Đề tài nghiên cứu vấn đề chọn tạo 4-5 dòng hoa lan bằng phương pháp lai hữu tính và 2-3 dòng đột biến triển vọng nhất, từ đó làm cơ sở thực tiễn cho công tác chọn tạo giống phong lan ở TP. Hồ Chí Minh
vii MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Tóm tắt i Mục lục iv Giải thích các chũ viết tắt vi Danh sách các bảng vii Danh sách các hình ix Phần mở đầu 1 1 Tên đề tài 1 2 Mục tiêu 1 3 Nội dung 1 4 Sản phẩm đề tài 1 5 Đặt vấn đề 2 1 Chương 1. Tổng quan tài liệu 3 1.1 Phân loại thực vật 3 1.2 Cơ sở di truyền và lai tạo giống 5 1.3 Tạo giống bằng phương pháp đột biến 11 1.4 Phương pháp nhân giống lan 12 1.4.1 Phương pháp gieo trồng hạt lan 12 1.4.2 Phương pháp nuôi cấy mô 14 1.4.3 Nhân giống bằng hệ thống bioreactor 16 1.5. Yêu cầu điều kiện khí hậu thời tiết, trồng trọt đối với sự sinh trưởng, phát triển của lan Hồ Điệp 17 1.5.1 Nhiệt độ và ẩm độ 17 1.5.2 Ánh sáng 19 1.5.3 Tưới nước 19 1.5.4 Bón phân 20 1.5.5 Sự thông gió 20 1.5.6 Chậu giá thể và cách trồng 21 1.5.7 Sâu bệnh gây hại 21 1.5.8. Một số yêu cầu trong sinh trưởng & sau thu hoạch 22 1.5.9 Xây dựng nhà lưới trồng lan Hồ Điệp 25 1.6. Điều kiện thời tiết khí hậu ở TP. Hồ Chí Minh với sinh trưởng phát triển của lan Hồ Điệp 26 1.6.1 Nhiệt độ 26 1.6.2 Chế độ chiếu sáng 27 1.6.3 Lượng mưa 27 1.6.4 Độ ẩm không khí 27 1.7 Sản xuất kinh doanh hoa lan 27 1.7.1 Hoa lan tại châu Á 27 1.7.2 Hoa lan tại MỸ 30 1.7.3 Hoa lan tại châu ÂU 30 2 Chương 2. Nội dung, vật liệu và phương pháp 31 2.1. Mục tiêu, nội dung 31 2.1.1. Mục tiêu 31 viii 2.1.2. Nội dung 31 2.2. Vật liệu 31 2.2.1 Vật liệu cho đột biến nhân tạo 31 2.2.2 Vật liệu cho lai tạo giống 32 2.3. Phương pháp thí nghiệm 33 2.3.1 Phương pháp xử lý đột biến 33 2.3.2 Phương pháp lai tạo giống 34 3 Chương 3. Kết quả và thảo luận 37 3.1 Nghiên cứu chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ 37 3.1.1. Tỷ lệ sống sót của các giống Hồ Điệp sau khi chiếu xạ 37 3.1.2. Ảnh hưởng các liều lượng xử lý đối với sinh trưởng phát triển của cây 42 3.1.3. Ảnh hưởng liều lượng xử lý đến tỷ lệ biến đổi hình thái cây 46 3.1.4. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến thời gian xuất hiện hoa 50 3.1.5. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến các đặc điểm phát hoa 52 3.1.6. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến các đặc điểm hoa 55 3.1.7. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến đặc điểm môi (hai thùy bên) 59 3.1.8. Ảnh hưởng của liều chiếu xạ đến đặc điểm môi (thùy giữa) 62 3.1.9. Đánh giá tính ổn định di truyền ở các thế hệ sau của giống DS 65 3.1.10 Tính chống chịu sâu bệnh 68 3.2. Chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính 70 3.2.1 Đánh giá thụ phấn và đậu quả 70 3.2.2. Đánh giá đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai 72 3.2.3 Đánh giá quá trình ra hoa của một số tổ hợp lai tại 2 địa điểm TP Hồ Chí Minh và Di linh – Lâm Đồng 77 3.2.4 Tính trạng của các dòng/ giống con lai thế hệ F1 80 3.2.4.1 Đặc điểm con lai chọn lọc tổ hợp lai HD01 81 3.2.4.2 Đặc điểm con lai chọn lọc tổ hợp lai HD02. 86 3.2.3.3 Đặc điểm con lai chọn lọc tổ hợp lai HD03 88 3.2.3.4. Đặc điểm con lai chọn lọc tổ hợp lai HD04 91 3.2.3.5. Đặc điểm con lai chọn lọc tổ hợp lai HD05 94 3.2.3.6. Đặc điểm con lai chọn lọc tổ hợp lai HD06 96 3.2.4. Sự hình thành protocom từ mô cấy lá từ nguồn nuôi cấy bằng phát hoa 101 3.2.5. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của lan Hồ Điệp 102 4. Chương 4. Kết luận và đề nghị 105 Danh mục tài liệu tham khảo 107 Phụ lục 112 A Hình ảnh về chọn tạo giống bằng xử lý đột biến 112 B1 Hình ảnh về chọn tạo bằng lai hữu tính 115 B2. Mô tả một số đặc điểm hình thái của cây bố mẹ 115 C Số liệu khí tượng 119 D Bảng quyết toán kinh phí đề tài 120 E Lời cảm ơn 120 Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 1 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.1 Tên đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh” Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Khắc Thịnh Người thực hiện chính: ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, KS. Dương Lan Oanh, KS. Ngô Thị Bích, ThS. Phạm Đức Tuấn, KS. Phan Trung Hiếu, ThS. Nguyễn Ngọc Quang Tâm & Cs. Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Thời gian đăng ký trong hợp đồng: 9/2006 - 2009 (gia hạn I: 3/2010) 1.1.2. Mục tiêu Nhằm chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ, phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chọn tạo 4-5 dòng lan Hồ Điệp bằng phương pháp lai hữu tính, 2-3 dòng Hồ Điệp đột biến 1.1.3. Giới hạn của đề tài Do thời gian thực hiện đề tài có hạn (3 năm), thời gian tạo giống và chu kỳ sinh trưởng của Hồ Điệp dài (3-4 năm), đồng thời phải qua đánh giá nhiều thế hệ mới xác định được tính thích nghi của dòng/giống với khí hậu, vì vậy đề tài được giới hạn trong phạm vi chọn tạo giống Hồ Điệp theo định hướng thích nghi với khí hậu Tp. HCM. Bước đầu đề tài xác định cây bố, mẹ có một số đặc tính tốt thông qua các thông tin, đánh giá hình thái và khâu chọn lọc thế hệ con lai có những đặc tính khác biệt hoặc nổi trội hơn bố, mẹ. Áp dụng lai xa giữa các giống lai và giống hoang dại nhằm tạo các dòng giống mới có tính thích nghi với khí hậu nóng, kháng với một số sâu bệnh chính. 1.1.4. Nội dung - Áp dụng phương pháp lai hữu tính chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp theo hướng thích nghi với khí hậu Tp. Hồ Chí Minh - Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ tia gamma 60 Co. 1.1.5. Sản phẩm đề tài - 4-5 dòng lai triển vọng; 2-3 dòng đột biến triển vọng - 1-2 bài báo; 1 báo cáo tổng kết Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 2 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ Phong lan Hồ Điệp là một trong các chi lan đẹp nhất, phong phú, đa dạng về màu sắc và chủng loại, đồng thời được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. Từ thực tế sản xuất và thị trường của nhiều nước cho thấy hoa lan là cây trồng cho thu nhập và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu của nhiều đối tượng người tiêu dùng. Nếu phát triển hoa lan hợp lý, đồng bộ, Tp. Hồ Chí Minh không chỉ đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả cao, đủ sản phẩm cho tiêu thụ tại chỗ mà còn cung cấp sản phẩm hoa, giống, công nghệ cho các tỉnh khác và thị trường quốc tế. Điều kiện kinh tế-xã hội của Tp. HCM tương đối phù hợp để sản xuất loại hoa lan này. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu, chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp của Việt Nam còn quá ít. Kinh nghiệm sản xuất hoa phong lan còn thiếu. Đầu tư công nghệ cao cho sản xuất hoa phong lan Hồ Điệp còn ít và không đồng bộ. Ở quy mô nhỏ lẻ, sản xuất phong lan Hồ Điệp không đủ số lượng và chưa đảm bảo chất lượng, dẫn tới giá thành sản xuất hoa cao, chất lượng hoa thấp chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Trên cơ sở các dữ liệu khoa học và thực tiễn, đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu Tp. Hồ Chí Minh" là cần thiết và khả thi, đáp ứng nhu cầu sản xuất hoa phong lan ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác trong vùng. CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Mục tiêu, nội dung 2.1.1. Mục tiêu Chọn tạo bằng phƣơng pháp chiếu xạ gây đột biến - Chọn lọc 2-3 dòng triển vọng nhất, thu nhận được các dòng đột biến có các đặc điểm khác dạng với giống gốc, các dòng này có khả năng thương mại - Các dòng đột biến có những tính trạng đặc biệt có thể sử dụng làm nguồn lai tạo và sưu tập làm quỹ gen Hồ Điệp. Chọn tạo giống bằng phƣơng pháp lai tạo - Chọn tạo 4-5 dòng triển vọng nhất có phổ màu khác nhau, có sọc hoặc đường viền xung quanh với độ tương phản cao. Tùy theo cấu trúc, kích thước hoa, phát hoa, màu sắc hoa và đặc điểm lá để làm hoa cắt cành hay hoa chơi chậu. - Tạo nguồn vật liệu ban đầu chọn lọc giống kháng bệnh nấm, vi khuẩn 2.1.2. Nội dung Chọn tạo bằng phƣơng pháp chiếu xạ gây đột biến - Xác định liều lượng chiếu xạ phù hợp - Đánh giá tần suất biến dị đối với các đặc điểm hình thái của cây, lá và hoa Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 3 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - Xác định tần suất biến dị và phổ biến dị đối với một số tính trạng quan trọng của cây con qua các thế hệ M 1 V 1 - M 1 V 3 . - Đánh giá tính chống chịu với một số sâu bệnh hại chính Chọn tạo giống bằng phƣơng pháp lai - Chọn lựa bố mẹ cho các cặp lai thích hợp (trực tiếp và gián tiếp thông qua thông tin thứ cấp) - Lai tạo, gieo trồng đánh giá cây lai trong điều kiện phòng thí nghiệm và vườn trồng - Theo dõi đánh giá, chọn lọc các cá thể triển vọng theo tiêu chí xác định - Đánh giá phản ứng của cây với sâu bệnh hại 2.2. Vật liệu 2.2.1 Vật liệu cho gây đột biến - Tổ hợp lai Dtps. Tien Joyce /Dtps.TienNong Jewed (ký hiệu Ds). Giống Ds có hoa màu tím, phát hoa không phân nhánh, được người tiêu dùng ưa chuộng - Giống Hồ Điệp Brother Spring Dancer (ký hiệu J8) hoa trắng, cánh to tròn, gân tím đậm ở chân cánh và đài, hoa nở tập trung. - Hồ Điệp hoang dại Việt Nam, Tiểu Hồ Điệp thuộc loài Phal. pulcherrima được thu thập tại tỉnh Đồng Nai, khi xử lý cây nhỏ đồng đều ở giai đoạn 3 lá Nguồn vật liệu khởi đầu được tạo ra từ cấy đỉnh sinh trưởng các giống Ds. và J8 được thực hiện tại phòng nuôi cấy mô – Bộ môn Di truyền - Giống Cây trồng, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam. 2.2.2 Vật liệu lai giống Bảng 2.1 Danh sách tên giống bố mẹ sử dụng trong lai tạo STT Tên giống Mã số 1 Phal. Chain Xen Queen MS 01 2 Dtps.Taida Sweet MS 02 3 Phal. Sun-Jye Diamond MS 04 4 Dtps.Taida Auckland MS 06 5 Phal. Minho Princess MS 08 6 Phal. Salu Spot MS 09 7 Phal.Taisuco Crane „KHM 559#3‟ MS 10 8 Phal. pulcherrima 1 (tím nhạt) MS 11 9 Phal. Mount Lip MS 12 10 Phal. pulcherrima 2 (tím) MS 13 11 Dtps. New berry Parfait / Phal. Grystell Smith MS 14 12 Phal. pulcherrima var. alba 3 (trắng) MS 15 13 Phal. Brother Pasat MS 16 14 Dtps. Carmela „s spots B#1 MS 17 15 Dtps. [Coral germ- (Octohime MS 18 Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 4 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 Lipperose)] 16 Dtps. Taida Rose Dah. Yeou MS 19 17 Dtps. Tzu Chiang Orange (B#2) MS 20 18 Dtps. Qeen Been MS 21 19 Phal. Timothy Christopher MS 22 2.3. Phƣơng pháp thí nghiệm 2.3.1 Phƣơng pháp xử lý đột biến - Giống Ds: xử lý trên 4 công thức (Đối chứng- không xử lý, 20, 40, 60 và 100 Gy), xuất liều 90 Gy/giờ. Công thức với 3 lần nhắc x 110 cây/lô. - Giống J8: Xử lý 4 công thức (Đối chứng- không xử lý, 10, 20, 40 và 80 Gy), xuất liều 90 Gy/giờ. Công thức với 3 lần nhắc x 70 cây/lô. - Lan hoang dại (Tiểu Hồ Điệp) xử lý liều lượng 40 Gy, xuất liều 90 Gy/giờ, mỗi công thức có 3 lần nhắc x 40 cây/lô. Cây xử lý chiếu xạ được chuyển ra ngoài vườn ươm. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Khi cây ra hoa, lấy phát hoa của những dòng biến dị để làm mẫu cấy in vitro, bước này thu cây M 1 V 1 - thế hệ tái sinh thứ nhất sau xử lý đột biến. Mẫu tái sinh này được nhân duy trì (cấy chuyền tiếp 2 lần) thì tương ứng với thế hệ M 1 V 3 . Tiếp tục đưa cây thế hệ M 1 V 3 ra vườn ươm (giữ lại một phần bảo quản trong điều kiện in vitro) để đánh giá mức độ ổn định của các biến dị, xác định chúng là đột biến hay biến dị thông thường Các chỉ tiêu theo dõi: - Xác định liều lượng chiếu xạ gây chết 50% (LD 50 ) - Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng phát triển của các cá thể biến dị chọn lọc (tương tự như phần nội dung lai tạo). - Đánh giá tỷ lệ các thể khảm, tỷ lệ biến dị ở một số đặc điểm về hình thái, cấu trúc, màu sắc lá, hoa - Theo dõi tính ổn định của tính trạng đột biến ở các thế hệ M 1 V 1 - M 1 V 3 . 2.3.2 Phƣơng pháp lai giống Chọn cây bố mẹ theo các mục tiêu đã xác định về các đặc tính số lượng, chất lượng hoa, lá, tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi khác. Cách thức bố trí các công thức lai tạo Số giống lan thu thập được chọn làm bố mẹ để lai gồm 19 giống, mỗi tổ hợp lai được lặp lại ít nhất là 3 lần, số cây bố, hoặc mẹ tối thiểu là 3 cây. Các giống thu thập đựợc chọn với một số mục tiêu xác định. Trước hết tất cả các giống chọn làm bố mẹ có đặc điểm lâu tàn, cánh hoa dày có khả năng thích nghi với điều Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng nghiệp miền Nam, - 5 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 kiện khí hậu nóng, ẩm của Tp Hồ Chí Minh (thơng tin của cataloge, các nguồn thơng tin khác và trực tiếp quan sát hình thái cây). - Mục tiêu lai tạo ra dòng/ giống theo hướng thích nghi với điều kiện khí hậu TP. HCM, chống chịu sâu bệnh, và cải thiện một số chỉ tiêu về số lượng bơng, hình dáng, độ dài kích thước của hoa, phát hoa, màu sắc, độ bền của hoa. Phƣơng pháp lai và gieo hạt - Mỗi tổ hợp tiến hành lai 3 hoa/ phát hoa và lai 3 phát hoa. - Sau 4 tháng tiến hành thu trái, khi quả chuyển từ màu xanh sang vàng. Khử trùng quả lan bằng dung dịch Clorox 50-100% trong 10-20 phút. Gieo hạt trên mơi trường MS 100mg/l nấm men + đường 20g/l + agar 8g/l + than hoạt tính, pH = 5,6. Mơi trường ni cấy cây con dùng khống Hyponex bổ xung 10% nước dừa, đường 30g/l, agar 8g/l, PVP 50 mg/l, pH = 5,6. Mơi trường được khử trùng ở nhiệt độ 121 o C, trong thời gian 20 phút. Sau khi gieo, các bình mẫu được nuôi trong điều kiện tối cho đến khi hạt nảy mầm, sau đó đưa nuôi trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm chiếu bằng đèn huỳnh quang cường độ chiếu sáng 2000 Lux với nhiệt độ 25 o C± 2 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm quả, lá, cây và hoa TT Chỉ tiêu theo dõi STT Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu theo dõi quả, hạt, cây in vitro 1 Tỷ lệ đậu quả 3 Tỷ lệ hạt nảy mầm 2 Tỷ lệ quả khơng hạt 4 Sinh trưởng của cây con trong ống nghiệm Chỉ tiêu theo dõi lá, cây 1 Số lá/cây 6 Chiều cao thân 2 Chiều dài lá 7 Màu sắc, cấu trúc và sắp xếp lá 3 Chiều rộng lá 8 Tình hình sâu bệnh hại trên cây 4 Chiều ngang chiếm chỗ 5 Tốc độ ra lá Chỉ tiêu theo dõi hoa 1 Phát hoa: số phát hoa/cây, chiều dài phát hoa 6 Trụ hoa: màu sắc, mơ tả 2 Số hoa/cây 7 Cánh mơi:dài, rộng, màu sắc 3 Đài hoa dài, rộng, dày, màu sắc, mơ tả 8 Thời gian ra hoa đầu tiên 4 Cánh hoa: dài, rộng, dày, màu sắc 9 Thời gian hoa tàn đầu tiên 5 Cấu trúc hoa, mơ tả đài hoa, cánh hoa, độ khít của cánh hoa 10 Mơ tả những điểm đặc biệt của hoa - Số liệu thu thập được xử lý thống kê theo phần mềm MSTAT-C và chương trình Microsoft Excel. Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 6 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 CHƢƠNG 3. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu chọn tạo giống bằng phƣơng pháp chiếu xạ gây đột biến 3.1.1. Tỷ lệ sống sót của các giống Hồ Điệp sau khi chiếu xạ Sau một tháng xử lý, tất cả các cây con ở các liều xử lý chưa có biểu hiện biến dị, cây phát triển tương đối đồng đều. Cây xử lý chiếu xạ liều 20 Gy (82,8%) có tỷ lệ sống cao nhất, tiếp theo là công thức đối chứng (82,1%) và liều 40 Gy (76,9%). Đến giai đoạn 5 tháng, tỷ lệ sống ở công thức đối chứng giảm nhẹ, trong khi các công thức có xử lý chiếu xạ giảm mạnh. Ở các liều chiếu xạ cao (>40 Gy) đều có tỷ lệ sống giảm xuống dưới 50% và có sự sai khác rõ rệt giữa công thức đối chứng so với các công thức xử lý. Sau 7 tháng, cây được chuyển sang chậu lớn, số liệu cho thấy tỷ lệ sống ở tất cả các công thức đều giảm mạnh so với giai đoạn 3 tháng, chỉ còn từ 29,2% (công thức 40 Gy) đến 62,0% (20 Gy), đặc biệt ở những liều cao 60 Gy và 100 Gy, các cây bị chết hoàn toàn, khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm, nhóm tác giả có ghi nhận hiện tượng cây Ds ở liều lượng xử lý phóng xạ liều thấp 20Gy có sức sống cao hơn so với cây đối chứng. Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2007 (tương ứng với giai đoạn 7 - 10 tháng sau xử lý chiếu xạ), một số cây ở công thức đối chứng bị bệnh thối mềm và chết với tỷ lệ khá cao từ 15-18% (mặc dù các điều kiện chăm sóc đồng đều giữa các công thức thí nghiệm), đây là nguyên nhân làm tỷ lệ sống của cây đối chứng sau 12 tháng xử lý rất thấp. Xác định liều gây chết LD 50 Trước khi tiến hành xử lý gây đột biến giống trên quy mô lớn, việc thử nghiệm xác định khả năng gây chết cho giống do tác động của liều chiếu bất kỳ là một yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bởi vì do độ nhạy cảm với tia phóng xạ của các giống, loài thực vật rất khác nhau. Kết quả cho thấy có mối tương quan rất chặt chẽ (R 2 = 0.9708) giữa liều chiếu xạ và tỷ lệ sống sót của cây. Khi tăng liều chiếu xạ thì tỷ lệ sống sót của cây Ds giảm đi. Đồng thời từ phương trình và đồ thị xác định suy ra giá trị tương đương LD50 = 40Gy. Tỷ lệ sống của các giống Hồ Điệp khác Đối với giống J8, tỷ lệ sống sau 1 tháng xử lý ở cây đối chứng cao nhất (57,3%), tương đương với công thức 10 Gy (56,0%) và 20 Gy (52,3%). Trong khi công thức 40 Gy (47,3%) và 80 Gy (28,9%) tỷ lệ cây sống thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cây giảm dần theo thời gian và giảm theo liều xử lý tăng. Nhận xét chung cho thấy khả năng thích nghi của cây giống J8 kém, thể hiện khó chăm sóc và mẫn cảm với tia phóng xạ 60 Co nhiều hơn so với giống Ds. Giai đoạn 3 tháng, các công thức xử lý của Ds vẫn có tỷ lệ sống > 50%, trong khi các công thức xử lý chiếu xạ của J8 các tỷ lệ này giảm xuống < 50%. Giai đoạn 7 tháng, Giống J8 tỷ lệ Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 7 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 sống thấp hơn so với Ds, chỉ còn 26,7% (40 Gy). Giống này cũng bị hại do bệnh thối mềm, nhất là ở công thức đối chứng, ở công thức này cây bị nhiễm nặng hơn so với ở các công thức khác. Từ những kết quả trên, tiến hành chiếu xạ tia gamma giống lan hoang dại Việt Nam (Phal. pulcherrima) nhằm thu được một vài đột biến tốt làm nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống lan Hồ Điệp. Kết hợp với các tài liệu tham khảo của nhiều tác giả và chỉ số LD50 ở thí nghiệm trên giống Ds, liều lượng 40 Gy được lựa chọn để xử lý chiếu xạ giống Hồ Điệp hoang dại này. Trong 2-3 tuần đầu sau khi xử lý chiếu xạ, cây đối chứng và cây xử lý đều sống sót 100%. Nhưng sau một tháng, cây xử lý chiếu xạ (40 Gy) bắt đầu có hiện tượng chết, tỷ lệ sống sót giảm dần, chỉ còn 76,9%. Sau 3 tháng xử lý, lô cây đối chứng vẫn có tỷ lệ sống 100%, trong khi lô cây xử lý chỉ còn 27,8% cây sống sót, và đến giai đoạn 5 tháng thì tỷ lệ này chỉ còn 9,2%. Giai đoạn 7 tháng trở đi, hiện tượng chết cây không còn nữa, các cây sống sót sinh trưởng, phát triển bình thường. Sau 12 tháng xử lý chiếu xạ, nhóm nghiên cứu quan sát thấy: trong 3 giống làm vật liệu xử lý chiếu xạ, giống Ds có tỷ lệ sống cao nhất, tiếp theo là giống J8 và Hồ Điệp hoang dại. Trong đó, giống J8 có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường kém nhất. Giống Hồ Điệp hoang dại ở công thức đối chứng sinh trưởng phát triển mạnh, tỷ lệ sống cao nhưng công thức cây xử lý chiếu xạ bị chết nhiều. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã nêu trên cho thấy các loài Hồ Điệp có độ mẫn cảm với tia phóng xạ Gamma ở mức trung bình, tùy theo loại vật liệu xử lý, nhưng đa số kết quả đều thống nhất liều lượng chiếu xạ gây đột biến thích hợp là 20-40 Gy (với xuất liều 90Gy/giờ) 3.1.2. Ảnh hƣởng các liều lƣợng xử lý đối với sinh trƣởng phát triển của cây * Số lá/cây Đối với giống Ds, sau 3 tháng xử lý chiếu xạ, công thức 20 Gy có số lá nhiều nhất (5 lá), nhiều hơn so với các công thức khác ở mức ý nghĩa P ≤ 0,01; nhưng so với đối chứng thì sự khác biệt này không có ý nghĩa. Số lá/cây của các công thức 40 Gy (3,5 lá) và 100 Gy (3,9 lá) tương đương với đối chứng (4,4 lá). Công thức 60 Gy có số lá ít nhất (3,3 lá). Giai đoạn 5 tháng sau xử lý, công thức đối chứng và công thức 20 Gy, 40 Gy có số lá tăng lên đáng kể, trong khi công thức 60 Gy và 100 Gy có số lá bị giảm đi và cây chết hoàn toàn sau 7 tháng xứ lý chiếu xạ. Sau 12 tháng, số lá/cây của đối chứng không thay đổi so với giai đoạn 5 tháng, trong khi cây xử lý có số lá giảm và giảm nhiều ở liều lượng xử lý cao. Đối với giống J8, sau 1-2 tháng chiếu xạ, chỉ tiêu số lá /cây ở công thức đối chứng và các công thức xử lý chiếu xạ không có sự sai khác về mặt thống kê. Sau 3 tháng, số lá/cây ở tất cả các công thức đều giảm đi. Qua quan sát thí nghiệm, thấy có hiện tượng rụng lá ở tất cả các công thức. Sau 5 tháng xử lý, lá cây ở các công thức chiếu xạ có biểu Báo cáo nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, - 8 - 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP. Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 hiện ngả màu nâu xám trên toàn bề mặt phiến lá, trong khi cây đối chứng vẫn giữ màu xanh. Thời gian này, số lá/cây của đối chứng tăng lên đáng kể trong khi các công thức khác hầu như không có sự thay đổi nào. Thậm chí, liều 80 Gy số lá bị giảm đi một nửa so với các giai đoạn trước. Từ giai đoạn 6 tháng trở đi, cây J8 chết dần và ngừng sinh trưởng ở cả công thức đối chứng cũng như công thức xử lý chiếu xạ. Chúng tôi cho rằng yếu tố giống có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vì trên thực tế ngoài vườn ươm, sức sống của giống J8 kém hơn so với giống Ds rất nhiều. Trong 3 giống làm nguồn vật liệu thí nghiệm thì tốc độ phát triển lá của giống lan hoang dại là nhanh nhất. Đến giai đoạn 12 tháng sau xử lý chiếu xạ, số lá của giống này nhiều gấp 2,5 lần so với giống Ds. Tuy nhiên, giữa công thức đối chứng và công thức xử lý chiếu xạ của giống này không có sự sai khác về mặt thống kê. * Chiều cao cây Sau xử lý 3 tháng, chiều cao cây của các giống Hồ Điệp ở tất cả các công thức có sự khác biệt không lớn, dao động từ 2,8 cm đến 4,7cm (giống Ds); từ 1,1 cm đến 1,2 cm (giống J8) và từ 6,5 cm đến 7,1 cm (giống Hồ Điệp hoang dại). Sau 6-7 tháng, chiều cao cây tăng lên đáng kể, đặc biệt ở giống Ds và giống hoang dại (gấp 1,5 - 2 lần so với giai đoạn trước). Chiều cao cây của giống Ds ở công thức đối chứng có sự khác biệt với các công thức có liều chiếu xạ cao (> 40 Gy) và tương đương với công thức 20 Gy. Chiều cao cây giống J8 ở công thức đối chứng và công thức xử lý chiếu xạ tương đối đồng đều nhau ở các giai đoạn theo dõi. Ngoại trừ công thức 80 Gy có sự sai khác rõ rệt so với các công thức còn lại. Tương tự, chiều cao cây của giống hoang dại không thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa công thức đối chứng và công thức xử lý chiếu xạ. Từ kết quả này, có thể nói liều chiếu xạ thấp (từ 10 Gy đến 40 Gy) ít ảnh hưởng đến chiều cao cây của các giống Hồ Điệp thí nghiệm. Chiều ngang cây chiếm chỗ Chiều ngang cây chiếm chỗ của giống Ds sau 5-6 tháng xử lý chiếu xạ cao nhất ở công thức đối chứng và công thức xử lý liều 20Gy, các công thức còn lại, chiều ngang cây chiếm chỗ thấp hơn so với 2 công thức này từ 5-6 cm. Giai đoạn sau xử lý chiếu xạ 7 tháng, giai đoạn cây con được chuyển sang chậu lớn, qua đánh giá, quan sát thấy các cây ở công thức 60 Gy và 100 Gy đều bị ức chế sinh trưởng, cây thấp, lá ngắn và dày, lá xoăn lại nhăn nheo, cây phát triển không bình thường dẫn đến hiện tượng cây chết toàn bộ. Ở công thức 20 Gy và đối chứng, cây phát triển đồng đều, đặc biệt là chiều ngang cây chiếm chỗ tăng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của giống J8 rất chậm, kể cả cây đối chứng. Thậm chí đến giai đoạn 10 tháng sau xử lý, số liệu thu được vẫn không có sai khác so với những giai đoạn [...]... Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 18 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” phải thông qua đánh giá tính khác biệt di truyền giữa chúng bằng marker phân tử để có kết luận chính xác hơn Tương tự trong một số cặp lai lan hoang dại với lan lai, 3 giống lan hoang... học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 20 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” từ 0,93 cm ở tổ hợp HD60 và cao nhất đạt 3,70cm / tuần của tổ hợp lai HD03 Tốc độ phát triển của lá lan ở các tổ hợp giữa lan lai với lan lai lớn hơn so với tổ hợp lai giữa... Hồ Chí Minh cây Hồ Điệp lai chỉ có 4 hoa trở xuống Kết quả này là một căn cứ thực nghi m tham khảo để kết hợp sản xuất hoa Hồ Điệp giữa TP HCM và Lâm Đồng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 29 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” - Hai... đánh giá triển vọng, dòng L1.1 là dòng tuyển chọn và được nhân lên trong phòng thí nghi m Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 23 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” 3.2.4.2 Đặc điểm con lai chọn lọc của tổ hợp lai HD 02 Tổ hợp HD02 có... tiêu chọn ra một số dòng hoa chơi chậu với kích thước hoa nhỏ thích hợp cho trang trí trên bàn trong phòng không lớn, nhưng quá trình lai tạo này đã không đạt được kết quả như mong muốn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 25 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu. .. điểm sinh trưởng, biến dị hình thái và màu sắc của các bộ phận thân, lá của cây Hồ Điệp giống Ds Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 28 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” - Tỷ lệ sống sót, khả năng sinh trưởng phát triển của cây càng... một số đặc điểm cũng gần giống hoặc trung gian với các dòng thu được Các dòng trên được chọn lọc theo các tiêu chí, mục tiêu xác định: kích thước hoa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 22 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” lớn, sắp... bệnh phụ thuộc vào đặc tính Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 27 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” giống, môi trường như: độ ẩm, điều kiện ánh sáng và chế độ chăm sóc Cây lan thường bị nguồn sâu bệnh chủ yếu tấn công như: côn trùng... (28 và 75cm) & công thức 40 Gy (20,4 & 74,2cm) Đối với nhóm cây chọn lọc hoa theo hướng hoa cắt cành, yêu cầu các dòng có Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 11 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” chiều dài phát hoa nằm trong khoảng... kính hoa tương đương Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghi p miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP Hồ Chí Minh tel: 08.39104024 - 26 - Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu thành phố Hồ Chí Minh ” 10,5cm và 10,4 cm Kết hợp với chiều dài phát hoa dài, các dòng có đường kính hoa lớn được chọn cho nhóm hoa cắt cành Thời gian hoa nở và . kháng với một số sâu bệnh chính. 1.1.4. Nội dung - Áp dụng phương pháp lai hữu tính chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp theo hướng thích nghi với khí hậu Tp. Hồ Chí Minh - Nghi n cứu chọn tạo giống. tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với khí hậu Tp. Hồ Chí Minh" là cần thiết và khả thi, đáp ứng nhu cầu sản xuất hoa phong lan ở Thành phố Hồ Chí. các giống chọn làm bố mẹ có đặc điểm lâu tàn, cánh hoa dày có khả năng thích nghi với điều Báo cáo nghi m thu đề tài: Nghi n cứu chọn tạo giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) thích nghi với