Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
476 KB
Nội dung
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệ thuật . Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn nhiên.Hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ là điều kiện để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi cách tạo ra những hình tượng mới mẻ. Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà trong hoạt động, trẻ thơ thường ham thích một cái gì đó rất nhanh nhưng rồi cũng chóng chán. Muốn cho trẻ có được hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo những yếu tố mới lạ để hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những đối tượng cần miêu tả nào đó. Một trong những yếu tố rất quan trọng, luôn hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê vô tận chính là thiên nhiên và các vật liệu tạo hình lấy từ thiên nhiên. Thiên nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng. Đó là cả thế giới của những sắc màu, hình dạng, ánh sáng Thiên nhiên không bị bó hẹp trong các khuôn mẫu thô cứng mà nó là tất cả những gì sinh động nhất, phong phú nhất và đẹp nhất. Cô giáo có thể sử dụng vật liệu thiên nhiên làm nguồn tư liệu, phong phú để tạo ra ở trẻ vốn biểu tượng mới. Qua thiên nhiên, trẻ có thể học được nhiều cách thể hiện khác nhau. Hơn nữa những vật liệu thiên nhiên đa số là gần gũi với trẻ dễ tìm, dễ kiếm và không tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giáo dục mầm non người ra vẫn chưa tìm thấy hết vai trò và khả năng vô tận của thiên nhiên đối với việc giáo dục trẻ. Hầu hết các trường mầm non vẫn chưa cho trẻ hoạt động tự do với vật liệu thiên nhiên, trong thiên nhiên gần gũi xung quanh. Nhất là những trường mầm non ở nông thôn vẫn chưa tận dụng được thiên nhiên – nguồn thôn tin, ấn LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà tượng rất phong phú dễ phát triển khả năng tạo hình của trẻ. Sự hạn chế trong việc đưa vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình của trẻ đã cản trợ sự phát triển tính tích cực nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Những lý do trên đây cộng với niềm say mê và yêu thích với hoạt động tạo hình của trẻ em, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về : Sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình. Hy vọng, kết quả của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình ở trẻ mầm non. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu sự ảnh hưởng của vật liệu thiên nhiên tới mức độ hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ. Từ đó tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả sự phát triển nhân cách và hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : 3.1. Khách thể : - Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi : 50 trẻ 25 trẻ nhóm đối chứng 25 trẻ nhóm thực nghiệm - Giáo viên mầm non : 30 cô 3.2. Đối tượng nghiên cứu : Tìm hiểu một số cách thức sử dụng vật liệu thiên nhiên vào việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình. 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI : LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà 4.1 Đọc sách, thu thập tài liệu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan tới đề tài nghiên cứu. 4.2. Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình và việc sử dụng các vật liệu tạo hình ở một số trường mầm non hiện nay. 4.3. Tổ chức thực nghiệm đưa vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình và kiểm tra kết quả thực nghiệm trong việc tạo ra hứng thú và nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo hình. 4.3. Đề xuất một số ý kiến, một số biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động tạo hình trong giáo dục mầm non. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Nếu tìm ra những phương pháp biện pháp thích hợp sử dụng thiên nhiên, vật liệu thiên nhiên vào trong hoạt động tạo hình thì nhà sư phạm có thể nâng cao được hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình và phát triển khả năng tạo hình cho trẻ. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình và sử dụng vật liệu thiên nhiên trên cả các tiết học tạo hình và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học của trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4 – 5 tuổi ). - Thực nghiệm và kiểm chứng chủ yếu qua hoạt động vẽ. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 7.1 Nghiên cứu lý luận : Đọc và tìm hiểu, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu tâm lý học, giáo dục về hứng thú, về hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề liên quan. 7.2 Phương pháp quan sát tự nhiên: - Quan sát tạo hình của giáo viên và trẻ để tìm hiểu mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình và tìm hiểu các phương pháp, hình thức tổ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà chức hoạt động từ phía người lớn ( giáo viên ). Qua đó nắm được một số đặc điểm tình hình và kết quả tổ chức hoạt động tạo hình cũng như các điều kiện tổ chức hoạt động ở trường mầm non hiện nay. - Nghiên cứu sản phẩm của trẻ qua 5 tiết dự tạo hình vẽ nặn, xé dán theo mẫu, đề tài và theo ý thích. Phân tích khả năng tạo hình của trẻ đối với loại chất liệu khác nhau. 7.3 Phương pháp điều tra : - Đàm thoại với giáo viên - Dùng phiếu câu hỏi ( xem phần phụ lục ) để tìm hiểu. - Việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tiết học tạo hình. - Các cách thức sử dụng vật liệu thiên nhiên trong các loại tiết tạo hình. - Mức độ hứng thú của trẻ trong tiết học tạo hình có sử dụng vật liệu thiên nhiên. 7.4 Phương pháp thực nghiệm 7.4.1. Thực nghiệm khảo sát : - Tiến hành chung ở cả hai nhóm trẻ với hình thức phương pháp biện pháp tổ chức ( phương pháp dạy học, giáo dục ) đang hiện hành. - Khảo sát qua hai bài tập Bài 1 : Vẽ theo ý thích Bài 2 : Xé dán lá và hoa Đối với cả hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ). 7.4.2. Thực nghiêm hình thành Chia trẻ thành hai nhóm đồng đều nhau về thể lực và khả năng : Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Tổ chức các hoạt động tạo hình với các hình thức phương pháp khác nhau nhưng nội dung chương trình như nhau. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà - Tại nhóm đối chứng : Thực hiện chương trình giáo dục với nội dung hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình theo đúng quy định của chương trình lưu hành. - Tại nhóm thực nghiệm : Sử dụng thiên nhiên và vật liệu thiên nhiên vào quá trình dạy học, giáo dục. Cụ thể : + Tăng cường tổ chức cho trẻ được dạo chơi và quan sát thiên nhiên. Để từ đó thấy trẻ gần gũi với thiên nhiên cũng như phát hiện và tìm kiếm ra những nét mới lạ, vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng Điều này kích thích trí tò mò, từ đó trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và trẻ sẽ tham gia hoạt động tạo hình một cách hứng thú và say mê. + Sử dụng vật liệu thiên nhiên một cách tích cực trên tiết học tạo hình và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học để hình thành ở trẻ thái độ tích cực với hoạt động tạo hình, lòng yêu thích và ham muốn được hoạt động tạo hình. 7.4.3. Thực nghiệm kiểm chứng : - Ở hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ) được tiến hành với hai bài + Vẽ theo ý thích + Xé dán những con vật mà cháu thích. Từ đó đi đến nhận xét và kết luận sự khác biệt về mức độ hứng thú giữa hai nhóm trẻ. 7.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ. Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà PHẦN NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : Hoạt động tạo hình của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục học trong nước và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu như L.XƯGOOTXKI,W.STERN, B.CHEPLOV, G.KERSCHENSTEINER, V.BAKUSINXKI, E.FLORINA Đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động tạo hình ở trẻ em. Họ đã đi sâu vào tìm hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của trẻ, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Theo nhiều tác giả, con đường thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ là tổ chức môi trường nghệ thuật và tổ chức cho trẻ học tập một cách có định hướng theo sự hướng dẫn của người lớn nhằm tiếp thu kinh nghiệm của xã hội. Tìm hiểu về các nhà nghiên cứu trong nước, chúng ta thấy hoạt động tạo hình cũng được một số nhà tâm lý giáo dục, các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu về những điều kiện nâng cao khả năng hoạt động tạo hình của trẻ, phó tiến sĩ Lê Thanh Thủy đã chỉ ra rằng việc tăng cường bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác của tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện, phát triển hứng thú nhận thức cùng cảm hứng trong hoạt động tạo hình. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà Vấn đề hứng thú trong hoạt động tạo hình cũng được một số sinh viên của khoa giáo dục mầm non quan tâm và đã bước đầu nghiên cứu. Chẳng hạn có công trình của Hà Thị Ngà với đề tài : Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện của hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trẻ 5 – 6 tuổi. Sinh viên Phạm Thanh Thủy nghiên cứu với đề tài : ảnh hưởng của hứng thú tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ EM. 2.1. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ em : Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ, hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, hoạt động tạo hình được tổ chức cho trẻ mầm non nhằm mục đích cơ bản là sự biến đổi, phát triển chính bản thân chủ thể hoạt động tức là trẻ em. Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo có một đặc điểm nổi bật là tính duy kỷ. Trong hoạt động tạo hình trẻ thường quan tâm tới việc ( vẽ cái gì ) chứ chưa phải là ( vẽ như thế nào ). Tính duy kỷ là cho trẻ nhỏ đến hoạt động tạo hình một cách dễ dàng. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Tính không chủ định cũng là một đặc điểm đặc trưng của hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non. Trong tạo hình , trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả thường được nẩy sinh một cách tình cờ. 2.2. Một số vấn đề vể phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. 2.2.1. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà Chất lượng của hoạt động tạo hình, tính sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình của trẻ phụ thuộc phần lớn ở cách thức sử dụng các phương pháp biện pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kỹ năng kỹ xảo và năng lực tạo hình. Tạo hình là môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, phát triển trí tuệ, mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm mỹ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Vì thế khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ cần đưa ra các phương pháp, biện pháp và cách thức sao cho phù hợp với tâm lý trẻ. Không nên đưa các nội dung quá khó khăn hoặc quá dễ đến trẻ, vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để lựa chọn, phân loại các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cần không chỉ dựa vào nguồn cung cấp thông tin mà còn dựa vào cả bản chất của môn học, vào mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, vào đặc điểm của hoạt động ( vẽ, nặn, xếp, dán ) vào từng yêu cầu cụ thể của hình thức hoạt động tiết học hay ngoài tiết học đồng thời dựa vào cả đặc điểm lứa tuổi và trình độ phát triển của nhóm trẻ cũng như các cá nhân trong đó. Hệ thống phwong pháp dạy học này gồm các nhóm phương pháp sau : - Nhóm các phương pháp thông tin – tiếp nhận ( thông tin – tri giác) - Nhóm phương pháp thực hành - ôn luyện ( tái hiện ) - Nhóm phương pháp tìm tòi – sáng tạo ( tình huống ) - Nhóm biện pháp mang tính chất chơi. Vài nét về việc sử dụng nhóm các phương pháp biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình. * Nhóm các phương pháp thông tin tiếp nhận. Đây là nhóm phương pháp tạo điều kiện cho trẻ phát triển tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ hiểu được nội dung miêu tả ( hiểu được mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức của đối tượng miêu tả ) hình thành hứng thú và tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà Nhóm phương pháp này bao gồm các quá trình tổ chức, quan sát đối tượng miêu tả, chỉ dẫn các phương thức hoạt động nhằm thể hiện đối tượng quan sát. Trong nhóm này có 3 phương pháp cơ bản : Quan sát – chỉ dẫn , trực quan và dùng lời nói. + Phương pháp quan sát : Trong tạo hình , người ta tổ chức cho trẻ quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, các sự kiện trong xã hội và các tác phẩm nghệ thuật ( các phương tiện truyền cảm trong các tác phẩm tạo hình ). Nhờ có quá trình này mà trẻ có những hiểu biết phong phú về cái đẹp trong thế giới xung quanh và nắm dần phương thức tạo ra cái đẹp. Quá trình quan sát cần được tiến hành một cách sinh động để gây hứng thú và hình thành các tình cảm thẩm mỹ. Muốn vậy, người ta kết hợp sử dụng rất nhiều các biện pháp kích thích xúc cảm ( bài hát, câu thơ, câu đố ) và các biện pháp hình thức chơi. + Phương pháp chỉ dẫn trực quan : Quá trình chỉ dẫn là quá trình giúp trẻ lĩnh hội các phương thức tạo hình ( cách thức miêu tả ). Qua chỉ dẫn người ta tập cho trẻ cách sử dụng các loại dụng cụ vật liệu, chất liệu theo đúng cách. Đồng thời tập cho trẻ sử dụng các phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình ( đường nét, màu sắc, hình dạng, bố cục ) để thể hiện các hình tượng qua các hoạt động vẽ, nặn, xếp, dán. Việc nắm bắt các phương thức miêu tả sẽ trở nên dễ dàng nếu việc chỉ dẫn được tiến hành nhẹ nhàng phù hợp với sự tiếp thu của trẻ, với sự thay đổi các biện pháp hình thức phong phú, có sự phối hợp linh hoạt giữa chỉ dẫn toàn phần với chỉ dẫn từng phần. + Phương pháp dùng lời nói. Trong nhóm phương pháp thông tin- tiếp nhận về việc dùng lời nói là rất quan tọng. Đó là những lời giải thích, lời hướng dẫn, những lời kể, những LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà câu hỏi, câu trả lời, đồng thời những lời nói mang tính xúc cảm như bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố. Những lời nói của cô giáo trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình phải chính xác, cụ thể và khơi dạy được ở trẻ những tình cảm tích cực. Khi sử dụng những câu chuyện, bài thơ, bài hát, giáo viên cần giúp trẻ một cách chính xác, đầy đủ và hình dung một cách rõ nét vẻ đẹp của đối tượng quan sát, đồng thời khơi dạy ở trẻ hoạt động tích cực của các quá trình xúc cảm, tình cảm, tưởng tượng sáng tạo. Cùng với lời nói của cô và lời nói của trẻ trong hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng.Trong quá trình quan sát trẻ cần được đàm thoại, trao đổi với nhau, thể hiện xúc cảm suy nghĩ và phải thể hiện được những gì đã làm và sẽ làm. + Nhóm đối tượng thực hành ôn luyện. Đây là hệ thống các hành động, hoạt động của các nhà sư phạm và của trẻ nhằm giúp trẻ củng cố vốn hiểu biết về những đối tượng miêu tả bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tạo hình. Phương pháp này bao gồm cả tình huống miêu tả, các bài tập tạo điều kiện cho trẻ lặp lại, nhớ lại và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động thực tiễn tạo hình. Các bài tập ôn luyện cần được áp dụng ngay từ các lớp trẻ, những hình thức tổ chức và nội dung thì cần biến đổi phù hợp theo các độ tuổi, phù hợp với hứng thú và vốn hiểu biết của trẻ. + Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo ( phương pháp tình huống tìm kiếm). Nhóm phương pháp này không chỉ hình thành ở trẻ khả năng tái hiện các hình ảnh mà còn bồi dưỡng ở trẻ khả năng độc lập, xây dựng những hình tượng mới, phát triển ở trẻ khả năng hoạt động sáng tạo. Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo gồm có các bài tập sáng tạo yêu cầu trẻ quan sát, tìm kiếm, phát hiện, sửa chữa và tìm ra các phương pháp [...]... hỏi để thăm dò ý kiến của một số giáo viên các trường về : - Tình hình tổ chức hoạt động tạo hình , tình hình sử dụng vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình của trẻ - Hiểu biết của giáo viên về những yêu cầu của việc sử dụng vật liệu thiên nhiên - Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú và khả năng hoạt động của trẻ trong hoạt động tạo hình khi có sử dụng vật liệu thiên nhiên 2.1.2 Quan sát... nhiên trong tiết học tạo hình nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình Khi hỏi về việc hứng thú của trẻ khi được sử dụng vật liệu thiên nhiên trong giờ học tạo hình thì 100% giáo viên cho rằng trẻ rất có hứng thú và kết quả của sản phẩm nói chung là cao nhưng theo quan sát thực tế thì việc sử LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà dụng vật liệu thiên nhiên ở các trường mầm non còn rất hạn chế... Vai trò của hứng thú trong hoạt động tạo hình : Hứng thú và hoạt động nhận thức có quan hệ chặt chẽ với nhau Họt động tạo hình chính là hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua các hình tượng nghệ thuật Hơn nữa nó là một hoạt động nhận thức thẩm mỹ bởi vậy sự phát triển của hoạt động tạo hình, hiệu quả của nó chịu ảnh hưởng rất mạnh của LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà cảm xúc, của hứng thú, của thái... quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, vũ trụ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà Mọi sự vật hiện tượng trong thiên nhiên đều vận động theo các quy luật nhất định, trong một trật tự nhất định, nó luôn vận động và biến đổi 4.2 Thiên nhiên và vật liệu thiên nhiên đối với sự phát triển hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo... chương trình tiến hành tổ chức hoạt động tạo hình với nội dung theo đúng chương trình giáo viên hiện hành ( như nhóm đối chứng ) - Sử dụng vật liệu thiên nhiên song song với dử dụng các hình thức tổ chức phương pháp biện pháp mới tác động đến trẻ nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình - Trìn tự sắp xếp tiết học có sự thay đổi theo việc sử dụng vật liệu thiên nhiên từ đơn giản đến phức... quả thực nghiệm để xem xét mức độ đúng đắn của giả thiết đề ra + Sử dụng vật liệu thiên nhiên vào các tiết học tạo hình và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình 1.1.2 Quan sát : Dự giờ, phân tích 5 tiết học tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ trường Mầm non Đống Đa Tiết 1 : Nặn con gà Tiết 2 : Vẽ tàu hỏa LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần Thu Hà Tiết 3 : Dán vịt... việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tiết học tạo hình chưa được quan tâm đúng mức Trẻ rất ít được tiếp xúc với loại vật liệu lấy từ thiên nhiên ( cát, sỏi, đất sét, lá khô, cành hoa ) Để tránh sự lặp đi lặp lại trong việc cho trẻ tiếp xúc với các loại vật liệu – chất liệu thông thường và để nâng cao hứng thú cũng như chất lượng trong hoạt động tạo hình chúng tôi đề nghị đưa vật liệu thiên nhiên vào... hướng vào nó 3.2 Vai trò của hứng thú như một thành tố tâm lý của hoạt động tạo hình 3.2.1 Hứng thú đối với các hoạt động của trẻ nói chung : Hứng thú đối với đời sống và hoạt động chung của trẻ mẫu giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho tư duy ở lứa tuổi mẫu giáo trở lên tích cực say mê trong hoạt động Chúng ta biết hứng thú là : Thái độ đặc biệt,... thửa ấu thơ sẽ gợi lên ở trẻ hứng thú tìm hiểu thiên nhiên, sẽ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết và góp phần hình thành nên tính cách của trẻ Thiên nhiên giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất Do vậy, vai trò của thiên nhiên với hoạt động tạo hình là rất quan trọng Nó nâng cao hứng thú, khả năng tạo hình cũng như chất lượng sản phẩm của trẻ rất nhiều Chung ta cần coi thiên nhiên là kho vàng vô tận,... cách tạo ra động cơ chơi Sự xuất hiện của động cơ chơi đòi hỏi ở trẻ không chỉ hiểu biết phong phú về hiện thực xung quanh mà còn cả những tình cảm, xúc cảm thích hợp 2.2.2 Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non Để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non , chúng ta có hai hình thức quan trọng : - Tổ chức hoạt động tạo hình trên tiết học tạo hình - Tổ chức hoạt động tạo hình . NĂNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ EM. 2.1. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ em : Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ, hoạt động tạo hình của. hiểu một số cách thức sử dụng vật liệu thiên nhiên vào việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình. 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI : LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trần. tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn nhiên. Hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ là điều