1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường hiệu quả giám sát hành chính của hội đồng nhân dân đối với các cơ quan hành chính tại tỉnh thừa thiên huế

12 871 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 598,45 KB

Nội dung

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH    TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TRA, THANH TRA, GIÁM SÁT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở THỪA THIÊN HUẾ Huế, tháng 3 năm 2013 Giảng viên bộ môn: TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH    TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TRA, THANH TRA, GIÁM SÁT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở THỪA THIÊN HUẾ Huế, tháng 3 năm 2013 Giảng viên bộ môn: TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền MỤC LỤC Trang I.LỜI NÓI ĐẦU…………………… …………………… …………… 1 II. NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm về hoạt động giám sát hành chính và tổng quan về Hội đồng nhân dân cấp tỉnh………………………………………… … 2 1.2. Vai trò, đặc điểm hoạt động giám sát hành chính của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan hành chính…………………………… 2 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TẠI THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Những kết quả đạt được…………………… ……………………… 4 2.2. Những vấn đề còn tồn tại …………………… …………………… 5 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân thực hiện .………………………………………………………………………… 6 3.2 Những giải pháp cụ thể kiến nghị tại địa phương trong thời gian đến…………………………………………………………………………. 7 C.KẾT LUẬN……………… …………………… ……………………. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 1 I.LỜI NÓI ĐẦU Thực tiễn hoạt động hành chính ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định song cũng còn không ít những vấn đề tồn tại về thể chế hành chính, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đặc biệt là tình trạng cửa quyền, lạm quyền, quan liêu Điều này đòi hỏi hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát chặt chẽ. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Cải cách hành chính như hiện nay. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội ( điều 2) đã quy định cụ thể như sau: “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, uỷ ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”. Hoạt động giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định cũng như với một đối tượng cụ thể, qua đó thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành hoạt động giám sát và đối tượng chịu sự giám sát. Trong khuôn khổ tiểu luận, chỉ đề cập đến chủ thể giám sát là Hội đồng nhân dân, và đối tượng giám sát là hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính ( sau đây gọi tắt là CQHCNN) ở địa phương. Kể từ khi Luật tổ chức Ủy ban nhân dân và Hội đồng Nhân dân được hoàn thiện thêm về hệ thống chức năng giám sát của HĐND, thì hoạt động giám sát của HĐND đã những chuyển biến tích cực rõ rệt, dù rằng cạnh đó vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề… Nhận thức được tầm quan trọng vai trò của việc giám sát hoạt động hành chính và chức năng giám sát HĐND, từ thực tiễn địa phương, học viên lựa chọn đề tài: “Tăng cường hiệu quả giám sát hành chính của Hội đồng Nhân dân đối với các cơ quan hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, với mục đích phát huy và tăng cường vai trò giám sát hoạt động hành chính của HĐND đối với các cơ quan hành chính nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 2 II. NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm của hoạt động giám sát đối với các hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước địa phương Hoạt động hành chính cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ( sau đây gọi tắt là HĐHC) bao gồm việc ban hành các quyết định hành chính ( quy phạm, cá biệt) và thực hiện các hành vi mang tính pháp lý, hành chính để tổ chức phục vụ đời sống xã hội, thực hiện lợi ích công cộng. HĐHC mang tính độc lập tương đối cao so với hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực cùng cấp và mang tính quản lý hành chính, trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích của công dân, đời sống xã hội ở địa phương. Điều này buộc cơ quan hành chính phải chủ động, sáng tạo, nhưng cùng với đó là nguy cơ dễ dẫn đến lộng quyền, lạm quyền. Vậy nên, HĐHC của CQHCNN địa phương tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích công dân, xã hội, nên đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ, cả về hình thức hoạt động và phương pháp quản lý, từ cơ quan nhà nước, xã hội và cá nhân. Từ đây và từ định nghĩa về giám sát ở phần mở đầu, ta có thể hiểu giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: là hoạt động do cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện bằng những hình thức, phương pháp quy định trong Hiến pháp và pháp luật, bao gồm việc theo dõi, xem xét, đánh giá, phát hiện kịp thời các quyết định hành chính, các hành vi hành chính vi phạm, để từ đó ngăn ngừa, xử lí hay kiến nghị xử lí, góp phần đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. 1.2. Khái quát về hoạt động giám sát hành chính của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan hành chính cấp địa phương Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 3 giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. Các hình thức giám sát của HĐND đối với CQHCNN ở địa phương, được quy định cụ thể trong Hiến pháp trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ( năm 2003), như sau: Xem xét báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp; Xem xét văn bản quy phạm pháo luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết; Và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. Để thực hiện hoạt động giám sát của mình, Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cung cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương. Ngoài ra, hoạt động của hội đồng nhân dân không chỉ thực hiện theo trong Hiến pháp và pháp luật quy định mà còn phải chủ động cụ thể hóa những quy định này cho phù hợp với đặc điểm cụ thể ở địa phương của mình. Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân góp phần tích cực vào việc phát hiện những sai trái của cơ quan, tổ chức cơ sở trong việc chấp hành pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lí kịp thời những _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 4 sai phạm đó và còn đôn đốc những cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân và của cấp trên cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, bảo đảm thi hành có hiệu quả các quy định của pháp luật và nghị quyết của hội đồng nhân dân ở địa phương. 2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI THỪA THIÊN HUẾ Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND như đã trình bày ở trên. Ngoài Thường trực HĐND và đại biểu HĐND, hoạt động giám sát HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế còn có sự tham gia ba ban Ban Kinh tế Ngân sách, Ban Pháp chế, Ban Văn hoá-Xã hội. Thực tiễn thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã đi vào nề nếp và có hiệu quả nhưng bên cạnh đó, cũng còn tồn tại rất nhiều vấn đề. 2.1. Những kết quả đạt được: Thực hiện quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, HĐND tỉnh đã thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương thông qua việc xem xét báo cáo của các cơ quan này và hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND đối với thủ trưởng các cấp, các ngành tại các kỳ họp của HĐND tỉnh. Nội dung chất vấn tại những kỳ họp gần đây đã tập trung thẳng vào những vấn đề xã hội bức xúc, công luận quan tâm; liên quan trực tiếp đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh như xây dựng sân golf, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, đền bù giải toả, việc khai thác cát sạn trên sông Hương, tiến độ thực hiện các dự án, tình hình triển khai các quy hoạch, hiệu quả của các kỳ Festival Huế… Việc tăng cường chức năng giám sát của HĐND thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp ( bao gồm các kỳ họp thường lệ và bất thường và chuyên đề) cùng với phương thức tổ chức thông tin trực tiếp qua các _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 5 phương tiện thông tin đại chúng đã thực sự nâng cao chất lượng các kỳ họp, phát hiện cả những cái sai, cái bất hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu của đời sống và phù hợp với tình hình của địa phương… Do vậy, nội dung các nghị quyết của HĐND được ban hành ngày càng thiết thực hơn và tính khả thi cao hơn. HĐND, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh thường xuyên tổ chức cuộc giám sát chuyên đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, phát triển du lịch…Bên cạnh giám sát chuyên đề, Thường trực, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện hàng trăm đợt giám sát thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các vấn đề xã hội bức xúc, công luận quan tâm. Ngoài ra, các cơ quan của HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện khá tốt hoạt động giám sát thông qua xem xét báo cáo của UBND và các ngành chuyên môn; tiếp nhận đơn thư khiếu nại, kiến nghị của công dân; qua các cuộc họp giao ban, hội nghị tổng kết thuộc các lĩnh vực. 2.2. Những vấn đề tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của HĐND đối với hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn những tồn tại như sau: Việc thực hiện Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân còn lúng túng, vướng mắc khi thực hiện hoạt động giám sát theo quy định. Kết quả giám sát trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thực tế đang đặt ra nhưng lĩnh vực tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai Hoạt động giám sát ít nhiều vẫn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa đi sâu giám sát vào từng lĩnh vực cụ thể. Phạm vi và nhiệm vụ giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh rất rộng nhưng lực lượng triển khai còn mỏng, chưa tổ chức được nhiều hình thức giám sát về một nội dung trên địa bàn toàn tỉnh. Bộ máy giúp việc cho các Ban không do Ban quản lý mà do Văn phòng UBND tuyển dụng, quản lý, bố trí, _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 6 điều chuyển. Cơ chế này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các Ban. Vì vậy, các chuyên viên không thực sự chuyên trách, được Văn phòng phân công nhiều nhiệm vụ khác, làm cho Ban thiếu chủ động trong việc phân công, phân nhiệm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Ban. Việc tổ chức triển khai giám sát tập trung chủ yếu ở Thường trực, Trưởng, Phó các Ban Hội đồng nhân dân và một số thành viên hoạt động tích cực. Hoạt động giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh còn ít. Khi tiến hành giám sát, một số đại biểu có biểu hiện né tránh, nể nang. Thí dụ như: Công tác giải quyết khiếu nại của chính quyền các cấp, công tác xét xử của TAND các cấp có một số quyết định giải quyết, bản án có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng các Ban còn e ngại, né tránh, chưa chủ động khảo sát, giám sát báo cáo HĐND tỉnh để yêu cầu giải quyết. Việc thu thập thông tin để chuẩn bị nội dung giám sát chưa sâu nên hiệu quả giám sát chưa cao, chất lượng các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu sau giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn chung chung. Việc đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện kết luận sau giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh chưa thường xuyên, thiếu sâu sát. Một số thành viên Ban có lúc chưa thật tích cực với nhiệm vụ, chưa dành đủ thời gian để nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, các hồ sơ tài liệu được cung cấp và tham gia giám sát theo lịch nên việc tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo, thẩm tra, giám sát bị hạn chế. 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân thực hiện Thực tế hoạt động giám sát hiện nay, HĐND đang thực hiện chức năng giám sát hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong một môi trường pháp lý thiếu sự quy định đầy đủ và đồng bộ. Chính vì lẽ đó, việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do HĐND là _____________________________________________________________________ _________________________________ ______________________________ 7 một trong những vấn đề quan trọng mang tính cấp bách hiện nay cần phải giải quyết. Hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân không thể nâng cao nếu chỉ cố gắng tăng cường các điều kiện vật chất, năng lực đại biểu Hội đồng nhân dân mà không chú trọng tới việc hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hành chính. Mà cụ thể cần những vấn đề sau: Phân định rõ thẩm quyền giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là thẩm quyền của các Ban có lĩnh vực giao nhau để khắc phục tình trạng chồng chéo trong giám sát vì các đối tượng giám sát rất có thể vừa là đối tượng của nhiều Ban. Điều này giúp việc thực hiện giám sát càng trở nên khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan và tránh được sự phân công, điều phối mang tính chất chủ quan giữa các cơ quan cùng chung một vấn đề, một lĩnh vực giám sát. Trình tự giám sát cũng như hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát do Hội đồng nhân dân thực hiện cũng phải được quy định một cách cụ thể và rõ ràng, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong hoạt động giám sát phải được xác định dưới hình thức các quy định pháp luật để sau khi có kết quả giám sát, trách nhiệm của đối tượng giám sát được xác định một cách khách quan và chính xác theo luật. Việc quy định cụ thể này sẽ tránh được tình trạng kỷ luật và trách nhiệm của đối tượng bị giám sát không được đặt ra sau khi có kết luận giám sát. Nhằm khắc phục được tính hình thức trong các hoạt động giám sát, tạo cơ chế kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết của HĐND về hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, luật cần quy định hình thức giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và sự phân công theo dõi, đôn đốc việc chấp hành các quyết định xử lý sau các cuộc giám sát, nhất là đối với các lời hứa của đối tượng chịu sự chất vấn của HĐND. 3.2 Những giải pháp cụ thể kiến nghị tại địa phương trong thời gian đến Trong thời gian sắp đến, để thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành hành chính địa phương, yêu cầu HĐND bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh để chủ động xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động là một [...]... của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mới được thực hiện có hiệu quả trên thực tế, qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân mới được bảo đảm qua việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương TÀI LIỆU THAM KHẢO  Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Tổng hợp kỷ yếu các kì họp Hội đồng Nhân dân, tỉnh Thừa Thiên Huế ( kì họp XVI, XVII), Huế  Quốc hội, ... cường hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính nhà nước Trong những năm qua, hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ở nước ta đã được khẳng định và thu được nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, những kết quả của hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chưa tương xứng với mục đích và tầm quan trọng của. .. Các chủ thể giám sát chưa phát huy được vai trò của mình trong hoạt động giám sát Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải được thực hiện một cách gấp rút Và cũng chỉ khi nào pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được hoàn thiện thì hoạt động giám sát hoạt động hành chính. .. nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay Dưới sự giám sát hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, bảo đảm thực thi quyền hạn một cách có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, phát huy dân chủ, góp phần tăng. .. yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của Ban, đảm bảo gắn với các hoạt động chung của tỉnh Khi tiến hành giám sát, thẩm tra cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có lịch trình, đề cương chi tiết, chọn lựa đối tượng, các ngành, địa phương giám sát đúng và có tính đại diện sẽ đảm bảo cho sự thành công Khi thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, cần chủ động làm việc với các ngành được UBND tỉnh. .. động giám sát Trong đánh giá hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân, cần hiểu tính chất hai mặt của đầu tư chi phí cho hoạt động này _ 8 _ III KẾT LUẬN Tăng cường hoạt động giám sát họat động hành chính nhà nước ở địa phương là một vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách trong tình hình thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội. .. nghị quyết để tham gia ý kiến từ đầu, giúp các cơ quan này kịp thời chỉnh sửa, nhằm hạn chế xảy ra trường hợp báo cáo của UBND tỉnh khi trình HĐND tỉnh vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm trái ngược nhau, hoặc nội dung không phù hợp với quy định của Chính phủ và Trung ương Để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi Hội đồng nhân dân phải có một bộ máy làm việc đủ mạnh và... kỳ một cơ quan nào, nếu có tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và mang lại hiệu quả Ngoài ra, cần nâng cao năng lực, bản lĩnh, đặc biệt tinh thần trách nhiệm của Đại biểu HĐND vai trò hoạt động giám sát Các đại biểu dân cử phải có đủ tâm và đủ tài Bởi người làm công tác giám sát, ngoài công nhận cái đúng còn phải chỉ rõ và đề ra các kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để... phát hiện cái sai của người khác, của các ngành chức năng Như vậy, người đại biểu nhân dân phải có quan điểm trình độ, bản lĩnh vững vàng, có tầm nhìn sáng suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý Và trên đó là phải có bản lĩnh dám nói thẳng, nói thật, không nể nang né tránh, phải vì lợi ích của dân, của nhà nước Và điều cuối cùng khi muốn nâng cao vai trò hoạt động giám sát của HĐND ở bất cứ... LIỆU THAM KHẢO  Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Tổng hợp kỷ yếu các kì họp Hội đồng Nhân dân, tỉnh Thừa Thiên Huế ( kì họp XVI, XVII), Huế  Quốc hội, (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà nội _ 9 . CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giám sát hành chính của các. quyết của hội đồng nhân dân ở địa phương. 2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI THỪA THIÊN HUẾ Hội đồng nhân dân tỉnh. Hội đồng Nhân dân đối với các cơ quan hành chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế , với mục đích phát huy và tăng cường vai trò giám sát hoạt động hành chính của HĐND đối với các cơ quan hành chính nói

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w