GIÁO ÁN LỚP 3 CẢ NĂM

535 244 2
GIÁO ÁN LỚP 3 CẢ NĂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 1 Ngày soạn: 23/08/09 Ngày dạy: Thứ 2, 24/08/09 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Tiết 1-2 : CẬU BÉ THÔNG MINH I. Mục đích yêu cầu : Tập đọc: - Đọc trôi chảy toàn bài. - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa trong sgk Bảng phụ viết câu văn, đoạn văn luyện đọc. III.Các hoạt động dạy học: A.Mở đầu: GV giới thiệu 8 chủ điểm của sgk Tiếng việt lớp 3 tập 1. . B. Dạy bài mới: a. Tập đọc: Hoạt động 1: Luyện đọc - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: . Luyện đọc câu. Chú ý luyện đọc từ khó trong câu. . Luyện đọc từng đoạn trước lớp và giải nghĩa các từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. . Luyện đọc từng đoạn trong nhóm. . HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. - HS đọc thầm đoạn 1, trình bày cá nhân câu hỏi 1,2 sgk. - HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi câu hỏi 3 sgk. - HS đọc thầm đoạn 3, trình bày cá nhân câu hỏi 4 sgk. - HS cả lớp thảo luận câu hỏi: Câu chuyện nói lên điều gì? Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - GV hướng dẫn HS đọc phân vai . - HS luyện đọc phân vai theo nhóm. - HS thi đọc phân vai trước lớp. 1 b. Kể chuyện: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. - HS làm việc theo nhóm 3: quan sát tranh và tập kể chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. C. Củng cố, dặn dò: - GV nêu câu hỏi: Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao? - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài “Hai bàn tay em”. THỂ DỤC GV chuyên dạy TOÁN Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ. I. Mục đích yêu cầu : - Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. II. Chuẩn bị: Bảng viết sẵn BT 1, 2 / 3SGK. III. Hoạt động dạy học: A. Dạy bài mới: Hoạt động : Ôn tập Bài tập 1: - Biết cách đọc, viết các số có 3 chữ số. - HS làm việc cá nhân. - Thi đua sửa bài tập trước lớp. Bài tập 2: - Củng cố về thứ tự dãy số. - HS thi đua làm bài theo nhóm trước lớp. - Cả lớp nhận xét, sửa chữa. Bài tập 3: - Biết cách so sánh số. - HS làm bài cá nhân. - Thi đua sửa bài tập trước lớp. Bài tập 4: - Nhận biết được số lớn nhất, bé nhất trong các số đã cho. - HS làm bài cá nhân: thi đua tìm và ghi nhanh vào bảng con. Bài tập 5: ( Dành cho HS khá giỏi) - Biết viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. - HS làm bài cá nhân. B. Nhận xét, dặn dò: CBB: Cộng trừ các số có 3 chữ số.( không nhớ) 2 Ngày soạn: 23/08/09 Ngày dạy: Thứ 3, 25/08/09 TOÁN TIẾT 2: CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ ( KHÔNG CÓ NHỚ). I. Mục đích yêu cầu : - Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số; giải toán về nhiều hơn, ít hơn. - Biết cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số; giải toán về nhiều hơn, ít hơn. II. Chuẩn bị: Bảng phụ làm bài tập 2,3,4. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. B. Dạy bài mới: Hoạt động : Ôn tập Bài tập 1: - Biết cách cộng trừ nhẩm. - HS làm bài cá nhân vào bảng con bài a,c. Bài tập 2: - Biết cách đặt tính và tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. - HS làm bài cá nhân vào vở. Bài tập 3: - Biết cách giải toán về ít hơn. - HS làm bài cá nhân. Bài tập 4: - Biết cách giải toán về nhiều hơn. - HS làm bài cá nhân. Bài tập 5: (Dành cho HS khá, giỏi) - Viết đúng các phép tính đúng từ 3 số và các dấu đã cho. - HS làm bài cá nhân. C. Nhận xét, dặn dò: CBB: Luyện tập; 8 hình tam giác. ÂM NHẠC GV chuyên dạy Chính tả( Tập chép) Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH 3 I.Mục đích yêu cầu : - Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng bài tập 2b; Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. II. Chuẩn bị: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn trong bài Cậu bé thông minh. Bảng phụ kẻ bảng ở BT3. III. Các hoạt động dạy học: A.Mở đầu: GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yều cầu của giờ học chính tả. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép. - Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - GV đọc đoạn chép trên bảng. - 1,2 HS đọc lại đoạn chép đó. - GV hướng dẫn HS nhận xét: . Đoạn văn có mấy câu? . Chữ đầu câu viết thế nào? . Trong đoạn văn ta còn lưu ý điều gì nữa? (phải viết hoa chữ Đức Vua) . Đoạn văn này trình bày thế nào? - HS luyện viết từ khó: tìm, viết vào bảng con từ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS luyện viết 1số từ: chim sẻ, mâm cỗ, sứ giả, chiếc kim khâu, xin, Đức Vua, thật sắc, xẻ thịt. - HS tập chép vào vở. - GV chấm điểm, nhận xét và hướng dẫn sửa lỗi. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2b: - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn: an / ang. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân. Sau đó HS tiếp sức sửa bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 3: - Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV treo bảng đã kẻ sẵn BT3 lên cho 1HS làm mẫu. - HS làm bài cá nhân. 2 HS làm bài trên bảng phụ. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. - GV hướng dẫn HS học thuộc 10 chữ và tên chữ đó. . HS luyện học thuộc 10 chữ và tên chữ. . HS thi đọc thuộc 10 chữ và tên chữ trước lớp. C. Củng cố, dặn dò: Về nhà xem lại bài, đọc thuộc 10 chữ và tên chữ. Chuẩn bị bài: Chơi chuyền( nghe viết). 4 Đạo đức Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ I. Mục đích yêu cầu: - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, đối với dân tộc. - B iết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. - HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. II. Chuẩn bị : Bài hát, bài thơ về Bác Hồ. III.Các hoạt động dạy học: A.Dạy bài mới: Hoạt động : Khởi động - HS hát bài hát về Bác Hồ. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - HS biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, đối với dân tộc. - HS quan sát, tìm hiểu nội dung, đặt tên cho từng ảnh. - HS cả lớp: trao đổi tìm hiểu thêm về Bác Hồ. Hoạt động 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác. - HS biết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - GV kể chuyện. - HS làm việc theo nhóm: thảo luận câu hỏi trang 3 sgk. - Các nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. - HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy. Hoạt động 3: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy - HS ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. - HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy. - HS làm việc theo nhóm: Tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy. - Các nhóm trình bày. - HS và GV nhận xét, bổ sung. B. Củng cố, dặn dò: - Cho HS thi đọc Năm điều Bác Hồ dạy. - Xem lại bài và chuẩn bị tranh ảnh, chuyện, thơ, bài hát, ca dao về Bác Hồ để học tiếp bài Kính yêu Bác Hồ. Ngày soạn: 23/08/09 Ngày dạy: Thứ 4, 26/08/09 TẬP ĐỌC 5 Tiết 3: HAI BÀN TAY EM I. Mục đích yêu cầu: - Đọc trôi chảy toàn bài. - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. - Hiểu nội dung của bài thơ: Hai bàn tay đẹp, rất có ích và rất đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK); thuộc 2,3 khổ thơ trong bài; HS khá giỏi thuộc cả bài thơ) II. Chuẩn bị : Bảng phụ viết bài thơ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ : Đọc và trả lời câu hỏi bài Cậu bé thông minh. . Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi? . Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? . Nêu nội dung chính của bài. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc . Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. - GV đọc mẫu. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: .Luyện đọc câu. Chú ý luyện đọc từ khó trong câu. .Luyện đọc từng khổ thơ trước lớp và giải nghĩa các từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ. .Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm. .HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hiểu nội dung bài thơ. - HS đọc thầm bài thơ và trả lời các câu hỏi sgk. . Câu 1: HS trình bày cá nhân. . Câu 2: HS thào luận theo nhóm đôi, trình bày trước lớp. . Câu 3: HS trình bày cá nhân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ. - Đọc trôi chảy toàn bài; thuộc lòng 2,3 khổ thơ. - GV hướng dẫn HS thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ ( dành cho HS khá giỏi). - HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. C. Củng cố, dặn dò: - Bài thơ nói lên điều gì? - Đọc thuộc bài thơ và chuẩn bị bài “Ai có lỗi?” TOÁN 6 TIẾT 3: LUYỆN TẬP I. Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết giải bài toán về tìm x, giải toán có lời văn (có 1 phép từ). II. Chuẩn bị: 8 hình tam giác. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Làm lại bài tập 2 tiết 2. B. Dạy bài mới: Hoạt động : Luyện tập Bài tập 1: - Củng cố kĩ năng cách cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). - HS làm việc cá nhân vào vở. - 2 HS làm bài vào bảng phụ. Bài tập 2: - Biết giải bài toán về tìm x. - Làm việc cả lớp: Nêu cách tìm số bị trừ và số hạng. - HS làm việc cá nhân vào vở. - 2 HS làm bài vào bảng phụ. Bài tập 3: - Củng cố về giải toán. - HS làm bài cá nhân. - 1 HS làm bài vào bảng phụ. Bài tập 4: (Dành cho HS khá, giỏi) - Củng cố về xếp hình. - HS làm việc theo nhóm, thi đua xếp hình trước lớp. C. Nhận xét, dặn dò: CBB: Cộng trừ các số có 3 chữ số.( có nhớ 1 lần) Thủ công Tiết 1: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI. I. Mục đích yêu cầu: - Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối. II. Chuẩn bị: - Mẫu tàu thuỷ hai ống khói; Tranh quy trình. - Giấy, kéo. III. Các hoạt động dạy học: A. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - Biết được hình dáng, cấu tạo, ích lợi của tàu thuỷ hai ống khói. 7 - GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói. - HS quan sát nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp. - Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. - GV hướng dẫn thao tác từng bước. . B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. . B2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. . B3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. - HS cả lớp tập thao tác các bước gấp. B. Củng cố dặn dò: Về nhà tập gấp lại các bước; chuẩn bị giấy, kéo, bút vẽ. Tự nhiên xã hội Tiết 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I. Mục đích yêu cầu: - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ. II. Chuẩn bị: Sơ đồ cơ quan hô hấp; hình 1,2,3/4,5 trong sgk. III. Các hoạt động dạy học: A.Dạy bài mới: Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu - Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - Chơi trò chơi: GV cho cả lớp thực hiện động tác: “ Bịt mũi nín thở”. Rồi nêu cảm giác sau khi nín thở sâu. GV cho 1 hs lên thực hiện động tác thở sâu như hình 1 sgk, cả lớp quan sát. HS cả lớp thực hiện động tác hít sâu, thở mạnh và nêu nhận xét về: . Sự thay đổi của lồng ngực. . So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu. . Nêu ích lợi của việc thở sâu. HS phát biểu sau khi làm. GV nhận xét và kết luận. Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. - HS làm việc theo nhóm đôi: quan sát hình 2 sgk và đặt câu hỏi cho nhau . Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. . Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí. . Mũi dùng để làm gì? . Khí quản, phế quản có chức năng gì? . Phổi có chức năng gì? -HS 1 số nhóm trình bày trước lớp 8 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - Cả lớp trao đổi câu hỏi: Cơ quan hô hấp có chức năng gì? - GV kết luận chung. B. Củng cố, dặn dò: - Kể tên các cơ quan hô hấp. Nêu chức năng của cơ quan hô hấp. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài Nên thở như thế nào? Tập viết Tiết 1: ÔN CHỮ HOA A I.Mục đích yêu cầu: - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D(1 dòng); Viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em nhu thể chân tay / Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa A,V,D và chữ Vừ A Dính III. Các hoạt động dạy học: A.Mở đầu: GV nêu yêu cầu của môn tập viết. B.Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con a) Luyện viết chữ hoa: -HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng: A,V,D. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết từng chữ(A,V,D) trên bảng con. b) Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng. - GV giới thiệu từ ứng dụng: Vừ A Dính là tên một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh đã hy sinh để bảo vệ cán bộ cách mạng. - HS tập viết trên bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng: anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau. - HS tập viết trên bảng con chữ Anh , Rách. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở. - GV nêu yêu cầu: viết bằng cỡ chữ nhỏ . Chữ A: 1 dòng . Chữ V, D: 1 dòng . Chữ Vừ A Dính: 1 dòng . Câu ứng dụng: 1 lần - HS viết vào vở. - Đối với HS khá giỏi viết đúng và đủ các dòng trong vở tập viết. - GV chấm và sửa bài. 9 C. Củng cố, dặn dò: Luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài Ôn chữ hoa Ă, Â. Ngày soạn: 23/08/09 Ngày dạy:Thứ 5, 27/08/09 Luyện từ và câu Tiết 1: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH I. Mục đích yêu cầu: - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó. II. Chuẩn bị: Bảng viết sẵn bài tập 1 ,2. III. Các hoạt dộng dạy học: A.Mở đầu: GV nói về tác dụng của tiết LTVC: giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn. B. Dạy bài mới: Hoạt dộng : Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho 1 HS làm mẫu. - HS làm bài cá nhân. - GV mời 3 HS lên sửa bài: mỗi em làm 1 dòng. - GV chốt lại: tay em, răng, hoa nhài, tay em, tóc, ánh mai là những từ chỉ sự vật. Bài tập 2: - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi: Tìm những sự vật được so sánh với nhau. - GV mời đại diện 4 nhóm trình bày: nêu và gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ. - GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 3: - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó. - HS suy nghĩ phát biểu. C. Củng cố, dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì? 10 . hỏi trang 3 sgk. - Các nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. - HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy. Hoạt động 3: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy - HS ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác. chơi: GV cho cả lớp thực hiện động tác: “ Bịt mũi nín thở”. Rồi nêu cảm giác sau khi nín thở sâu. GV cho 1 hs lên thực hiện động tác thở sâu như hình 1 sgk, cả lớp quan sát. HS cả lớp thực hiện. dạy TOÁN Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ. I. Mục đích yêu cầu : - Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. II.

Ngày đăng: 07/02/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan