TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng thiên địch để phòng trừ côn trùng gây hại chính trên rau trong nhà lưới kín’’ với đối tượng chính là bọ xít hoa gai vai nhọn Eocant
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Ký tên, đóng dấu xác nhận) (Ký tên, đóng dấu xác nhận) CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2MỤC LỤC
Trang
TỪ VIẾT TẮT i
Danh sách các bảng ii
Danh sách các hình iv
Danh sách các biểu đồ vi
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 3
1.3 Yêu cầu 3
1.4 Giới hạn đề tài 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
2.1.1 Phát triển thiên địch là biện pháp sinh học trong bảo vệ cây trồng 4
2.1.2 Ứng dụng thiên địch trong nhà lưới nhà kính 5
2.1.3 Một số loài thiên địch tương ứng với sâu hại chính trong nhà kính 8
2.1.4 Những nghiên cứu về loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata 9
2.2 Nghiên cứu trong nước 14
2.2.1 Côn trùng gây hại chủ yếu trong nhà lưới tại Việt Nam 14
2.2.2 Nghiên cứu thiên địch 14
2.2.3 Ứng dụng thiên địch trong nhà lưới 18
Trang 3Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
3.2 Nội dung nghiên cứu 23
3.2.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên các nhóm rau trồng phổ biến trong nhà lưới tại TP Hồ Chí Minh 23
3.2.2 Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của Bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata 29
3.2.3 Nghiên cứu biện pháp bảo tồn và gia tăng quần thể của thiên địch 36
3.2.4 Khảo sát quy trình bảo quản giai đoạn trứng, ấu trùng tuổi nhỏ của bọ xít hoa gai vai nhọn 42
3.2.5 Đánh giá khả năng kiểm soát sâu hại của BXBM ngoài đồng ruộng 46
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
4.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên nhóm rau trồng phổ biến trong và ngoài nhà lưới tại TP Hồ Chí Minh 48
4.2 Đặc điểm sinh học của bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata 56
4.2.1 Xác định thức ăn thích hợp của BXBM 56
4.2.2 Đánh giá khả năng ăn mồi của BXBM 57
4.2.3 Đánh giá khả năng sinh sản và phát triển của BXBM 61
4.3 Biện pháp bảo tồn và gia tăng quần thể của thiên địch 66
4.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đối với BXBM 66
4.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa học nông dân thường sử dụng đối với BXBM 68
Trang 44.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của phân bón lá và thuốc kích thích ra hoa –
đậu quả đối với BXBM 69
4.3.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhà lưới đến quần thể thiên địch 70
4.4 Khảo sát quy trình bảo quản giai đoạn trứng, ấu trùng tuổi nhỏ của bọ xít hoa gai vai nhọn 71
4.4.1 Khảo sát ảnh hưởng của ẩm độ đến thời gian bảo quản trứng và tỷ lệ trứng nở của BXBM 71
4.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bảo quản trứng và tỷ lệ trứng nở của BXBM 73
4.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến việc kéo dài giai đoạn ấu trùng tuổi 1, 2 của BXBM 75
4.5 Đánh giá khả năng kiểm soát sâu hại của BXBM ngoài đồng ruộng 77
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Đề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
Trang 5TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thiên địch được đăng ký như là “thuốc sinh học” tại Nhật bản 7
Bảng 2.2 Thiên địch tương ứng với sâu hại chính trong nhà lưới nhà kính 8
Bảng 2.3 Ảnh hưởng nhiệt độ đến thời gian phát dục ấu trùng và trưởng thành 12
Bảng 2.4 Thành phần và diện tích côn trùng hại trên rau năm 2010-2012 22
Bảng 3.1 Phương pháp đặt và thu bẫy 26
Bảng 3.2 Các mức nghiệm thức của phản ứng chức năng 34
Bảng 3.3 Các mức nghiệm thức phản ứng số lượng 34
Bảng 3.4 Nghiệm thức thử nghiệm các loại thuốc sinh học đến khả năng tồn tại của BXBM 37
Bảng 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thuốc sinh học 37
Bảng 3.6 Nghiệm thức thử nghiệm các loại thuốc hóa học đến khả năng tồn tại của BXBM 38
Bảng 3.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thuốc hóa học 38
Bảng 3.8 Nghiệm thức thử nghiệm ảnh hưởng của phân bón lá và thuốc kích thích ra hoa đậu quả đến khả năng tồn tại của BXBM 40
Bảng 3.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân bón lá và thuốc kích thích ra hoa đậu quả 41
Bảng 3.10 Số lượng bọ xít hoa ở mỗi đợt phóng thích 46
Bảng 4.1 Thành phần các nhóm cây trồng điều tra 48
Bảng 4.2 Thành phần và tần suất bắt gặp của côn trùng gây hại và thiên địch trên rau 49
Bảng 4.3 Kết quả thống kê phổ con mồi của BXBM giai đoạn tuổi 5 trong điều kiện phòng thí nghiệm 56
Trang 7Bảng 4.4 Khả năng tấn công con mồi của BXBM tuổi 2 ở các nghiệm thức thí
nghiệm 57
Bảng 4.5 Khả năng tấn công con mồi của BXBM tuổi 3 ở các nghiệm thức thí nghiệm 58
Bảng 4.6 Khả năng tấn công con mồi của BXBM tuổi 4 59
Bảng 4.7 Bảng phân tích khả năng tấn công con mồi ở tuổi 5 59
Bảng 4.8 Khả năng sinh sản của BXBM trong điều kiện phòng thí nghiệm 61
Bảng 4.9 Thời gian phát dục các pha của BXBM trong điều kiện phòng 61
Bảng 4.10 Khả năng tấn công sâu hại của BXBM 62
Bảng 4.11 Khả năng tấn công 30 cá thể sâu hại của BXBM 65
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng sống của BXBM 66
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa học đến khả năng sống của BXBM 68
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phân bón lá và thuốc kích thích ra hoa – đậu quả đến khả năng sống của BXBM 69
Bảng 4.15 Tỷ lệ sống của BXBM ở các điều kiện nhà lưới với các mật số nhân thả khác nhau 70
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của ẩm độ đến tỷ lệ trứng nở của BXBM 71
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của ẩm độ đến thời gian phát dục giai đoạn trứng BXBM 72
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của giai đoạn trứng BXBM 73
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nở của trứng BXBM 74
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ tỷ lệ sống của BXBM tuổi 2 75
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của BXBM tuổi 2 76
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bọ xít hoa gai vai nhọn (Eocanthecona furcellata) giai đoạn ấu trùng 13
Hình 3.1 Bẫy pheromone sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục trái 25
Hình 3.2 Bẫy dính, bẫy chậu nước 25
Hình 3.3 Bẫy đèn quạt hút – Vợt (tự chế) 25
Hình 3.4 Điều tra thu mẫu bằng bẫy dính màu vàng và pheromon 27
Hình 3.5 Nuôi BXBM để nghiên cứu thức ăn 30
Hình 3.6 Hộp nuôi BXBM 30
Hình 3.7 BXBM tuổi 3 tấn công 30
Hình 3.8 BXBM tuổi 3 30
Hình 3.9 Khu vực nuôi BXBM 30
Hình 3.10 Vật liệu dùng cho thí nghiệm kiểm soát sâu hại của thiên địch trong nhà lưới 34
Hình 3.11 Lồng lưới và cây ký chủ 36
Hình 3.12 Một số hình ảnh của thí nghiệm về khảo sát quy trình bảo quản giai đoạn trứng và ấu trùng tuổi nhỏ của bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata 45
Hình 4.1 Thành trùng sâu tơ thu thập được trên bẫy pheromon tại ruộng cải ngọt Bình Chánh 51
Hình 4.2 Ong ký sinh Diadegma semiclausum ký sinh sâu tơ thu được trên ruộng cải ngọt tại Hóc Môn 51
Trang 9Hình 4.3 Bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata đang ăn ấu trùng bọ rùa 28
chấm (Epilachna vigintioctopunctata) trên ruộng khổ qua tại Hóc Môn 53
Hình 4.4 Ong ký sinh sâu xanh 2 sọc trắng ghi nhận trên cây khổ qua tại Hóc Môn 54 Hình 4.5 Công tác điều tra bổ sung thành phần côn trùng gây hại bằng bẫy dính vàng 54 Hình 4.6 Hoạt động thu bắt mẫu ngoài đồng ruộng 54 Hình 4.7 Các gia đoạn phát triển của BXBM 67
Hình 4.8 Phóng thích bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata trên ruộng
bí xanh tại Củ Chi 81
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm diện tích canh tác theo thống kê bổ sung tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 20
Biểu đồ 4.1: Khả năng tấn công con mồi của bọ xít bắt mồi Eocanthcona furcellata ở các tuổi thí nghiệm 60
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu diễn mối tương đồng giữa hàm thí nghiệm và hàm lý thuyết của phản ứng chức năng 64
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ biểu diễn mối tương đồng giữa hàm thí nghiệm và hàm lý thuyết của phản ứng số lượng 65
Biểu đồ 4.4 Diễn biến côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng dưa leo 78
Biểu đồ 4.5 Diễn biến côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng khổ qua 79
Biểu đồ 4.6 Diễn biến côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng bí xanh 80
Trang 11TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng thiên địch để phòng
trừ côn trùng gây hại chính trên rau trong nhà lưới kín’’ với đối tượng
chính là bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata được thực hiện và
điều tra trong nhà lưới và ngoài đồng, ghi nhận được kết quả như sau:
Nhóm côn trùng gây hại phổ biến bao gồm: sâu tơ (Plutella xylostella), dòi đục lá (Liriomyza sp.), bọ nhảy (Phyllotreta sp.), rầy xanh (Empoasca spp.), sâu xanh 2 sọc trắng (Diaphania sp.), bọ trĩ (Thrips palmi), bọ phấn (Bemisia tabaci), bọ rùa ánh kim (Taiwania circumdata), sâu khoang (Spodoptora litura), sâu đục trái (Leucinodes orbonalis) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Thiên địch bắt mồi phổ biến trên ruộng gồm rau có: bọ rùa bọ rùa đỏ
(Micraspis sp.), bọ rùa 6 chấm (Menocchilus sexmaculatus), nhện bắt mồi (Amblyseius sp.), nhện sói (Pardosa pseudoannnulata), bọ đuôi kìm (Chelisoches
morio), Chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.)
Thiên địch ký sinh phổ biến trên ruộng rau gồm có: ong ký sinh sâu tơ
(Diadegma semiclausum), ong ký sinh thuộc bọ Braconidae
Bên cạnh đó, kết quả điều tra thành phần sinh vật hại và thiên địch tại thành phố Hồ Chí Minh còn ghi nhận có sự xuất hiện của bọ xít bắt mồi
Eocanthecona furcellata với tần xuất bắt gặp ở mức ít phổ biến trên ruộng
b) Đặc điểm về sinh học của BXBM:
Sâu non loài sâu gạo lớn (Zophobas mario) có nhiều ưu điểm là được
BXBM tiếp nhận tốt và dễ dàng mua trên thị trường nên dùng làm thức ăn cho việc nhân nuôi BXBM gai vai nhọn để phục vụ cho các thí nghiệm là phù hợp
Ở giai đoạn tuổi 4, bọ xít tấn công con mồi cao nhất trên đối tượng sâu
đo xanh (3,03 con/ngày)
BXBM đẻ trung bình 1,95 ổ; số lượng trứng trung bình của mỗi ổ là 48,8 trứng/ổ Tỷ lệ trứng nở ở điều kiện nhiệt độ phòng trung bình khoảng 60% ± 4,7 trong đó tỷ lệ đực/cái trung bình của thí nghiệm là 1,14:1
Trang 12Tuổi thọ của BXBM dao động trung bình trong khoảng 40,46 ± 1,75 ngày Trong đó giai đoạn trứng khoảng 5,23 ngày; giai đoạn ấu trùng (từ tuổi
1 đến tuổi 5): 17,58 ngày và giai đoạn trưởng thành 17,65 ngày Vòng đời trung bình của BXBM dao động khoảng 25,81 ± 1,75 ngày
c) Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp, chế phẩm sinh học và kiểu nhà lưới đến khả năng gia tăng quần thể của bọ xít bắt mồi:
Các loại chế phẩm BVTV sinh học ít ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chết của
bọ xít bắt mồi
Kết quả thử nghiệm thuốc trừ sâu hóa học cho thấy ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa học đến tỷ lệ chết của BXBM ở mức cao (đạt 100% ở nghiệm thức thuốc Actara 25 WG và thuốc Regent 800WG
Các loại thuốc kích thích ra hoa đậu quả ở thí nghiệm (gồm thuốc Atonik và Proger) cho thấy không có sự ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của BXBM
Không có sự khác biệt lớn đến tỉ lệ sống của BXBM giữa nghiệm thức
so sánh nhà lưới kín và nhà lưới hở Ở tất cả các thí nghiệm đều cho thấy tỷ lệ sống sót cao BXBM
d) Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến thời gian phát dục và phát triển của giai đoạn trứng của BXBM
Mức nhiệt độ 200C và ẩm độ 60% là thích hợp nhất cho việc kéo dài thời gian phát dục của trứng BXBM (10,55 ngày) Trong khi đó, ở mức nhiệt
độ 25o
C và ẩm độ 60% mặc dù cho tỷ lệ nở cao hơn nhưng thời gian phát dục của trứng ngắn hơn (7,83 ngày)
e) Khả năng tấn công sâu hại của BXBM ngoài đồng ruộng
Kết quả đánh giá khả năng kiểm soát sâu hại ngoài đồng ruộng của BXBM đạt hiệu quả cao nhất từ lúc phóng thích đến giai đoạn 7 ngày sau phóng thích (mật số sâu hại giảm mạnh từ 25-50% ở cả đợt phóng thích lần 1
và lần 2)
Việc phóng thích bổ sung BXBM lần 2 ở giai đoạn 14 ngày sau phóng thích
là rất cần thiết vì khả năng tấn công của BXBM ở đợt thả lần 1 đã bị giảm mạnh
Trang 13ABSTRACT
1) The survey on the insect pest spieces composition on vegetables which was conducted in greenhouse and open field recorded these below results
Common insect pests included spieces diamondback moths (Plutella
xylostella), leafminers (Liriomyza sp.), crucifer flea beetles (Phyllotreta sp.),
leafhoppers (Empoasca spp., Tettigoniella sp.), oriental leafworm moths (Spodoptera litura), eggplant fruit and shoot borers (Leucinodes orbonalis) and beet armyworm moths (Spodoptera exigua)
Predators in the field were red ladybugs (Micraspis sp.), six potted ladybird beetles (Menocchilus sexmaculatus), predeatory mites (Amblyseius sp.), predatory spiders (Pardosa pseudoannulata), earwigs (Chelisoches
morio) and lacewings (Chrysopa sp.)
Common parasitic natural enemies included Diadegma semiclaussum and
braconid wasp
In addition, it has been noticed that the predatory stink bugs Eocanthecona
furcellata also presents at a frequency of less common in the field
2) Some biological characteristics of predatory stink bugs E furcellata Larvae of rice worm (Zophobas mario), which are commonly in the market and appears to be a suitable extra food for E furcellata, were used in
the experiments
The fourth nymph of E furcellata had the highest rate of prey attack response on Anomis flava (3.03 preys per day)
E furcellata layed at the average of 1.95 egg mass and 48.8 eggs per mass
Hatching rate was 60 ± 4.7 % at room temperature
The average life cycle of E furcellata was 25.81 ± 1.75 days in which
the egg stage, the nymph stage (from the first nymph to the fifth nymph) and the adulthood were alternatively about 5.23, 17.58 and 17,65 days
Trang 143) Effect of agricultural chemicals, biological products and the type of net
house to population increasing ability of predatory stink bug E furcellata The biological plant protection products were less influent to E furcellata
than other ones However, chemical pesticides showed a high influence level
to E furcellata life (at 100% of the Actara application) The stimulated blossoming and fruit formation chemicals showed a non influence to E
furcellata death
There was no significant difference in survival rates of predatory stink bug
E furcellata between the green house and the open net-house applications
The survival rates of E furcellata were high in all experiments
4) Effect of the temperature and humidity to the developmental time of
predatory stink bugs E furcellata
At 200C and 60% humidity, E furcellata prolonged the egg stages at about
10.55 days
5) Prey attack ability in the field of predatory stink bugs E furcellata The evaluation results of the ability to control pest in the field of E
furcellata showed a highest effect in the period of 1 day to 7 days after
releasing The density of pests considerably decreased from 25 to 50% in both the first and the second releasing
It is essential to add the second realeasing at 14 days after the first one
because the prey attack ability of E furcellata has been reduced by different
causes at that time
Trang 15Ban đầu, hầu hết quần thể thiên địch trong tự nhiên có số lượng thấp chưa
có khả năng khống chế mật số sâu hại Bằng việc nuôi thả, phóng thích ngoài đồng để thiết lập những quần thể thiên địch đủ lớn để tồn tại và phát triển đồng thời khống chế mật số sâu hại một cách hiệu quả Điều này trong thực tế đã được thực hiện khi dịch hại phát triển phá hại nghiêm trọng và được sự chỉ đạo tập trung Trong điều kiện bình thường, để xây dựng một vùng không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng thiên địch khi cần thiết là một điều mà nhiều nhà quản lý đang hướng tới, thực tế rất khó thực hiện vì không gian rộng, thực hiện không đồng bộ, nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sống dài ngày của thiên địch Vùng an toàn sâu hại chỉ có thể thực hiện thành công khi dưới sự chỉ đạo của chính phủ, cơ quan nhà nước và cơ quan khoa học thực hiện trên một vùng rộng lớn mới ngăn chặn dịch hại một cách hiệu quả như là sử dụng thiên địch
ong mắt đỏ Trichogramma spp trừ sâu xanh hại bông vải Helicoverpa
armigera, sử dụng ong ký sinh Asecodes hispinarum trừ bọ cánh cứng hại
dừa Brontispa longissima; bên cạnh đó việc sử dụng thiên địch thường chỉ có thể
thành công trong nhà lưới với không gian nhỏ, với kế hoạch thật chi tiết cụ thể
và đồng bộ trong việc nuôi thả thiên địch trong những giai đoạn cần thiết
Sâu đục quả các loại là loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) rất khó trị,
vì khả năng tiếp xúc với thuốc rất thấp khi chui vào trong quả Những thiệt hại
do loài sâu này gây ra từ 10-15%, cá biệt có nơi thiệt hại có khi lên đến 40% năng suất cây trồng Có những vụ đậu đũa, cove, nông dân phải phun thuốc
Trang 16hóa học liên tục trong thời gian cho trái, thậm chí ngày cách ngày, tạo dư lượng thường là nhóm thuốc cypermethrin khá cao trong đậu đỗ (CCBVTV
Tp.HCM, 2010) Bên cạnh đó, sâu khoang Spodoptera litura là loại sâu đa thực,
gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau màu Mức độ thiệt hại
do sâu khoang gây ra với cây trồng hàng năm rất lớn do tính kháng thuốc cao, do
có phổ ký chủ rộng nên thường xuyên xuất hiện trên ruộng
Để bước đầu đáp ứng những yêu cầu của nông nghiệp hiện đại, bền vững, không ô nhiễm môi trường an toàn cho sản phẩm, trước mắt chúng tôi
tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng thiên địch để
phòng trừ côn trùng gây hại chính trên rau trong nhà lưới kín’’ với đối
tượng chính là bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata trên sâu
khoang, sâu xanh gây hại trên các loại rau hoa trong và ngoài nhà lưới; nghiên cứu bổ sung đặc tính sinh học nhằm khai thác khả năng sinh sản cao nhất bằng nghiên cứu chọn phương pháp nhân nuôi và bảo quản thích hợp hợp tạo nhiều cá thể nhất phục vụ nuôi thả khống chế mật số hoặc tác dụng làm giảm mật số côn trùng gây hại góp phần trong công tác phòng trừ an toàn và hiệu quả trên cây rau và bảo đảm sức khỏe cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng sản phẩm
1.2 Mục tiêu
Điều tra thành phần sinh vật hại và thiên địch trên rau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm loại thiên địch có tiềm năng phục vụ cho công tác nhân nuôi và phóng thích thiên địch để kiểm soát các loài sâu hại trên đồng ruộng
Việc ứng dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại trên cây trồng sẽ giúp hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sự tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng sản phẩm
Trang 171.3 Yêu cầu
- Điều tra thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên các nhóm cây trồng chính của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm nhóm họ cải, họ bầu bí, họ bìm bìm, họ cúc, họ cà
- Xác định được loại thiên địch có tiềm năng phục vụ cho công tác nhân nuôi và phóng thích khống chế mật số sâu hại
- Khảo sát đặc tính sinh học sinh thái của các loài thiên địch có tiềm năng
- Khảo sát sự ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đến sự tồn tại và phát triển của quần thể thiên địch
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu hại của thiên địch sau khi phóng thích trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng
1.4 Giới hạn đề tài
- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng thiên địch là bọ xít hoa
gai vai nhọn Eocanthecona furcellata
- Đề tài tiến hành từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tại các vùng trồng rau tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh
Trang 18Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1 Phát triển thiên địch là biện pháp sinh học trong bảo vệ cây trồng
Để phát triển công nghệ nhân thả thiên địch, tạo thành quần thể khống chế hữu hiệu côn trùng gây hại, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học trên rau thì việc nghiên cứu khai thác lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng trong phát triển biện pháp sinh học Đây là biện pháp chủ đạo của hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp đô thị bền vững
Năm 1964, Paul DeBach và Evert I Schliner (Division of Biological Control, University of California, Riverside, USA) xuất bản quyển sách với tiêu đề: “Biological Control of Insect Pest and Weeds” và sau đó nó trở thành nguồn tham khảo chính cho hoạt động cộng đồng về kiểm soát sinh học ở California và trên thế giới
Tại Châu Âu (North Carolina, Kansas, Texas ), thiên địch được sử dụng rất sớm từ năm 1970 trên các loại cây trồng như bông vải, cỏ linh lăng, chanh, đậu nành và các cây trồng khác (Ravensberg, 1992) Tại châu Á, kiểm soát sinh học cũng đã trở thành một hệ thống căn bản trong kiểm soát côn trùng gây hại và tiết kiệm lao động sản xuất trong nhà lưới nhà kính (greenhouse) từ năm 1966 (Mori và Shinkaji, 1977)
Nhiều dẫn liệu khoa học đã chứng minh vai trò quan trọng của thiên địch
tự nhiên trong việc khống chế mật số sâu hại trên rau ngày càng phong phú Tùy từng lúc, từng nơi trong từng điều kiện cụ thể, thiên địch tự nhiên có thể tham gia quản lý côn trùng gây hại ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế
Trang 19Tại California, năm 1970 các nhà khoa học đã dùng ong mắt đỏ (OMĐ)
và ong vàng để phòng trừ sâu xanh Heliothis zea hại ngô đạt hiệu quả từ
53-85% (Nguyễn Thị Thùy, 2004)
Bọ mắt vàng Chrisopa carnea là thành phần trong phức hợp các loài
thiên địch được đánh giá là loại thiên địch đặc biệt quan trọng trong phòng trừ rệp hại cây trồng (Nascova, 1972) Bọ mắt vàng cũng có khả năng ăn trứng và
sâu non của bọ ăn lá khoai tây Leptinotarsa decemlinneata Say và sâu non hại bắp cải Mamestra brassicae (Suvakhina, 1974)
Ong ký sinh (OKS) đen kén đơn trắng Cotesia plutellae Kurdj được
phát hiện là loài OKS quan trọng và có hiệu quả với sâu tơ hại rau Ong đen kén đơn trắng đã tham gia cùng với những loài ký sinh khác điều hòa được mật số sâu tơ ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới Malaysia là nước đã có chương trình quản lý dịch hại tổng hợp sâu
tơ kéo dài nhiều năm với nhiều biện pháp trong đó có việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng ong đen kén đơn trắng đạt kết quả tốt (Lim Guan Soon và Mohamed Rani Yuof, 1992)
2.1.2 Ứng dụng thiên địch trong nhà lưới nhà kính
Greenhouse là thuật ngữ nói đến nhà lưới, nhà kính trong đó trồng các loại rau quả, hoa và các cây trồng ngắn ngày khác Tuỳ vào điều kiện và nhu cầu mà người ta sử dụng các chất liệu khác nhau để thiết kế mẩu nhà lưới nhà kính, có thể bằng kính hoàn toàn, có thể mái che bằng kính, chung quanh bằng lưới hoặc bằng plastic trong như kính…
Tại Canada, việc sử dụng thiên địch trên rau canh tác trong nhà lưới nhà kính thật sự thuận tiện hơn so với canh tác bên ngoài Trong nhà lưới nhà kính
có thể sử dụng kiểm soát sinh học mà không cần phải đồng thời xử lý các đồng ruộng chung quanh Một cuộc khảo sát năm 1981 trên 106 nông dân sử dụng kiểm soát sinh học trên cà chua và dưa chuột trong nhà kính ở phía Tây Canada, cho thấy họ đã giảm 60-80% thời gian dành cho phun thuốc trị bọ
Trang 20cánh phấn (whiteflies) hoặc nhện đỏ (spider mites); sản lượng cây trồng tăng lên 23% và giảm 38% chi tiêu (Elliott, 1982; Linda A.Gilkeson, 1984)
Tại Florida, có nhiều nhà sản xuất thiên địch để kinh doanh phục vụ sản xuất trong nhà lưới nhà kính Những nông dân sản xuất hoa và rau trong nhà kính thỉnh thoảng gia tăng sự kiểm soát côn trùng gây hại bằng cách mua thiên địch ăn mồi (predator), thiên địch ký sinh (parasitoid) để thả vào Người nông dân phải tuân thủ những nguyên tắc đặc biệt và những phương pháp quản lý hiệu quả trong nhà kính, chỉ được sử dụng một số lượng rất nhỏ thuốc trừ sâu (Hugh A.Smith, 2000)
Để sử dụng thiên địch có hiệu quả, đầu tiên phải xác định được côn trùng gây hại, nghiên cứu và hiểu thật kỹ đặc tính sinh học, tập tính sinh sống và thói quen gây hại của chúng, những phương cách du nhập vào nhà lưới nhà kính, khả năng sinh sản và khả năng gây hại trên cây trồng Đó là những thông tin rất quan trọng trong quản lý côn trùng gây hại và dùng thiên địch góp phần giảm thiệt hại cho cây trồng Tại Florida, những côn trùng gây hại trong nhà lưới nhà kính được điều tra và nghiên cứu kỹ càng là rầy mềm (aphids), bọ cánh phấn (whiteflies), nhện nhỏ (spider mites), dòi dục lá (leafminers), sâu hại cuống trái cà chua (tomato worm), bọ trĩ (thrips) (Hochmuth, 2010)
Tại Hà Lan, kiểm soát sinh học trong nhà lưới nhà kính được đặc biệt lưu ý và thiên địch được thương mại hóa từ năm 1982, nông dân Hà Lan đã phát triển 550 hecta nhà kính trồng cà chua và 600 hecta trồng dưa Nhiều công ty sinh học như công ty Koppert ở Hà Lan đã sản xuất hàng loạt nhện bắt mồi, OKS… cung cấp cho nông dân thả trên đồng ruộng và nhà kính trồng dưa chuột, ớt ngọt, cà chua, dâu tây, hoa hồng mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ nhện đỏ, rệp muội và bọ phấn Các sản phẩm rau, quả và hoa rất an toàn vì người nông dân Hà Lan không phải dùng tới bất cứ loại thuốc hóa học nào, một thời từng là niềm mơ ước của nhiều nhà khoa học (Gilkeson, 1984)
Trang 21Tại Nhật Bản, mặc dù có nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm nhưng chỉ mới bắt đầu kinh doanh và sử dụng thiên địch trong nhà kính gần đây Đầu năm
1970, một công ty hóa chất tại Nhật đã bắt đầu sản xuất thương mại OKS để kiểm soát các loài côn trùng gây hại cơ bản trên táo nhưng đã không thể tiếp tục sau 3 năm sản xuất vì nhiều lý do (giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh lại với sản phẩm táo nhập khẩu, nhiều loại sâu hại trong khi thiên địch chỉ
có vài loại thì không thể kiểm soát tuyệt đối, việc sử dụng thiên địch chưa phổ biến bởi chưa có áp lực an toàn thực phẩm ) Chỉ 5 năm sau đó, khi mà nhện
ăn mồi Phytoseiulus persimilis đã được sử dụng trên khắp thế giới để kiểm soát
nhện nhỏ gây hại thì việc sử dụng thiên địch thương mại mới được chấp nhận tại Nhật (Takafuji và Amano, 2002)
Hiện nay tại Nhật, những loài thiên địch được đăng ký như là “thuốc sinh học” (bio-pesticides) được kinh doanh, sử dụng bao gồm:
Bảng 2.1 Thiên địch được đăng ký như là “thuốc sinh học” tại Nhật bản
Năm đăng ký Thiên địch Côn trùng hại Cây trồng
Thrips palmi Cà tím, dưa leo
1998-2001 Orius sp Thrips palmi Cà tím, ớt ngọt
2001 Encarsia formosa Trialeurodes
Trang 22California) BioBest Biological Systems đã có quy trình công nghệ sản xuất các loài thiên địch trên quy mô lớn và có những thành tựu trong việc ứng dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng (Raymond A.Cloyd, 2000)
2.1.3 Một số loài thiên địch tương ứng với sâu hại chính trong nhà kính
Bảng 2.2 Thành phần thiên địch tương ứng với sâu hại chính trong nhà lưới
nhà kính
Nhóm sinh
(Nguồn: Vera Krischik, Department of Entomology, University of Minnesota, 2010)
Steiner và Elliotte (1983) đã đề nghị thực hiện 7 bước cơ bản trước khi thả thiên địch như sau:
1 Dự báo và xác định côn trùng có khả năng gây hại;
2 Thiết lập quan hệ với nhà cung cấp và đặt hàng chắc chắn về thời gian và điền vào các yêu cầu của họ trên phiếu đặt hàng;
3 Theo dõi định kỳ sự phát triển của cây Hàng tuần quan sát lá với kính lúp 10X (10-20 lá trong một hàng) Cứ 3 hàng thí lấy mẫu 1 hàng (hàng thứ 3) để xác định các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng;
4 Thiết lập lịch thả thiên địch dựa vào sự giới thiệu của nhà cung cấp
Số lượng thiên địch thường dựa theo các tầng cây và mật độ cây trong
Predatory thrips
Hypoaspis miles
predatory mite
Amblyseius cucumeris
predatory mite
Thripobius semiluteus
parasitoid
Thrips
Predatory thrips
Chrysoperla
sp.
lacewing larva
Delphastus pusilus
lady beetle
Eretmocerus californicus
parasitoid
Encarsia formosa
Predatory thrips
Predatory thrips
Oriussp.
minute pirate bug
Stethorus punctum
lady beetle
Neoseiulus californicus
predatory mite
Phytoseiulus persimilis
predatory mite
Spider mites
Chilocorus orbus
lady beetle
Rhyzobius lophanthae
lady beetle
Metaphycus alberti
parasitoid
Metaphycus helvolus
parasitoid
Soft Scales
Oriussp.
minute pirate bug
Hippodamia convergens
lady beetle
Aphidoletes aphidomyza
midge larva
Aphidius matricariae
parasitoid
Aphids
Predatory thrips
Hypoaspis miles
predatory mite
Amblyseius cucumeris
predatory mite
Thripobius semiluteus
parasitoid
Thrips
Predatory thrips
Chrysoperla
sp.
lacewing larva
Delphastus pusilus
lady beetle
Eretmocerus californicus
parasitoid
Encarsia formosa
Predatory thrips
Predatory thrips
Oriussp.
minute pirate bug
Stethorus punctum
lady beetle
Neoseiulus californicus
predatory mite
Phytoseiulus persimilis
predatory mite
Spider mites
Chilocorus orbus
lady beetle
Rhyzobius lophanthae
lady beetle
Metaphycus alberti
parasitoid
Metaphycus helvolus
parasitoid
Soft Scales
Oriussp.
minute pirate bug
Hippodamia convergens
lady beetle
Aphidoletes aphidomyza
midge larva
Aphidius matricariae
parasitoid
Aphids
Trang 23nhà kính Thường thả từ 2-4 lần trong suốt vụ; mỗi kỳ thả cách nhau 10-14 ngày;
5 Chuẩn bị kinh phí cho việc diệt trừ côn trùng gây hại (trong năm
1983, mỗi nông dân Canada phải mất 3 USD cho 1m2 đất canh tác/ năm đầu tiên);
6 Dự phòng thuốc trừ sâu an toàn cho việc kiểm soát sinh học và có kế hoạch sử dụng khi quần thể côn trùng vượt ngưỡng gây hại;
7 Phải giải thích chương trình kiểm soát sinh học cho toàn thể nhân viên, lao động trong nhà kính được hiểu để thực hiện phun xịt thuốc theo lịch nghiêm ngặt Việc phun xịt không theo lịch sẽ làm mất đi những cố gắng áp dụng những yếu tố kiểm soát sinh học trước đó
2.1.4 Những nghiên cứu về loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata
* Ảnh hưởng điều kiện nhiệt và ẩm độ đến phát triển
De Clercq (1992), Chang (2000), Thein Khin Nyunt (2000), Mohaghegh (2001) và Legaspi (2004) cho rằng BXBM phát triển tốt ở các nhiệt độ, qua nhiều thí nghiệm cho thấy ở các mức nhiệt độ 250
C – 300C - 350C việc tiêu thụ mồi không có gì khác biệt
Trang 24Thời gian phát dục của các giai đoạn trứng, ấu trùng và thành trùng phụ thuộc vào nhiệt độ và lượng thức ăn, con trưởng thành sống lâu hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp, tổng thời gian phát triển (từ trứng đến con truởng thành) ở nhiệt độ 250C dài gấp 2 lần ở 350
C (Thein Khin Nyunt, 2000)
Chang (2000) cho rằng so tương tác số lượng con mồi và nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian phát dục của BXBM, với nhiệt độ 350C và được cung cấp 10 con mồi/ngày thì vòng đời (trứng – trưởng thành đẻ lần đầu tiên) ngắn nhất
Horn (1998) đã kết luận qua các thí nghiệm cho rằng BXBM ở mức giới hạn 200
C và 370C, có tồn tại nhưng không có khả năng đẻ trứng ở nhiệt độ
200C, ngay cả khi ở nhiệt độ 370C cũng có khả năng đẻ trứng nhưng trứng không thể nở, tuổi 2 nó có thể tồn tại ở nhiệt độ 150
Bergman (1979) cho rằng chủng loại cây trồng (cây ký chủ) ảnh hưởng
đến khả năng tìm và bắt mồi của BXBM, ví dụ như để tìm được 1-3 con mồi
trên cây bông vải là 24 phút còn trên cây bắp cải hoang dã là 37 phút, vì trên cây bông vải nó di chuyển và tìm kiếm con mồi trên lá và bông vải, trong khi
đó nó di chuyển tìm kiếm lặp đi lặp lại nhiều lần trên toàn bộ cây bắp cải Trong đĩa petri thời gian tìm kiếm con mồi từ 1-3 giây
Màu sắt của lá cây và màu sắt của con mồi có ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của BXBM, như đối với những lá cây có màu xanh cùng với màu con mồi (màu xanh) thì nó cần 15 phút để tiếp cận bắt mồi, trong khi nếu lá cây ký chủ màu xanh mà con mồi màu nâu thì nó cần 2-3 phút có thể xác định và tiếp cận con mồi (Awan 1985)
Yasuda (1998) đã thử nghiệm con mồi là sâu đục quả từ 4 cây ký chủ (bắp cải, bông vải, cây đậu và cà chua), đã cho thấy phần lớn BXBM tiếp cận ấu trùng đục quả trên cây bông vải, thích những ấu trùng với chế độ ăn nhiều diệp
Trang 25lục tố hơn những ấu trùng có chế độ ăn ít diệp lục tố, những ấu trùng được nuôi bằng chế độ dinh dưỡng nhân tạo (làm từ bột, đậu) không hoặc ít hấp dẫn đối với BXBM
Henaut (2000) cho mô tả kỹ thuật tấn công con mồi của BXBM trong nhân nuôi là nó đi xung quanh hộp nhựa và tím kiếm con mồi, khi đầu râu của
nó chạm vào con mồi thì mở rộng vòi hút, tiếp cận và hút chất dịch cơ thể của con mồi
Krips (2001) cho rằng các mùi kích thích tố (tuyến hoc –mon) kích thích khả năng săn mồi của BXBM
Pati (1989), cho rằng BXBM, có khả năng kìm hãm số lượng và nhóm sâu hại trên cánh đồng
Thein Khin Nyunt và Stefan Vidal (2000) cho rằng BXBM là tiềm năng sinh học trong việc chống lại côn trùng bộ cánh phấn trên các cây ký chủ như bắp, bông, cà chua ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tác dụng phòng trừ tốt
côn trùng gây hại Helicoverpa armigera ở Myanmar
Bakti (2000) đã nuôi BXBM từ tháng 4 – 10/1999 ở Indonesia với thức ăn
là loài sâu khoang hại đậu tương Spodotera litura đã cho thấy con cái phát dục từ
6-10 ngày, trung bình 1 con cái đẻ 379 quả trứng, thời gian phát dục của trứng trung bình 6,68 ngày, tỷ lệ nở 70,79%, ấu trùng có 5 tuổi, thời gian phát dục từ 14-
19 ngày và đạt tỷ lệ sống 68,77-72,81% Con trưởng thành sống trung bình từ
33-44 ngày
Luz I Guzman, Judith T (2002) đã cho rằng BXBM (Hemiptera Pentatomidae) là một đối tượng kiểm soát sinh học chống lại một cách hiệu quả côn trùng gây hại thuộc bộ cánh phấn Phạm vi ăn mồi chủ yếu của nó bao gồm các giai đoạn ấu trùng của loài sâu bướm bắp cải, bắp, sâu đục thân lúa
* Đặc điểm sinh học
Khin Thein Nyunt (2008) cho rằng trứng ở 250C thời gian phát dục của trứng là 11 ngày, còn ở 350C thì thời gian phát dục của trứng là 5 ngày
Trang 26Bảng 2.3 Ảnh hưởng nhiệt độ đến thời gian phát dục ấu trùng và trưởng thành
Tuổi Số ngày phát dục ở điều kiện nhiệt độ 200 C
Số ngày phát dục ở điều kiện nhiệt độ 37 0 C
Tóm lại, việc sử dụng thiên địch chủ động trong nhà lưới nhà kính trồng rau
là có đủ cơ sở khoa học để nghiên cứu những biện pháp tối ưu khai thác tiềm năng khống chế côn trùng gây hại của thiên địch, đây là xu thế tất yếu trong việc sản xuất sản phẩm an toàn và sản xuất giống chất lượng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu và đô thị hóa ở các vùng ven ngoại thành thành phố còn sản xuất nông nghiệp
Những hạn chế trong nhà lưới là có sự di trú của côn trùng từ bên ngoài vào
vì sự cách ly không triệt để Ngoài ra một số trường hợp làm vệ sinh đồng ruộng không kỹ trước khi phủ lưới làm cho côn trùng xuất hiện ngay từ đầu và bộc phát ngay sau vài vụ sản xuất (Eizi Yano, 1996) Các đối tượng phổ biến là sâu đục quả, bọ cánh phấn, bọ trĩ, ruồi đục lá, nhện đỏ, rệp cây, rầy mềm…
Trước mắt, trong điều kiện nhà lưới nhà kính - ngoài việc sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh và kỹ thuật canh tác an toàn - là nơi có thể dễ dàng thả thiên địch làm giảm mật số côn trùng gây hại thay thế thuốc trừ sâu hóa học một cách hiệu quả và là công việc cần được nghiên cứu và khuyến cáo vận động nông dân Việt Nam (chưa quen với thả thiên địch) tiếp cận dần với kỹ thuật kiểm soát sinh học trong bảo vệ thực vật trên đồng ruộng đại trà trong tương lai 10-20 năm sau
Việc đánh giá khả năng kiềm chế mật số sâu hại của thiên địch trên những họ cây trồng chủ lực có khả năng phát triển trong nhà lưới tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần phải được nghiên
Trang 27cứu chọn lọc để sử dụng kết hợp thành bộ thiên địch dùng phòng trị côn trùng gây hại trong nhà lưới Đây được xem là một giải pháp kỹ thuật tham gia vào chuổi sản xuất sản phẩm an toàn thông qua việc sản xuất thiên địch cung cấp cho nông dân phù hợp với thời vụ gieo trồng của họ thay thế việc sử dụng thuốc hóa học gây ô nhiễm sản phẩm, độc hại cho người tiêu dùng
Trong các loài dịch hại quan trọng, hai đối tượng sâu xanh , sâu khoang và
bọ cánh phấn làm cây có thể sinh trưởng yếu, thậm chí có thể chết ngay giai đoạn đầu và bị thiệt hại nghiêm trọng trong thời gian cho trái Do đó, yêu cầu đặt
ra hiện nay là trước mắt cần có có một chương trình nghiên cứu nhằm :
Xác định thành phần sâu hại và thiên địch trên các cây rau phổ biến trồng trong và ngoài nhà lưới nhà kính phù hợp nông nghiệp đô thị (bao gồm rau họ thập tự, họ bầu bí, cây họ cà)
Trên cơ sở thành phần thiên địch, chọn lọc, đánh giá (sinh học) của một
số loài thiên địch có triển vọng đã được nghiên cứu như một loài bắt mồi ăn thịt như bọ xít hoa BXBM trên sâu xanh, sâu khoang
Thực hiện nghiên cứu mật số, kiểm chứng sự tồn tại thiên địch trong nhà lưới so với ngoài đồng để phòng trừ côn trùng gây hại trên rau nhắm tới hình thành các vùng sản xuất rau an toàn trong nhà lưới theo hướng không sử dụng thuốc hóa học
Hình 2.1 Bọ xít hoa gai vai nhọn (BXBM) giai đoạn ấu trùng (Nguồn:
Trần Tấn Việt, Nguyễn Văn Đức Tiến)
Trang 282.2 Nghiên cứu trong nước
2.2.1 Côn trùng gây hại chủ yếu trong nhà lưới tại Việt Nam
Các nguồn tài liệu và thông tin từ các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp (Phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ chí Minh và một số tỉnh trong liên kết rau
an toàn, 2010) cho thấy đối tượng sâu hại phổ biến trên rau bao gồm:
Sâu khoang (Spodoptera litura)*
Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) Sâu tơ (Plutella xylostella)*
Bọ nhảy (Phyllotreta sp.)
Các loài rệp cây, rầy mềm, rệp muội (Aphis spp.) *
Ruồi đục lá (Liriomyza sativae)
2.2.2 Nghiên cứu thiên địch
Ở nước ta, vai trò quan trọng của một số thiên địch tự nhiên trong điều hòa mật số sâu hại trên rau đã được ghi nhận tản mạn trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả :
Trang 292.2.2.1 Thiên địch ký sinh
Nguyễn Thị Kim Oanh (2005) đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh
học của hai loại ong Cotesia plutellae (Kurdjumov) và Diadromus collaris Gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus) ở ngoại thành
Hà Nội
Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Văn Đĩnh (2005) nghiên cứu về “bệnh hại trên cà chua trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng năm 2003-2005 tại Hà Nội” cho thấy có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ bọ phấn và bệnh do vi rus gây ra (xoăn vàng lá cà chua) Vào giai đoạn tháng 10 đến tháng 11 bệnh xoăn vàng ngọn có tỷ lệ bệnh trung bình cao nhất (29,38-34,9%) và xuất hiện trong nhà lưới cao hơn ngoài đồng ruộng do mật số bọ phấn xuất hiện ở đây cao hơn Trần Tấn Việt (2007) đã nghiên cứu và du nhập thành công OKS
Asecodes hispinarum trị bọ cánh cứng hại dừa tại các tỉnh phía Nam
2.2.2.2 Thiên địch bắt mồi
- Về thiên địch là BXBM
Từ năm 2009, các nhà khoa học ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện và BXBM Qua điều tra cho thấy, loài nhện bắt mồi
Amblyseius sp xuất hiện rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện đỏ gây hại ở
Việt Nam, kết quả nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đều cho thấy loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi lại rất thuận lợi với khí hậu miền bắc nước ta
Theo Vũ Quang Côn (1994) BXBM phân bố ở các nước: Việt Nam, Thái Lan, Burma, Ấn Độ, Sri Lanca, Malaysia, Philipin, Timor, Trung Quốc, Đài Loan Ở Việt Nam BXBM có mặt trên nhiều sinh quần như: cây thực phẩm (rau cải, dưa chuột, đậu đỗ), cây công nghiệp: bông, đay, đậu, lạc, điều, chè,
và các cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, cây có múi…các đợt điều tra thực nghiệm của chúng tôi tại các vùng: Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng
Trang 30Nam, Bình Định, Thuận Hải, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc (Sơn
La, Yên Bái), đều bắt gặp BXBM Điều đó chứng tỏ chúng phân bố khá rộng Theo dõi biến động số lượng của chúng ở đồng bắng sông Hồng trên các vùng chuyên canh đay cho thấy, BXBM thường xuất hiện vào hạ tuần tháng 5 khi mật độ sâu đo xanh bắt đầu tăng nhanh Bọ xít hoa tồn tại cho đến khi thu hoạch xong đay (thường vào cuối tháng 7) Mật độ lúc đầu của chúng trên đay rất thấp, thường từ 0,1 con/25 cây đay, sau tăng lên 2-3 con/25 cây đay vào trung tuần tháng 6 Trên dưa chuột và cây rau họ đậu như đậu xanh, đậu cove,
bọ xít hoa gai vai dài xuất hiện ngay từ tháng 4 trở đi cho đến khi hết vụ Theo Pham Văn Lầm (1994) BXBM có phổ mồi tượng đối rộng, chúng
ưa dùng những con mồi có kiểu sống mở như sâu xám, sâu khoang, sâu keo… hơn so với những con mồi có kiểu sống kín như sâu cuốn lá, sâu đục thân… BXBM ở giai đoạn bọ xít non có 5 tuổi Bọ xít non ở tuổi 1 và 2 chỉ uống nước lã hoặc nước đường, bắt đầu từ tuổi 3 trở đi sống theo kiểu bắt mồi
ăn thịt Thời gian phát dục của tất cả các giai đoạn rất thay đổi tuỳ vào thời gian thí nghiệm trong năm
Hồ Khắc Tín (1992) bọ xít bắt mồi BXBM có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm số lượng của nhiều loài sâu hại như sâu xanh, sâu khoang, sâu
đo xanh trên đồng ruộng
Theo Vũ Quang Côn (1994) vòng đời của loài BXBM trong điều kiện 26,1 – 29,40C và ẩm độ 72-85% cho thấy vòng đời từ 22-31 ngày, bọ xít cái trưởng thành đẻ từ 1-9 ổ trứng, trung bình 175,5 quả
Trương Xuân Lam (2004) thời gian từ khi hóa trưởng thành đến khi giao phối lần đầu của bọ xít hoa thường từ 2-10 ngày Điều này phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết và thức ăn Nói chung vào mùa hè-thu, từ lúc giao phối đến khi đẻ trứng thường kéo dài từ 3-7 ngày Vào mùa đông thời gian từ khi giao phối đến khi dẻ trứng có khi lên trên 20 ngày
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) cho rằng vật mồi của loài
Trang 31lá bông trên các loại cây trồng điều tra gồm đậu tương, đậu xanh, đậu đen, bông, lạc, ngô, nhãn, vải
- Các loài thiên địch bắt mồi khác
Nguyễn Văn Huỳnh (2005) đã tiến hành điều tra thành phần loài, khảo sát khả năng bắt mồi và chu kỳ sinh trưởng của dòi ăn rầy mềm thuộc họ Syrphidae (Diptera)
Trần Thị Thiên An (2007) đã nghiên cứu một số thiên địch phòng trừ
ruồi đục lá rau Liriomyza (Agromyzidae - Diptera) tại Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Chắt (2007) đã bước đầu nghiên cứu sử dụng một số thiên địch ăn rệp sáp giả phòng trừ rệp sáp tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận
Theo kết qủa điều tra côn trùng trên cây trồng ở các tỉnh Miền Bắc của Viện Bảo vệ thực vật (1976) đã xác định có 97 loài bọ xít bắt mồi, trong đó thuộc 8 họ là họ Reduviidae (75 loài), họ Pentatomidae (9 loài), họ Nabidae (4 loài), họ Pyrrhocoridae (4 loài), họ Lygaeidae (2 loài), họ Miridae (1 loài),
họ Anthocoridae (1 loài), họ Hydrometridae (1 loài)
Nghiên cứu và định danh loài bọ xít bắt mồi trên lúa ở các tỉnh Tây nguyên theo Đặng Đức Khương (1990) đã xác định họ Nabidae (1 loài), họ Reduviidae (12 loài), họ Pentatomidae (3 loài), họ Lygaeidae (2 loài)
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài thiên địch trên sâu hại bông ở Nha Hố (Ninh Thuận) và Thống Nhất (Đồng Nai) của Phạm Văn Lầm (1993)
đã phát hiện 12 loài bọ xít bắt mồi khác thuộc 5 họ, trong đó họ Reduviidae (7 loài), họ Pentatomidae (2 loài), Nabidae (1 loài), Pyrrhocoridae (1 loài), họ Lygaeidae (1 loài)
Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên cứu, là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại Tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ môn côn trùng, thuộc Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
cũng tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius sauteri để tiêu diệt bọ trĩ có
kích thước nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai
Trang 32tây So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch dường như còn mới mẻ và lạ lẫm với bà con nông dân ở nước ta Trong tương lai, việc phát triển nhân nuôi các loài nhện và bọ xít bắt mồi sẽ giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền của bà con và phải hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2009)
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến mật số của loài bọ xít
mù xanh, theo Bùi Hải Sơn (1993) cho rằng trong 3 loại thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC, Aplaud 10WP dùng với liều lượng khuyến cáo thì thuốc Bassa 50EC đã làm giảm mật số và nguồn tích luỹ số lượng trên cánh đồng Trebon 10EC, Aplaud 10WP chưa ghi nhận kết quả ảnh hưởng
Thành phần thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam theo Phạm Văn Lầm (1997) có 70 loài bọ xít bắt mồi, (trong đó xác định tên 47 loài và 23 loài chưa xác định tên) thuộc 9 họ trong đó họ Reduviidae chiếm nhiều nhất (56 loài)
Theo Hà Quang Hùng (1999) ghi nhận loài Ectrychotes linanenis (họ
Reduviidae) là loài tương đối phổ biến trên cây lúa tại Gia Lâm – Hà Nội, vật mồi của loài này là sâu cuốn lá
Trên cây đậu tương theo Trần Đình Chiến (1999) đã xác định có 11 loài
bọ xít bắt mồi thuộc 4 họ, trong đó họ Reduviidae (7 loài), họ Pentatomidae (2 loài), họ Lygaeidae (1 loài), Miridae (1 loài)
Kết quả điều tra côn trùng trên cây ăn quả ở Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật (1999) đã ghi nhận 14 loài bọ xít bắt mồi trên cây vải, nhãn, cam, xoài… thuộc 4 họ, trong đó họ Reduviidae (4 loài), họ Pentatomidae (8 loài), họ Lygaeidae (1 loài), họ Pyrrhocoridae (1 loài)
Trên cây mía, Đỗ Ngọc Diệp (2000) đã ghi nhận 5 loài thuộc các họ Reduviidae
2.2.3 Ứng dụng thiên địch phòng trừ sinh vật hại trong nhà lưới kín
Trang 33như ,
, v.v
Nhà lưới nhà kính tại Việt Nam chủ yếu làm bằng vật liệu lưới màu trắng (chỉ ngoại trừ các tỉnh miền cao như Lâm Đồng, Lào Cai còn có loại nhà kính bằng plastic trong như kính) Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng 10 năm, diện tích canh tác rau trong nhà lưới đã phát triển 200 ha, mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đã nói lên được xu thế phát triển của nhà lưới Tỉnh Lâm Đồng, riêng thành phố Đà Lạt cũng đã phát triển hàng ngàn ha rau trong nhà lưới, nhà kính; định hướng phát triển năm năm tới (2015) khoảng 3.000 ha (tăng gấp đôi so với hiện nay) Tỉnh Bình Dương là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao cũng đang phát triển 100 ha rau trong nhà lưới (Báo cáo liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 12 tỉnh, 2010) Như vậy việc phát triển nhà lưới nhà kính trồng rau là xu thế tất yếu trong việc sản xuất sản phẩm an toàn và sản xuất giống chất lượng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu và đô thị hóa ở các vùng ven ngoại thành thành phố còn sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên dạng nhà lưới vừa đề cập chủ yếu là nhà lưới hở do ban đầu thì thiết kế và xây dựng kín nhưng qua nhiều vụ sản xuất, lưới bị rách hở nhiều, không được đầu tư phục hồi nên đa
số trở thành nhà lưới hở một phần hoặc chỉ còn mái che
Theo kết quả nghiên cứu thì BXBM (phân bố ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Trung Quốc… Ở Việt Nam loài này ghi nhận có mặt trên nhiều cây trồng khác nhau như cây thực phẩm (rau cải, dưa chuột, đậu đỗ), cây công nghiệp (bông, đay, lạc, đậu ) hay trên cây
ăn quả (vải thiều, nhãn, cây có múi) Bọ xít hoa là loại côn trùng đa thực, cả
ấu trùng và trưởng thành đều là loài rất phàm ăn Thức ăn của chúng thường
là các loài sâu hại nguy hiểm cho cây trồng như: sâu đo xanh (Anomis flava), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu đục quả đậu (Maruca testulalis), sâu xanh đầu bé (Plusia chalcites), sâu cắn gié
(Leucania separata)…(Nguyễn Xuân Thành, 1994)
Trang 342.2.4 Tình hình sản xuất rau tại TP Hồ Chí Minh
a Diện tích gieo trồng
Diện tích canh tác rau theo thống kê đến cuối năm 2010 và điều tra bổ sung năm 2013 tại TP Hồ Chí Minh có khoảng 4.842 ha Trong đó các quận, huyện có diện tích canh tác rau lớn tại thành phố gồm có huyện Củ Chi chiếm diện tích
28%, Quận 12 là 22%, huyện Hóc Môn 21% và huyện Bình Chánh 21 %
Tỷ lệ phần trăm điện tích canh tác rau tại TP HCM năm 2010
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ phần trăm diện tích canh tác theo thống kê bổ sung
tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010
Diện tích gieo trồng của TP Hồ Chí Minh trong năm 2012 là 12.286 ha (hiện nay là 13.400 ha gieo trồng/ 3.842 ha canh tác) tập trung trên 6 nhóm cây trồng chính gồm có:
- Nhóm rau ăn lá ngắn ngày: cây rau có thời gian sinh trưởng dưới
60 ngày như cải xanh, cải ngọt, cải trắng, cải thìa, xà lách, mồng tơi, rau dền, tần ô, rau muống hạt…Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn lá ngắn ngày: 2-3 lần/vụ 3 tháng
Trang 35- Nhóm rau ăn lá dài ngày: cải bắp, cải bông… Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn lá dài ngày: 1 lần/vụ 3 tháng
- Nhóm rau củ quả ngắn ngày: có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng như đậu cove, đậu đũa, dưa leo, khổ qua, mướp, cải củ Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn củ quả: 1 lần/vụ 3 tháng
- Nhóm rau củ quả dài ngày: cây có thời gian sinh trưởng trên 4 tháng như bầu, bí, cà chua, ớt, cà các loại Thời gian thu hoạch của nhóm rau củ quả dài ngày: 1,5 lần thu hoạch/ năm (0,5 lần/vụ)
- Nhóm rau muống nước: Thời gian thu hoạch 10-11 lần thu hoạch/ năm (trung bình từ 30-32 ngày thu hoạch một lần)
- Nhóm rau khác: rau nhút…
b Diện tích nhiễm côn trùng hại trong năm 2010-2012
Tổng diện tich côn trùng gây hại trên rau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là 7.075 ha, năm 2011 là 6.065 ha và năm 2012 là 5.892 ha Trong đó diện tích gây hại tập trung trên các loại côn trùng gồm sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh đuôi đen, ruồi đục trái, bọ nhảy, sâu tơ (bảng 2.4)
Trang 36Bảng 2.4 Thành phần và diện tích côn trùng hại trên rau năm 2010-2012
STT Côn trùng hại Tên khoa học
Diện tích bị hại (ha/năm)*
2010 2011 2012
1 Sâu khoang ăn tạp Spodoptera litura 1.914 1.345 1.300
2 Sâu xanh đục quả Heliothis armigera 925 720 860
3 Rầy xanh đuôi đen Nephotetix bipunctatus 643 532 550
4 Ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae 587 623 515
10 Rầy mềm Brevicoryne brassacicae 282 250 270
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hồ Chí Minh)
(*): là diện tích lũy kế đến cuối năm trên nhiều vụ
Trang 37Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm điều tra thành phần sinh vật hại và thiên địch được thực hiện tại các vùng trồng rau trọng điểm thuộc huyện Bình Chánh, Hóc Môn và huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
Thí nghiệm nhân nuôi và khảo sát đặc điểm sinh học, sinh thái BXBM tại Trạm Kiểm dịch thực vật thuộc Chi cục bảo vệ thực vật thành phồ Hồ Chí Minh
Thí nghiệm phóng thích và đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu hại của thiên địch BXBM được thực hiện tại huyện Củ Chi và Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên các nhóm rau trồng phổ biến trong nhà lưới tại Tp Hồ Chí Minh
a Mục đích
Xác định thành phần, mức độ phổ biến và diễn biến côn trùng gây hại ở các giai đoạn phát triển của cây trồng trên một số nhóm rau trồng phổ biến tại
Tp Hồ Chí Minh trong chu kỳ một năm
Do thành phần các loại côn trùng hại trên các họ cây trồng khá giống nhau nên tiến hành phân nhóm các cây rau để thuận tiện cho công tác điều tra Thí nghiệm tiến hành trên 4 nhóm rau trồng chính, trong thời gian một năm 2010 tại địa bàn thành phố bao gồm:
- Nhóm họ cải (Brassicaceae) gồm: cải ngọt, cải bẹ xanh, cải dúng,
Trang 38- Nhóm họ cúc (Asteraceae): xà lách
điều tra ở huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn
- Nhóm họ cà (Solanaceae): cà tím
- Nhóm họ bầu bí (Cucurbitaceae) gồm: dưa leo, bí đao, mướp đắng
- Nhóm họ bìm bìm (Convolvulaceae): rau muống nước, rau muống hạt điều tra tại huyện Hóc Môn, Củ Chi
b Phương pháp điều tra
Điều tra theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng Các quy định cụ thể về điều tra sâu hại như sau:
+ Cây trồng ngoài đồng: 1m2/điểm (với cây có mật độ < 50 cây/m2
);
1 khung (40x50 cm)/điểm (với cây có mật độ > 50 cây/m2)
+ Cây trồng có mật độ cao, vườn ươm: 1 khung/điểm
+ Điều tra 10 cây hoặc 10 lá ngẫu nhiên/điểm tuỳ theo vị trí gây hại đối với các loại chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, nhện
Phương pháp điều tra cụ thể như sau:
-Tiến hành điều tra bằng cách chọn vườn ngẫu nhiên trên tuyến điều tra trong vùng (có thể chọn các vườn canh tác các nhóm rau gần nhau để tiện điều tra) -Mỗi nhóm rau sẽ điều tra ngẫu nhiên 3 vườn (chọn vườn có diện tích trồng ít nhất 300m2) ở điều kiện tự nhiên, riêng nhóm cải các loại có điều tra
bổ sung trong nhà lưới
-Trên mỗi vườn, điều tra theo 5 điểm chéo góc Điều tra được thực hiện phối hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm thu mẫu bằng vợt (7 ngày/lần), bằng bẫy dính, bẫy pheromon, bẫy thau, bẫy đèn-quạt hút và quan sát cây trồng thu mẫu bằng tay (7 ngày/lần, trong suốt một năm 2011)
-Thời gian điều tra thu mẫu trong suốt một năm 2011
Trang 39Hình 3.1 Bẫy pheromone sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục trái
Hình 3.2 Bẫy dính, bẫy chậu nước
Sử dụng hai loại kích cở 10 x 20 cm và 40 x 50 cm một mặt màu xanh và
một mặt màu vàng , bề mặt có keo dính Bẫy chậu nước là một thau nhựa màu
vàng, đường kính 40 cm, chứa nước đặt trên mặt ruộng
Hình 3.3 Bẫy đèn quạt hút – Vợt (tự chế)
Ngoài ra còn thu mẫu bằng vợt: một số loài côn trùng di chuyển bên trên
tán lá rau sẽ được thu thập bổ sung bằng cách vợt liên tục qua 5 điểm trên 1
Trang 40lần di chuyển theo dạng hình chữ “Z” hoặc theo luống trồng Trung bình vợt
100 cái trên mỗi ruộng thu thập mẫu
Bảng 3.1 Phương pháp đặt và thu bẫy
1 Bẫy pheromone
sâu khoang, sâu
tơ và bẫy ruồi
- Mỗi loại bẫy đặt cách nhau tối thiểu 20 mét
- Bẫy được đặt cố định trên ruộng vào đầu vụ
- Đếm số lượng thành trùng vào bẫy định kỳ 7 ngày 1 lần vào thứ 3 hằng tuần
sẽ được lưu giữ trong cồn