Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 135 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
135
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa Tuần 13. Tiết: 1-2/ Tuần Ngày soạn: 18 / 11 / 2012 Tiết: 61,62 PPCT Ngày dạy:19 / 11 / 2012 VĂN BẢN: LÀNG (Kim Lân) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành côngằt giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại. - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại. - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện Việt nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại. III- CHUẨN BỊ : - GV:Tham khảo Bồi dưỡng ngữ văn 9 - SGV - HS: Soạn bài -Trả lời câu hỏi chuẩn bị. IV- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : A. Ổn định tổ - Kiểm tra B. Bài mới : (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - HS đọc chú thích * SGK- 171 - Giới thiệu nét khái quát về tác giả ? Tác phẩm ? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc GV - HS kết hợp đọc kể tóm tắt từng đoạn đến hết. + Phần đầu truyện tác giả giới thiệu về hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư và tính hay khoe làng của ông Hai. Trước CM ông khoe làng ông giàu, đẹp. Sau CM ông khoe làng ông là làng kháng chiến -> Tình yêu làng và tinh thần kháng I- Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: - Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. - Ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và nông dân 2.Đọc – giải thích từ khó. ( sgk) 3- Tóm tắt truyện : - Truyện đã diễn tả chân thực, sinh động tình yêu làng quê và lòng yêu 1 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa chiến. + Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm giữa niềm tự hào kiêu hãnh với sự thất vọng đau xót, tủi hổ, nhục nhã về làng. Nỗi ám ảnh nặng nề khiến ông Hai rơi vào tình trạng nơm nớp, hoảng sợ, bế tắc và tuyệt vọng -> Tình yêu làng được thử thách. + Tin làng Chợ Dầu phản bội được cải chính, tâm trạng vui mừng phấn khởi của ông Hai -> Niềm tự hào kiêu hãnh. -Truyện nói về điều gì ở người nông dân? nói trong hoàn cảnh nào? * HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. - Hoạt động nhóm: + Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện như thế nào? + Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc bộc lộ chủ đề truyện? . Đại diện nhóm trả lời? . GV nhận xét, bổ xung thống nhất ý kiến. - Việc tạo tình huống trong tâm trí nhân vật nhằm mục đích gì? - Trong văn bản tác giả nhắc đến cuộc sống của nhân vật ông Hai trong những thời điểm nào? -GV tâm trạng của gia đình ông hai ở nơi tản cư như thế nào? - Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện với con? - Từ đó em cảm nhận điều gì tấm lòng ông Hai với làng quê? - Diễn biến tâm trạng ông Hai được phát triển như thế nào trong những đoạn tiếp theo? nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. II- Đọc - hiểu nội dung : 1. Tình huống truyện: - Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Pháp phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ ->Tạo nên thắt nút của câu chuyện gây >< giằng xé tâm trí ông lão đáng thương. Tạo điều kiện thể hiện tâm trạng và phẩm chất nhân vật. 2- Diễn biến tâm trạng và hành động của của nhân vật ông Hai: * Đi tản cư: - Buồn bực, dằn vặt nhớ nhung làng - Đi nghe đọc báo ở phòng thông tin => Là người có lòng son sắc thuỷ chung với làng quê, đất nước (Tiết 2) - Chiều ngày 19/11 - GV cho HS đọc đoạn " một người đàn bà… chỉ lại…( T165) * Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: -“cổ nghẹn ắng lại, da mặt rân rân, lặng 2 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa đi giọng lạc đi ” -> Đó là một tin hết sức đột ngột, khiến ông bàng hoàng sửng sốt. -> Miêu tả nhân vật thấy tâm trạng xấu hổ, uất ức. - Cử chỉ:+ Lảng chuyện + Cười nhạt + Cúi mặt đi vì xấu hổ. - Nhìn đàn con: Nghĩ đến sự hắt hủi khinh bỉ của mọi người - > ông căm giận dân làng. - Nói chuyện với vợ: Bực bội đau đớn, kìm nén. - Không dám ra khỏi nhà, nghe ngóng tình hình, lo lắng sợ hãi. => Diễn tả cụ thể diễn biến nhân vật thấy đựơc nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi thường xuyên trong ông cùng với nỗi đau xót tủi hổ. 2. Tình yêu quê và tình yêu nước của ông Hai: - Cuộc xung đột nội tâm : Về làng >< không về làng. -> Tình yêu nước cao hơn tình yêu làng. - Cuộc trò chuyện với con -> Thể hiện tình yêu làng sâu nặng, tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, cách mạng. -> Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sắc sảo -> Tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai hồn nhiên mà sâu sắc. III- Tổng kết : 3 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa 1- Nội dung : 2- Nghệ thuật : * Ghi nhớ : SGK 174. V. Củng cố - dăn dò hs. 1. Củng cố. - GV treo tranh - HS trả lời: Bức tranh miêu tả cảnh nào? - Nhận xét NT miêu tả tâm lí của tác giả? 2. Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại nội dung truyện để nắm chắc nét cơ bản về NDNT đã phân tích. - Chuẩn bị bài chương trình đại phương phần tiếng việt + Tìm một số từ ngữ ở các địa phương + Chuẩn bị bảng nhóm. Tuần 13. Tiết: 3/ Tuần Ngày soạn:18 / 11 / 2012 Tiết: 63 PPCT Ngày dạy:19 / 11 / 2012(buổi chiều) CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Bài 2: VĂN HỌC THANH HOÁ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945) ĐẾN NAY I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Thấy được các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay và những đóng góp cho sự phát triển của Văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. II. CHUẨN BỊ 4 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa - GV hướng dẫn và giao cho HS chuẩn bị ở nhà những nội dung tìm hiểu bài (trang 34). III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ - Kiểm tra + Nội dung bài Quê hương, Luỹ tre xanh của Hồ DZếnh. + Việc chuẩn bị bài mới. B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 5 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá sau Cách tháng Tháng Tám 1945. - GV cho HS đọc mục I và gợi ý để HS thấy được điều kiện lịch sử, xã hội của Thanh Hoá thời kỳ này và sự phát triển của văn học. - GV cho HS đọc một số câu ca dao về dân công. Hoạt động 2: - GV cho HS đọc phần này (trang 23 - 28). Sau đó nêu I. GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 1. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) Thanh Hoá là vùng tự do, là căn cứ địa của văn hoá kháng chiến. Đó là: - Là nơi quy tụ lực lượng văn nghệ sĩ của cả nước với những tên tuổi như Nguyễn Tuân, Hải Triều, Chế Lan Viên (trang 21) - Quần Tín (Thọ Xuân). - Là địa điểm bồi dưỡng thế hệ nhà văn hoá mới của kháng chiến như Vũ Tú Nam, Trần Hữu Thung, Minh Hiệu 2. Chất men kháng chiến và chất người xứ Thanh là nơi sản sinh ra những tác giả "Mở đầu cho dòng văn học cách mạng và kháng chiến của Thanh Hoá". - Đó là: Trần Mai Ninh (với Nhớ máu, tình sông núi), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn, Lời cô lái đò), Hồng Nguyên (Nhớ), Hữu Loan (Đèo Cả, Màu tím hoa sim), Minh Hiệu (Mưa núi), Hà Khang (Có một mùa chiêm) Tác phẩm chủ yếu là thơ Nội dung: Chủ yếu thể hiện nhiệt tình cách mạng và hừng hực tinh thần kháng chiến với cảm hứng tráng ca về Đất nước và Chiến sỹ. Đồng thời cũng dạt dào chất hào hoa tiểu tư sản nhưng phơi phới vì ngọn gió thời đại mà quyết liệt vì tráng chí tuổi trẻ đánh giặc cứu nước. - Có một bộ phận ca dao kháng chiến - ca dao dân công, ào ạt, sôi nổi, lạc quan và đậm chất xứ Thanh. II. GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 1. Chặng 1955 - 1964 (trang 23, 24) 6 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa những chặng và một số tác giả tiêu biểu. Hoà bình lập lại, xây dựng cuộc sống mới. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. - Cẩm Giang (Núi mường Hung - Dòng sông Mã được phổ nhạc là Tình ca Tây Bắc) - Hữu Loan (Hoa lúa) - Nguyễn Thế Phương (truyện Đi bước nữa) - Nguyễn Đức Hiền viết truyện lịch sử. - Hoàng Tuấn Phổ, Định Hải, Xuân Sách, Hà Minh Đức, Minh Hiệu Nhìn chung ở chặng này, VHĐP Thanh Hoá chưa có phong trào, chưa có cây bút định hình. 2. Chặng 1965 - 1975 (trang 24, 25, 26, 27) Chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. - Có Mai Ngọc Thanh, Vương Anh, Anh Chi, Nguyễn Ngọc Quế, Đào Phụng với thơ, truyện, ký - GV dừng lại ở một số tác giả như Nguyễn Ngọc Liễn, Đặng Ái, Minh Hiệu, Anh Chi, Triệu Bôn, Nguyễn Bao, Định Hải, Văn Tâm 7 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa Hoạt động 3: - GV cho HS đọc mục III (trang 28, 29, 30). GV nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản và một số tác giả tác phẩm tiêu biểu. III. GIAI ĐOẠN TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY 1. Lực lượng sáng tác: được bổ sung, tại chỗ. - Thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết tăng mạnh. Ký có xu hướng giảm. 2. Tính thời sự, mở cửa, đổi mới văn học khá nhanh. Có sáng tác chuyên nghiệp và nghiệp dư. Xuất hiện sự dễ dãi, ít đầu tư 3. Số lượng hội viên Hội nhà văn VN ngày càng nhiều (khoảng 60 người là người Thanh Hoá). 4. Nhiều tác giả tiếp tục được định hình, có Kiều Vượng, Từ Nguyễn Tĩnh, Mai Ngọc Uyển, Hoàng Tuấn Phổ, Mạnh Lê (dừng lại nêu một số đặc điểm sáng tác và đóng góp của các tác giả này). 5. Trong 15 năm về sau thì lớp cũ "già đi" lớp mới kế cận chưa phát lộ, chưa định hình. 6. Sau Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan vẫn không có sự xuất hiện đột xuất trừ trường hợp nhà thơ Nguyễn Duy. 7. Văn học Thanh Hoá mở ra bề rộng, định hình tính chuyên nghiệp. Thế mạnh là thơ và văn xuôi. Lý luận phê bình còn yếu. Với bối cảnh thuận lợi, hy vọng văn học Thanh Hoá sẽ tiếp tục khẳng định được mình và phát triển. IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Nắm vững các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau 1945 đến nay - Những đóng góp của văn học Thanh Hoá. - Chuẩn bị bài 3 (ba bài thơ của Nguyễn Duy) Tuần 13. Tiết: 4 Tuần Ngày soạn:18 / 11 / 2012 Tiết: 64PPCT Ngày dạy:21 / 11 / 2012 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM RONG VĂN BẢN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 8 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Biết viết văn bẳn tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. - Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. II- CHUẨN BỊ : - Tham khảo một số kiến thức kỹ năng ngữ văn 9 - Đọc kỹ đoạn trích Làng của Kim Lân. III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : A. Ổn định tổ chức : Kiểm tra : - Kiểm tra trong giờ. B. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm -HS Đọc đoạn trích(SGK) - Trong ba câu đầu ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ? - Câu “Hà, nắng gớm về nào ” ông Hai nói với ai ? đây có phải là một đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không ? + Câu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này !”. - Những câu như : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” là những câu I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 1. Bài 1: Đoạn trích ( SGK- 176,177) 2. Nhận xét: a- Sao bảo làng cơ mà ? - Ấy thế thế đấy ! -> Có ít nhất 2 người, có lời trao và lời đáp, nội dung hướng tới nhau, hình thức là dấu gạch đầu dòng. -> Đối thoại b) - “Hà, nắng gớm về nào ” -> Không phải đối thoại, nói không hướng tới ai, không có đáp lại -> Lời độc thoại. c) - “Chúng tuổi đầu” 9 Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có dấy gạch đầu dòng như các câu ở phần trên ? - Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của mọi người ? Đặc biệt diễn biến tâm lý ông Hai có được thể hiện rõ không ? - HS: trả lời - Từ xét các ví dụ và nhận xét rút ra kiến thức về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? HS đọc ghi nhớ ( SGK) - Hoạt động nhóm: - Cách phân biệt ? Điều kiện sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? . Đại diện trả lời . GV nhận xét.đưa ra định hướng. + Đối thoại : có hoàn cảnh giao tiếp (không gian, thời gian, tình huống), có sự hiện diện của những người tham gia giao tiếp (từ 2 trở lên), có nhu cầu trao đổi thông tin (hỏi đáp, tranh luân, trình bày. Hình thức là dấu gạch đầu dòng hoặc dấu “ ”. + Độc thoại : phải có hoàn cảnh giao tiếp để nhân vật có nhu cầu tự bộc lộ, không cần sự xuất hiện của người tham gia giao tiếp, không có nhu cầu trao đổi thông tin với người khác. Hình thức trình bày tương tự như đối thoại (dấu gạch hoặc dấu “ ”). + Độc thoại nội tâm : Như độc thoại khác ở chỗ độc thoại chỉ diễn ra trong suy nghĩ, về hình thức không cần dấu hiệu gạch đầu dòng hay dấu “ ”. * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Hoạt động nhóm : - Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích truyện ngắn Làng ? HS trả lời GV đưa ra đáp án trên bảng phụ. -> Hỏi chính mình, không thốt thành lời. -> Độc thoại nội tâm d) Tác dụng : - Tạo câu chuyện có không khí như cuộc sống thật. - Khắc hoạ tâm trạng nhân vật. 2- Ghi nhớ : * Khái niệm : - Đối thoại - Độc thoại - Độc thoại nội tâm * Chú ý : II- Luyện tập : 1- Bài 1 (178) : - Tái hiện cuộc đối thoại làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai. 10 . chí tu i trẻ đánh giặc cứu nước. - Có một bộ phận ca dao kháng chiến - ca dao dân công, ào ạt, sôi nổi, lạc quan và đậm chất xứ Thanh. II. GIAI ĐOẠN 195 5 – 197 5 1. Chặng 195 5 - 196 4 (trang. Những nét đẹp của anh là gì ? - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên ? - Công việc đòi hỏi ở anh điều gì? - Đối với anh điều gì là gian khổ nhất? - Điều gì đã giúp anh vượt qua được. nhóm. Tu n 13. Tiết: 3/ Tu n Ngày soạn:18 / 11 / 2012 Tiết: 63 PPCT Ngày dạy: 19 / 11 / 2012(buổi chiều) CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Bài 2: VĂN HỌC THANH HOÁ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ( 194 5) ĐẾN