“Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội nước ta.Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.”(Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2013, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21 tháng 10 năm 2013. Nguồn: Internet, cổng thông tin điện tử chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam )Trước những tác động của nền kinh tế vĩ mô buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình con đường tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải vươn lên từ chính nội lực bản thân để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất theo mục tiêu kinh doanh của mình, phấn đấu để không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ thiết thực, thường xuyên của công tác quản lý kinh tế cũng như quản lý doanh nghiệp. Công cụ quan trọng để làm được điều đó là hạch toán kế toán, và cụ thể là kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Nó vừa đảm nhận việc tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế, nó vừa đóng vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động của luật kinh doanh trong doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng góp phần vô cùng quan trọng giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lực, tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất cho đơn vị mình.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân LỜI NÓI ĐẦU “Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.” (Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21 tháng 10 năm 2013 Nguồn: Internet, cổng thông tin điện tử chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ) Trước những tác động của nền kinh tế vĩ mô buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình con đường tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải vươn lên từ chính nội lực bản thân để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất theo mục tiêu kinh doanh của mình, phấn đấu để không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 1 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân giá thành sản phẩm là nhiệm vụ thiết thực, thường xuyên của công tác quản lý kinh tế cũng như quản lý doanh nghiệp. Công cụ quan trọng để làm được điều đó là hạch toán kế toán, và cụ thể là kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Nó vừa đảm nhận việc tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế, nó vừa đóng vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động của luật kinh doanh trong doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng góp phần vô cùng quan trọng giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lực, tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất cho đơn vị mình. Chính vì vậy, trong thời gian tực tập tại công ty Cổ phần May Sơn Động em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động”. Chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên – Thạc sỹ Đặng Thị Thúy Hằng và sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ làm công tác kế toán tại công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Song do trình độ nhận thức và thời gian tiếp cận thực tế còn hạn chế nên chuyên đề hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, các Cô và các Anh, Chị làm công tác kế toán tại Công Ty để chuyên đề của em hoàn thiện hơn Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 2 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN ĐỘNG 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. 1.1.1. Sản phẩm Là một doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng thời trang, may mặc theo các đơn đặt hàng của nước ngoài, Nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của mình, chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của bạn hàng. Cho đến nay công ty đã có quan hệ làm ăn thân thiết với các bạn hàng như: Bananas, Poogin, Forever, Gap, Zara, HM… Sản phẩm mà công ty có thể sản xuất ngày càng phong phú và đa dạng như: Áo jacket, mangto, áo sơ mi, quần âu, quần sooc, váy, đồ bơi…. 1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng Quần áo, hàng may mặc là sản phẩm chủ chốt của Công ty, nên chất lượng luôn luôn được đảm bảo ưu tiên hàng đầu. Một số quy định về chất lượng sản phẩm của Công ty: - Tỉ lệ định mức tiêu hao nguyên vật liệu phải đúng quy định của nhãn hàng, tùy thuộc vào từng mặt hàng, nhóm hàng mà các nhãn hàng và doanh nghiệp sẽ thống nhất định mức tiêu hao nguyên vật liệu khác nhau. Sản phẩm hoàn thành không bị nhàu nát, rách, thủng lỗ,… - Đảm bảo kích thước kỹ thuật và hình dáng thiết kế của từng đơn hàng cụ thể. - Sản phẩm hoàn thành có đủ bao bì, nhãn mác… 1.1.3. Tính chất của sản phẩm Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 3 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sản phẩm sản xuất theo dây chuyền liên tục, qua nhiều công đoạn, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,chất lượng bền đẹp, mẫu mã đa dạng phong phú, nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau. 1.1.4. Loại hình sản xuất. Thuộc một trong những nghành sản xuất công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất và gia công hàng hàng may mặc, sản xuất theo đơn đặt hàng. Mỗi khâu, mỗi công đoạn đều được kiểm tra giám sát khắt khe nên chất lượng thành phẩm luôn luôn được đảm bảo đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng. 1.1.5. Thời gian sản xuất Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín, việc sản xuất diễn ra liên tục, sản phẩm đựơc hoàn thành trong thời gian tương đối ngắn. Đối tượng tập hợp chi phí là đơn hàng, đối tượng tính giá thành là dịch vụ gia công tính trên từng sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như vậy là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế. 1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang Do đặc điểm , tính chất của sản phẩm, quá trình sản xuất diễn ra liên tục và sản phẩm được hoàn thành trong thời gian tương đối ngắn nên không xác định được giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ coi như bằng 0 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. 1.2.1. Quy trình công nghệ Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 4 Nguyên liệu chính (Vải chính, vải lót ) Cắt Vắt sổ, may Đính cúc, dập móc, thùa khuy Là hơi Bắn mác, đóng gói KCS Thành phẩm nhập kho Nguyên vật liệu phụ (chỉ, cúc, khóa, mex, dây dệt ) In, thêu Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sơ đồ 1-1: Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc. Lò hơi Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm gồm 06 bước cơ bản: Bước 1: Cắt: Nguyên liệu chính được đưa vào xưởng cắt, tại đây, công nhân tiến hành trải vải lên bàn cắt, trung bình mỗi bàn cắt trải trải được 20 lá vải, trên cùng là sơ đồ cắt do phòng kỹ thuật cung cấp. Công nhân sẽ sử dụng Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 5 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân máy cắt chuyên dụng cắt theo sơ đồ tạo ra bán thành phẩm. Sau đó, bán thành phẩm này sẽ được chuyển sang tổ in, thêu (nếu cần). Bước 02: In, Thêu: Công nhân tiến hành in hoặc thêu biểu tượng, thương hiệu, logo, họa tiết trang trí… Bước này có thể có hoặc không, tùy thuộc vào yêu cầu cầu của từng đơn hàng. Bước 03: Tiến hành vắt sổ hoặc cuốn viền, may ghép những mảnh chi tiết của thành phẩm lại, hình thành nên hình dáng của sản phẩm, qua bước này mức độ hoàn thành của sản phẩm đạt 80%. Bước 04: Đính cúc, dập móc, thùa khuy: Tại công đoạn này, các chi tiết cuối cùng sẽ lắp ghép lên sản phẩm. Bước 05: Là hơi: Là công đoạn làm đẹp cho sản phẩm, giúp cho sản phẩm không bị nhăn, nhầu nát. Bước 06: Bán thành phẩm được chuyển vào kho thành phẩm, tiến hành gắn mác treo, thẻ giá… đóng gói. Kết thúc quá trình sản xuất. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm Công ty có một phân xưởng sản xuất chính và chia thành 07 tổ sản xuất khác nhau. Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 6 Tổ 02 Tổ trưởng Công nhân Tổ 06 Tổ trưởng Công nhân Tổ cắt Tổ 07 Tổ trưởng Công nhân Tổ 02 Tổ trưởng Công nhân Quản đốc phân xưởng Lò hơi Kho nguyên liệu, phụ liệu Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sơ đồ 1-2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công Cổ Phần May Sơn Động. Việc quản lý chi phí sản xuất tại Công ty bao gồm các công việc như xây dựng, phê duyệt kế hoạch sản xuất, lập dự toán định mức, cung cấp thông tin và kiểm soát chi phí sản xuất. Tất cả các công việc trên đều được các nhà quản trị quan tâm và thực hiện một cách sát sao tùy theo vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên. Cụ thể: Thứ nhất: Giám đốc là người có vai trò quan trọng tại Công ty. Trong việc kiểm soát chi phí thì Giám đốc ký duyệt các khoản chi phí phục vụ trực Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 7 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tiếp cho hoạt động sản xuất của Công ty cũng như các hoạt động khác. Ngoài ra, Giám đốc còn duyệt các định mức vật tư lao động, chi phí quản lý và đề ra chương trình kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo. Thứ hai: Phòng Tài chính Kế toán chịu trách nhiệm theo dõi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của thành phẩm khi kết thúc đơn hàng, lập báo cáo sản xuất trong kỳ và dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của những kỳ gần đây nhất thực hiện lập các dự toán chi phí, dự toán tiền, vốn… sau đó trình giám đốc ký duyệt. Trong phòng này Kế toán trưởng là người có nhiệm vụ, vai trò cao nhất, là người tham mưu cho Giám đốc cùng Giám đốc nghiên cứu các chương trình kế hoạch sản xuất liên quan đến vấn đề tài chính tại Công ty. Thứ ba: Bộ phận KCS chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Bộ phận này rất quan trọng vì phải kiểm tra toàn bộ sản phẩm và theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi xuất cho khách hàng. Thứ tư: Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và kiểm tra công việc sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ chức quản lý sử dụng các tiềm năng lao động như người lao động và nguyên vật liệu. Có trách nhiệm đôn đốc anh em trong phân xưởng làm việc, theo dõi và quản lý mức vật tư, tránh tình trạng bị mất hoặc bị người lao động làm hỏng nhiều gây ra việc làm gia tăng chi phí sản xuất quá định mức cho phép. Mặt khác Quản đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và bộ phận kế hoạch về công việc được giao, sản xuất theo đúng kế hoạch và tiến độ, cung cấp sản phẩm chất lượng tại phân xưởng mà mình được giao nhiệm vụ quản lý. Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 8 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG CỔ PHẦN MAY SƠN ĐỘNG. 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Khái quát việc tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty: + Bước 1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. + Bước 2: tập hợp chi phí sản xuất chung + Bước 3: phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của từng loại. Khi phát sinh các khoản chi phí kế toán sẽ nhập số liệu từ các chứng từ hợp pháp, hợp lý và hợp lệ vào phần mềm. Sau đó, phần mềm sẽ tự động chạy và nhập vào các phần hành tương ứng. Các tài khoản tổng hợp được chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2. Ví dụ, để theo dõi nguyên liệu vật liệu kế toán của Công ty sử dụng tài khoản 152 và được chi tiết thành: - TK 1521: NVL chính - TK1522: NVL phụ - TK 1523: Nhiên liệu - TK 1524: Phụ tùng cơ khí may - TK 1525: Văn phòng phẩm Cuối kỳ, phần mềm sẽ đưa ra các bảng phân bổ và các báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý (các bảng phân bổ và các báo cáo tổng hợp…) 2.1.1. Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1. Nội dung Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 9 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân -Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hóa, phần lớn các nguyên vật liệu đều do khách hàng cung cấp nên chi phí nguyên vật liệu hầu như không có, hoặc chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu có thể phát sinh nếu doanh nghiệp phải tự mua thêm một số vật liệu phụ như: Túi Pe, thùng caton - Việc theo dõi nguyên vật liệu chỉ có ý nghĩa về mặt số lượng chứ không phản ánh giá trị. - Việc quản lý và theo dõi chỉ nhằm mục đích quản lý, tránh làm mất mát, tránh lãng phí để phục vụ sản xuất đơn hàng đã ký. Nguyên vật liệu tại Công ty rất đa dạng về chủng loại, màu sắc và chất liệu phương thức bảo quản nên thường được lưu ở các kho kiên cố, vật liệu chính có kho riêng, các vật liệu phụ được sắp xếp quy củ trong cùng một kho khác. 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 -“Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Kết cấu: Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Bên Có: Kết chuyển sang TK 154 TK 621 không có số dư cuối kỳ. Để hạch toán tình hình nhập xuất kho NVL kế toán sử dụng “TK 152- Nguyên vật liệu”. TK 152 được mở chi tiết thành các tài khoản cấp II như sau: - TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính - TK 1522: Vật liệu phụ - TK 1523: Nhiên liệu 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Bộ phận kế hoạch vật tư (Trực thuộc phòng xuất nhập khẩu) chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất. Dựa vào định mức vật tư đã thống nhất giữa Vũ Thị Mến Lớp KT05-Khóa 13B 10 [...]... 2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1 Nội dung Công Ty Cổ Phần May Sơn Động là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nên số lượng lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm chi m tỉ lệ cao, chi m 95 % trong tổng số lao động của công ty Chi phí nhân công trực tiếp là nhân tố chính tác động đến việc tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm và tính giá thành sản phẩm Chi m từ 70 đến 80 % giá thành của sản phẩm. .. tượng chi tiết, khai báo vật tư, mã hàng Kế toán chuyển sang giao diện mục “ Nhật ký chung” để nhập liệu cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được phần mềm kế toán tự động nhập vào các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Biểu số: 2-6: Mẫu sổ nhật ký chung Đơn vị: Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. .. của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo chất lượng và đơn giá lương tính cho một đơn vị sản phẩm Công nhân trực tiếp sản xuất chỉ được nghỉ 2 buổi chủ nhật trong tháng, đó là buổi chủ nhật của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 trong tháng Tiền lương được tính theo công thức sau: Lương sản phẩm Số lượng sản phẩm sản Đơn giá phải trả cho công = xuất, ... các tổ trưởng tổ sản xuất sẽ chấm công cho công nhân Kỳ tính lương của Công ty là theo tháng Công ty thanh toán cho người lao động một lần duy nhất vào ngày 15 của tháng liền kề Đối với lao động gián tiếp căn cứ vào bảng chấm công, Đối với lao động trực tiếp là công nhân sản xuất căn cứ vào kết quả sản xuất của từng người, từng phân xưởng, kế toán lương lập bảng thanh toán tiền lương và tiến hành trả... của người lao động Để tính được lương kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả sản xuất của từng công nhân do phân xưởng cung cấp, và thiết kế chuyền do phòng kỹ thuật cung cấp để làm căn cứ tính lương Vũ Thị Mến 22 Lớp KT05-Khóa 13B Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Biểu số 2-8: Thiết kế chuyền sản xuất (Căn cứ để tính lương sản phẩm) THIẾT KẾ CHUYỀN SẢN XUẤT Mã Hàng CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN ĐỘNG PHÒNG... vải, phấn may, kim… Vì vậy khi xuất dùng công cụ dụng cụ để sản xuất, kế toán thực hiện phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ trực tiếp vào SP Giá trị thực tế của công cụ xuất dùng được kế toán ghi vào khoản mục CPSX Cuối tháng kế toán tổng hợp CPSX căn cứ vào giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng trên Bảng kê nhập – xuất – tồn công cụ dụng cụ ( Biểu số 2-17 ) để tính ra giá trị công cụ... lao động gián tiếp như: Quản đốc, thợ sửa máy, thợ nồi hơi, - Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất: Kéo cắt, kéo bấm, phấn, kim, gá, - Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước - Chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất Căn cứ vào chứng từ gốc như: HĐGTGT, phiếu chi liên quan đến các chi phí dịch vụ mua ngoài kế toán thanh toán cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán. .. gia công của công ty Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng sản xuất của công ty bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ) mà người lao động được hưởng theo quy định của bộ luật lao động Việt Nam hiện hành Do đó, việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công. .. Chi phí vật liệu - TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Các tài khoản liên quan như: TK 111, 331, 334, 338, 241, … 2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết a Chi phí nhân viên phân xưởng Là chi phí phải trả cho những lao động gián tiếp như quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê, đốc công chi. .. Căn cứ vào các biên bản giao nhận, thanh lý nhượng bán TSCĐ kế toán tiến hành cập nhật số liệu trên phiếu kế toán Cuối tháng kế toán chi phí giá thành tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ Sau khi số liệu đã được cập nhật sẽ tự động vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, sổ cái TK 627, các bảng phân bổ kế toán chi phí giá thành tiến hành lập sổ chi tiết chi phí TK 627 2.1.3.2 Tài khoản sử dụng Để tập hợp và phân . phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Chương. KT05-Khóa 13B 8 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG CỔ PHẦN MAY SƠN ĐỘNG. 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ. Động. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần May Sơn Động. Chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của