1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở hai xã tân nhựt huyện bình chánh và nhơn đức huyện nhà bè

83 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân đã được cải thiện nhưng so với công nghiệp – dịch vụ và đô thị vẫn còn có khỏang cách chênh lệch khá xa; đặc biệt, là ở những vùng có hệ sinh thái n

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM TT.KHUYẾN NƠNG

BÁO CÁO NGHIỆM THU

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN VÙNG PHÈN, PHÈN

NHIỄM MẶN Ở HAI XÃ TÂN NHỰT, HUYỆN BÌNH CHÁNH

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Lê Văn Tự

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÁNG 2011

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH 5

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Đặt vấn đề 8

2 Mục tiêu 9

3 Nội dung 9

3.1 Nội dung 1 Khảo sát 9

3.2 Nội dung 2 Nghiên cứu bố trí quy họach, thiết kế cụm sinh thái 10

3.3 Nội dung 3 Xây dựng mô hình mẫu 10

3.4 Nội dung 4 Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành Cụm sinh thái 10

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN 11

1 Sản xuất Nông nghiệp bền vững 11

2 Sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới 12

3 Sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam 15

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

1 Nội dung nghiên cứu 22

1.1 Khảo sát 22

1.1.1 Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi 22

1.1.2 Khảo sát phương thức sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương 22

1.1.3 Khảo sát đối tượng sản xuất 22

1.2 Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái 22

1.2.1 Về quy họach 22

1.2.2 Về thiết kế 22

1.3 Xây dựng mô hình mẫu 22

1.3.1.Trồng cây xanh 23

1.3.2.Phổ cập kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường nông thôn cho tòan cộng đồng 24

1.3.3 Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp khép kín theo từng tiểu vùng (phèn, phèn nhiễm mặn) 24

1.4 Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái 24

1.4.1 Giải pháp sạch 24

1.4.2 Giải pháp xanh 24

1.4.3 Giải pháp đẹp 24

1.4.4 Giải pháp kinh tế 24

2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.1 Khảo sát 25

Trang 3

2.3 Xây dựng mô hình mẫu 25

2.4 Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái 25

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

1 Khảo sát 26

1.1 Kết quả khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh 26

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

1.1.1.1.Vị trí địa lý 26

1.1.1.2 Diện tích tự nhiên 26

1.1.1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu 26

1.1.1.4 Tài nguyên 27

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

1.1.2.1 Cơ sở hạ tầng 28

1.1.2.2 Nhân lực 29

1.1.2.3 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 30

1.1.3 Định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 32

1.2 Kết quả khảo sát khu vực ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh 33

1.2.1 Khảo sát 33

1.2.2 Nhận xét, đánh giá 34

1.3 Kết quả khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè 35

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 35

1.3.1.1 Vị trí địa lý 35

1.3.1.2 36

1.3.1.3 36

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

1.3.2.1 Cơ sở hạ tầng 37

1.3.2.2 38

1.3.2.3 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 39

1.3.3 Định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 41

1.4 Kết quả khảo sát khu vực ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè 41

1.4.1 Kết quả khảo sát 33 hộ trong khu vực ấp 4 dự kiến xây dựng mô hình 41

1.4.2 Nhận xét, đánh giá 43

2 Bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái 44

2.1 Quy hoạch cụm sinh thái 44

2.2 Thiết kế bố trí khu nhà ở, công trình phụ, khu vực sản xuất cho 1 nông hộ tiêu biểu 45

3 Xây dựng mô hình mẫu 48

Trang 4

3.1 Mô hình mẫu ở cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt 48

3.1.1 Mô hình nuôi cá ghép theo hướng VIETGAP 48

3.1.2 Mô hình nuôi cá kiểng 54

3.1.3 Mô hình chăn nuôi (heo) kết hợp thủy sản (cá) và trồng cây ăn trái (VAC) có xây dựng hệ thống biogas 58

3.2 Mô hình mẫu ở cụm sinh thái ấp 4, xã Nhơn Đức 59

3.2.1 Mô hình nuôi tôm sú luân canh tôm càng xanh theo tiêu chuẩn VIETGAP 59

3.2.2 Mô hình chăn nuôi (heo) kết hợp thủy sản (cá) và trồng cây ăn trái (VAC) có xây dựng hệ thống biogas 66

3.3 Đề xuất các mô hình cho cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt 67

3.3.1 Mô hình sản xuất 67

3.3.2 Mô hình nông nghiệp bền vững 68

3.3.3 Tiêu chí mô hình nông nghiệp bền vững 68

3.3.3.1 Những căn cứ để xây dựng tiêu chí 68

3.3.3.2 Bền vững về môi trường sinh thái 69

3.3.3.3 Bền vững về kinh tế 69

3.3.3.4 Bền vững về xã hội 69

3.4 Đề xuất các mô hình cho cụm sinh thái ấp 4 xã Nhơn Đức 70

3.4.1 Mô hình sản xuất 70

3.4.2 Mô hình nông nghiệp bền vững 70

3.4.3 Tiêu chí mô hình nông nghiệp bền vững 71

3.4.3.1 Những căn cứ để xây dựng tiêu chí 71

3.4.3.2 Bền vững về môi trường sinh thái 71

3.4.3.3 Bền vững về kinh tế 72

3.4.3.4 Bền vững về xã hội 72

4 Đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái 72

4.1 Các giải pháp nhân rộng mô hình mẫu 72

4.1.1 Duy trì, giữ gìn môi trường sản xuất đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng 72

4.1.2 Hình thành chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ 73

4.1.3 Xây dựng quy trình phối hợp và triển khai mạnh mẽ các hoạt động khuyến nông 73

4.2 Các giải pháp hình thành cụm sinh thái 74

4.2.1 Giải pháp sạch 74

4.2.2 Giải pháp xanh 75

4.2.3 Giải pháp đẹp 76

4.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 78

4.2.5 Giải pháp kinh tế, tài chính, hỗ trợ lãi vay 78

Trang 5

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 4.1/ Kết luận 80 4.2/ Kiến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

- Bản đồ vị trí cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt

- Bản đồ vị trí cụm sinh thái ấp 4, xã Nhơn Đức

- Bản đồ quy hoạch cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt

- Bản đồ quy hoạch cụm sinh thái ấp 4, xã Nhơn Đức

- Biểu thống kê khảo sát xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh

- Biểu thống kê khảo sát xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè

- Biên bản hội thảo xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững hai xã: Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

7 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá ghép theo hướng

VIETGAP và mô hình cũ – Hộ : Nguyễn Văn Điệp

49

8 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá ghép theo hướng

VIETGAP và mô hình cũ – Hộ : Trần Văn Lợi

52

9 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá ghép theo hướng

VIETGAP và mô hình cũ – Hộ : Lê Văn Kim

53

10 Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá kiểng – Hộ : Nguyễn Thị Gấm 55

12 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi tôm sú luân canh và

mô hình nuôi tôm sú quãng canh – Hộ : Nguyễn Văn Lễ

61

13 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi tôm sú luân canh và

mô hình nuôi tôm sú quãng canh – Hộ : Võ Văn Năm

63

14 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi tôm sú luân canh và

mô hình nuôi tôm sú quãng canh – Hộ : Nguyễn Văn Chí

65

DANH SÁCH CÁC HÌNH

9 Mô hình mẫu chăn nuôi (heo) kết hợp thủy sản (cá) và trồng cây

ăn trái (mãng cầu ghép), có xây dựng hệ thống biogas

59

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA: Hiệp hội thương mại Châu Á – Thái Bình Dương

ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm

GAP: Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp tốt)

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

TP Hồ Chí Minh có tổng diện tích tư nhiên 2.093,7 km2 Khu vực nôi thành gồm 13 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú và Tân Bình, với diện tích 140,3 km2

(6,7% tổng diện tích tự nhiên thành phố) Khu vực nội thành mở rộng, gồm 6 quận mới: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân; với diện tích 353,7 km2

(16,9 % tổng diện tích tự nhiên thành phố và rộng gấp 2,5 lần nội thành) Khu vực ngọai thành gồm 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ; với diện tích 1.601,7 km2

(76,4% tổng diện tích tự nhiên thành phố) bao gồm 63 xã; trong đó, 3 huyện ven đô: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè có diện tích 462,3 km2

TP Hồ Chí Minh với địa bàn đa dạng, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; chia thành 3 tiểu vùng với quỹ đất nông nghiệp hạn chế, độ phì nhiêu kém, trong đó trên 50% là đất nhiễm phèn, mặn và 20 % là đất xám, đồi gò, bạc màu; là đầu mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng Nam Bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên; là cửa ngõ của cả nước với quốc tế, có bờ biển ở phía Nam huyện Cần Giờ dài 15 km

Vùng đất phèn (nặng, nhiễm mặn ) là nơi mà hệ sinh thái nông nghiệp thể hiện sự nhạy cảm, kém bền vững Điều đó có nghĩa, hệ sinh thái nông nghiệp trên vùng đất này có mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ không chặt chẻ và khi có những tác động tiêu cực từ bên ngoài vào thường làm rối loạn chức năng, cân bằng trong hệ bị phá vỡ, dẫn đến suy thoái Đây là vùng cư trú của cộng đồng nghèo, học vấn tương đối thấp so với mặt bằng chung của địa phương, nguồn sống chủ yếu dựa vào các giá trị phi thị trường của hệ sinh thái, thích nghi chậm với sự biến đổi kinh

tế

Diện tích nhóm đất phèn và mặn phèn TP Hồ chí Minh là 115.793 ha, chiếm 60,4% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bổ ở hầu hết các huyện ngoại thành, là vùng đất mà trên đó, từ nhiều năm nay, liên tục có những sự cải tạo, tháu chua rửa mặn, nhưng năng suất cây trồng, vật nuôi luôn ở mức thấp, dẫn đến đời sống của cộng đồng cư dân địa phương còn rất nhiều khó khăn Bên cạnh đó, những tác hại về môi trường do việc triển khai hệ thống canh tác không phù hợp, đào kênh lên liếp không đúng yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến những tác hại khó lường Đất đai bị thoái hóa, nhất là ở vùng đất phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông (chiếm 32% diện tích đất phèn) Cây trồng, vì thế khó phát triển, không đạt hiệu quả kinh

tế Và, xét cả về khía cạnh môi trường, làm cho độ phủ xanh chung toàn TP có những hạn chế trong việc góp phần chống gió bão, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa ô nhiễm mà một đô thị lớn như TP Hồ chí Minh luôn phải đối mặt do tốc độ ĐTH,

Trang 9

bởi nhiều tác nhân gây ra như sản xuất, giao thông, xây dựng, sinh hoạt con người v.v

Trong giai đọan mới, nông nghiệp – nông thôn và vai trò của nông dân thành phố đang đứng trước những khó khăn, thử thách và nhiệm vụ mới:

- Với 43.666,7 ha (2008) đất trồng trọt thì có tới 45,3% là trồng lúa năng suất thấp, nên đời sống của hơn 25 ngàn hộ nông dân hiện tại rất khó khăn Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân đã được cải thiện nhưng so với công nghiệp – dịch vụ và

đô thị vẫn còn có khỏang cách chênh lệch khá xa; đặc biệt, là ở những vùng có hệ sinh thái nhạy cảm, kém bền vững (phèn, phèn nhiễm mặn); đã tạo nên những mâu thuẫn kinh tế, xã hội đe dọa quá trình phát triển bền vững của thành phố

- Nông nghiệp bên cạnh thành phố cực lớn chính là phần “mềm” cần thiết trong đô thị có cấu trúc “cứng” về tổ chức không gian kiến trúc với các công trình vật chất rất nặng nề như bêtông, sắt thép ken nhau đông đặc Vành đai xanh nông nghiệp là tấm áo giáp bảo vệ cho người dân thành phố giảm bớt sự tổn thương do quá trình công nghiệp hóa Nông thôn là nơi cân bằng về đời sống tinh thần, tâm linh và là môi trường có quan hệ xã hội tốt nhất để lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống trong một thành phố hiện đại với người dân luôn bị cuốn hút vào guồng máy sản xuất với tốc độ và cường độ cao, căng thẳng thần kinh và sức ép tâm lý xã hội nặng nề

Và, một trong những giải pháp cần thực hiện nhằm cải tạo các hệ sinh thái nhạy cảm , kém bền vững trên vùng đất phèn nặng, phèn nhiễm mặn này thành các

hệ sinh thái bền vững hơn, giảm mức độ suy thoái môi trường, nâng cao chất lượng

cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương là, xây dựng các mô hình nông nghiệp

3 Xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững trên vùng đất phèn, phèn nhiễm mặn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng, điều kiện sống của cộng đồng dân cư; kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học

3 Nội dung:

3.1 Nội dung 1: Khảo sát

- Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi: thổ nhưỡng, đất đai, môi trường nước, tài nguyên sinh vật, xã hội, văn hóa, dân trí ở 02 cộng đồng (cụm) dân

cư ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (phèn nhiễm mặn), và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (phèn từ trung bình đến nặng)

Trang 10

- Khảo sát phương thức sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương tác động lên hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo (nông nghiệp) trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cộng đồng với các cộng đồng dân cư khác trong vùng

- Khảo sát đối tượng sản xuất: các chủng loại vật nuôi cây trồng đang sản xuất, kỹ thuật áp dụng, năng suất, giá trị sản xuất

3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái

- Về quy họach: Thống nhất vị trí, địa điểm bố trí cụm sinh thái cho hai cộng đồng

- Về thiết kế: + Tiến hành đo đạc, thiết kế mặt bằng tổng thể cụm sinh thái

+ Sơ đồ bố trí khu nhà ở, vườn cho 1 nông hộ

3.3 Nội dung 3: Xây dựng mô hình mẫu

Xây dựng 5 6 hộ mẫu với qui mô diện tích 2,0 – 3,0 ha, bình quân 3.000 5000m2/ hộ, cho mỗi cụm sinh thái ( cụm dân cư), và diện tích mỗi cụm 6 – 10 ha Các hộ mẫu được chọn nằm liền kề nhau nhằm mục đích đánh giá tác động hỗ tương và ảnh hưởng môi trường Dung lượng mẫu 20%

-3.4 Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái

Mở rộng các mô hình mẫu dựa trên các giải pháp:

- Giải pháp sạch: Hỗ trợ các công trình cung cấp nước sạch (nước sinh

hoạt); xử lý rác thải, chất thải… cho cư dân 2 cộng đồng Xây dựng tổ tự quản bảo

vệ môi trường: thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải; hỗ trợ xây dựng các bể chứa rác chung cho cộng đồng (2 bể/cụm), xe rác đẩy tay phục vụ vận chuyển và thu gom rác thải, vận động xây dựng 10 – 20 túi ủ biogas/cụm

- Giải pháp xanh:Vận động trồng cây đạt ít nhất 30% độ phủ xanh toàn cộng đồng, bao gồm cây xanh trồng cho bong mát và cây ăn trái các loại

* Giải pháp đẹp: Phục hồi một số họat động văn hóa truyền thống cộng

đồng; bố trí hệ thống cây xanh, hoa kiểng phù hợp, nhiều tầng tán trên phạm vi toàn cộng đồng và từng hộ

- Giải pháp kinh tế:

+ Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng

+ Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, nâng cấp hệ thống giao thông chính kết nối cộng đồng với xã, thị trấn, thành phố

+ Hỗ trợ vốn vay cho các nông hộ để mở rộng sản xuất (Hội Nông dân

TP, chương trình 105, chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá…)

+ Xây dựng tổ hợp tác liên kết sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1 Sản xuất Nông nghiệp bền vững

Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu của ngành nông nghiệp nhiều nước tiên tiến trên thế giới hiện nay

Tiêu chí của sản xuất nông nghiệp bền vững có nhiều vấn đề, nhưng tập trung là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi trường; trong đó, có bảo vệ nguồn nước và bảo tồn tài nguyên đất Khai thác, sử dụng hữu cơ là một giải pháp

để bảo tồn tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Hiện có rất nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững Sau đây là một số

khái niệm phổ biến :

Nông nghiệp bền vững ( NNBV) là một hệ thống thiết kế tạo nên môi trường

sống ổn định cho con người (B Mollison)

Nông nghiệp bền vững là hệ thống canh tác sử dụng hệ sinh thái làm nền

tảng cho việc thiết lập một hệ thống tổng hợp sản xuất thực phẩm, khu cư trú, công nghệ phù hợp, và phát triển cộng đồng NNBV được xây dựng trên nền tảng bảo vệ trái đất và sự tác động qua lại với môi trường qua các phương thức hoạt động kinh

tế tương hỗ ( Cathe Fish & Bill Steen)

Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế ổn định gắn với các mối

quan hệ liên kết của con người, cây trồng, vật nuôi, và trái đất (Lee Barnes)

Nông nghiệp bền vững là các hoạt động thiết kế hệ thống sử dụng sao cho

bền vững và sinh thái; là các hoạt động thiết kế các hệ thống văn hóa thích hợp dẫn tới sự ổn định xã hội, một hệ thống thiết kế mang đặc điểm ứng dụng các nguyên tắc sinh thái tổng hợp trong sử dụng đất; một sự dịch chuyển hợp lý của công tác quy hoạch thiết kế sử dụng đất; một hệ thống hợp tác và năng động (Michael Pilanski)

Nông nghiệp bền vững là một khái niệm thực tiển có thể áp dụng ở các vùng

đô thị, nông trại và cho toàn thế giới Các nguyên tắc của NNBV nhấn mạnh đến sự hình thành môi trường sản xuất cao, cung cấp thực phẩm, năng lượng, khu cư trú,

và thỏa mản các nhu cầu khác của con người Các mô hình tự nhiên quan sát được mang đặc điểm từng khu vực riêng biệt, các nhà thiết kế NNBV dần dần sử dụng các phương pháp tối ưu qua việc gắn kết với các lưu vực, khu cư trú, hệ thống năng lượng… Với các vụ mùa, cây trồng đa niên hữu ích, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi động vật hoang dã, và thuần hóa (A Bay Area Permaculture Group Brochure)

Trang 12

2 Sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới

Về lịch sử phát triển, từ Nông nghiệp bền vững được trình bày bởi Franklin

Hiram King trong cuốn sách được phát hành năm 1911, tựa đề: Farmer of Forty: or

Permanent Agriculture in China, Korea ang Japan Trong cuốn sách này, nông nghiệp bền vững được hiểu như là nông nghiệp ổn định một cách rõ ràng Định

nghĩa này được hỗ trợ bởi một người Úc, P.A Yeomans trong tác phẩm: Water for

Every Farm, 1973 Qua đó, ông đã giới thiệu một biện pháp đặt nền tảng trên sự

quan sát việc sử dụng đất trong thập niên 40, thế kỷ 20 tại Úc Yeomans giới thiệu

thiết kế đường chủ đạo như là một cách quản lý việc cung cấp và phân phối nguồn

nước cho đất canh tác Holmgren đã thiết kế làng sinh thái trên nền tảng các nguyên tắc đường chủ đạo này Các hoạt động của Howard T.Odum đã có những tác động đầu tiên đến Holmgren Odum tập trung vào hệ sinh thái, đặc biệt là

nguyên tắc năng lượng tối đa, và các hệ thống tự nhiên hướng đến việc tối ưu hóa nguồn năng lượng trong hệ thống như thế nào Thí dụ, tổng giá trị calo của lập địa

là rất cao với các loài cây trồng, vật nuôi trên đó Đó chính là sự chuyển đổi hiệu quả từ ánh nắng mặt trời thành sinh khối Một tác động khác là các hoạt động của

Esther Deans, người đi tiên phong trong việc đưa ra các phương pháp làm vườn

không cần đào xới Các tác động khác gần đây hơn chính là hệ thống V.A.C của Việt Nam, được hỗ trợ từ chính phủ nhằm xây dựng hệ canh tác nông nghiệp bền vững qua việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên

Giữa thập kỷ 70, thế kỷ 20, Bill Mollison và David Holmgren, 2 người Úc,

đã phát triển khái niệm NNBV và họ hy vọng có thể sáng tạo các hệ thống canh tác nông nghiệp ổn định Đây là kết quả của việc tiến hành nghiên cứu của họ về việc

áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp trên các lập địa đã bị tác động bởi sản xuất công nghiệp Họ nhận thấy rằng sản xuất nông nghiệp đã làm ô nhiễm nguồn nước, đất, giảm tính đa dạng sinh học, và làm mất đi hàng tỷ tấn đất từ các lập địa phì nhiêu ban đầu Một biện pháp thiết kế được gọi là “Nông nghiệp bền

vững” được đề xuất thông qua tác phẩm “Permaculture One”, được xuầt bản năm

1978 Sau khi ấn bản trên được phát hành, Mollison và Holmgren đã phát triển ý

tưởng này qua việc thiết kế hàng trăm vùng sản xuất nông nghiệp bền vững và trình

bày nó trong các cuốn sách chi tiết hơn Mollison đi dạy trên 80 nước và khóa huấn

luyện hai tuần có hàng trăm người theo học Đầu thập kỷ 80, thế kỷ 20, khái niệm được dịch chuyển từ việc thiết kế hệ thống canh tác nông nghiệp sang quá trình thiết kế đầy đủ hơn đối với việc sáng tạo các khu cư trú ổn định cho con người Giữa thập kỷ 90, thế kỷ 20, nhiều người theo học các khóa huấn luyện hai tuần của

Mollison đã trở thành các nhà thực hành thành công, và chính họ chuyển giao các

kỹ thuật mà họ đã học được Trong 1 thời gian ngắn, các tập đoàn, dự án, hội, viện nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp bền vững đã được hình thành và phát triển ở

Trang 13

dịch mang tầm vóc quốc tế” Patrick Whitefield, người Anh, tác giả cuốn “The

Earth Care Manual and Permaculture in a Nutshell” đề nghị rằng hiện có 2

khuynh hướng sản xuất nông nghiệp bền vững:

- Nông nghiệp bền vững nguyên bản; (origin permaculture)

- Nông nghiệp bền vững sao chép; (design permaculture)

Trong đó, Nông nghiệp bền vững nguyên bản cố gắng lặp lại thiên nhiên một

cách sát sao qua việc phát triển các hệ sinh thái tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cái

ăn của con người Nông nghiệp bền vững sao chép tạo ra sự kết nối các hoạt động

trong một hệ sinh thái và sử dụng chúng như là nền tảng Kết quả cuối cùng trông không giống “tự nhiên”, chẳng hạn như “vườn rừng”, nhưng vẫn một thiết kế xuyên suốt trên cơ sở các nguyên tắc sinh thái, cụ thể có bảy tầng trong hệ sinh thái vườn rừng, gồm: (từ trên xuống)

Và, nấm thường xem như là tầng thứ 8

Hình 1: Hệ sinh thái vườn rừng

Trang 14

Trong hệ sinh thái trưởng thành, như các khu rừng nguyên sinh có một lượng rất lớn các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ: cây, tầng dưới tán, tầng che phủ mặt đất, đất, nấm, côn trùng và động vật khác Cây trồng phát triển ở các chiều cao khác nhau Điều này cho thấy một cộng đồng đa dạng của cuộc sống đang phát triển trong một không gian tương đối nhỏ hẹp

Về tính chất của nông nghiệp bền vững, Michael Pilanski (1994) đã nêu:

* Nông nghiệp bền vững là một trong những phương pháp luận về thiết kế và phân tích hệ thống tổng hợp, hiệu quả nhất trên thế giới;

* Nông nghiệp bền vững có thể được áp dụng nhằm tạo ra các hệ sinh thái năng suất từ quan điểm sử dụng lao động hoặc hỗ trợ phục hồi hệ sinh thái thoái hóa Nông nghiệp bền vững có thể áp dụng cho bất kỳ hệ sinh thái nào, thoái hóa ra sao;

* Nông nghiệp bền vững định gía kiến thức truyền thống và kinh nghiệm; đưa ra các chiến lược, các biện pháp canh tác nông nghiệp, kỹ thuật quản lý đất đai

ổn định; là cầu nối giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp trong điều kiện khẩn cấp hiện nay của trái đất;

* Nông nghiệp bền vững khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, không

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trường;

* Nông nghiệp bền vững nhằm mục đích tối đa hóa mối quan hệ cộng sinh, hữu cơ của các thành phần trong cùng một lập địa;

* Nông nghiệp bền vững là qui hoạch đô thị và cũng là thiết kế đất đai nông thôn;

* Thiết kế hệ thống nông nghiệp bền vững mang đặc điểm chuyên biệt cho từng lập địa, đối tượng và biện pháp canh tác

Về nguyên tắc thiết kế hệ thống nông nghiệp bền vững, David Holmgren đã

đưa ra 12 nguyên tắc trong cuốn sách “Permaculture Principles and Pathway Beyond Sustainabilities” như sau:

* Quan sát và can thiệp, bằng việc dành thời gian gắn kết với thiên nhiên, có thể thiết kế các giải pháp phù hợp với yêu cầu đặc biệt của chúng ta

* Nắm bắt và tồn trữ năng lượng, qua việc phát triển các hệ thống có thể tập trung nguồn lực khi chúng dồi dào, và có thể sử dụng chúng khi cần thiết

* Tiếp nhận năng suất, nhằm đảm bảo bạn đang nhận tặng phẩm hữu ích thật

sự như là một phần việc bạn đang làm

* Áp dụng các điều tự qui định và chấp nhận hiện trạng – không cần khuyến khích các hoạt động không phù hợp nhằm đảm bảo hệ thống có thể thực hiện tốt chức năng của nó

* Không lãng phí, bằng việc đánh giá và sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên không thể tái tạo

Trang 15

* Sử dụng và định giá các dịch vụ và tài nguyên có thể tái tạo, bằng cách sử dụng tốt nhất sự giàu có của thiên nhiên nhằm giảm bớt cung cách tiêu thụ và phụ thuốc vào các nguồn tài nguyên không thể tái tạo

* Thiết kế từ các mô hình đến chi tiết, qua việc quan sát các mô hình trong tự nhiên và xã hội Các mô hình này có thể hình thành nên các trục xương sống trong thiết kế, với các chi tiết được lấp đầy khi triển khai

* Kết hợp hơn là chia rẽ, qua việc đặt các hoạt động đúng vào đúng chỗ, phát triển các mối quan hệ và chúng sẽ cùng hoạt động để hỗ trợ nhau

* Sử dụng các giải pháp chậm và nhỏ; vì, hệ thống chậm và nhỏ dễ duy trì hơn hệ thống nhanh và lớn, sử dụng nguồn lực tại chỗ tốt hơn và tạo ra kết quả ổn định hơn

* Sử dụng và đánh giá sự đa dạng – Sự đa dạng làm giảm thiểu rủi ro đối với các loài đang ở cấp độ báo động và tạo ra các thuận lợi trong một môi trường đồng nhất nơi mà các loài đang sống

* Sử dụng điểm giới hạn và đánh giá tính hiệu quả - Can thiệp vào các nơi

mà các sự kiện thú vị nhất thường xảy ra, đây thường là các yếu tố sinh động, đa dạng và có giá trị nhất trong hệ thống

* Sử dụng sáng tạo và phản hồi đối với các thay đổi – Có thể tác động tích cực vào các thay đổi không thể thấy được bằng việc quan sát hết sức cẩn trọng và can thiệp đúng lúc

3 Sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Việt Nam với 75% dân cư sống ở nông thôn, đóng góp của nền nông nghiệp vào tổng thu nhập của đất nước chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng trên 40%, đặc biệt sản phẩm nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu

Tuy nhiên, vai trò lớn nhất của nền nông nghiệp chính là duy trì sự phát triển

bền vững nền kinh tế đất nước; đóng vai trò quan trọng trong chính sách an ninh

lương thực quốc gia

Từ lâu, nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh của đất nước Những năm gần đây, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch dần chiếm một tỷ trọng tương đối trong nền kinh tế Sự phát triển mạnh mẽ đó khiến cho rất nhiều người nhầm tưởng rằng vai trò của công nghiệp đã dần thay thế nông nghiệp trong nền kinh tế bởi tốc

độ tăng trưởng nhanh Tuy nhiên, nhìn sâu vào bản chất của vấn đề, chúng ta mới thấy rằng nền sản xuất nông nghiệp sẽ mãi mãi đóng một vai trò quan trọng, tiên phong để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù lợi nhuận của sản xuất công nghiệp những năm qua luôn đem lại cho đất nước tốc độ tăng trưởng GDP

Trang 16

cao Nhưng trên thực tế, chỉ số phát triển của nông nghiệp mới thật sự mạnh Giá trị kim ngạch xuất khẩu của nông nghiệp nước ta luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với công nghiệp; tính bền vững cũng cao hơn công nghiệp Thực tế đó càng được chứng minh rõ ràng hơn khi các chuyên gia kinh tế đưa ra phác đồ phân tích mức

độ tác động bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu Theo phác đồ này, trong

3 lần nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu thì cả 3 lần nền nông nghiệp nước ta không những không bị ảnh hưởng suy giảm mà còn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng Mặc cho nền công nghiệp, thương mại - dịch vụ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi suy giảm kinh tế, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp phá sản, lao động khốn đốn vì thất nghiệp thì nông nghiệp vẫn vững bước đi lên Trong khó khăn, nông nghiệp lại chính là điểm trở về của lao động nông thôn, 80% lao động của cả nước có việc làm ổn định mặc dù thu nhập không cao

Đi sâu phân tích, chúng ta sẽ thấy trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của cây lúa đối với an ninh lương thực là cực kỳ quan trọng Quay trở lại thời điểm sốt giá gạo hồi đầu năm 2008, chúng ta mới thấy hết được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung, vai trò của cây lúa nói riêng Thử tưởng tượng nếu không

có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, chỉ cần một vài lần sốt ảo giá gạo như vậy thì nền kinh tế đất nước sẽ đi đến đâu, thị trường sẽ hỗn loạn như thế nào?

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp - nông dân, đầu năm 2009, Chính phủ đã cho thực hiện gói kích cầu kinh tế, trong đó ưu tiên hàng đầu cho phát triển nông nghiệp Trung ương Đảng cũng đã xây dựng hẳn một nghị quyết về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh, duy trì và ổn định nền kinh tế đất nước Chính những chính sách đúng đắn đó đã góp phần rất lớn vào sự phát triển bền vững, không đẩy nền kinh tế nước ta lún sâu vào đại suy thoái Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế đất nước, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu là cực kỳ quan trọng Kinh tế nông nghiệp giúp nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững

so với thế giới

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số nơi, một số người ngộ nhận kinh tế công nghiệp, thương mại - dịch vụ đã hoàn toàn thay thế vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế đất nước Có lẽ chính từ sự ngộ nhận này mà nhiều địa phương đã lấy đất sản xuất nông nghiệp để làm sân golf, làm khu công nghiệp Để rồi mới có tình trạng quy hoạch “treo”, trong khi nông dân không có đất sản xuất Và, cho dù có đi vào hoạt động thì chính những sân golf này sẽ làm lãng phí tài nguyên của quốc gia

và làm nghèo đất nước Do vậy, cần phải nhìn nhận một cách thực tiễn vai trò, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước Nếu không, Việt Nam sẽ khó vượt qua khi có thêm một cơn “địa chấn” kinh tế toàn cầu trong thời gian tới

Trang 17

Nhận rõ tính phức tạp của phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hội nhập, Hội nghị Trung ương 7 khoá X đã ban hành nghị quyết về việc phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tạo tiền đề, cơ sở để các cơ quan nhà nước có những chính sách phù hợp giúp nông nghiệp VN phát triển, nâng cao đời sống nông dân, cải thiện bộ mặt nông thôn

Để thực hiện được chủ trương, nội dung của nghị quyết phải phân tích, chỉ rõ những hạn chế trong cơ chế chính sách, quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm nông nghiệp

- Quy hoạch sản xuất tổng thể trên toàn quốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân

- Sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra tình trạng tự phát, làm theo phong trào như cá ba sa; chưa giải quyết xong hậu quả dư thừa do phát triển quá mức lại lo

thiếu nguyên liệu vào vụ tới; phá cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long để trồng

lúa, cà phê, hồ tiêu Nguyên nhân là do nông dân thiếu thông tin

Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyền hình, mạng lưới khuyến nông Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất phải

là sản xuất cho ai, bao nhiêu? Sau đó mới là sản xuất như thế nào?

Các thông tin bà con nông dân tiếp cận được rất chung chung về cầu và giá các sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đại loại như “tới đây sẽ thiếu nguyên liệu cá ba sa”, “nhu cầu của thị trường rất lớn”, “sẽ xuất khẩu sang thị trường EU” Nhận được thông tin kiểu này, người nông dân sẽ ào ạt phát triển tự phát là điều không tránh khỏi Để khắc phục tình trạng này, cần:

- Lập một cơ quan nghiên cứu, tổng hợp đủ mạnh để dự báo nhu cầu, giá cả sản phẩm trong và ngoài nước theo từng thời điểm cụ thể Các thông tin này phải được cập nhật liên tục và thường xuyên cung cấp cho nông dân

- Cần có quy hoạch tổng thể quy mô quốc gia về mỗi loại hàng nông, lâm, thuỷ sản phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu , chỉ rõ loại cây trồng, vật nuôi, số lượng, quy mô diện tích ở từng khu vực cụ thể Đặc biệt đối với một

số cây trồng có thế mạnh như lúa, cà phê phải chỉ rõ đến tận cánh đồng của từng

xã Các thông tin này phải được công khai đến cơ quan chức năng của từng địa phương và bà con nông dân

- Các địa phương thường xuyên tổng hợp số liệu hiện trạng về quy mô sản xuất, thông báo công khai để nông dân tự xem xét nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của mình để ra quyết định Hiện nay, việc quy hoạch đang được thực hiện theo mục tiêu của từng tỉnh; quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia chỉ mang tính định hướng

Trang 18

- Diện tích đã được quy hoạch để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp quan trọng phục vụ an ninh lương thực (như lúa ) phải được giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý Với cách làm này sẽ tránh được tình trạng diện tích nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích tuỳ tiện Chiến lược phải được

giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chịu trách nhiệm trước

Chính phủ, nhân dân

- Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp thấp, vì vậy nông dân cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa để sản xuất các mặt hàng chiến lược như lúa, nuôi trồng thuỷ sản trên nguyên tắc phải làm đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường

- Xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các “nhà”, đặc biệt là nhà nông và doanh nghiệp, các thương lái

Trong những năm gần đây, tình trạng doanh nghiệp, nông dân phá hợp đồng xảy ra thường xuyên Khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp bỏ nông dân; khi giá thị trường lên, nông dân giữ hàng không bán Nguyên nhân là do doanh nghiệp

và nông dân có lợi ích ngược nhau Nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua rẻ Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ của nông dân và doanh nghiệp

Để doanh nghiệp đi trao đổi, thống nhất với từng hộ nông dân là điều không thể Vì vậy các nông hộ sản xuất trong khu vực phải xây dựng tổ hợp tác tự nguyện, cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp Trước mỗi vụ thu hoạch, ban quản lý tổ hợp tác cùng với nông dân tính toán chi phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp thu mua trên địa bàn Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi nhuận

Kinh tế VN hiện nay đã chịu sự chi phối của thị trường thế giới, nếu các nhà sản xuất làm ăn nhỏ lẻ theo kiểu tiểu nông chi phí sẽ cao, không đủ sức cạnh tranh Với phương thức sản xuất cá thể như hiện nay, các tiểu nông lại tự cạnh tranh với nhau, thực chất là đã tự kiềm chế nhau

Ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn là nền tảng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chính trị của một nước có tỉ trọng nông nghiệp cao như nước ta Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, văn bản pháp quy nhằm hỗ trợ nông dân có cơ sở pháp lý tự nguyện hợp tác với nhau

Phương thức sản xuất quá nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay không phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá được, đồng thời với những hạn chế về quy hoạch, thiếu thông tin về quy mô, sản lượng, giá thị

Trang 19

thừa, có năm quá thiếu Để khắc phục tình trạng này, vai trò và trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nhà nước

Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển

Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đô thị hóa; kiểm soát dân số; bảo vệ môi trường sinh thái

Có thể nói về thực chất của công cuộc chấn hưng đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là phát triển nông thôn bền vững với 4 quá trình đó Xét riêng quá trình phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản), yếu tố đầu tiên và căn bản là nông sản phải đảm bảo 4 yêu cầu:

- Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm Đồng thời sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao

- Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

- Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể

là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam

- Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam

Muốn đáp ứng 4 yêu cầu trên, nền nông nghiệp phải được phát triển trên các

cơ sở: thực hiện một nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông phẩm hàng hóa vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường sống tốt đẹp cho con người; nông sản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình GAP (good agriculture practice/ thực hành nông nghiệp tốt), ISO.1.4000 và HCACCP;

và áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp,

từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản

Muốn vậy cần triển khai các mô hình sản xuất:

- Các trang trại có quy mô lớn về diện tích đất, đầu con gia súc, gia cầm, chủ yếu tồn tại dưới hình thức trang trại gia đình hay trang trại cá nhân, trang trại hợp doanh có 1 cấp quản trị, phải trở thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu kết hợp với du lịch nông thôn trên các vùng nông nghiệp sinh thái

- Các HTX làm dịch vụ đầu vào-đầu ra cho các trang trại phải trước hết và chủ yếu là của các chủ trang trại này, được thành lập và phát triển do nhu cầu và khả năng quản lý của chính các chủ trang trại sản xuất hàng hóa nông sản có quy

mô lớn Đồng thời, việc điều hành hoạt động kinh tế của các HTX phải do những

Trang 20

nhà quản trị chuyên nghiệp (được đào tạo và trả công xứng đáng theo giá cả sức lao động trên thị trường) đảm trách

- Sản xuất theo hợp đồng (Contract Farming) giữa các trang trại và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, trên thị trường trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp du lịch sinh thái, phải trở thành hình thức giao dịch buôn bán nông sản phổ biến và chủ yếu Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản và du lịch nông thôn phải là lực lượng nòng cốt tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa của đất nước

Những mô hình sản xuất kể trên là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp - cơ sở của sự phát triển bền vững đối với một nước có mức bình quân diện tích trên nhân khẩu thấp như nước ta

Muốn thực hiện được mô hình sản xuất nói trên, thể chế quản lý vĩ mô của Nhà nước phải đảm bảo:

- Tạo khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động lành mạnh để quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra thuận lợi, hình thành các trang trại quy mô lớn

- Đào tạo miễn phí cho con em nông dân, từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học cơ sở và trung học cao đẳng nghề nông nghiệp, để tạo ra một đội ngũ chủ trang trại “thanh nông tri điền” và các kỹ thuật viên nông nghiệp trên tất cả các vùng nông nghiệp sinh thái

- Đầu tư cho hoạt động khuyến nông để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nông dân hiện hữu theo nhu cầu của nông dân và thị trường nông sản, không phân biệt chủ thể (tổ chức) hoạt động khuyến nông

- Tài trợ 100% kinh phí cho các đề tài khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, không phân biệt chủ thể (tổ chức và cá nhân) thực hiện các đề tài khoa học này

Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo mô hình nhiều trung tâm trên các vùng sinh thái tự nhiên và nhân văn; mỗi trung tâm lại có nhiều “vệ tinh”, kết nối chặt chẽ với nhau về kinh tế-văn hóa, xã hội, lịch sử và sinh thái Mô hình này cho phép tiến tới xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn xét về mức sống vật chất và tinh thần Điều khác biệt chỉ còn là ở chỗ, mật độ dân số và các công trình xây dựng ở đô thị cao hơn nông thôn, còn môi trường sinh thái tự nhiên ở nông thôn tốt hơn thành thị; Nông thôn có cảnh quan thiên nhiên thỏa mãn nhu cầu du lịch nông thôn của dân cư thành thị

Muốn vậy, thể chế quản lý vi mô của Nhà nước cần:

- Không được hy sinh lợi ích của bất kỳ nhóm dân cư nào trong quá trình phát triển nông thôn, nhất là trong việc xây dựng các khu công nghiệp - đô thị mới, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Trang 21

- Quy hoạch hệ thống các đô thị trung tâm và vệ tinh trên cả nước và ở mỗi vùng kinh tế-sinh thái; có chính sách tài trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị vệ tinh, phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp và sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư Nhà nước phải đứng ra tổ chức thực hiện đền

bù giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp - đô thị, kết cấu hạ tầng, rồi đấu thầu cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện quy hoạch (không để các doanh nghiệp- chủ đầu tư, trực tiếp thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng như hiện nay) Tiền lời thu được qua bán đấu giá phải ưu tiên chi cho việc “an cư, lạc nghiệp” của người dân bị giải tỏa đất đai, nhà cửa, di dời đến chỗ ở mới với công

ăn việc làm tốt hơn nơi ở cũ

- Đào tạo nghề phi nông nghiệp miễn phí cho nông dân theo yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị, trước hết là cho các đô thị vệ tinh

- Miễn, giảm tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các cơ sở công nghiệp, dịch vụ đóng tại nông thôn và các khu đô thị vệ tinh

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: giao thông (kể cả đường sông),

cơ sở giáo dục phổ thông và dạy nghề, chăm sóc sức khỏe con người, cung cấp nước sạch, khu nhà ở cho người thu nhập thấp ở các khu công nghiệp - đô thị vệ tinh Không dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư mà chỉ tài trợ lãi suất hay cho vay

ưu đãi đối với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kinh doanh, như hệ thống sản xuất, truyền tải điện, bưu chính - viễn thông, cầu - đường giao thông có thể thu phí dưới hình thức BOT

Hình 2 Nội dung cơ bản của mô hình nông nghiệp bền vững

2 Lựa chọn cây trồng vật nuôi

1 Bảo vệ môi trường (hệ sinh thái)

2 Nâng cao thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo

3 Nâng cao chất lượng cuộc sống

Trang 22

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nội dung nghiên cứu

1.1 Khảo sát

1.1.1 Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi: thổ nhưỡng, đất đai, môi

trường nước, tài nguyên sinh vật, xã hội, văn hóa, dân trí ở 02 cộng đồng (cụm) dân

cư, mỗi cộng đồng khoảng 30 -35 hộ ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (phèn nhiễm

mặn), và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (phèn từ trung bình đến nặng) Hai (2)

cụm dân cư này được xác định dựa vào các đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng, hệ

thống canh tác…Hai khu vực này về quy hoạch tổng thể của thành phố đến năm

2020 vẫn là vùng sản xuất nông nghiệp

1.1.2 Khảo sát phương thức sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương: tác

động lên hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo (nông nghiệp) trong quá trình

sản xuất, sinh hoạt và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cộng

đồng với các cộng đồng dân cư khác trong vùng

1.1.3 Khảo sát đối tượng sản xuất: các chủng loại vật nuôi cây trồng đang sản

xuất, kỹ thuật áp dụng, năng suất, giá trị sản xuất Trên cơ sở đó làm mốc so sánh

việc xây dựng mô hình

1.2 Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái

1.2.1 Về quy họach: Thống nhất vị trí, địa điểm bố trí cụm sinh thái cho hai cộng

đồng

1.2.2 Về thiết kế: + Tiến hành đo đạc, thiết kế mặt bằng tổng thể cụm sinh thái

+ Sơ đồ bố trí khu nhà ở, vườn cho 1 nông hộ

1.3 Xây dựng mô hình mẫu

Xây dựng 5 - 6 hộ mẫu với qui mô diện tích 2,0 – 3,0 ha, bình quân 3.000 -

5000m2/ hộ, cho mỗi cụm sinh thái ( cụm dân cư), và diện tích mỗi cụm 6 – 10 ha

Các hộ mẫu được chọn nằm liền kề nhau nhằm mục đích đánh giá tác động hỗ

tương và ảnh hưởng môi trường Dung lượng mẫu 20%; Trong đó:

- Hộ nông dân tham gia đóng góp kinh phí vào việc thực hiện các mô hình

canh tác nông nghiệp, trồng cây xanh

- Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện các mô hình

Mô hình nông nghiệp bền vững căn bản dựa trên hệ canh tác tổng hợp

(VAC), (RVAC), hoặc mô hình chuyên canh, sản xuất sinh học thân thiện với môi

trường; trong đó, chú ý đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả ở cả hai (

2) khía cạnh kinh tế và môi trường như kết hợp các biện pháp thu gom, phân lọai,

xử lý, chế biến rác thải thành phân hữu cơ

Trang 23

Mô hình VAC, RVAC, hoặc mô hình chuyên canh sẽ được lựa chọn làm mô hình mẫu cho từng vùng dựa trên nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên nông hộ để sản xuất hướng đến thị trường nhằm đạt mục đích phát triển nông nghiệp bền

vững, ở các tiêu chí sau:

* Bền vững về môi trường: Sự cân bằng hệ sinh thái

* Bền vững về kinh tế: Tăng thu nhập cho người nông dân

* Bền vững về xã hội: Nâng cao chất lượng cuộc sống;

Giải quyết việc làm; Xóa đói giảm nghèo

1.3.1 Trồng cây xanh

Căn cứ vào điều kiện thỗ nhưỡng, đất đai, khí hậu, thủy văn và môi trường

đề xuất những lọai cây trồng phù hợp theo từng quy mô vườn và diện tích hộ, gồm hai lọai cây trồng chính:

+ Cây lâm nghiệp: Tràm nước, Tre, Tràm, Sao xanh, Sao nước…

Tài nguyên

A

Lao Động

Trang 24

+ Cây ăn trái: Me thái, xòai, bình bát ghép mãng cầu…

+ Và, một số lọai hoa kiểng nhằm làm tăng vẽ mỹ quan cho khu vườn

1.3.2 Phổ cập kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường nông thôn cho tòan cộng đồng

Nhằm nâng cao nhận thức cho cư dân 2 cộng đồng, và trang bị kiến thức kinh tế kỹ thuật, môi trường về canh tác nông nghiệp bền vững

+ Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, đặc biệt là cho lực lượng lao động nông nghiệp trẻ

+ Tổ chức các họat động tham quan về các điển hình liên quan ở các địa bàn khác

+ Thành lập tủ sách khuyến nông ở mỗi cụm dân cư

1.3.3 Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp khép kín theo từng tiểu vùng (phèn nhiễm mặn và phèn )

Bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng hầm ủ biogas, sử dụng các chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ từ rác thải người và gia súc; đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường qui mô hộ gia đình

1.4 Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái

Mở rộng các mô hình mẫu dựa trên các giải pháp:

1.4.1 Giải pháp sạch: Hỗ trợ các công trình cung cấp nước sạch (nước sinh hoạt);

xử lý rác thải, chất thải… cho cư dân 2 cộng đồng Xây dựng tổ tự quản bảo vệ môi trường: thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải; hỗ trợ xây dựng các bể chứa rác chung cho cộng đồng (2 bể/cụm), xe rác đẩy tay phục vụ vận chuyển và thu gom rác thải, vận động xây dựng 10 – 20 túi ủ biogas/cụm

1.4.2 Giải pháp xanh: Vận động trồng cây đạt ít nhất 30% độ phủ xanh toàn cộng

đồng, bao gồm cây xanh trồng cho bong mát và cây ăn trái các loại

1.4.3 Giải pháp đẹp: Phục hồi một số họat động văn hóa truyền thống cộng đồng;

bố trí hệ thống cây xanh, hoa kiểng phù hợp, nhiều tầng tán trên phạm vi toàn cộng đồng và từng hộ

1.4.4 Giải pháp kinh tế:

- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng

- Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, nâng cấp hệ thống giao thông chính kết nối cộng đồng với xã, thị trấn, thành phố

- Hỗ trợ vốn vay cho các nông hộ để mở rộng sản xuất (Hội Nông dân TP, chương trình 105, chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá…)

- Xây dựng tổ hợp tác liên kết sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

Trang 25

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Khảo sát

- Điều tra khảo sát theo mẫu phiếu in sẵn (điều tra toàn diện các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cụm dân cư ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và ấp

4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; khảo sát 41 hộ thuộc ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện

Bình Chánh; 33 hộ thuộc ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè)

- Điều tra thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cấp xã của hai huyện Bình Chánh và Nhà Bè):

- Điều tra thực địa: Khảo sát phương thức sản xuất và đối tượng sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương, thổ nhưỡng, đất đai, môi trường nước, tài nguyên sinh vật

- Điều tra taị bàn: Bằng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn, khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, dân trí ở 02 cộng đồng

- Phân tích, xử lý, tổng hợp; trao đổi với cộng đồng qua hai cuộc hội thảo tại địa bàn, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn sản xuất nhằm kết hợp kiến thức của cộng đồng với kiến thức KHKT mới về hệ thống canh tác, đưa ra mô hình phù hợp cho từng vùng

2.2 Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái

- Làm việc và thống nhất với UBND hai xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè về vị trí, địa điểm bố trí cụm sinh thái cho hai cộng đồng trên cơ sở khảo sát thực địa và góp ý về nội dung bố trí quy họach của chuyên gia

- Bố trí quy họach, thiết kế mẫu vị trí xây dựng nhà ở và khu vực sản xuất ở hai cụm sinh thái sử dụng phương pháp chuyên gia

2.3 Xây dựng mô hình mẫu

- Các chuyên gia đề xuất một số mô hình mẫu cho từng vùng sinh thái và cây

xanh phù hợp ở 2 địa bàn ấp 3, xã Tân Nhựt và ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của cư dân ở 2 cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt

và ấp 4 xã Nhơn Đức về các mô hình mẫu đã được đề xuất và mô hình trồng cây xanh của các chuyên gia

2.4 Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái

Tổ chức hội thảo chuyên gia về các gỉai pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thaí

Trang 26

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

- Đông giáp xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh

- Tây giáp xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh và xã Tân Bửu, huyện Bến Lức tỉnh Long An

- Nam giáp Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh và xã Tân Bửu, huyện Bến Lức tỉnh Long An

Xã Tân Nhựt được chia ra làm 5 ấp: 1, 2, 3, 4, 6 (do ấp 5 sát nhập với ấp 2)

Trang 27

Lượng mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều vào tháng 6 đến tháng

9, lượng mưa khoảng 250-310 mm/tháng Số ngày mưa khoảng 151 ngày/ năm

Lượng mưa trung bình trong năm 1.300 - 1.700mm

Tuy nhiên, trong mùa mưa vẫn có những tháng hạn như hạn Bà Chằng

(tháng 7 - 8 hàng năm)

Gió

Chủ yếu là gió mùa phân bố vào các tháng:

- Tháng 2-5 gió Đông Nam hoặc Nam, vận tốc trung bình 1,5-2,5 m/s

- Tháng 5-9 thịnh hành gió Tây hoặc Tây – Nam, vận tốc trung bình 1,5-3 m/s

- Tháng 10 đến tháng 2 năm sau: gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 1-1,5m/s

Bức xạ mặt trời

Bức xạ hấp thu khá cao, trung bình hằng năm đạt 0,37 – 0,38 Kcal/cm2/ngày

Lượng bức xạ cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9

Số giờ nắng trong ngày trung bình là 08 giờ

Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao 79,5% vào mùa khô; 80 – 90% vào mùa

mưa

Trong một ngày - đêm, độ ẩm không khí thấp nhất lúc 13 giờ (khoảng 48%)

và cao nhất lúc 1 giờ - 7 giờ sáng (khoảng 95%)

Diện tích tự nhiên, trong đó: 2.344,07

Trang 28

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Tân Nhựt,2009

Diện tích đất tự nhiên của Tân Nhựt 2.344,07 ha, gồm: đất nông nghiệp 1.841,91 ha, chiếm 78,6%; đất phi nông nghiệp 483,58 ha chiếm 20,6%, và đất chưa sử dụng là 18,58 ha, chiếm 0,8% diện tích của xã

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.633,11 ha, gồm đất trồng cây hàng năm 1.291,60 ha, đất trồng cây lâu năm 341,51ha, còn lại 197,50 ha đất nuôi trồng thủy

sản và 11,30 ha đất nông nghiệp khác

Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có 31 kênh, rạch với tổng chiều dài 48,635 km, phân bố tương đối đồng đều ở các ấp Diện tích mặt nước trên địa bàn toàn xã tương đối lớn, chủ yếu là ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản 197,5 ha, chiếm 91,1%; còn lại là diện tích sông, rạch

1.1.2/ Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.2.1/ Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Có tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương đi qua xã Tân Nhựt dài 1,984 km Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội Ngoài ra, xã đã đầu tư nâng cấp,

mở rộng 76, 892 km đường liên ấp, liên xã, nội đồng tạo nhiều thuận lợi giao thông Trong đó:

+ Đường trục xã, liên xã 26,710 km; được nhựa hóa, bê tông hóa với tổng chiều dài 13,118 km, chiếm 49,1%

+ Đường trục thôn, xóm 33,982 km, chưa cứng hóa hoặc bê tông hóa

+ Đường ngõ xóm 6,432 km, không lầy lội vào mùa mưa với tổng chiều dài

Trang 29

+ Đường trục chính nội đồng với tổng chiều dài 9,768 km

Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã khá phát triển, phân bố đều trên các ấp Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản Thời gian qua Công ty Quản lý dịch vụ khai thác thủy lợi thành phố đã nạo vét tương đối hoàn chỉnh các kênh: Ba thước, Bốn thước, C16, C17 và C25 để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực Tuy nhiên, hiện nay có một số kênh rạch bị bồi lắng và ô nhiễm nguồn nước như rạch Bà Tỵ, rạch Ổ Cu – Kiến Vàng, rạch Sáu Oánh, kênh B, Kênh C, rạch Ngọn Chùa, Láng Mặn, Láng Búa , cần phải nạo vét khai thông, xử lý nguồn nước để việc nuôi trồng thủy sản được thuận lợi hơn

Điện

Xã có hệ thống điện hạ thế dài 65 km, chủ yếu nằm dọc theo các tuyến đường Hiện chỉ còn 13 hộ ở các ấp đang sử dụng điện quốc gia nhưng chưa có đồng hồ riêng, do các hộ này nằm tách biệt cách xa đường dây hạ thế; 99,8% hộ còn lại dân sử dụng trực tiếp từ lưới điện quốc gia

Hiện nay, trên địa bàn xã hệ thống đèn chiếu sáng dọc theo các tuyến đường còn hạn chế

1.1.2.2/ Nhân lực:

Dân số và lao động

Dân số toàn xã tính đến ngày 01/4/2009 (tổng điều tra dân số) là 20.695 người, 5.864 hộ (bao gồm cả hộ đăng ký tạm trú trên 6 tháng), mật độ dân số bình quân 882 người/km2 Trong đó:

+ Lao động nông nghiệp: 11.707 người, ứng với 3.345 hộ, chiếm 57,0% + Lao động phi nông nghiệp và dịch vụ khác: 8.988 người, ứng với 2.519

hộ, chiếm 43,0%

Dân cư phân bố không đều tại các ấp, tập trung chủ yếu dọc theo các kênh rạch, trục đường chính thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được thường xuyên quan tâm tuyên truyền nên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt

Tuy nhiên, do phía Bắc xã có khu công nghiệp Lê Minh Xuân và phía Nam

xã đang trình phê duyệt xây dựng Khu dân cư tam giác diện tích 83,54 ha Vì vậy, một số ấp nằm trong khu vực này thời gian tới sẽ có tốc độ đô thị hoá nhanh Điều này tác động về cơ cấu kinh tế và hình thành các khu vực công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu vực kinh tế,… sẽ dẫn đến sự thay đổi nhất định về việc sử dụng đất trên địa bàn xã, từ đó làm thay đổi một phần về phân bố dân cư, phát triển sản xuất

Trang 30

Bảng 2: Dân số và lao động xã Tân Nhựt

2 Số người dưới độ tuổi lao động 5.006 24,19

3 Số người trong độ tuổi lao động 11.682 56,45

4 Số người ngoài độ tuổi lao động 4.007 18,36

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Tân Nhựt, 2009

Lao động phân theo kiến thức phổ thông như sau:

+ Bậc tiểu học chiếm 60%, lao động chủ yếu ở lứa tuổi 45 – 60

+ Bậc trung học cơ sở chiếm 28,0%

+ Bậc trung học phổ thông chiếm 12,0%

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: Trong 11.707 lao động của xã, chỉ

có 2.341 lao động, chiếm 20% tổng số lao động, đã qua đào tạo chuyên môn, phân

ra như sau:

+ Sơ cấp (3 tháng trở lên): 67,15%; tỷ lệ trong nông nghiệp 5,21%

+ Trung cấp: 24,25%, tỷ lệ trong nông nghiệp 4,75%

+ Đại học: 8,60%, tỷ lệ trong nông nghiệp 0,04 %

1.1.2.3/ Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất:

Kinh tế

Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thì cơ cấu kinh tế của xã là Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ

Trang 31

Bảng 3: Cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Tân Nhựt, 2009

Thu nhập bình quân đầu người: 15 triệu đồng/người/năm

Số lượng hộ nghèo: theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm là 1.048 hộ,

chiếm 17,9 % tổng số hộ toàn xã Nếu theo tiêu chí của Trung ương 06 triệu

đồng/người/năm, chỉ có 28 hộ, chiếm 0,48 %

Nhìn chung, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm

khoảng 75,4% tổng thu nhập, chủ yếu từ các ngành nuôi cá, trồng rau, sản xuất

phôi nấm bào ngư, nấm linh chi, trồng lúa, cây ăn trái…

* Cây trồng

Chủ yếu là lúa và một số ít hoa màu, cây ăn trái Lúa và hoa màu mang lại

giá trị sản xuất lớn, do diện tích gieo trồng nhiều (1.100 ha); cây ăn trái quy mô

nhỏ, chưa có tính hàng hoá, chủ yếu là dừa, mảng cầu ghép bình bát, xoài, đu

đủ…phân bố khắp xã; rau gồm các loại như ớt, cải, cà chua, rau gia vị…

Trang 32

Có 328 doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chủ yếu thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (khu công nghiệp Lê Minh Xuân), thương mại dịch vụ

Kinh tế tập thể: 02 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp (cá, rau)

1.1.3/ Định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm

2015

Đến năm 2015, trên địa bàn xã Tân Nhựt sẽ hình thành 5 vùng sản xuất tập trung như sau:

1 Vùng nuôi cá kiểng trong ao:

Hiện có khoảng 20 hộ nuôi với quy mô 13 ha

Địa điểm phát triển: Ấp 1, 2 và 3 (Khu vực ven sông ngoài đê bao)

Quy mô: 10 ha

Đây là loại hình sản xuất mới tại địa phương, mang lại giá trị kinh tế rất cao;

do vậy, diện tích nuôi năm 2010 đã phát triển vượt dự kiến năm 2015 gần 34%

2 Vùng trồng các loại rau an toàn:

Địa điểm phát triển: ấp 2, 3, 4

Quy mô: 100 ha, tập trung phát triển các loại rau gia vị, ớt, rau ăn lá các loại

3 Vùng trồng cây ăn trái – rau kết hợp với du lịch sinh thái:

Địa điểm phát triển: Khu vực tiếp giáp khu di tích Láng Le – Bàu Cò, giáp kênh Xáng ngang và các vùng giáp ranh thuộc địa phận ấp 1, ấp 3 (hướng tiếp giáp

xã Bình Lợi, xã Tân Bửu (Long An)

Quy mô: 340 ha

Loại cây ăn trái: Dừa xiêm, Dừa dứa, Dừa sáp, Xoài, Mít, Mãng cầu ghép,

4 Vùng nuôi cá thịt thâm canh:

Địa điểm phát triển: Ấp 1, 2, 3

Quy mô: 100 ha

Loại hình này phát triển trên đất lúa năng suất thấp có điều kiện về thuỷ lợi, tiến hành cải tạo ruộng lúa đơn giản, chi phí 1 – 2 triệu đồng /ha Đây là vùng nuôi hướng tới sản xuất tạo sản phẩm giá trị cao không sử dụng nguồn phân chăn nuôi làm thức ăn cho cá Gồm 2 hình thức nuôi:

Nuôi thủy đặc sản thâm canh như: cá lóc, cá chình, cá rô

Nuôi tận dụng tối đa diện tích mặt nước:

+ Phần bề mặt nuôi các loại cá trắm, mùi, sặc rằn hoặc tai tượng chuyên ăn các thức ăn xanh

+ Phần giữa nuôi các loại cá như rô phi, rô phi dòng Gift, tai tượng, mè + Phần đáy nuôi các loại cá như chép, tra, trê lai, thác lác, trắm trôi

5 Vùng trồng lúa đặc sản và rau:

Quy mô: 450 ha Trong đó, diện tích lúa sạch dự kiến phát triển khoảng 300

Trang 33

Đây là vùng trồng lúa kết hợp đắp bờ trồng rau nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác Cụ thể, xây dựng mô hình 5.000 m2; trong đó diện tích trồng lúa khoảng 4.000m2

, 1.000 m2 trồng rau trên bờ chủ yếu là ớt, sả… Thu nhập bình quân hàng năm ước đạt 70 - 80 triệu đồng/ha

Ngoài ra, còn có một số loại hình sản xuất ở qui mô nhỏ như nấm bào ngư, cây kiểng, heo rừng,… cũng đang được đầu tư phát triển có hiệu quả trên địa bàn

1.2 Kết quả khảo sát khu vực ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh

1.2.1/ Khảo sát 41 hộ thuộc ấp 3, nơi xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững như

sau:

Tổng diện tích khu vực: 28,28 ha; trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 23,00 ha (trừ 4 hộ không có đất SXNN); chiếm 81,3%; diện tích còn lại là thổ vườn, 5,64 ha; chiếm 19,7%

Tổng số nhân khẩu của 41 hộ là 183 người; trong độ tuổi lao động 126 người, chiếm 68,8%, và số lao động nông nghiệp 78 người, chiếm 42,6% Đáng lưu

ý có một số hộ từ nơi khác đến, có đất nhưng không sản xuất nông nghiệp

Trình độ văn hóa của các chủ hộ qua điều tra như sau: Cấp I, 17 người, chiếm 41,5%; cấp II, 15 người, chiếm 36,5%; và cấp III 9 người, chiếm 22%

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/ hộ: 6.200 m2, thấp nhất 1.500 m2 và cao nhất 27.000 m2/hộ

Về loại hình sản xuất:

Do điều kiện tự nhiên của khu vực thuộc vùng trũng thấp, đầm lầy cao trình

so với mặt nước biển: 0,5 – 1 m, hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, nên loại hình sản xuất chủ yếu ở đây là thuỷ sản Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản 22,8ha, chiếm 99,1% diện tích sản xuất nông nghiệp Đối tượng sản xuất chính là cá nước ngọt với hình thức nuôi ghép gồm các loại: phi, tra, mè hoa, chép, trôi Năng suất bình quân 6 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt 12 tấn/ha Giá bán bình quân 12 – 13 triệu đồng/ tấn (2009) Tổng thu bình quân 70 triệu/ha Chỉ có 2 hộ sản xuất cá kiểng là loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị

Phương thức sản xuất chủ yếu là thuỷ sản kết hợp chăn nuôi, sử dụng nguồn phân của chăn nuôi làm thức ăn cho cá Có 20 hộ áp dụng phương thức này, chiếm 54% Số còn lại chỉ đơn thuần chuyên canh thủy sản Có 25 hộ trong cụm trồng một số cây ở đất vườn và trồng trên bờ ao, chủ yếu là xoài, dừa, mãng cầu ghép

Về tác động đến môi trường nước, không khí, đất

+ Nước dùng để nuôi thủy sản được xử lý trước khi đưa vào ao, hệ thống cấp thóat nước được lấy từ kênh và sông bao quanh khu vực Tuy nhiên, do ảnh hưởng nguồn nước bị ô nhiễm của hệ thống kênh Tân Bửu – chợ Đệm và một số tuyến khác đã gây ô nhiễm một phần khu vực

Trang 34

+ Rác thải trong sinh họat: Tòan bộ 41 hộ khảo sát đều không có hệ thống xử

lý rác thải như: thùng, bể chứa rác Các hộ thường gom rác thải chôn xuống đất hoặc đốt Bốn hộ vẫn còn sử dụng ”cầu tỏm” trong sinh họat

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho cây trồng: Do phần lớn các

hộ nuôi thủy sản, chỉ xử lý ao khi bắt đầu nuôi Riêng cây trồng làm cảnh quan là chính và chỉ có một ít phục vụ cho sản xuất, nên trong phương thức canh tác ít sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Phân chuồng từ các hộ chăn nuôi dùng làm nguồn thức ăn cho cá Do số lượng phân ít không đủ sử dụng làm thức ăn, nên các hộ không sử dụng hệ thống biogas, hơn nữa nguồn chất đốt ở đây dễ kiếm

- Tòan ấp 3 có 259 hộ nghèo (2009), trong đó 248 hộ có mức thu nhập < 12 triệu đồng và 11 hộ có mức thu nhập < 6 triệu đồng/người/năm Riêng khu vực khảo sát có 8 hộ có mức thu nhập < 12 triệu đồng/người/năm, chiếm 19,5% tổng

2 Với diện tích này dễ đầu tư phát triển sản xuất

Trang 35

- Hệ thống sông rạch khá chằng chịt, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh;

vì vậy, phát triển thuỷ sản là một lợi thế của khu vực

- Gần thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An: các thị trường tiêu thụ lớn

- Hệ thống đường giao thông nông thôn cơ bản thuận tiện cho việc vận chuyển và thông thương

- Có các mô hình hiệu quả hiện hữu trên địa bàn

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã có trình độ và nhiệt tình, quan tâm đến chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại địa phương

- Thành phố đang triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà trọng tâm 13 xã điểm và 6 xã nông thôn mới, trong đó có Tân Nhựt

- Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phục vụ chủ yếu cho việc chuyển đổi và xây dựng nông thôn mới đã và đang triển khai khá đồng bộ

- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã còn nhiều và tương đối ổn định đến năm 2020

Khó khăn:

- Số người trong độ tuổi lao động trẻ ít, phần lớn là trẻ em và người lớn tuổi, trình độ văn hoá không cao (cấp I và II chiếm đến 78%), và trình độ kỹ thuật phần lớn chỉ qua kinh nghiệm, khả năng tiếp cận KHKT, tiếp cận cái mới còn hạn chế nên ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất

- Khu vực thuộc vùng hạ lưu gần khu công nghiệp Lê Minh Xuân; do đó, nước thải từ đây đổ ra gây ô nhiễm môi trường sản xuất thuỷ sản

- Hệ thống kênh rạch nhiều nhưng một phần đã bị bồi lắng, kém hiệu quả, chưa phát huy tác dụng cho phát triển sản xuất nông nghiệp

- Hệ thống đê bao không kiên cố, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất

- Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm chưa ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái

- Quan hệ sản xuất chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, chưa tạo được mối quan hệ mật thiết và ràng buộc giữa nông dân và nhà kinh doanh; khả năng tiếp cận thông tin thị trường, thương mại của nông hộ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm hạn chế, chưa xây dựng được hệ thống sản xuất khép kín

- Do ảnh hưởng của tập quán lao động qui mô nhỏ nên người nông dân chưa chủ động chuyển đổi, đòi hỏi chính quyền phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động

1.3/ Kết quả khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè

1.3.1/ Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1/ Vị trí địa lý:

20km

Trang 36

+ Đông

.–

4 năm sau

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1600 – 1700mm

Ẩm độ không khí : Các tháng mùa khô 70%, các tháng mùa mưa 80 - 90 %,

ẩm độ trung bình khá cao Vào các tháng nắng ẩm độ thấp nên cây dễ mất nước

2 – 70/00

: Đất đai

Trang 37

Đơn vị tính: ha

Diện tích sử dụng đất năm 2008

Xã hiện có 5 trạm cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của dân cư 4 ấp trong

xã, gồm 3 trạm nhà nước, 2 trạm tư nhân Đang chuẩn bị xây mới 1 trạm tại ngã tư Nguyễn Bình - Lê văn Lương Nước ngầm hiện là nguồn tài nguyên quan trọng nhất đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã

1.3.2/ Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.2.1/ Cơ sở hạ tầng

Trang 38

Giao thông

Xã có hệ thống giao thông rất tốt, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển sản phẩm, gồm 06 tuyến chính và 30 tuyến hẻm đều được bêtông hóa, tổng chiều dài 25,125km Trong đó; đường trục xã, liên xã đã nhựa hoá, đường trục ấp, liên ấp

đã được nhựa hoá hoặc cấp phối sỏi đỏ 6,52km Đường giao thông nội đồng đi lại thuận lợi 18,605 km

Hệ thống điện

Có 41km đường dây hạ thế

Tất cả các tuyến đường chính đều có đèn đường

100 % số hộ dân sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia

Tình hình cơ giới hoá

Hiện nay tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra rất nhanh trên địa bàn

xã đã thu hút lực lượng lao động trẻ chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ , làm cho lao động nông nghiệp thiếu hụt trầm trọng Sản xuất nông nghiệp tại địa phương mang tính nhỏ lẻ, manh mún, vì thế cơ giới hoá tại đây có khó khăn

Trong lĩnh vưc nuôi trồng thủy sản, 90% khâu làm đất và chăm sóc được cơ giới hoá, khâu cho ăn và thu hoạch sử dụng lao động thủ công

Trong lĩnh vực chăn nuôi, cơ giới hoá 60%, 100% số hộ chăn nuôi sử dụng máy bơm để vệ sinh chuồng trại Sử dụng thức ăn TMR chưa có hộ nào ứng dụng

vì chăn nuôi qui mô nhỏ và ngoài khả năng đầu tư của nông hộ Sử dụng xe gắn máy để vận chuyển vật tư phân bón sản phẩm nông nghiệp như: rau, sản phẩm thuỷ sản, hoa kiểng

Trong trồng trọt, các hộ sản xuất hoa kiểng đều sử dụng hệ thống tưới phun bán tự động để chăm sóc

Dân số toàn xã tính đến ngày 01/04/2009, là 11.179 người, 2.779 hộ (gồm cả

hộ đăng ký tạm trú trên 6 tháng), mật số dân số bình quân 770 người/km2

- Hộ sản xuất nông nghiệp: 1.125 hộ, chiếm 40,66 % tổng số hộ toàn xã + Khẩu nông nghiệp: 3.392 người , ứng với 1.125 hộ

+ Khẩu phi nông nghiệp: 4.951 người , ứng với 1.648 hộ

- Lao động: Tổng số 8.343 người chia ra: nam 3.716 , nữ 4.627; lao động trong độ tuổi 6.431người, ngoài độ tuổi 1.912 người

- Lao động trong lỉnh vực nông lâm ngư nghiệp 3.392 người, chiếm 40,7% lực lượng lao đông của xã, 59,34 % còn lại là lao động trong lỉnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, công chức viên chức nhà nước, lao động làm việc trong các xí nghiệp

Trang 39

Bảng 5: Dân số và lao động xã Nhơn Đức

2 Số người ngoài độ tuổi lao động 1.912 22,92

3 Số người trong độ tuổi lao động 6.431 77,08

Nguồn: Ủy ban Nhân dân xã Nhơn Đức,2009

Trang 40

Thu nhập bình quân đầu người: 16 triệu đồng /người/năm ( là xã có mức thu nhập trung bình khá của huyện )

Số lượng hộ nghèo: theo tiêu chí < 12 triệu đồng/người/năm là 459 hộ, chiếm 11 % tổng số hộ toàn xã Nếu theo tiêu chí của Trung ương 06 triệu đồng/người/năm, chỉ có 8 hộ, chiếm 0,2 %

Nhìn chung, nông nghiệp giữ

, chủ yếu từ nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, rau, cây ăn trái và hoa kiểng

Nhóm cây trồng lâu năm

lăng, Bò cạp nước ), hoa kiểng Diện tích cây trồng lâu năm 237,9 ha, nhưng cho hiệu quả kinh tế thấp do chủ yếu là vườn tạp Diện tích này ngày càng bị thu hẹp do nông dân chuyển sang đất ở hoặc chuyển sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao như lan cắt cành, kiểng các loại Hiện nay, diện tích hoa lan cắt cành toàn xã là 2,5 ha

Nhóm cây trồng ngắn ngày

Rau: gồm các loại rau ăn quả : bầu, bí, khổ qua, mướp, cà

loại rau được nông dân trồng quanh năm Tuy nông dân có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như sử dụng giống

diện tích gie

, Diện tích gieo trồng rau của xã hàng năm là 04 ha

Lúa: Tập trung tại ấp 4 nhưng không nhiều

* Chăn nuôi :

Bò thịt: T Chủ yếu là bò lai sind, dễ nuôi tận dụng đất bỏ hoang để chăn thả hoặc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để phát triển đàn bò nhằm tăng thu nhập, sử dụng chất thải làm phân bón

phục vụ cho trồng trọt tại gia đình

Heo: Tổng đàn heo tại địa phương 5.750 con (2009), tập trung theo huớng

trang trại cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là các hộ chăn nuôi heo khép kín Đây

là một mô hình cần khuyến khích sản xuất tập trung có quy hoạch và xử lý chất thải

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ xuân Đề, Trần viết Mỹ &amp; cộng sự, 2003, Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp tiến trình CNH, HĐH và ĐTH ở TP. Hồ chí Minh, Viện Kinh Tế TP. Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng các mô hình "nông nghiệp sinh thái phù hợp tiến trình CNH, HĐH và ĐTH ở TP. Hồ chí Minh
2. Lê đức Hải &amp; Nguyễn ngọc Sinh, 2000, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Đai học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triển "bền vững
3. Hồng Khanh, 2007, Làng sinh thái người anh hùng, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng sinh thái người anh hùng
Nhà XB: NXB Thanh Niên
4. Nguyễn văn Mẫn &amp; Trịnh văn Thịnh, 1995 , Nông nghiệp bền vững – Cơ sở và ứng dụng, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp bền vững – Cơ sở và "ứng dụng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. Phạm Thuyết, Trần viết Mỹ &amp; cộng sự, 2003, Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở 2 huyện Nhà bè, Cần giờ TP. Hồ chí Minh, Sở KH &amp; CN TP.Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu "cây trồng, vật nuôi ở 2 huyện Nhà bè, Cần giờ TP. Hồ chí Minh
6. GS.TS Nguyễn văn Trương chủ biên, IUCN, 2006, Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu vực nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái, Viện Kinh Tế Sinh Thái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ sinh thái kém bền "vững và việc lựa chọn khu vực nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái
7. B. Mollison &amp; R. Mia Slay Permaculture, 2002, A Designers Manual, Tagari Publication, Aus tralia Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Designers Manual
8. B. Mollison &amp; R. Mia Slay,2004, Introduction to Permaculture, Tagari Publication, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Permaculture
9. David Holgren, 2002, Permaculture, Principles and Pathways Beyond Sustainability, Amazon Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Permaculture, Principles and Pathways Beyond "Sustainability
10. Marshall Bralley, B. W. Ellis, Fern M. Bralley, Rodales All – New Encyclopedia of Organic Gardening: The Indispensible Resource for Every Gardener Sách, tạp chí
Tiêu đề: New "Encyclopedia of Organic Gardening: The Indispensible Resource for Every
15. Rosemary Morrow, 2000, Earth Users Guide to Permaculture, Amazon Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Earth Users Guide to Permaculture
16. Robert A De J. Hart, 1996, Forest Gardening: Cultivation an Edible Landscape, Amazon Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forest Gardening: Cultivation an Edible "Landscape
17. Steve Dever, 2002, Introduction to Permaculture: Concepts and Resource, ATTRA Publication, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Permaculture: Concepts and Resource
11. J. I. Rodate, The Encyclopedia of Organic Gardening Khác
12. Graham Bell, 2002, The Permaculture Garden, Amazon Publication Khác
13. Graham Bell, 1996, The Permaculture Way, Amazon Publication Khác
14. Ross Mars, 2002, The Basics of Permaculture Design, Amazon Publication Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w