TRƯỜNG THCS CÁT KHÁNH THAM LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TOÁN Chất lượng giáo dục luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý giáo dục nói chung cũng như đối với người giáo viên nói riêng. Chất lượng giáo dục ở trường THCS, trong đó đặc biệt là chất lượng môn toán luôn được quan tâm hàng đầu trong sự chỉ đạo của người cán bộ quản lý nhà trường, của người giáo viên trực tiếp giảng dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán ở trường THCS đây là câu hỏi không mới nhưng câu trả lời thì luôn là đề tài “nóng” cho giáo viên dạy toán ở trường THCS. Trường đang từng bước xây dựng là trường chuẩn Quốc gia, hiện tại chất lượng học tập môn Toán chưa thật sự cao, nhất là chưa đồng đều. Chất lượng khá ổn định ở các lớp chọn, còn đa số các lớp còn lại, chất lượng thấp, không ổn định. Qua KSCL đầu năm học, chất lượng rất thấp, cuối năm học chất lượng được nâng lên nhưng sau kì nghỉ hè tất cả lại quay về điểm xuất phát. Hiện tượng này lặp lại nhiều năm nay nhưng chưa có cách giải quyết hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy, học tập và đúc kết kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên như sau: I- NGUYÊN NHÂN: 1. Từ học sinh: - Chất lượng đầu vào thấp. nhiều em vào lớp 6 với khả năng đọc, viết, tính toán chưa thành thạo. - Nhiều học sinh chưa xác định được động cơ học tập, thiếu ý chí phấn đấu, lười học, ỷ lại, ham chơi, đua đòi. - Đại bộ phận học sinh hổng kiến thức, vì vậy HS dễ chán nản và không ham thích học Toán, tâm lí sợ môn Toán và gây khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức mới. - Chưa có phương pháp học phù hợp, chưa có ý thức tự học, chưa biết cách tự học. Đa phần học sinh nhút nhát, không dám hỏi bài bạn bè, thầy cô giáo. - Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập toán học. - Một số học sinh có học lực trung bình-khá dễ rơi vào tình trạng tự thỏa mãn, thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động. 2.Phía giáo viên : - Có thể phương pháp dạy toán chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh, chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ - Xem nhẹ dẫn đến không khắc sâu kiến thức cơ bản , các kĩ năng cần thiết như: Kỹ năng phân tích, liên kết các các dữ liệu của bài toán, kĩ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết luận… - Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề cao quá mức đối với học sinh, dẫn tới hiện tượng: Dạy lướt (nghĩ học sinh nắm được rồi), thích chữa bài tập khó bỏ qua bài tập dễ, trung bình, mà không chú ý tới khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh. - Ít quan tâm hướng dẫn học sinh cách tự học, cách học nhóm, buông lỏng kiểm tra quá trình tự học ở nhà của học sinh. - Chưa tạo được không khí học tập thân thiện. Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh 3. Nguyên nhân khác : - Chương trình sách giáo khoa hiện nay còn nặng về lý thuyết, thời lượng cho các tiết luyện tập quá ít, gây khó khăn cho cả thầy và trò. -Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình còn hạn chế. Đặc biệt, có những phụ huynh của những em học sinh yếu không bao giờ kiểm tra sách vở của các em, phó thác việc học tập của các em cho nhà trường. - Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục, quản lí học sinh trong và ngoài nhà trường chưa hiệu quả - Game trên internet cùng với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn khác đã lôi cuốn các em. II. GIẢI PHÁP: 1. Đối với GV - Trong cách dạy, GV cần chọn bài tập, ví dụ phù hợp với đối tượng học sinh, dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nâng cao dần đối với HS yếu kém; cần giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài, vì thế GV phải chú trọng nhiều đến việc chuẩn bị nội dung, giáo án cần có hệ thống câu hỏi, bài tập đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Cần chú ý các tiết dạy, chẳng hạn: + Đối với các tiết lý thuyết cần tạo ra tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở HS nhu cầu nghiên cứu kiến thức mới, Tăng cường những câu hỏi mà HS phải phán đoán và lựa chọn, không dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều + Đối với tiết luyện tập: Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán. Không đưa ra quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán. Nên sắp xếp các bài tập thành dạng bài có liên quan với nhau. + Khi dạy tiết ôn tập Nên tìm ra được liên kết các kiến thức với nhau. Có thể cho HS về nhà vẽ sơ đồ tư duy để tự hệ thống các kiến thức, từ đó tự các em nhớ lại và khắc sâu kiến thức, GV nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học. + Khi dạy hình học cần phân tích đề toán theo hướng đi lên, cho bài toán tương tư, phát triển thêm bài toán, đưa ra các phản ví dụ… nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học toán - Nắm được năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp - Chỉ ra các sai lầm, thiết sót của HS trong quá trình giải toán, nhất là các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp HS phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm nhỏ nhất; - Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong các tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề ,nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành. - Tổ chức cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập: học nhóm, phân công bạn khá giỏi giúp đỡ bạn yếu kém, tạo điều kiện để các em mạnh dạn thể hiện bản thân, luôn tạo không khí học tập vui vẻ, thân thiện - Thường xuyên liên hệ toán học với thực tế, ứng dụng CNTT vào các giờ dạy, kết hợp các trò chơi toán học vào bài dạy để tăng tính hứng thú của học sinh, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán. - Kết hợp với GVBM Tin để hướng dẫn HS thi giải toán qua mạng. - Giáo viên dạy phải kết hợp chặt chẽ với gvcn và phụ huynh học sinh trong buổi học chính khóa và buổi học trái buổi để hướng dẫn, uốn nắn các em kịp thời. Động viên, khích lệ với những tiến bộ dù nhỏ của các em - Sử dụng đồ dùng dạy học theo quy định thật hiệu quả. 2. Đối với HS -Ở trường, chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài để tiếp thu tốt kiến thức bài học và cố gắng có thể nhớ những trọng tâm của bài học ngay tại lớp, mạnh dạn phát biểu bài. - Ở nhà, sắp xếp thời gian biểu hợp lý, một tuần có 2-3 buổi dành 2 tiếng để học toán. - Biết lựa những cuốn sách tham khảo hợp lý, nội dung hay -Trang bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho việc học toán như: compa, thước, eke, giấy nháp… - Có sổ tay ghi chép các công thức mới - Tổ chức học nhóm nghiêm túc. III. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ: 1. Đối với tổ, nhóm: - Động viên, khích lệ giáo viên trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thường xuyên trao đổi tài liệu, kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh. - Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, soạn và giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Đối với nhà trường: - Khen thưởng kịp thời học sinh có cố gắng trong học tập./ Cát Khánh, ngày 6 tháng 9 năm 2013 HÀ LÊ NỮ HIỆP . TRƯỜNG THCS CÁT KHÁNH THAM LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TOÁN Chất lượng giáo dục luôn là điều trăn trở đối với. học tập môn Toán chưa thật sự cao, nhất là chưa đồng đều. Chất lượng khá ổn định ở các lớp chọn, còn đa số các lớp còn lại, chất lượng thấp, không ổn định. Qua KSCL đầu năm học, chất lượng rất. của người cán bộ quản lý nhà trường, của người giáo viên trực tiếp giảng dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán ở trường THCS đây là câu hỏi không mới nhưng câu trả lời thì luôn là đề