a. Diện tích gieo trồng
Diện tích canh tác rau theo thống kê đến cuối năm 2010 và điều tra bổ sung năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 4.842 ha. Trong đó các quận, huyện có diện tích canh tác rau lớn tại thành phố gồm có huyện Củ Chi chiếm diện tích 28%, Quận 12 là 22%, huyện Hóc Môn 21% và huyện Bình Chánh 21 %.
28% 22% 21% 21% 1% 3% 3% 1% Củ Chi Quận 12 Hóc Môn Bình Chánh Thủ Đức Quận 9 Bình Tân Quận 2
Tỷ lệ phần trăm điện tích canh tác rau tại TP. HCM năm 2010
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phần trăm diện tích canh tác theo thống kê bổ sung tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.
Diện tích gieo trồng của TP. Hồ Chí Minh trong năm 2012 là 12.286 ha (hiện nay là 13.400 ha gieo trồng/ 3.842 ha canh tác) tập trung trên 6 nhóm cây trồng chính gồm có:
- Nhóm rau ăn lá ngắn ngày: cây rau có thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày như cải xanh, cải ngọt, cải trắng, cải thìa, xà lách, mồng tơi, rau dền, tần ô, rau muống hạt…Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn lá ngắn ngày: 2-3 lần/vụ 3 tháng
- Nhóm rau ăn lá dài ngày: cải bắp, cải bông… Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn lá dài ngày: 1 lần/vụ 3 tháng
- Nhóm rau củ quả ngắn ngày: có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng như đậu cove, đậu đũa, dưa leo, khổ qua, mướp, cải củ. Thời gian thu hoạch của nhóm rau ăn củ quả: 1 lần/vụ 3 tháng
- Nhóm rau củ quả dài ngày: cây có thời gian sinh trưởng trên 4 tháng như bầu, bí, cà chua, ớt, cà các loại. Thời gian thu hoạch của nhóm rau củ quả dài ngày: 1,5 lần thu hoạch/ năm (0,5 lần/vụ)
- Nhóm rau muống nước: Thời gian thu hoạch 10-11 lần thu hoạch/ năm (trung bình từ 30-32 ngày thu hoạch một lần)
- Nhóm rau khác: rau nhút…
b. Diện tích nhiễm côn trùng hại trong năm 2010-2012
Tổng diện tich côn trùng gây hại trên rau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 là 7.075 ha, năm 2011 là 6.065 ha và năm 2012 là 5.892 ha. Trong đó diện tích gây hại tập trung trên các loại côn trùng gồm sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh đuôi đen, ruồi đục trái, bọ nhảy, sâu tơ (bảng 2.4)
Bảng 2.4. Thành phần và diện tích côn trùng hại trên rau năm 2010-2012
STT Côn trùng hại Tên khoa học
Diện tích bị hại (ha/năm)* 2010 2011 2012
1 Sâu khoang ăn tạp Spodoptera litura 1.914 1.345 1.300 2 Sâu xanh đục quả Heliothis armigera 925 720 860 3 Rầy xanh đuôi đen Nephotetix bipunctatus 643 532 550 4 Ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae 587 623 515
5 Bọ nhảy Phyllotreta spp. 482 412 430
6 Sâu đục trái Maruca spp. 399 415 380
7 Sâu tơ Plutella xylostella 398 350 370
8 Ruồi đục lá Liromyza sp. 365 370 380
9 Rầy xanh Empoasca biguttata 315 320 332
10 Rầy mềm Brevicoryne brassacicae 282 250 270
11 Bọ phấn Bemisia tabaci 165 178 185
12 Các loài khác 600 550 520
Tổng cộng: 7.075 6.065 5.892
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh)
Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm điều tra thành phần sinh vật hại và thiên địch được thực hiện tại các vùng trồng rau trọng điểm thuộc huyện Bình Chánh, Hóc Môn và huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh
Thí nghiệm nhân nuôi và khảo sát đặc điểm sinh học, sinh thái BXBM tại Trạm Kiểm dịch thực vật thuộc Chi cục bảo vệ thực vật thành phồ Hồ Chí Minh
Thí nghiệm phóng thích và đánh giá hiệu quả kiểm soát sâu hại của thiên địch BXBM được thực hiện tại huyện Củ Chi và Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên các nhóm rau trồng phổ biến trong nhà lƣới tại Tp. Hồ Chí Minh trồng phổ biến trong nhà lƣới tại Tp. Hồ Chí Minh
a. Mục đích
Xác định thành phần, mức độ phổ biến và diễn biến côn trùng gây hại ở các giai đoạn phát triển của cây trồng trên một số nhóm rau trồng phổ biến tại Tp. Hồ Chí Minh trong chu kỳ một năm.
Do thành phần các loại côn trùng hại trên các họ cây trồng khá giống nhau nên tiến hành phân nhóm các cây rau để thuận tiện cho công tác điều tra. Thí nghiệm tiến hành trên 4 nhóm rau trồng chính, trong thời gian một năm 2010 tại địa bàn thành phố bao gồm:
-Nhóm họ cúc (Asteraceae): xà lách
điều tra ở huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn. -Nhóm họ cà (Solanaceae): cà tím
-Nhóm họ bầu bí (Cucurbitaceae) gồm: dưa leo, bí đao, mướp đắng -Nhóm họ bìm bìm (Convolvulaceae): rau muống nước, rau muống hạt
điều tra tại huyện Hóc Môn, Củ Chi
b. Phƣơng pháp điều tra
Điều tra theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Các quy định cụ thể về điều tra sâu hại như sau:
+ Cây trồng ngoài đồng: 1m2/điểm (với cây có mật độ < 50 cây/m2
); 1 khung (40x50 cm)/điểm (với cây có mật độ > 50 cây/m2).
+ Cây trồng có mật độ cao, vườn ươm: 1 khung/điểm.
+ Điều tra 10 cây hoặc 10 lá ngẫu nhiên/điểm tuỳ theo vị trí gây hại đối với các loại chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, nhện.
Phương pháp điều tra cụ thể như sau:
-Tiến hành điều tra bằng cách chọn vườn ngẫu nhiên trên tuyến điều tra trong vùng (có thể chọn các vườn canh tác các nhóm rau gần nhau để tiện điều tra).
-Mỗi nhóm rau sẽ điều tra ngẫu nhiên 3 vườn (chọn vườn có diện tích trồng ít nhất 300m2) ở điều kiện tự nhiên, riêng nhóm cải các loại có điều tra bổ sung trong nhà lưới.
-Trên mỗi vườn, điều tra theo 5 điểm chéo góc. Điều tra được thực hiện phối hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm thu mẫu bằng vợt (7 ngày/lần), bằng bẫy dính, bẫy pheromon, bẫy thau, bẫy đèn-quạt hút và quan sát cây trồng thu mẫu bằng tay (7 ngày/lần, trong suốt một năm 2011)
Hình 3.1. Bẫy pheromone sâu khoang, sâu tơ, ruồi đục trái
Hình 3.2. Bẫy dính, bẫy chậu nước
Sử dụng hai loại kích cở 10 x 20 cm và 40 x 50 cm một mặt màu xanh và một mặt màu vàng , bề mặt có keo dính. Bẫy chậu nước là một thau nhựa màu vàng, đường kính 40 cm, chứa nước đặt trên mặt ruộng
Hình 3.3. Bẫy đèn quạt hút – Vợt (tự chế)
Ngoài ra còn thu mẫu bằng vợt: một số loài côn trùng di chuyển bên trên tán lá rau sẽ được thu thập bổ sung bằng cách vợt liên tục qua 5 điểm trên 1
lần di chuyển theo dạng hình chữ “Z” hoặc theo luống trồng. Trung bình vợt 100 cái trên mỗi ruộng thu thập mẫu.
Bảng 3.1. Phương pháp đặt và thu bẫy
STT Loại bẫy Cách đặt bẫy Thời gian đặt và thu bẫy
1 Bẫy pheromone sâu khoang, sâu tơ và bẫy ruồi đục trái
- Chiều cao đặt bẫy bằng chiều cao của tán cây trồng.
- Mỗi ruộng đặt 2 bẫy sâu khoang, 2 bẫy sâu tơ hay 2 bẫy ruồi đục trái (đối với ruộng dưa leo, khổ qua, bí đao)
- Mỗi loại bẫy đặt cách nhau tối thiểu 20 mét
- Bẫy được đặt cố định trên ruộng vào đầu vụ
- Đếm số lượng thành trùng vào bẫy định kỳ 7 ngày 1 lần vào thứ 3 hằng tuần. 2 Bẫy dính 2 mặt: - Loại 40 x 50cm (một mặt màu xanh 1 mặt vàng) - Loại 10 x 20 cm (bẫy màu vàng)
- Chiều cao của bẫy không cao hơn chiều cao cây trồng - Đặt 2 bảng/ruộng cách nhau
tối thiểu 20 mét đối với loại bẫy kích thước 40 x 50 cm - Đặt 5 bảng/ruộng cách nhau
từ 5 – 10 mét đối với loại bẫy kích thước 10 x 20 cm
- Đặt bẫy cố định trên ruộng vào đầu vụ
- Đếm số lượng côn trùng vào bẫy định kỳ 7 ngày 1 lần vào thứ 3 hằng tuần
3 Bẫy đèn có quạt hút
- Bẫy được treo cách mặt đất 1,5 mét tính từ quạt hút.
- Bẫy hoạt động từ 18 đến 21 giờ mỗi ngày. Mẫu thu được sẽ được lưu giữ trong cồn 700
4 Bẫy hầm (hố) - Đặt bẫy dưới đất, miệng bẫy sát kề mặt đất với kích thước hố sâu 10 cm và chu vi 40 cm.
- Đặt bẫy cố định trên ruộng vào đầu vụ. Thu bẫy theo định kỳ 7 ngày/lần vào thứ 3 hằng tuần.
Hình 3.4. Điều tra thu mẫu bằng bẫy dính màu vàng và pheromon
Phương pháp định danh mẫu
Một số loại côn trùng có thể định danh trực tiếp trên ruộng. Đối với các loài côn trùng lạ sẽ được định danh ở mức độ bộ, họ, giống hoặc loài khi mang về bằng các khóa định danh hay chương trình định danh như phần mềm CPC 2007, IPM CD-ROM… Một số loài không thể định danh bằng phần mềm sẽ được gửi mẫu định danh tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
Ngoài ra, quá trình điều tra cần ghi chép thêm tình hình sinh trưởng của cây, những thay đổi về khí hậu thời tiết, cách chăm sóc, bón phân để tham khảo ghi tổng kết tài liệu.
Điều tra bổ sung
Để phát hiện đầy đủ thành phần sâu hại trên mỗi loại rau và có thêm tài liệu về phạm vi phân bố cần tiến hành điều tra bổ sung thêm ở các địa điểm khác, đặc biệt là những vùng có điều kiện sinh thái đặc thù. Với mục đích chính là bổ sung thành phần, phạm vi phân bố sinh vật hại và thiên địch nên
điều tra bổ sung tiến hành vào lúc cây ra lộc, ra hoa, quả non hoặc theo mùa vụ khi sinh vật hại phát triển và gây hại nặng.
Phương pháp tính toán số liệu
Tổng số con thu được -Tính mật độ (con/m2) = ---
Tổng số m2 điều tra
Tổng số trưởng thành vào bẫy -Mật độ trưởng thành vào bẫy = ---
(con/bẫy/tuần) Tổng số bẫy
Tổng số bọ nhảy thu được
-Mật độ bọ nhảy = --- (con/m2) Tổng số cây/m2 (hoặc vợt hoặc m2 hoặc khay) đã điều tra
Tổng số lần phát hiện
-Tần suất xuất hiện = --- X 100% Tổng số lần điều tra
* Từ 0 5 % : rất ít phổ biến (+) * Từ 6 25 % : ít phổ biến (++) * Từ 26 50 % : phổ biến (+++) * Trên 50 % : rất phổ biến (++++)
Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Điều kiện thời tiết (ghi nhận số liệu của trạm khí tượng thủy văn) + Thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, giống cây trồng
+ Thành phần và tần xuất xuất hiện (%) các loài côn trùng và thiên địch + Bộ phận gây hại và vật mồi của ký sinh
3.2.2 Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học của BXBM a. Thí nghiệm 1: Xác định thức ăn thích hợp của BXBM
- Mục đích:
Xác định loại thức ăn thích hợp, dễ tìm để nhân nuôi BXBM nhanh trong điều kiện phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu và sản xuất.
- Nội dung và phương pháp thực hiện:
+ Đối tượng thí nghiệm: BXBM trưởng thành
+ Điều kiện phòng thí nghiệm: 30±30C, ẩm độ: 75-85% + Các hộp nhựa dùng nuôi côn trùng
+ Các loại sâu hại: Sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu đo xanh (Anomis flava), sâu đục quả (Maruca testulalis), sâu gạo lớn (Zophobas mario), sâu gạo nhỏ (Alphytobius sp.).
Căn cứ kết quả nghiên cứu phổ con mồi của BXBM, các loài sâu hại được thêm vào là sâu gạo lớn và sâu gạo nhỏ (dễ nuôi nhân sinh khối, rẻ tiền, phổ biến ở nước ta nhất là ở miền Nam) nuôi trong các hộp nhựa kích thước 20 x 10cm, cao 10cm và nắp hộp làm bằng lưới voan mỏng. Vật liệu nuôi sâu hại là các loại lá (quả) thích hợp được giữ trong một mảnh giấy thấm ẩm (dài khoảng 2cm). Mỗi hộp tiến hành chứa 1 thành trùng BXBM tuổi 4 với 4 sâu hại tuổi 3. Thức ăn (sâu hại) được ghi nhận qua số cá thể chết đả tính % tình trạng sống chết, sau đó thay mới sau 24 giờ.
Hình 3.5. Nuôi BXBM để nghiên cứu thức ăn thích
Hình 3.6. Hộp nuôi BXBM và sâu gạo lớn (Zophobas mario)
Hình 3.7. BXBM tuổi 3 tấn công sâu hại
- Phương pháp thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên
+ Số nghiệm thức: 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là 1 hộp chứa 1 cá thể BXBM tuổi 4 và 4 cá thể sâu. Thực hiện trên 30 hộp (30 lần lặp lại) .
* Nghiệm thức 1: sâu khoang tuổi 3 * Nghiệm thức 2: sâu xanh tuổi 3 * Nghiệm thức 3: sâu đo xanh tuổi 3 * Nghiệm thức 4: sâu đục quả đậu tuổi 3 * Nghiệm thức 5: sâu gạo lớn
* Nghiệm thức 6: sâu gạo nhỏ
+ Thời gian thí nghiệm: 10 ngày quan sát
+ Chỉ tiêu theo dõi: số lượng và tỉ lệ % từng loại sâu hại bị chết để xác định loại thức ăn nào thích hợp.
- Phân tích số liệu:
Sử dụng phần mền Excel và STATGRAPHIC hoặc tương đương, tính theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA.
b. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng tấn công con mồi của BXBM
- Mục đích:
Tìm hiểu về khả năng tấn công con mồi (các loại sâu hại) ở mỗi giai đoạn phát triển của BXBM để làm cơ sở cho việc nhân thả trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng.
- Nội dung, phương pháp thực hiện:
+ Đối tượng thí nghiệm: BXBM các tuổi từ 1,2,3,4,5 + Điều kiện phòng thí nghiệm: 27±30C, ẩm độ: 75-85%
+ Các loại sâu hại: Sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu đo xanh (Anomis flava), sâu đục quả (Maruca testulalis), sâu gạo lớn (Zophobas mario), sâu gạo nhỏ (Alphytobius sp.).
Các loài sâu hại được nuôi trong các hộp nhựa kích thước 10 x 20 cm, cao 10cm và nắp hộp làm bằng lưới voan mỏng. Vật liệu nuôi sâu hại là các loại lá (quả) thích hợp được giữ trong một mảnh giấy thấm ẩm (dài khoảng 2cm). Mỗi hộp chứa 1 cá thể BXBM (từ tuổi 1 đến tuổi 5) với 4 sâu hại tuổi 3. Thức ăn (sâu hại) được ghi nhận qua số cá thể chết và % tình trạng sống chết, sau đó thay mới sau 24 giờ.
- Phương pháp thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên.
+ Số nghiệm thức: 30 (6 loại sâu và 5 tuổi của BXBM) + Số lần lập lại: 30 hộp cho một nghiệm thức.
+ Chỉ tiêu theo dõi: số lượng từng loại sâu hại, tương ứng % bị tấn công ở từng độ tuổi BXBM để đánh giá khả năng bắt mồi ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.
- Phân tích số liệu:
Sử dụng phần mền Excel và STATGRAPHIC hoặc tương đương, tính theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA.
c. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản và vòng đời của BXBM
- Mục đích:
Xác định vòng đời, khả năng sinh sản, số lượng trứng để làm cơ sở nhân thả phù hợp với mật số sâu hại.
- Nội dung, phương pháp thực hiện:
+ Đối tượng thí nghiệm: BXBM tuổi trưởng thành + Điều kiện phòng thí nghiệm: 27±30C, ẩm độ: 75-85% + Các hộp nhựa dùng nuôi côn trùng
+ Loại sâu hại: Sâu gạo lớn (Zophobas mario) mà thí nghiệm thức ăn đã cho kết quả. Sau 24 giờ thay đổi thức ăn mới với 4 cá thể sâu gạo tuổi 2-3
- Phương pháp thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên. Gồm 2 nội dung: