1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các cuộc cải cách hành chính trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng cho nước ta

26 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 286 KB

Nội dung

Đại học quốc gia Hà Nội KHOA LUẬT Môn học: Cải cách hành chính Hà Nội, 10/2012 Danh sách nhóm 5 1. Nguyễn Thanh Bình 2. Trần Văn Lý 3. Phan Trà My 4. Nguyễn Thị Kim Oanh 5. Nguyễn Văn Thái 6. Phan Thanh Thủy 2 Các cuộc cải cách hành chính trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng cho nước ta Hướng tới một nền hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới. Sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước cùng với những sự thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế đặt ra những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi cải cách hành chính trong giai đoạn tới phải thay đổi hẳn phương hướng và cách thức tiến hành. Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tạo cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới; đồng thời, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO. Hơn lúc nào hết, cải cách hành chính là một yêu cầu cấp bách để Việt Nam phát triển kinh tế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, biến cơ hội thành thế mạnh của mình. Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ phát triển, đầu tư nước ngoài xu hướng chung là tăng, nhiều vấn đề xã hội đang được giải quyết tốt… Tuy nhiên, Ở Việt Nam đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước Việt Nam những thách thức và cơ hội mới đòi hỏi phải có những cố gắng cao độ. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. Cái khó trong cải cách hành chính Ở Việt Nam là phải tiến hành một cuộc cải cách hành chính có tính chất cách mạng sang quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng dân chủ. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm cải cách hành chính ở các nước (trong đó có Nhật Bản) là hết sức cần thiết để đẩy mạnh và có kết quả hơn nữa công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Bài làm của nhóm chúng tôi tập trung tìm hiểu một vài cuộc cải cách hành chính nổi tiếng trên thế giới qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc cải cách hành chính đang diễn ra ở Việt Nam. 1. Cải cách hành chính ở nhóm các quốc gia có tương đối nhiều điểm tương đồng với nước ta (vị trí địa lý, chế độ chính trị, xuất phát điểm của nền kinh tế…) 1.1. Nhật Bản 3 1.1.1.Tóm tắt quá trình cải cách Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật là nước bại trận nền kinh tế bị tàn phá kiệt quệ là nước đông dân, nguyên liệu đều phải nhập khẩu cho nên sau chiến tranh Nhật gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ những chính sách hợp lý của chính phủ Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và đạt bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc, đặc biệt từ cuối thập niên 90 thế kỷ 20 cho tới ngày nay.Để đảm bảo sự phát triển bền vững chính phủ Nhật đã không ngừng tiến hành các chính sách cải cách kinh tế, xã hội.Đặc biệt là việc cải cách hành chính nhằm tinh gọn bộ máy lãnh đạo, giảm số người làm tại các cơ quan hành chính nhằm đạt hiệu quả cao trong giải quyết công việc đồng thời giảm chi tiêu công. Việc cải cách được bắt đầu từ tháng 10-1996, Nhật Bản thành lập Hội đồng Cải cách hành chính và cải cách cơ cấu để tiến hành nghiên cứu, soạn thảo một báo cáo để trình lên Chính phủ. Hơn một năm sau, tháng 12-1997, bản báo cáo cuối cùng của Hội đồng đã hoàn tất và được Chính phủ thông qua. Dựa vào kết quả khảo sát, nghiên cứu trên, tháng 6-1998, Nhật Bản đã ban hành một đạo luật (cơ bản) về cải cách cơ cấu Chính phủ Trung ương và lập ra Ban Chỉ đạo Cải cách cơ cấu Chính phủ Trung ương. Trên cơ sở Luật Cải cách Chính phủ, Nhật Bản đã ban hành liên tiếp 17 luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trung ương và cơ quan hành chính độc lập (7-1999), 61 luật quy định vai trò, chức năng của các bộ và các cơ quan mới dự kiến sẽ thành lập (12-1999) và 90 nghị định của Chính phủ về tổ chức bên trong của các bộ, các hội đồng và các tổ chức khác (5-2000). Sau gần 4 năm tiến hành từng bước những công việc trên, một bộ luật cơ bản, các luật khác và nhiều văn bản dưới luật về cải cách hành chính và cơ cấu của Nhật Bản đã lần lượt được ban hành và tất cả bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6-1-2001. Với việc ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như vậy, cuộc cải cách hành chính và cơ cấu tại Nhật Bản, về cơ bản được xem là thành công. Các tổ chức lâm thời được lập ra để làm nhiệm vụ cải cách đã hoàn thành công việc và đã giải tán. Kết quả thu được rất thành công, bộ máy Chính phủ ở trung ương được thu gọn đáng kể, từ 23 Bộ và một Văn phòng xuống còn 12 Bộ và một Văn phòng; số lượng các tổ chức bên trong của các CQHC giảm đáng kể, từ 128 đơn vị cấp vụ, cục và tương đương thuộc các CQHC trước đây, nay đã giảm xuống còn 96 đơn vị; từ 1.600 đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc các cơ quan, tổ chức, nay giảm xuống còn 995 đơn vị. Số lượng công chức làm việc tại các CQHC giảm khoảng 300.000 người và sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới; vai trò của Văn phòng Nội các đã được nâng tầm so với các Bộ; tăng cường quyền lực và khả năng kiểm soát của Thủ tướng đối với các Bộ. Trước cải cách, đa phần các chính sách được các Bộ đề xuất, sau cải cách thì những chính sách quan trọng có tầm chiến lược được Thủ tướng chỉ đạo và đề xuất… Cuộc cải cách hành chính và cải cách cơ cấu tại Nhật Bản hiện nay được đánh giá là một cuộc cải cách lớn nhất kể từ thời Minh Trị đến nay. Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách này với những lý do : 4 - Sau những thành công rực rỡ về kinh tế, Nhật Bản có tâm lý chung là ỷ lại : các đơn vị hành chính cấp dưới chờ đợi cấp trên, thiếu chủ động, không dám tự quyết ; nhân dân cũng có tâm lý ỷ lại vào Nhà nước. - Trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) – đảng cầm quyền hiện nay – có sự phân hóa sâu sắc, chia thành nhiều phe phái, mỗi phe phái có thủ lĩnh riêng. Vì sự tồn tại của mình, Thủ tướng luôn coi trọng mối quan hệ giữa các phe phái trong đảng và làm sao cố gắng giữ mối quan hệ hài hòa giữa họ. Mặt khác, theo cơ chế hiện hành, Chủ tịch Đảng cầm quyền đương nhiên sẽ trở thành Thủ tướng, làm cho Thủ tướng luôn có những hạn chế nhất định. - Bản thân nền hành chính Nhật Bản cũng có những hạn chế nhất định, nhất là sự chia rẽ theo ngành dọc. Mỗi bộ dường như là một lãnh địa riêng. Các chính trị gia cũng có những quyền lợi riêng trong việc hoạch định chính sách. Trên thực tế, trong Chính phủ Nhật Bản hiện nay hình thành các nhóm lợi ích cục bộ. Nền hành chính Nhật Bản, vì thế, được đánh giá là không thông suốt, thiếu ổn định và thiếu khả năng thay đổi chính sách một cách hiệu quả, thiếu khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống cấp bách về thiên tai, chưa nói đến những vấn đề lớn khác như an ninh, quốc phòng. Các nhà nghiên cứu và quản lý đều cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng và nói chung cả hệ thống hành chính Nhật Bản hiện nay có xu hướng phục vụ quyền lợi của các nhóm nhỏ, không đại diện quyền lợi của đông đảo công chúng. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu về một cuộc cải cách lớn nhằm nâng cao tinh thần tự lập, giảm bớt sự ỷ lại vào Chính phủ ; tăng cường vai trò lãnh đạo, kiểm soát của Thủ tướng đối với các phe phái trong đảng cầm quyền và đối với nền hành chính ; đồng thời xây dựng bộ máy Chính phủ gọn nhẹ, minh bạch, hiệu quả hơn. Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là xây dựng một chính phủ có bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả ; hoạch định được những chính sách mang tầm chiến lược, toàn diện để đáp ứng với sự thay đổi thường xuyên của tình hình ; có những quan điểm linh hoạt, mềm dẻo để quản lý tốt những vấn đề khẩn cấp, bất thường và có những quan điểm rõ ràng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nhân dân. Nội dung cơ bản của cải cách cơ cấu ở Nhật Bản là tăng cường sự lãnh đạo của Thủ tướng và Nội các ; tổ chức lại các bộ theo hướng giảm số lượng các bộ, tăng cường vai trò tập trung quyền lực cho Thủ tướng ; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính độc lập. Phương pháp thực hiện cải cách là quy định rõ phạm vi thẩm quyền của các bộ và thiết kế những thủ tục chặt chẽ để phối hợp công tác giữa các bộ ; thiết lập một hệ thống tổ chức để đánh giá giá trị, đánh giá chính sách và đặc biệt là xây dựng các bộ phận thông tin mạnh ; tách bộ phận kế hoạch, hoạch định chính sách khỏi các cơ quan có chức năng tổ chức, thực hiện và tư nhân hóa những công việc có thể tư nhân hóa được. 5 1.1.2.Bài học kinh nghiệm Để thúc đẩy công cuộc CCHC nói chung và cải cách thể chế hành chính nói riêng ở Việt Nam, việc học tập kinh nghiệm nước ngoài trong bối cảnh hội nhập là hết sức cần thiết. Sở dic chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản là do những lý do sau : - Nhật Bản là quốc gia - do yếu tố lịch sử - có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu những thành tựu của pháp luật nước ngoài cũng như các xu thế cải cách tiến bộ trên thế giới - Nhật Bản là điển hình của quốc gia chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hai hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới là hệ thống luật châu Âu lục địa (ảnh hưởng trước Thế chiến II) và hệ thống luật Anh - Mỹ (sau thất bại trong Thế chiến II và sự đầu hàng lực lương Đồng minh), nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng trong tổng thể quá trình CCHC và cải cách tư pháp; - Nhật Bản là quốc gia có nền hành chính phát triển hiện đại với công cuộc CCHC diễn ra lâu đời, từng bước và có kế hoạch, chiến lược cụ thể. - Nhật Bản là một trong hai quốc gia (cùng với đối tác Thụy Điển) tiến hành các dự án hợp tác pháp luật sớm nhất với Việt Nam, từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cho tới nay vẫn luôn là đối tác lâu năm và tin cậy. Học tập kinh nghiệm của Nhật Bản liên quan đến cải cách thể chế hành chính cho thấy nhiều ưu điểm có thể chia sẻ với Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ đang đánh giá Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2000 - 2010 và xây dựng Chương trình cải cách giai đoạn 2010 - 2020. CCHC ở Việt Nam cần phải tiếp tục mở rộng nghiên cứu cả phương diện lý luận và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài, trên cơ sở của việc xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình cải cách trong từng giai đoạn, với mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiện diện trong mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự dân chủ, hiện đại và vững mạnh. Cải cách thể chế hành chính ở Nhật Bản luôn bắt nguồn từ khung Hiến pháp hiện tại của Nhật Bản (1947) với các thay đổi lớn như: xóa bỏ nguyên tắc quân chủ chuyên chế, thay vào đó là nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân => Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi Việt Nam muốn tiến hành cải cách hành chính, đó là thật sự trao quyền lực về tay nhân dân như trong bản Hiến pháp 1946. Khi tiến hành cải cách hành chính, Nhật Bản đề cao nguyên tắc quản lý dựa trên pháp luật đã được mềm hóa. Chính sách tư nhân hóa và phi tập trung hóa đã được xây dựng trên những quan điểm của chủ nghĩa tự do mới. Hướng dẫn hành chính là một nội dung mới trong quản lý hành chính của Nhật Bản bên cạnh việc duy trì các mệnh lệnh, quyết định hành chính mang tính bắt buộc, cứng nhắc. Việc tư nhân hóa ba công ty lớn của Nhà nước, trong đó có Công ty đường sắt Nhật Bản vào cuối những năm 1980, việc 6 chuyển giao các quyền quy định của Nội các thông qua các lệnh từ năm 1983, việc mở rộng quyền tự quản của cư dân địa phương… là những minh chứng cho nguyên tắc mềm hóa quản lý nhà nước dựa trên pháp luật. => Hiện nay ở Việt Nam nhà nước nắm giữ các tập đoàn và tổng công ty lớn trong những lĩnh vực then chốt của cả nước như Dầu khí, Than Điện… việc chịu sự quản lý của nhà nước khiến các tập đoàn này không thể tự chủ được trong sản xuất kinh doanh, đa số các tập đoàn này đều rơi vào tinh trạng thô lỗ(vinashin,vinalines, điện lực…), tạo lên gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như kéo lùi tăng trưởng kinh tế đất nước. Việc quản lý chạt chẽ từ trung ương tới địa phương bên cạnh mặt tích cực cũng có những hạn chế như han chế quyền tự quyết, quyền dân chủ ở địa phương và phụ thuộc chính quyền trung ương tạo sự ỷ lại ở cấp trên. Vì vậy tiến hành cải cách hành chính đồng thời với việc nới lỏng các quyền tự do cho người dân để họ tham gia 1 cách sâu rộng vào việc quản lý giám sát các cơ quan nhà nước, tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Thành lập các tổ chức công cộng độc lập. Các doanh nghiệp tư nhân được cho phép thành lập và hoạt động nhằm xử lý các công việc chung của cộng đồng một cách đơn giản hóa và đạt hiệu quả, như các công ty môi trường, xử lý rác thải, thu gom đồ đạc đã qua sử dụng. Từ tháng 4/2004, các trường đại học công lập đã được chuyển từ quy chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức sang quy chế quản lý như đối với người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và nâng cao tính tự chủ của các tổ chức công cộng độc lập này. - Chính phủ Nhật Bản nỗ lực cải cách hệ thống công vụ, theo đó chế độ thâm niên công tác bị bãi bỏ, thay vào đó là hệ thống tuyển dụng và trả lương dựa trên năng lực. Cải cách thể chế, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Cải cách chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc của Hiến pháp, trong đó các cơ quan này phải thực sự là các tổ chức bảo vệ và thực thi có hiệu quả các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người dân. - Thành lập các tổ chức công cộng độc lập trong mỗi tỉnh và liên tỉnh nhằm xử lý các công việc chung một cách hiệu quả và đơn giản hóa. Theo đề xuất cải cách của Nội các do Thủ tướng Hashimoto Ryutaro khởi xướng năm 1997 với khẩu hiệu: “Tập trung cải cách Chính phủ và bộ máy hành chính hướng tới thế kỷ XXI”, một cơ cấu chính quyền mới, rút gọn và hiệu quả đã được xây dựng năm 2001. Theo đó, cơ cấu 12 bộ như trước đây đã được tổ chức lại thành 10 bộ => Việt Nam hiện nay có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ(năm 2007 là 26 Bộ và cơ quan ngang bộ 12 cơ quan thuộc chính phủ) điều đó cho thấy chúng ta đang tinh gon bộ máy nhà nước nhằm hạn chế sự chồng chéo công việc giữa các Bộ tạo hiệu quả trong giải quyết công việc 1.2. Hàn Quốc 1.2.1.Tóm tắt quá trình cải cách 7 Trong những thập niên gần đây, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất. Tuy nhiên không phải vì thế mà bộ máy điều hành chính phủ Hàn Quốc không có những hạn chế và yếu kém. Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 1997 đã cho thấy điều đó. Bộ máy điều hành của Chính phủ Hàn Quốc đã bộc lộ những điểm yếu và cần được cải tiến để có thể thích ứng với thực tế hiện nay. Ðể có một Chính phủ nhỏ vững mạnh và hiệu quả, Hàn Quốc đã không ngừng đẩy mạnh công cuộc cải cách Chính phủ trong thời gian qua. Khủng hoảng năm 1997 đã buộc Hàn Quốc đối diện với một nhận thức thực tế là, các phương thức cũ trong điều hành bộ máy nhà nước đã trở nên lạc hậu trong giai đoạn mới và cần có những thay đổi cơ bản để vực lại nền kinh tế của đất nước. Hàn Quốc đã khẩn trương nghiên cứu những bài học kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Chương trình cải cách khu vực công, nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tập trung trên bốn lĩnh vực chính: hợp tác, tài chính, lao động và khu vực công, trong đó xem việc tăng cường thúc đẩy cơ chế thị trường là nhiệm vụ trọng tâm. Hàn Quốc đã thành lập Uỷ ban đặc trách trực thuộc Tổng thống, chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách, cải cách Chính phủ và đưa vào thử nghiệm nhiều ý tưởng cải cách mới, một trong số đó là chế độ lương, thưởng dựa theo đánh giá chất lượng hoạt động của từng cá nhân (hoàn toàn trái với cơ chế trả lương dựa theo cấp bậc kiểu truyền thống), tiến hành giảm biên chế, từng bước thực hiện việc thuê khoán dịch vụ công, mở rộng phạm vi hoạt động của khu vực tư… Cải cách được tiến hành tại tất cả các đơn vị thuộc khu vực công, với trọng tâm là tái cơ cấu nhằm làm gọn nhẹ bộ máy, áp dụng nguyên tắc cạnh tranh và nguyên tắc chất lượng thực thi công việc, đã xây dựng một hệ thống tiêu chí và đánh giá cải cách, theo đó các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, theo định kỳ, phải nộp báo cáo cải cách hàng quý cho Ủy ban đặc trách. Kết quả việc thực hiện nhiệm vụ cải cách của từng cơ quan sẽ là cơ sở để tính toán phân bổ ngân sách cho cơ quan này vào năm sau. Đồng thời, việc phản hồi thông tin và chế độ thưởng phạt minh bạch đã khuyến khích việc thực hiện sự cam kết đối với cải cách… Kết quả thu được từ quá trình cải cách rất khả quan. Về thể chế, đã sửa đổi các quy định của nhà nước để bảo đảm sự thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường trên nguyên tắc giảm bớt sự can thiệp của nhà nước và giảm chi phí cho người dân. Các lĩnh vực được cải cách về thể chế là quản lý hành chính (QLHC), nhân sự, quản lý tài chính; quản lý doanh nghiệp công và quản lý lao động. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính (BMHC), chú trọng phân cấp là vấn đề mấu chốt nhất. Về cải cách công vụ và công chức, đã đưa yếu tố cạnh tranh vào chế độ tuyển dụng theo nguyên tắc minh bạch và công khai. Ban hành cơ chế đánh giá công chức đi đôi với điều chỉnh chế độ tiền lương. Hiện nay, tại Hàn Quốc, bình quân có 27 công chức/1.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 75,4, Pháp là 82,2…; đã xây dựng được mạng lưới hạ tầng thông tin thuộc loại tốt nhất trên thế giới, thiết lập xong hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính (CQHC) thông qua mạng điện tử, tiến hành việc cung cấp dịch vụ 8 công thông qua Internet, kể cả việc cung cấp dịch vụ hành chính thông qua điện thoại di động, công khai hoá việc xử lý các vấn đề của dân, của doanh nghiệp trên mạng… Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong CCHC, nhưng Hàn Quốc vẫn tiếp tục tiến trình cải cách. Ngày 14/11/2010, Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Lee Myung-bak cho biết, Chính phủ đang lập kế hoạch cụ thể về cải cách khu vực hành chính giai đoạn tiếp theo và sẽ công bố kế hoạch này trong thời gian sớm nhất. 1.2.2.Bài học kinh nghiệm Việt Nam với điều kiện thiên nhiên thuận lợi và tài nguyên dồi dào hơn Hàn Quốc mà hiện nay Nước ta vẫn còn đang phải tiếp tục cố gắng rất nhiều để phát triển. Như vậy, học hỏi kinh nghiệm từ công cuộc cải cách của Hàn Quốc cũng là một điều quan trọng để có thể rút ra được bài học cho chính mình: - Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt đề cao nhiệm vụ cải cách. Cuộc cải cách bộ máy nhà nước được đẩy mạnh hơn từ khi Tổng thống Roh Moo-Hyun lên nắm quyền và những biện pháp mạnh mẽ được áp dụng từ đầu năm 2003 trở lại đây. Mục tiêu đề ra là xây dựng Chính phủ có hiệu quả, cởi mở, gần dân, được dân tin cậy, minh bạch, hoạt động linh hoạt, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao và loại trừ tham nhũng. => Việt Nam cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Đảng cầm quyền . Từ kinh nghiệm CCHC Hàn Quốc nêu trên, ta thấy rằng sở dĩ việc tổ chức, thực hiện thành công là nhờ sự kiên quyết của Đảng cầm quyền mà đại diện là Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước… tùy theo thể chế chính trị tại mỗi quốc gia.Ta cần phải có quyết tâm và sự lãnh đạo quyết liệt từ ngay cấp cao nhất của hệ thống chính trị thì cải cách mới có thể thành công. - Về cải cách thể chế của Hàn Quốc, Tư tưởng xuyên suốt được đề ra là sửa đổi các qui định của nhà nước để bảo đảm sự thích ứng với sự phát triển của thị trường theo hướng chuyển từ quản lý chặt sang định hướng mở. Thay đổi cơ bản mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội. Bốn lĩnh vực được ưu tiên sửa đổi về thể chế là: quản lý hành chính, nhân sự, quản lý tài chính; quản lý doanh nghiệp công và quản lý lao động. Năm 1997, Luật cơ bản về pháp quy hành chính (The Basic Act on Administrative Regulation) đã được ban hành. Đạo luật này định rõ nguyên tắc cải cách thể chế, xác định nội dung đổi mới quy trình ban hành, sửa đổi bổ sung và công khai hoá các qui định của Nhà nước, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và giảm chi phí cho dân. Dựa trên Luật này, Chính phủ đã thành lập Uỷ ban cải cách lập quy để thực hiện việc giám sát, phối hợp, rà soát các qui định theo chỉ thị của Tổng thống. Cơ cấu của Uỷ ban gồm 20 uỷ viên do Thủ tướng đứng đầu, 7 thành viên thuộc Chính phủ gồm các Bộ trưởng Tài chính, Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Nội vụ, Tư pháp. Có 13 thành viên không nằm trong Chính phủ (giáo sư đại học, chủ doanh nghiệp, đại diện giới báo chí, đại diện người tiêu dùng…), Uỷ ban naỳ được sự hỗ trợ cao của Tổng thống. Uỷ ban họp thường kỳ 2 tuần 1 lần. Các quyết định của Uỷ ban có hiệu lực cao và do Tổng thống phê chuẩn. 9 Mục tiêu của Chính phủ là đến hết năm 2003 phải giảm 50% thủ tục hành chính hiện hành, trong đó 10 lĩnh vực được ưu tiên là: đầu tư nước ngoài, tài chính, thuế, thành lập khu công nghiệp, hải quan, đất đai, nhà cửa, an toàn thực phẩm, thể thao, du lịch. =>> Tổng hợp một số các giải pháp từ nhận thức đến quan điểm và những quy tắc, phương thức tổ chức hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi vai trò của nhà nước để thích hợp với yêu cầu mới của một xã hội đang phát triển không ngừng và có xu thế hội nhập rất cao. Thuộc một trong những Nước đang có công cuộc cải cách hành chính, Việt Nam cần phải xác định trong giai đoạn tiếp theo nên tập trung vào 4 loại chức năng cơ bản: điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và cung ứng một phần dịch vụ công. Ngoài ra, cùng với việc tinh giản bộ máy, giảm số lượng cán bộ, công chức là nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm với công việc, tinh thần thái độ phục vụ người dân và chế độ đãi ngộ tương xứng và minh bạch. - Cải cách cần được tiến hành một cách kiên trì, lâu dài và đồng bộ, toàn diện trong toàn bộ hệ thống chính trị và hành chính. Hàn Quốc đã bắt đầu cải cách Hành Chính từ rất đã tiến hành hàng chục năm và chưa có dấu hiện kết thúc, hay nói cách khác là cải cách một cách liên tục, kéo dài đến nay và sẽ tiếp tục trong thời gian tới - Việc cải cách chế độ công vụ và công chức cũng được đẩy mạnh từ năm 1998 trở lại đây, Hiện tại số lượng công chức ở Hàn Quốc khá thấp (576.000 người; bình quân 27 công chức/1.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 75,4, Pháp là 82,2). Nhờ sắp xếp lại khối sự nghiệp, từ 1997 đến nay Hàn Quốc đã giảm được 7% tổng biên chế. =>> Xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng lực, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới. Kinh nghiệm CCHC của các nước trên thế giới cho thấy việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trong trong thành công của cải cách. - Hàn Quốc đã xây dựng được mạng lưới hạ tầng thông tin thuộc loại tốt nhất trên thế giới, đã hoàn tất việc kết nối mạng trung ương-địa phương, thiết lập xong hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng điện tử. Hiện đang hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công thông qua Internet, kể cả việc cung cấp dịch vụ hành chính thông qua điện thoại di động =>> Trong thời đại internet, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão là xu thế hội nhập quốc tế thì tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của BMHC nhà nước. - Để quản lý và kiểm soát quá trình cải cách, bảo đảm các mục tiêu cải cách được thực hiện có kết quả, tháng 4/2003 một cơ quan mang tên "Uỷ ban của Tổng thống về đổi mới chính quyền và phân cấp" đã được thành lập. Chức năng chính của Uỷ ban là tham vấn cho Tổng thống về các vấn đề có liên quan đến đổi mới chính phủ và phân cấp. Tổ chức 10 [...]... việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách một bước nền hành chính nhà nước với ba nội dung là: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Ngày nay cải cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; ... trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ 3 Cải cách hành chính tại một số quốc gia và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 197-thang-6-2011 ngày 20/06/2011, TS Nguyễn Văn Cường - Vụ Địa phương, Văn phòng Chính phủ 4 Hàn Quốc trên đường phát triển và Tìm hiểu nền hành chính Hàn Quốc, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 5 Một số kinh nghiệm cải cách hành chính. .. tăng hiệu quả Để thực hiện thành công kế hoạch cải cách này, có 2 yêu cầu đặt ra và cần được xem xét để bảo đảm thành công của cải cách Thứ nhất là thiết kế một kế hoạch tốt Thiếu một kế hoạch tổng thể là vấn đề nghiêm trọng trong cải cách hành chính trước đây ở Trung Quốc Các cải cách tìm cách lấp các chỗ hở hơn là tìm ra nguyên nhân của vấn đề Kế hoạch cho cải cách hành chính không là biểu thị quyền... được giới thiệu về chương trình cải cách hành chính của Ai Cập và đã làm việc với Chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho cải cách chính sách Ai Cập (Tapr II) Đây là một dự án của USAID tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên các lĩnh vực thương mại, hiện đại hóa lĩnh vực tài chính, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện dịch vụ thuận lợi cho khu vực tư nhân 3 Vận dụng kinh nghiệm của các. .. quyền trung ương là 1.800 Thứ tư, cải cách ở các thị trấn và tiến hành các cuộc thử nghiệm về hội nhập ở đô thị và nông thôn đang được tiến hành Chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách ở thị trấn từ đầu năm 2000 Ngoài việc tiếp tục giảm và sáp nhập các thi trấn, chính phủ Trung Quốc hiện này đang cân nhắc cải cách thị trấn như một giải pháp cho vấn đề tồn tại và kéo dài ở Trung quốc nhiều năm... Về bộ máy hành chính: giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, thủ tuc hành chính được cải cách theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiến hà, tham những của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc... 2.2.2.Bài học kinh nghiệm Công cuộc cải cách hành chính ở Ai Cập đã cho ta định hướng quan trọng trong quá trình cải cách là giảm thiểu các quy định hành chính trùng lặp, chồng chéo; sự đồng lòng của cả khối doanh nghiệp tư nhân trong việc cải cách và nghiên cứu kinh nghiệm của Ai Cập trong việc học tập kinh nghiệm quốc tế và kêu gọi được nguồn vốn quốc tế (cụ thể là từ Mỹ) phục vụ CCHC, phát triển kinh tế... quản lý hành chính và tình trạng tham nhũng trầm trọng ở một số cơ quan và một số địa phương Đây là những vấn đề thu hút mối quan tâm của nhân dân và toàn xã hội và việc đẩy mạnh cải cách hành chính trên phạm vi sâu rộng hơn nữa là tiếng nói dứt khoát của Đảng Cộng sản, Nhà nước Trung Quốc và toàn xã hội * Những yêu cầu đảm bảo thành công của cải cách hành chính Theo kế hoạch cải cách hành chính của... chức; cải cách tài chính công Trong những năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền: 21 - Về thể chế hành chính: Hiến pháp được sửa đổi, ban hành các Luật mới và các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức; ban hành các nghị định để cụ thể hóa Pháp lệnh, cán bộ, công chức Điều quan trọng là: các văn... vực quản lý hành chính và xây dựng chính quyền 1.4.1 Một số chủ trương lớn về cải cách hành chính Thứ nhất là cải cách thế chế chính quyền Mục tiêu của cải cách thể chế là để thực thi sự chuyển đổi hơn nữa chức năng của Chính phủ, hoàn thiện cơ cấu thể chế Chính phủ, điều chỉnh sự phân chia thể chế chính phủ, cải thiện mức độ quản lý và xây dựng hệ thống hành chính, đề cao các hành vi chuẩn mực, hoạt . mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang. để đẩy mạnh và có kết quả hơn nữa công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Bài làm của nhóm chúng tôi tập trung tìm hiểu một vài cuộc cải cách hành chính nổi tiếng trên thế giới qua đó rút. bài học kinh nghiệm cho cuộc cải cách hành chính đang diễn ra ở Việt Nam. 1. Cải cách hành chính ở nhóm các quốc gia có tương đối nhiều điểm tương đồng với nước ta (vị trí địa lý, chế độ chính

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w