chung Bên cạnh

đó môi trường nước mặt còn bị tác động mạnh bởi vấn đề khai thác sử dụng đất trên lưu vực; vấn đề phát triển thuỷ điện-thuỷ lợi với sự hình thành hệ thống các hồ chứa đập dâng và việc vận hành hệ thống này; vấn đề sản xuất nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật; vấn đề phát triển giao thông vận tải vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố môi trường; vấn đề ô nhiễm do nước mưa chảy tràn qua các khu đô thị, khu công nghiệp … Thậm chí ngay cả vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông và phát triển công nghiệp cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nước, hay vấn đề nước rò rỉ từ các bãi rác chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào nguồn nước

Hệ thống kênh rạch khu vực hạ lưu sông Sài Gòn là nơi mà mức độ ô nhiễm thuộc loại cao nhất Hệ thống sông khu vực này đang phải hứng chịu một lượng rất lớn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước chảy tràn qua các khu đô thị và các vùng đất canh tác nông nghiệp với rất nhiều tác nhân ô nhiễm cộng với chính yếu tố thủy văn đặc trưng nơi đây lại góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm này Mạng lưới sông kênh rạch hạ lưu sông Sài Gòn vốn phức tạp, chằng chịt cộng với ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đã hình thành nhiều vùng giáp nước - nơi mà tốc độ dòng chảy rất thấp hoặc thậm chí bằng không- đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng đọng và tích tụ ô nhiễm trên kênh rạch trong khu vực

Trang 38

Hình 1-5 Minh họa các hướng truyền triều và sự tạo thành các vùng giáp nước

ở khu vực hạ lưu sông Sài Gòn

Trang 39

Chính vì vậy, từ năm 1993, TP.HCM đã xây dựng, triển khai và đưa vào hoạt động vận hành 08 trạm quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, qua đó giúp nhà quản lý có thể đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp khắc phục

Năm 2001, thành phố đưa vào hoạt động 10 trạm quan trắc chất lượng kênh rạch nội thành tại 06 hệ thống kênh tiêu thoát nước chính để đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh rạch Năm 2003, 11 trạm quan trắc nước ngầm tại thành phố được vận hành để có thể đánh giá tình hình chất lượng nước ngầm tại thành phố

Từ đầu năm 2005, thành phố đã đầu tư thêm 02 trạm quan trắc thủy văn và chất lượng nước mặt trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (trạm Cái Lái và Vàm Cỏ), gia tăng tần suất quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành 04 lần/năm để

có thể đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tốt hơn

Trang 40

Đến năm 2007, mức độ ô nhiễm đã đến mức báo động, Tp.HCM đã đầu tư xây dựng thêm 10 trạm quan trắc môi trường nước (thuỷ văn và chất lượng nước), nhằm đánh giá hiện trạng cũng như diễn biến chất lượng môi trường nước trên lưu vực sông Sài Gòn

Hình 2-1 Vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước và thủy văn từ năm 2007 trên sông Sài Gòn thuôc chương trình quan trắc của Sở TN&MT TP.HCM

Hiện nay, các trạm quan trắc môi trường nước tại thành phố vẫn đang vận hành và hoạt động ổn định dưới sự quản lý của Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM – Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Ngày đăng: 08/02/2015, 21:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP.HCM, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ của Cục Môi Trường, Điều tra thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai (Giai đoạn 1),TP.HCM, 2005, 83 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai (Giai đoạn 1),TP.HCM, 2005
[2] Bộ xây dựng, Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Hà Nội, 2007, 242 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
[3] Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Khảo sát các nguồn thải vào hệ thống sông Đồng Nai, tính toán tải lượng ô nhiễm, đề xuất các quy định về tải lượng ô nhiễm cho phép xả vào từng đoạn sông Đồng Nai, TP.HCM, 2000, 59 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát các nguồn thải vào hệ thống sông Đồng Nai, tính toán tải lượng ô nhiễm, đề xuất các quy định về tải lượng ô nhiễm cho phép xả vào từng đoạn sông Đồng Nai
[4] Sở Khoa Học và Công Nghệ TP.HCM, Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM, TP.HCM, 2008, 199 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM
[5] Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM, Kết quả giám sát chất lượng nước tại cửa xả các Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, TP.HCM, 2007, 57 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả giám sát chất lượng nước tại cửa xả các Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM
[6] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006, Tây Ninh, 2007, 125 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006
[7] Cao Thùy Linh, Phan Thị Ngọc Lan, Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu tính toán tải lượng và xây dựng mô hình xác định tải lượng tối đa được phép xả thải vào lưu vực sông (Tính cho đoạn sông Sài Gòn từ trạm Phú Cường đến Nhà Bè), TP.HCM, 2007, 183 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu tính toán tải lượng và xây dựng mô hình xác định tải lượng tối đa được phép xả thải vào lưu vực sông (Tính cho đoạn sông Sài Gòn từ trạm Phú Cường đến Nhà Bè)
[8] Nguy ễn Ngọc Anh, Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai, Trong: Luận văn Thạc sĩ khoa học – kĩ thuật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2000, 149 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai
[9] Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai, Báo cáo hội thảo Dự án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hội thảo Dự án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
[10] Lê Trình, Lê Quốc Hùng, Môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP.HCM, 2004, 246 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật"
[11] Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Quyết định về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạh xây dựng các khu Công nghiệp TP.HCM đến năm 2020, có tính đến năm 2025, TP.HCM, 2007, 16 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạh xây dựng các khu Công nghiệp TP.HCM đến năm 2020, có tính đến năm 2025
[12] Tôn Thất Lãng, Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước sông Đồng Nai, TP.HCM, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước sông Đồng Nai
[13] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2006 – Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông : Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, Hà Nội, 2006, 92 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2006 – Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông : Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai
[14] Phạm Việt Anh, Phan Thị Mỹ Hạnh, Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu chất lượng nước hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai, TP.HCM, 2005, 170 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu chất lượng nước hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai
[17] Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP.HCM, Tính toán và dự báo lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp trên các lưu vực thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai theo các mốc thời gian 2001, 2010 và 2020, TP.HCM, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán và dự báo lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp trên các lưu vực thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai theo các mốc thời gian 2001, 2010 và 2020
[18] Chi cục Đông Nam Bộ, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, 2007.Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, 2007
[19] WHO, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Geneva, 1993 [20] ThaiLand Sate of Pollution Report 2003, Sate of Water Quality Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution", Geneva, 1993 [20] ThaiLand Sate of Pollution Report 2003
[15] Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Dự án môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w