Nghiên cứu thiên địch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng thiên địch trong phòng trừ gây hại chính trên rau trong nhà lưới kín (Trang 28)

Ở nước ta, vai trò quan trọng của một số thiên địch tự nhiên trong điều hòa mật số sâu hại trên rau đã được ghi nhận tản mạn trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả :

2.2.2.1 Thiên địch ký sinh

Nguyễn Thị Kim Oanh (2005) đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh học của hai loại ong Cotesia plutellae (Kurdjumov) và Diadromus collaris

Gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus) ở ngoại thành Hà Nội.

Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Văn Đĩnh (2005) nghiên cứu về “bệnh hại trên cà chua trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng năm 2003-2005 tại Hà Nội” cho thấy có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ bọ phấn và bệnh do vi rus gây ra (xoăn vàng lá cà chua). Vào giai đoạn tháng 10 đến tháng 11 bệnh xoăn vàng ngọn có tỷ lệ bệnh trung bình cao nhất (29,38-34,9%) và xuất hiện trong nhà lưới cao hơn ngoài đồng ruộng do mật số bọ phấn xuất hiện ở đây cao hơn.

Trần Tấn Việt (2007) đã nghiên cứu và du nhập thành công OKS

Asecodes hispinarum trị bọ cánh cứng hại dừa tại các tỉnh phía Nam

2.2.2.2 Thiên địch bắt mồi - Về thiên địch là BXBM

Từ năm 2009, các nhà khoa học ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện và BXBM. Qua điều tra cho thấy, loài nhện bắt mồi

Amblyseius sp. xuất hiện rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện đỏ gây hại ở Việt Nam, kết quả nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đều cho thấy loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi lại rất thuận lợi với khí hậu miền bắc nước ta.

Theo Vũ Quang Côn (1994) BXBM phân bố ở các nước: Việt Nam, Thái Lan, Burma, Ấn Độ, Sri Lanca, Malaysia, Philipin, Timor, Trung Quốc, Đài Loan...Ở Việt Nam BXBM có mặt trên nhiều sinh quần như: cây thực phẩm (rau cải, dưa chuột, đậu đỗ), cây công nghiệp: bông, đay, đậu, lạc, điều, chè, và các cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, cây có múi…các đợt điều tra thực nghiệm của chúng tôi tại các vùng: Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng

Nam, Bình Định, Thuận Hải, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc (Sơn La, Yên Bái), đều bắt gặp BXBM. Điều đó chứng tỏ chúng phân bố khá rộng.

Theo dõi biến động số lượng của chúng ở đồng bắng sông Hồng trên các vùng chuyên canh đay cho thấy, BXBM thường xuất hiện vào hạ tuần tháng 5 khi mật độ sâu đo xanh bắt đầu tăng nhanh. Bọ xít hoa tồn tại cho đến khi thu hoạch xong đay (thường vào cuối tháng 7). Mật độ lúc đầu của chúng trên đay rất thấp, thường từ 0,1 con/25 cây đay, sau tăng lên 2-3 con/25 cây đay vào trung tuần tháng 6. Trên dưa chuột và cây rau họ đậu như đậu xanh, đậu cove, bọ xít hoa gai vai dài xuất hiện ngay từ tháng 4 trở đi cho đến khi hết vụ.

Theo Pham Văn Lầm (1994) BXBM có phổ mồi tượng đối rộng, chúng ưa dùng những con mồi có kiểu sống mở như sâu xám, sâu khoang, sâu keo… hơn so với những con mồi có kiểu sống kín như sâu cuốn lá, sâu đục thân… BXBM ở giai đoạn bọ xít non có 5 tuổi. Bọ xít non ở tuổi 1 và 2 chỉ uống nước lã hoặc nước đường, bắt đầu từ tuổi 3 trở đi sống theo kiểu bắt mồi ăn thịt. Thời gian phát dục của tất cả các giai đoạn rất thay đổi tuỳ vào thời gian thí nghiệm trong năm.

Hồ Khắc Tín (1992) bọ xít bắt mồi BXBM có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm số lượng của nhiều loài sâu hại như sâu xanh, sâu khoang, sâu đo xanh trên đồng ruộng.

Theo Vũ Quang Côn (1994) vòng đời của loài BXBM trong điều kiện 26,1 – 29,40C và ẩm độ 72-85% cho thấy vòng đời từ 22-31 ngày, bọ xít cái trưởng thành đẻ từ 1-9 ổ trứng, trung bình 175,5 quả.

Trương Xuân Lam (2004) thời gian từ khi hóa trưởng thành đến khi giao phối lần đầu của bọ xít hoa thường từ 2-10 ngày. Điều này phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết và thức ăn. Nói chung vào mùa hè-thu, từ lúc giao phối đến khi đẻ trứng thường kéo dài từ 3-7 ngày. Vào mùa đông thời gian từ khi giao phối đến khi dẻ trứng có khi lên trên 20 ngày.

Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) cho rằng vật mồi của loài BXBM là sâu xanh, sâu khoang, sâu đo xanh, sâu cuốn lá đậu tương, sâu cuốn

lá bông trên các loại cây trồng điều tra gồm đậu tương, đậu xanh, đậu đen, bông, lạc, ngô, nhãn, vải.

- Các loài thiên địch bắt mồi khác

Nguyễn Văn Huỳnh (2005) đã tiến hành điều tra thành phần loài, khảo sát khả năng bắt mồi và chu kỳ sinh trưởng của dòi ăn rầy mềm thuộc họ Syrphidae (Diptera).

Trần Thị Thiên An (2007) đã nghiên cứu một số thiên địch phòng trừ ruồi đục lá rau Liriomyza (Agromyzidae - Diptera) tại Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Chắt (2007) đã bước đầu nghiên cứu sử dụng một số thiên địch ăn rệp sáp giả phòng trừ rệp sáp tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận.

Theo kết qủa điều tra côn trùng trên cây trồng ở các tỉnh Miền Bắc của Viện Bảo vệ thực vật (1976) đã xác định có 97 loài bọ xít bắt mồi, trong đó thuộc 8 họ là họ Reduviidae (75 loài), họ Pentatomidae (9 loài), họ Nabidae (4 loài), họ Pyrrhocoridae (4 loài), họ Lygaeidae (2 loài), họ Miridae (1 loài), họ Anthocoridae (1 loài), họ Hydrometridae (1 loài).

Nghiên cứu và định danh loài bọ xít bắt mồi trên lúa ở các tỉnh Tây nguyên theo Đặng Đức Khương (1990) đã xác định họ Nabidae (1 loài), họ Reduviidae (12 loài), họ Pentatomidae (3 loài), họ Lygaeidae (2 loài).

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài thiên địch trên sâu hại bông ở Nha Hố (Ninh Thuận) và Thống Nhất (Đồng Nai) của Phạm Văn Lầm (1993) đã phát hiện 12 loài bọ xít bắt mồi khác thuộc 5 họ, trong đó họ Reduviidae (7 loài), họ Pentatomidae (2 loài), Nabidae (1 loài), Pyrrhocoridae (1 loài), họ Lygaeidae (1 loài).

Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên cứu, là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ môn côn trùng, thuộc Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cũng tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius sauteri để tiêu diệt bọ trĩ có kích thước nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai

tây... So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch dường như còn mới mẻ và lạ lẫm với bà con nông dân ở nước ta. Trong tương lai, việc phát triển nhân nuôi các loài nhện và bọ xít bắt mồi sẽ giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền của bà con và phải hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2009).

Nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến mật số của loài bọ xít mù xanh, theo Bùi Hải Sơn (1993) cho rằng trong 3 loại thuốc Bassa 50EC, Trebon 10EC, Aplaud 10WP dùng với liều lượng khuyến cáo thì thuốc Bassa 50EC đã làm giảm mật số và nguồn tích luỹ số lượng trên cánh đồng. Trebon 10EC, Aplaud 10WP chưa ghi nhận kết quả ảnh hưởng.

Thành phần thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam theo Phạm Văn Lầm (1997) có 70 loài bọ xít bắt mồi, (trong đó xác định tên 47 loài và 23 loài chưa xác định tên) thuộc 9 họ trong đó họ Reduviidae chiếm nhiều nhất (56 loài).

Theo Hà Quang Hùng (1999) ghi nhận loài Ectrychotes linanenis (họ Reduviidae) là loài tương đối phổ biến trên cây lúa tại Gia Lâm – Hà Nội, vật mồi của loài này là sâu cuốn lá.

Trên cây đậu tương theo Trần Đình Chiến (1999) đã xác định có 11 loài bọ xít bắt mồi thuộc 4 họ, trong đó họ Reduviidae (7 loài), họ Pentatomidae (2 loài), họ Lygaeidae (1 loài), Miridae (1 loài).

Kết quả điều tra côn trùng trên cây ăn quả ở Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật (1999) đã ghi nhận 14 loài bọ xít bắt mồi trên cây vải, nhãn, cam, xoài… thuộc 4 họ, trong đó họ Reduviidae (4 loài), họ Pentatomidae (8 loài), họ Lygaeidae (1 loài), họ Pyrrhocoridae (1 loài).

Trên cây mía, Đỗ Ngọc Diệp (2000) đã ghi nhận 5 loài thuộc các họ Reduviidae.

như , , v.v...

Nhà lưới nhà kính tại Việt Nam chủ yếu làm bằng vật liệu lưới màu trắng (chỉ ngoại trừ các tỉnh miền cao như Lâm Đồng, Lào Cai... còn có loại nhà kính bằng plastic trong như kính). Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng 10 năm, diện tích canh tác rau trong nhà lưới đã phát triển 200 ha, mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đã nói lên được xu thế phát triển của nhà lưới. Tỉnh Lâm Đồng, riêng thành phố Đà Lạt cũng đã phát triển hàng ngàn ha rau trong nhà lưới, nhà kính; định hướng phát triển năm năm tới (2015) khoảng 3.000 ha (tăng gấp đôi so với hiện nay). Tỉnh Bình Dương là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao cũng đang phát triển 100 ha rau trong nhà lưới... (Báo cáo liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 12 tỉnh, 2010). Như vậy việc phát triển nhà lưới nhà kính trồng rau là xu thế tất yếu trong việc sản xuất sản phẩm an toàn và sản xuất giống chất lượng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu và đô thị hóa ở các vùng ven ngoại thành thành phố còn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên dạng nhà lưới vừa đề cập chủ yếu là nhà lưới hở do ban đầu thì thiết kế và xây dựng kín nhưng qua nhiều vụ sản xuất, lưới bị rách hở nhiều, không được đầu tư phục hồi nên đa số trở thành nhà lưới hở một phần hoặc chỉ còn mái che.

Theo kết quả nghiên cứu thì BXBM (phân bố ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Trung Quốc… Ở Việt Nam loài này ghi nhận có mặt trên nhiều cây trồng khác nhau như cây thực phẩm (rau cải, dưa chuột, đậu đỗ), cây công nghiệp (bông, đay, lạc, đậu..) hay trên cây ăn quả (vải thiều, nhãn, cây có múi). Bọ xít hoa là loại côn trùng đa thực, cả ấu trùng và trưởng thành đều là loài rất phàm ăn. Thức ăn của chúng thường là các loài sâu hại nguy hiểm cho cây trồng như: sâu đo xanh (Anomis flava), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu đục quả đậu (Maruca testulalis), sâu xanh đầu bé (Plusia chalcites), sâu cắn gié

2.2.4 Tình hình sản xuất rau tại TP. Hồ Chí Minh a. Diện tích gieo trồng a. Diện tích gieo trồng

Diện tích canh tác rau theo thống kê đến cuối năm 2010 và điều tra bổ sung năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 4.842 ha. Trong đó các quận, huyện có diện tích canh tác rau lớn tại thành phố gồm có huyện Củ Chi chiếm diện tích 28%, Quận 12 là 22%, huyện Hóc Môn 21% và huyện Bình Chánh 21 %.

28% 22% 21% 21% 1% 3% 3% 1% Củ Chi Quận 12 Hóc Môn Bình Chánh Thủ Đức Quận 9 Bình Tân Quận 2

Tỷ lệ phần trăm điện tích canh tác rau tại TP. HCM năm 2010

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phần trăm diện tích canh tác theo thống kê bổ sung tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.

Diện tích gieo trồng của TP. Hồ Chí Minh trong năm 2012 là 12.286 ha (hiện nay là 13.400 ha gieo trồng/ 3.842 ha canh tác) tập trung trên 6 nhóm cây trồng chính gồm có:

- Nhóm rau ăn lá ngắn ngày: cây rau có thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày như cải xanh, cải ngọt, cải trắng, cải thìa, xà lách, mồng tơi, rau dền, tần ô, rau muống hạt…Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn lá ngắn ngày: 2-3 lần/vụ 3 tháng

- Nhóm rau ăn lá dài ngày: cải bắp, cải bông… Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn lá dài ngày: 1 lần/vụ 3 tháng

- Nhóm rau củ quả ngắn ngày: có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng như đậu cove, đậu đũa, dưa leo, khổ qua, mướp, cải củ. Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn củ quả: 1 lần/vụ 3 tháng

- Nhóm rau củ quả dài ngày: cây có thời gian sinh trưởng trên 4 tháng như bầu, bí, cà chua, ớt, cà các loại. Thời gian thu hoạch của nhóm rau củ quả dài ngày: 1,5 lần thu hoạch/ năm (0,5 lần/vụ)

- Nhóm rau muống nước: Thời gian thu hoạch 10-11 lần thu hoạch/ năm (trung bình từ 30-32 ngày thu hoạch một lần)

- Nhóm rau khác: rau nhút…

b. Diện tích nhiễm côn trùng hại trong năm 2010-2012

Tổng diện tich côn trùng gây hại trên rau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là 7.075 ha, năm 2011 là 6.065 ha và năm 2012 là 5.892 ha. Trong đó diện tích gây hại tập trung trên các loại côn trùng gồm sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh đuôi đen, ruồi đục trái, bọ nhảy, sâu tơ (bảng 2.4)

Bảng 2.4. Thành phần và diện tích côn trùng hại trên rau năm 2010-2012

STT Côn trùng hại Tên khoa học

Diện tích bị hại (ha/năm)* 2010 2011 2012

1 Sâu khoang ăn tạp Spodoptera litura 1.914 1.345 1.300 2 Sâu xanh đục quả Heliothis armigera 925 720 860 3 Rầy xanh đuôi đen Nephotetix bipunctatus 643 532 550 4 Ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae 587 623 515

5 Bọ nhảy Phyllotreta spp. 482 412 430

6 Sâu đục trái Maruca spp. 399 415 380

7 Sâu tơ Plutella xylostella 398 350 370

8 Ruồi đục lá Liromyza sp. 365 370 380

9 Rầy xanh Empoasca biguttata 315 320 332

10 Rầy mềm Brevicoryne brassacicae 282 250 270

11 Bọ phấn Bemisia tabaci 165 178 185

12 Các loài khác 600 550 520

Tổng cộng: 7.075 6.065 5.892

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh)

Chƣơng 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm điều tra thành phần sinh vật hại và thiên địch được thực hiện tại các vùng trồng rau trọng điểm thuộc huyện Bình Chánh, Hóc Môn và huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh

Thí nghiệm nhân nuôi và khảo sát đặc điểm sinh học, sinh thái BXBM tại Trạm Kiểm dịch thực vật thuộc Chi cục bảo vệ thực vật thành phồ Hồ Chí Minh

Thí nghiệm phóng thích và đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu hại của thiên địch BXBM được thực hiện tại huyện Củ Chi và Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên các nhóm rau trồng phổ biến trong nhà lƣới tại Tp. Hồ Chí Minh trồng phổ biến trong nhà lƣới tại Tp. Hồ Chí Minh

a. Mục đích

Xác định thành phần, mức độ phổ biến và diễn biến côn trùng gây hại ở các giai đoạn phát triển của cây trồng trên một số nhóm rau trồng phổ biến tại Tp. Hồ Chí Minh trong chu kỳ một năm.

Do thành phần các loại côn trùng hại trên các họ cây trồng khá giống nhau nên tiến hành phân nhóm các cây rau để thuận tiện cho công tác điều tra. Thí nghiệm tiến hành trên 4 nhóm rau trồng chính, trong thời gian một năm 2010 tại địa bàn thành phố bao gồm:

-Nhóm họ cúc (Asteraceae): xà lách

điều tra ở huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn. -Nhóm họ cà (Solanaceae): cà tím

-Nhóm họ bầu bí (Cucurbitaceae) gồm: dưa leo, bí đao, mướp đắng -Nhóm họ bìm bìm (Convolvulaceae): rau muống nước, rau muống hạt

điều tra tại huyện Hóc Môn, Củ Chi

b. Phƣơng pháp điều tra

Điều tra theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Các quy định cụ thể về điều tra sâu hại như sau:

+ Cây trồng ngoài đồng: 1m2/điểm (với cây có mật độ < 50 cây/m2

); 1 khung (40x50 cm)/điểm (với cây có mật độ > 50 cây/m2).

+ Cây trồng có mật độ cao, vườn ươm: 1 khung/điểm.

+ Điều tra 10 cây hoặc 10 lá ngẫu nhiên/điểm tuỳ theo vị trí gây hại đối với các loại chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, nhện.

Phương pháp điều tra cụ thể như sau:

-Tiến hành điều tra bằng cách chọn vườn ngẫu nhiên trên tuyến điều tra trong vùng (có thể chọn các vườn canh tác các nhóm rau gần nhau để tiện điều tra).

-Mỗi nhóm rau sẽ điều tra ngẫu nhiên 3 vườn (chọn vườn có diện tích trồng ít nhất 300m2) ở điều kiện tự nhiên, riêng nhóm cải các loại có điều tra bổ sung trong nhà lưới.

-Trên mỗi vườn, điều tra theo 5 điểm chéo góc. Điều tra được thực hiện phối hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm thu mẫu bằng vợt (7 ngày/lần), bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng thiên địch trong phòng trừ gây hại chính trên rau trong nhà lưới kín (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)