1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cải cách hành chính ở địa phương trung quốc sau khi gia nhập wto

6 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

Cải cách hành chính ở địa phương Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Bài viết của Giáo sư Trần Nguyên Trung - Đại học dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc tại Hội thảo “ Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO: chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam”, Hà Nội tháng 9/2007, do Lê Anh Tuấn, Viện KHTCNN, Bộ Nội vụ tổng hợp và biên tập) Sau khi gia nhập WTO năm 2001, nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 10,14% trong 5 năm (2001-2006). GDP bình quân đầu người tăng gần gấp 2 lần (năm 2001 là 1042 USD, năm 2006 là 2004 USD), tổng kinh ngạch xuất khẩu tăng bình quân 30%/năm. Năm 2006, xuất khẩu đạt 969 tỷ USD, nhập khẩu đạt 791 tỷ USD…Những thành tích nổi bật mà Trung Quốc đạt được sau 5 năm là rất ấn tượng và sau 5 năm Trung Quốc đã rút ra được nhiều kinh nghiệm về chuẩn bị các điều kiện trong nước để đạt được những kỳ tích trên, trong đó có việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở cả trung ương và địa phương. I. Cải cách thể chế quản lý hành chính, chuyển đổi chức năng chính quyền Thể chế quản lý hành chính là hệ thống và chế độ cơ cấu quản lý hành chính, quan hệ hành chính và chức năng hành chính. Chức năng quyết định cơ cấu, chức năng của chính quyền địa phương quyết định bởi thể chế hành chính. Vì vậy, việc chuyển đổi chức năng của chính quyền địa phương, nâng cao hiệu quả hành chính phải cải cách thể chế quản lý hành chính, tập trung giải quyết những trở ngại về cơ chế, thể chế kìm hãm sự phát huy đầy đủ hiệu quả hành chính nhà nước. Trên tinh thần đó, chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đang có những nỗ lực cải cách theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, “nới lỏng quyền lực, hành chính theo pháp luật, thông thuận chức năng, sát hạch thành tích”. 1. Đẩy mạnh cải cách chế độ xét hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính, nới nỏng quyền lực. “Xét duyệt”- Cấp phép hành chính là một khâu và nội dung quan trọng trong quản lý hành chính. Quyền xét duyệt hành chính là một loại quyền cho phép và khống chế hành chính. Chế độ xét duyệt hành chính là chế độ cho phép công dân, pháp nhân và các tổ chức khác thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, gia nhập thị trường. Sau khi gia nhập WTO, mở cửa đã thúc ép cải cách, đòi hỏi phải điều chỉnh các thể chế được xác lập trong thời kỳ kinh tế kế hoạch mà ở đó tất cả mọi hoạt động hành chính đều phải xét duyệt hành chính. Để thích ứng với yêu cầu gia nhập WTO, chính quyền Khu tự trị Quảng Tây đã đi sâu cải cách chế độ xét duyệt hành chính, thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, nới lỏng quyền lực. Một là đi sâu xử lý triệt để các hạng mục xét duyệt. Ban Pháp chế Khu tự trị Quảng Tây đã tiến hành việc sắp xếp xử lý các hạng mục xét duyệt, đã ban hành “Danh mục các hạng mục cho phép hành chính trong toàn khu” và “ Danh sách các hạnh mục không xét duyệt hành chính trong toàn khu”. Sau khi ban hành các danh mục trên, thành phố Nam Ninh đã công bố 350 hạng mục cho phép hành chính hiện hành và huỷ bỏ 252 hạng mục xét duyệt hành chính không có căn cứ pháp định. Hai là, trao cho cấp dưới quyền xét duyệt hành chính. Chính quyền địa phương các cấp tỉnh giảm hơn nữa các nội dung xét duyệt, huỷ bỏ các quy định pháp luật, văn kiện cấp nhà nước, khu tự trị mà chưa được các ban ngành ở địa phương xét duyệt rõ ràng, hoặc các vấn đề xét duyệt chỉ yêu cầu chính quyền địa phương quản lý thông thường. Tất cả các hạng mục xét duyệt không thuộc về chức năng của chính quyền địa phương, không nên do Chính phủ trực tiếp quản lý mà thuộc về quyền tự chủ của doanh nghiệp, hoặc do các đoàn thể xã hội, các tổ chức trung gian thực hiện. Chức năng, hạng mục nào cần huỷ bỏ thì huỷ bỏ hết, hạng mục nào cần giao cho cấp dưới thì giao cho cấp dưới. Ba là, quy phạm trình tự xét duyệt, nâng cao hiệu quả xét duyệt. Chính quyền các thành phố, các huyện đều cung cấp dịch vụ làm việc hành chính “ một cửa”, quy phạm trình tự xét duyệt, rút ngắn thời gian xét duyệt, giảm bớt chi phí hành chính, nỗ lực khắc phục hiện tượng “ lãnh đạo phê đi, phê lại, ban ngành chuyển đi, chuyển lại, quần chúng chạy đi, chạy lại”. Các cơ quan trực thuộc Chính quyền Khu tự trị Quảng Tây đều thành lập chế độ nâng cao hiệu quả xét duyệt hành chính. 2. Xác định lại chức năng của Chính phủ, nâng cao hiệu quả hành chính. Xác định rõ hơn chức năng công tác và quyền hạn quản lý của các ban ngành, phân chia chức quyền hợp lý, xác định rõ trách nhiệm, giảm thiểu các hiện tượng chồng chéo chức năng, quyền hạn và trách nhiệm không rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm tách rời nhau, có quyền không có trách nhiệm và ngược lại có trách nhiệm nhưng không có quyền. Vấn đề quan trọng đầu tiên là xác định rõ chức năng của Chính phủ, chuyển “ Chính phủ theo kiểu mọi chức năng và trách nhiệm” thành Chính phủ có chức năng phục vụ, đảm nhận việc cung cấp dịch vụ công, điều tiết kinh tế, giám sát, quản lý thị trường, quản lý xã hội. 3. Thúc đẩy hành chính theo pháp luật, quy phạm hành vi hành chính Hành chính theo pháp luật, xây dựng chính quyền pháp trị, chuyển đổi chức năng của chính quyền, nâng cao hiệu quả hành chính. Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã thực hiện việc phân chia khoa học và quy phạm theo pháp luật các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính các cấp. Dựa trên nguyên tắc tinh giản, thống nhất, hiệu quả, sắp xếp khoa học và hợp lý các cơ quan hành chính, nghiêm túc thẩm tra quyết định biên chế nhân viên, thực hiện pháp luật hoá chức năng, cơ cấu và biên chế. Kết hợp giữa tình hình bãi bỏ các giấy phép hành chính, chủ thể thực thi xử phạt hành chính để phân chia hợp lý chức trách và quyền hạn của các cơ quan hành chính các cấp, từng bước hình thành sự phân công, phân cấp, quan hệ chức quyền rõ ràng, phối hợp lẫn nhau, trách nhiệm và quyền hạn thống nhất. Trao quyền quản lý hành chính cho cấp dưới ở mức độ phù hợp, mở rộng quyền quản lý hành chính đối với kinh tế – xã hội của chính quyền cấp huyện. Từng bước xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng các tranh chấp về chức năng hành chính. 4. Thực hiện sát hạch thành tích, thúc đẩy công tác đi vào thực tế Sát hạnh thành tích là khâu được sắp xếp sau việc thúc đẩy chuyển đổi chức năng của chính quyền địa phương và xây dựng hành chính với hiệu quả cao, là sự kiểm nghiệm trực tiếp và có hiệu quả đối với tình hình thực hiện chức năng chính quyền và kết quả, hiệu quả hành chính; là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hành chính và đi sâu cải cách chức năng của chính quyền. Vì vậy, chính quyền Khu tự trị Quảng Tây coi sát hạch thành tích là nội dung quan trọng của cải cách hành chính, đã thảo luận và sửa đổi “ Biện pháp đánh giá thành tích của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây” yêu cầu các cấp, các ban ngành kết hợp chức năng công tác, nhiệm vụ, mục tiêu và đặc điểm của bản thân, nghiên cứu chế định, biện pháp sát hạch thành tích một cách khoa học, lượng hoá và có khả năng áp dụng. Trọng điểm giải quyết vấn đề trên 3 phương diện: - Một là xác định rõ nội dung cụ thể của sát hạch thành tích, thiết kế một hệ thống chỉ tiêu đánh giá vừa hợp lý, khoa học; vừa đơn giản, dễ thực hiện, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thành tích ở các cơ quan khác nhau và vị trí, chức danh của cán bộ, công chức khác nhau. - Hai là phải kiên trì lấy năng lực và thành tích trong công việc làm nòng cốt, làm nổi bật vai trò sát hạnh lượng hoá, hình thành xu hướng thành tích hành chính chính xác. - Bà là, kết hợp hữu cơ giữa kết quả sát hạch thành tích với trách nhiệm phúc đáp hành chính và tuyển dụng đề bạt, thăng chức, giáng chức, từ chức, thưởng phạt của cán bộ, công chức. II. Hoàn thiện chế độ vận hành hành chính, nâng cao hiệu quả hành chính. 1. Xây dựng, hoàn thiện chế độ người đứng đầu chịu trách nhiệm trả lời Chế độ người đứng đầu chịu trách nhiệm trả lời chính là chế độ chịu trách nhiệm phục vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính, là “ việc nhiệt tình, đón tiếp, xử lý nghiêm túc và chịu trách nhiệm tới cùng các công việc hành chính, dịch vụ mà công dân, pháp nhân hoặc tổ chức khác xin tư vấn, xin giấp phép, xét duyệt phi giấy phép hành chính, xác nhận đăng ký… với cơ quan hành chính”. Hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính thể hiện ở hiệu suất xử lý công việc. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ quan hành chính có hiệu quả xử lý công việc thấp, mức độ hài lòng của người dân và chất lượng làm việc không cao. Hiệu suất xử lý công việc thể hiện lượng phục vụ và tốc độ phục vụ của cơ quan, phản ánh thái độ làm việc, trách nhiệm và tinh thần phục vụ của người làm việc, chất lượng xử lý công việc. Đây chính là việc đo lường hiệu quả phục vụ. Trong quá trình phục vụ hành chính, hiệu suất và hiệu quả liên quan chặt chẽ với nhau, hiệu suất là tiền đề, hiệu quả là mục đích. Nâng cấp hiệu quả hành chính phải nâng cao hiệu suất hành chính và việc thực hiện chế độ người đứng đầu chịu trách nhiệm trả lời là biện pháp có hiệu quả để giải quyết tình trạng hiệu quả của cơ quan chính quyền thấp kém, trách nhiệm nhân viên không cao. Đồng thời làm chuyển biển tác phong làm việc của cán bộ, xây dựng hình tượng cơ quan chính quyền tốt. Yêu cầu của chế độ này là các nhân viên làm việc trong cơ quan phải nghiêm túc thực hiện chức trách, phải nhiệt tình tiếp đón, phục vụ chu đáo những công việc mà cơ sở và quần chúng yêu cầu xử lý cũng như trong các hoạt động tác nghiệp hàng ngày: nhận điện thoại, đón tiếp, phỏng vấn của quần chúng. 2. Nghiêm túc thực hiện chế độ thời hạn xử lý công việc Chế độ thời hạn xử lý công việc của cơ quan hành chính Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã quy định “ Thời hạn xử lý công việc là chế độ cơ quan hành chính xử lý hoặc phúc đáp các công việc hành chính phục vụ công như tư vấn, xử lý giấy phép hành chính, phê chuẩn giấy phép phi hành chính và xác nhận đăng ký mà công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác đề nghị với cơ quan hành chính giải quyết trong thời gian cam kết”. Chế độ thời hạn xử lý quy định, đối với các sự việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình phải cam kết thời hạn xử lý xong hoặc thời gian trả lời cho các cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời bảo đảm xử lý xong hoặc trả lời trong thời hạn cam kết, nếu vượt quá thời gian mà không có lý do chính đáng thì phải truy cứu trách nhiệm của những người có trách nhiệm và những người liên quan. Việc quy định chế độ này có tác dụng thúc đẩy cải cách phương pháp, cách thức làm việc của cán bộ, công chức, đổi mới quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất làm việc. Đồng thời, góp phần xây dựng tác phong hành chính tốt đẹp “ lấy niềm tin làm gốc, bảo đảm là quan trọng” thúc đẩy cơ quan các cấp giữ lời hứa, làm được nói là phải làm, làm là có hiệu quả, ngăn chặn hiện tượng tham nhũng, đòi hỏi sách nhiễu nhân dân do kéo dài thời gian xử lý công việc. 3. Nghiêm túc thực hiện chế độ truy cứu trách nhiệm Chế độ truy cứu trách nhiệm của cơ quan hành chính Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là chế độ truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm chế độ chịu trách nhiệm của người đứng đầu trả lời, chế độ kết thúc xử lý trong thời hạn, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức trách của cơ quan hành chính và nhân viên làm việc trong các cơ quan này, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động hành chính và niềm tin của nhân dân, làm tổn hại đến hoạt động quản lý hành chính hoặc gây tổn hại tới quyền lợi hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người dân. Khâu then chốt thực hiện chế độ truy cứu trách nhiệm là thực hiện chế độ người đứng đầu các ban ngành chịu trách nhiệm trả lời. Thủ trưởng hành chính của các ban ngành chịu trách nhiệm toàn bộ đối với các ban ngành đó, đồng thời chịu trách nhiệm về những hậu quả do việc thực hiện chức quyền của mình gây ra. Chính quyền các cấp truy cứu trách nhiệm thủ trưởng hành chính của các ban ngành công tác trực thuộc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức trách hành chính hoặc ảnh hưởng xấu. Cơ quan hành chính và nhân viên làm việc vi phạm chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm trả lời, chế độ thời hạn kết thúc xử lý sự việc cũng phải truy cứu trách nhiệm hành chính của thủ trưởng , người phụ trách cơ quan hành chính đó. Ba chế độ trên đây là một chỉnh thể hữu cơ, các khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm là khởi đầu, chế độ thời hạn xử lý công việc là hạt nhân, chế độ truy cứu trách nhiệm là bảo đảm. Tóm lại, để xây dựng thể chế thị trường và gia nhập WTO đòi hỏi sự chuyển biến chức năng của Chính phủ và chính quyền địa phương, dẫn đến điều chỉnh và quy định lại hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương, đòi hỏi chính quyền các cấp phải nghiêm túc thực hiện quyền lực theo đúng trình tự và quyền hạn mà pháp luật quy định, đặc biệt là đòi hỏi tăng cường chức năng phục vụ. Để thích nghi với các yêu cầu gia nhập WTO và phát triển kinh tế thị trường, Chính quyền Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây trong quá trình chuyển đổi chức năng đã tăng cường xây dựng hiệu quả hành chính, tăng cường chức năng phục vụ, coi đây là nhiệm vụ cải cách quan trọng, yêu cầu các cấp phải cải cách và đổi mới hơn nữa phương thức phục vụ, đổi mới quy trình công tác, đơn giản hoá trình tự làm việc, nâng cao hiệu suất làm việc, thiết thực giải quyết những tệ nạn như quá nhiều tầng nấc và quá nhiều khâu trong xử lý công việc, thực sự chuyển đổi chức năng của chính quyền địa phương theo hướng quản lý vĩ mô, quản lý theo pháp luật và phục vụ tốt, xây dựng Chính quyền địa phương theo phương thức phục vụ. . Cải cách hành chính ở địa phương Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Bài viết của Giáo sư Trần Nguyên Trung - Đại học dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc tại Hội thảo “ Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO: . mạnh cải cách hành chính ở cả trung ương và địa phương. I. Cải cách thể chế quản lý hành chính, chuyển đổi chức năng chính quyền Thể chế quản lý hành chính là hệ thống và chế độ cơ cấu quản lý hành chính, . hội, gia nhập thị trường. Sau khi gia nhập WTO, mở cửa đã thúc ép cải cách, đòi hỏi phải điều chỉnh các thể chế được xác lập trong thời kỳ kinh tế kế hoạch mà ở đó tất cả mọi hoạt động hành chính

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w