1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải chi tiết - Môn Hóa - Khối A - Mã đề 617

32 5K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X.. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và

Trang 1

Cấu tạo nguyên tử, phân

*: những câu cực dễ và căn bản, không thể mất điểm

**: những câu khá dễ, chỉ cần 1 chút đầu tư và tư duy, bám theo chương trình sách giáo khoa

***: những câu khá khó, thường là các bài tập tính toán lắt léo liên quan đến hỗn hợp

Nhìn chung, đề khối A năm 2013 dễ hơn đề khối B và không gặp những câu có độ khó **** như trong đề

khối B

Trang 2

Câu 1 * : Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 :

1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?

A isopentan B neopentan C butan D pentan

Mức độ: Dễ Đây là một câu lý thuyết rất cơ bản của phần các hợp chất ankan

Giải chi tiết:

Để hidrocacbon ankan phản ứng thế với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 và thu được 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân

cấu tạo của nhau thì ankan đó phải có 3 nguyên tố C không tương đương nhau Trong các hợp chất trên:

- Isopentan 1 CH3- 2 CH(CH3)- 3 CH2- 4 CH3, có tới 4 nguyên tố C không tương đương, Clo có thể thế vào

H liên kết với 1 trong 4C đó, nên sản phẩm tạo thành là hỗn hợp của 4 dẫn xuất

- Neopentan C(CH3)4, mặc dù có 4 nhóm metyl, nhưng 4 nhóm này hoàn toàn tương đương nhau,

nên Clo thế vào nguyên tử H ở nhóm nào cũng tạo nên cùng 1 dẫn xuất monoclo Do đó sản

phẩm thu được là 1 dẫn xuất monoclo duy nhất

- Butan 1 CH3- 2 CH2- 3 CH2- 4 CH3: chỉ có 2 vị trí C không tương đương (C 1 và 4 tương đương, C 2 và 3

tương đương, tức là nếu thế 1 nguyên tử H ở C1 hay C4 thì sẽ tạo nên cùng 1 dẫn xuất, tương tự

với C2 và 3) Do đó sản phẩm là 1 hỗn hợp 2 dẫn xuất monoclo

- Pentan 1 CH3- 2 CH2- 3 CH2- 4 CH2- 5 CH3: có 3 vị trí C không tương đương (C1/C5, C2/C4, C3) Sản phẩm

tạo thành là hỗn hợp 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau

1

CH2Cl- 2 CH- 3 CH2- 4 CH2- 5 CH3; 1 CH3- 2 CHCl- 3 CH2- 4 CH2- 5 CH3; 1 CH3- 2 CH2- 3 CHCl- 4 CH2- 5 CH3

Câu 2 * : Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch

AgNO3 trong NH3, đun nóng là

A 16.2 gam B 21.6 gam C 10.8 gam D 43.2 gam

Mức độ: Dễ Đây là một câu lý thuyết rất cơ bản về phản ứng tráng gương của andehit

Giải chi tiết:

CH3CHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3  CH3COONH4 + 2Ag↓ + NH4NO3 0.1 mol -> 0.2 mol

Vậy mAg = nAg x 108 = 0.2 x 108 = 21.6 g

Câu 3 * : Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

Đây là 1 câu lý thuyết dễ về tính axit của phenol

Phenol có tính axit yếu do sự có mặt của vòng benzen làm cho H trong nhóm –OH linh động hơn Do đó

phenol có thể phản ứng với kim loại kiềm giải phóng H2, phản ứng với dung dịch kiềm cho muối phenolat

và nước Tuy nhiên, phenol là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic, do đó nó khong phản ứng với muối

cacbonat hay bicacbonat của kim loại kiềm Đáp án D

Trang 3

Câu 4 * Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C  2SO2 + CO2 + 2H2O

(b) H2SO4 + Fe(OH)2  FeSO4 + 2H2O

(c) 4H2SO4 + 2FeO  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

(d) 6H2SO4 + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

Đây là một câu lý thuyết dễ, H2SO4 loãng không thể hiện tính oxi hóa của nhóm sunfat nên không oxi hóa

được C cũng như không oxi hóa được Fe 2+ hay Fe kim loại lên Fe 3+

Câu 5 *** : Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít

khí NO Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y Biết trong cả

hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn Dung dịch Y hòa tan vừa hết

2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5) Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn Giá trị

của m là

Đây là 1 câu tương đối khó của các đề thi đại học, đòi hỏi thí sinh phải nắm rõ về các phản ứng oxi hóa –

khử liên quan đến sắt và các hợp chất của sắt

Phân tích:

Khi cho Fe vào dung dịch H2SO4 và HNO3, Fe bị oxi hóa thành Fe 3+ và sản phẩm khử chỉ có NO Như vậy

H2SO4 chỉ có vai trò tạo môi trường axit để tạo môi trường cho phản ứng oxi hóa Fe lên Fe 3+

Fe + 4H + + NO3 - Fe 3+ + NO + 2H2O (1)

Fe nếu còn dư (do NO3 - hết hoặc do H + hết) khử Fe 3+ xuống Fe 2+ , và kể cả sau đó Fe cũng còn có thể còn

Fe + 2Fe 3+ 3Fe 2+ (2) Chắc chắn (2) có xảy ra, vì khi cho tiếp H2SO4 vào bình thì tiếp tục sinh khí NO, tức là lại có phản ứng oxi

hóa khử xảy ra Vậy dung dịch sau khi hòa tan Fe trong dung dịch axit ban đầu sẽ phải còn dư NO3 - (do

đó sinh ra NO khi thêm H2SO4 vào) và có Fe 2+ là chất khử, bị oxi hóa bởi NO3 - trong môi trường axit Sau

phản ứng (1), do hết axit nên còn dư Fe

3Fe 2+ + 4H + + NO3 - 3Fe 3+ + NO + H2O (3)

Fe + 4H + + NO3 - Fe 3+ + NO + 2H2O (4) Dung dịch Y tạo thành do đó có Fe 3+ , SO4 2- , H + , có thể còn dư Fe 2+ hoặc dư NO3 - Tuy nhiên dung dịch Y

hòa tan vừa hết 2.08g Cu, mà như đã nói H2SO4 do nồng độ thấp chỉ thể hiện tính chất axit mà không thể

hiện tính oxi hóa của nhóm sunfat, và sản phẩm khử không có sản phẩm khử của N +5 , do đó phản ứng

giữa Cu và Y là phản ứng Cu khử Fe 3+ , và trong Y do đó không còn chất oxi hóa NO3 - nữa

Cu + 2Fe 3+ Cu 2+ + 2Fe 2+ (5) Như vậy trong Y có Fe 3+ , SO4 2- , H + , có thể còn dư Fe 2+ Trong Z sẽ có Cu 2+ và Fe 2+ , H + và SO4 2-

Trang 4

Giải (sử dụng phương pháp bảo toàn electron)

Một khi đã viết được các phương trình, việc giải bài tập này trở nên dễ dàng

Qua tất cả các quá trình, toàn bộ Fe chuyển thành Fe 2+ , do đó tổng số mol electron mà Fe đã cho đi là 2

lần số mol Fe ban đầu

Sau (1), có 1.12 lít NO  nNO = 1.12/22.4 = 0.05 mol Trong phản ứng (1), số mol electron Fe cho đi bằng

số mol electron N +5 nhận được để chuyển thành N +2 nNO = 0.05 mol  số mol electron Fe cho đi ở (1) là

nelectron (1) = 3nNO = 3 x 0.05 = 0.15 mol

Ở phản ứng (2), do sắt vừa cho vừa nhận nên số mol electron cho đi hay nhận về triệt tiêu nhau

Sau phản ứng (3), (4) thu được 0.448 lít NO  nNO = 0.448/22.4 = 0.02 mol  số mol electron sắt cho đi

ở (2) và (3) là: nelectron trong (3),(4) = 3nNO = 0.06 mol

Cuối cùng, Fe 3+ bị Cu khử theo phản ứng (4): nCu = 2.08/64 = 0.0325 mol  số mol electron sắt nhận về ở

phản ứng (5) là nelectron trong (5) = 2nCu = 0.065 mol

Vậy trong tất cả các quá trính, tổng số mol electron mà sắt đã cho đi là:

nelectron Fe cho đi = nelectron trong (1) + nelectron trong (3)(4) – nelectron trong (5) = 0.15 + 0.06 – 0.065 = 0.145 mol

Vậy số mol Fe là 0.145/2 =0.0725 mol  m=0.075 x 56 = 4.06 gam

Câu 6 ** : Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung

dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X Khối lượng muối trong X là

A 12,0gam B 14,2 gam C 11,1 gam D 16,4 gam

Đây là 1 câu hỏi tương đối dễ

Oxi hóa hoàn toàn 3.1 g photpho tạo ra P2O5, khi gặp NaOH sẽ xảy ra phản ứng tạo muối và nước

Để đơn giản cho việc tính toán, có thể coi như P2O5 ban đầu cho vào NaOH sẽ tạo thành axit photphoric

trước, rồi axit photphoric phản ứng trung hòa với NaOH

4P + 5O2  2P2O5

P2O5 + 4H2O  2H3PO4

Do đó nP = nH3PO4 Số mol P là nP = 3.1/31 = 0.1 mol  số mol H3PO4 là 0.1 mol

nNaOH = 0.2 l x 1M = 0.2 mol Vậy tỉ lệ nNaOH:nH3PO4 = 2:1, nghĩa là 2 H bị thế ra khỏi H3PO4 tạo thành muối

Na2HPO4 theo phản ứng sau:

2NaOH + H3PO4  Na2HPO4 + 2H2O

0.2 mol 0.1 mol 0.1 mol

Vậy khối lượng muối tạo thành là mNa2HPO4 = nNa2HPO4 x MNa2HPO4 = 0.1 x 142 = 14.2 gam

Câu 7 *** : Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu

được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại Hai muối trong X và hai kim loại trong Y

lần lượt là:

A Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag B Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu; Fe

C Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag; Cu D Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu; Ag

Trang 5

Đây là một câu lý thuyết điển hình của các phản ứng thế kim loại Thí sinh cần nắm chắc dãy hoạt động

kim loại để làm các bài tập dạng này, đồng thời cũng cần nhớ AgNO3 có khả năng oxy hóa Fe 2+ thành

Fe 3+

Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag (1)

Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu (2)

- Trường hợp 1: Nếu chỉ xảy ra phản ứng (1) rồi Fe hết, muối AgNO3 và Cu(NO3)2 cùng dư

Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag, kim loại thì chỉ có Ag vì Cu(NO3)2 chưa phản ứng

- Trường hợp 2: Nếu sau (1), Fe chưa hết phản ứng tiếp với muối đồng ở (2) rồi Fe hết, muối Cu(NO3)2

dư Do AgNO3 hết, dung dịch có Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 Do Fe hết, kim loại thu được có Ag, Cu

- Trường hợp 3: Nếu Fe dư, cả muối đồng và bạc đều hết, dung dịch sẽ chỉ có Fe(NO3)2, kim loại thu

được là Ag và Cu

Vậy chỉ thu được 2 muối và 2 kim loại khi xảy ra trường hợp 2, 2 muối là Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2, 2 kim loại

thu được có Ag, Cu

Câu 8 * Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là

Câu 9 *** : Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực

trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được

dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3 Giá trị của m là

Ở catot xảy ra nửa phản ứng: Cu 2+ + 2e  Cu (1)

Ở anot xảy ra nửa phản ứng: 2Cl – - 2e  Cl2 (2)

Khi hết đồng thì ở catot xảy ra nửa phản ứng điện phân nước: 2H2O + 2e  H2 + 2OH - (3)

Khi hết Cl - thì ở anot xảy ra nửa phản ứng điện phân nước: 2H2O – 4e  4H + + O2 (4)

Vậy nước bị điện phân ở cả 2 điện cực khi cả Cu 2+ và Cl - đã bị điện phân hết

Nếu đồng hết trước clo, dừng điện phân khi Cl - bị điện phân hết, ở anot thu được 6.72 lít hay

6.72/22.4=0.3 mol Cl2 Ở catot xảy ra hai nửa phản ứng (1) và (3)

Dung dịch X gồm có Na + , SO4 2- và OH - Do đó, X hòa tan Al2O3 theo phản ứng sau:

Al2O3 + 2OH - 2AlO2 - + H2O

nAl2O3 = 20.4/102 = 0.2 mol  số mol OH - trong X là 2nAl2O3 = 0.4 mol

Trang 6

Từ (3) suy ra số mol electron trao đổi ở catot do (3) là ne (3) = nOH- = 0.4 mol

Số mol electron trao đổi ở catot do (1) là ne (1) = 2nCu

Tổng số mol electron trao đổi ở catot là: ne catot = ne (1) + ne (3) = 0.4 + 2nCu

Từ (2) có số mol electron trao đổi ở anot là ne anot =ne (2) = 0.3 x 2 = 0.6 mol Theo định luật bảo toàn

electron, tổng số electron trao đổi ở 2 điện cực bằng nhau, ta có:

ne catot = ne (1) + ne (3) = ne anot = ne (2)  0.4 + 2nCu = 0.6 mol  nCu = 0.1 mol là số mol Cu 2+ trong dung dịch

ban đầu  nCuSO4 = 0.1 mol

Từ (2) có: Số mol Cl - là nCl- = 2nCl2 = 0.3 x 2 = 0.6 mol  nNaCl = 0.6 mol

Vậy m là khối lượng của 2 muối CuSO4 và NaCl trong dung dịch điện phân có giá trị:

m = mCuSO4 + mNaCl = 0.1 x 160 + 0.6 x 58.5 = 51.1 g

Vậy Cl - hết trước Cu 2+ , vậy cho đến khi ngừng điện phân, ở catot chỉ xảy ra nửa phản ứng (1), còn ở anot

xảy ra 2 nửa phản ứng (2) và (4)

Dung dịch X có Na + , SO4 2- , và H + , và khí ở anot gồm có Cl2 và O2

Hòa tan vừa đủ 0.2 mol Al2O3 trong X: Al2O3 + 6H + 2Al 3+ + 3H2O

Vậy số mol H + tạo thành do (4) là: nH+ = 6nAl2O3 = 1.2 mol

Do đó số mol oxy tạo thành ở do (4) ở anot là nO2 = nH+/4 = 0.3 mol Tổng số mol khí tạo thành ở anot

(gồm cả Cl2 và O2, và Cl2 có trước rồi mới có O2) là 0.3 mol Như vậy trường hợp này không hợp lý

Câu 10* Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2C + Ca  CaC2 (b) C + 2H2  CH4

(c) C + CO2  2CO (d) 3C + 4Al  Al4C3.

Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng

Như vậy, ở (a), (b), (d), C đều bị khử, từ số oxy hóa 0 xuống số oxy hóa -2 Trong các trường hợp này, C là

chất oxy hóa

Còn ở (c), C bị oxy hóa, số oxy hóa tăng từ 0 lên +2

Câu 11 * Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A 1s22s22p63s2 B 1s22s22p53s2 C 1s22s22p43s1 D 1s22s22p63s1

Câu này rõ ràng là biếu điểm cho thí sinh rồi

Trang 7

Câu 12 ** : Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,

khối lượng kết tủa thu được là

A 2,33 gam B 1,71 gam C 3,31 gam D 0,98 gam

Đây là bài tập khá dễ, chỉ cần viết phản ứng cẩn thận

nBa = 1.37/137 = 0.01 mol

nCuSO4 = 1l x 0.01M = 0.01 mol

Ba + H2O  Ba(OH)2 + H2

0.01 mol - > 0.01 mol

Ba(OH)2 + CuSO4  BaSO4↓ + Cu(OH)2↓

0.01 mol 0.01 mol -> 0.01 mol - > 0.01 mol

Vậy Ba(OH)2 và CuSO4 phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 0.01 mol BaSO4 và 0.01 mol Cu(OH)2 Cả hai

chất này đều không tan

Khối lượng kết tủa là m = mBaSO4 + mCu(OH)2 = 0.01 x 233 + 0.01 x 98 = 3.31 g

Câu 13 *** : Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O, chứa vòng benzen Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung

dịch NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y

Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2

(đktc), thu được 15,4 gam CO2 Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất Giá trị

của m là

A 12,3 gam B 11,1 gam C 11,4 gam D 13,2 gam

Bài này là một bài hay và khó, không khó về tính toán, nhưng khó ở phần biện luận công thức cấu tạo

của X

Xác định công thức phân tử của X

Đốt cháy 6.9 gam X cần 7.84 lít O2 hay 0.35 mol O 2 và thu được 15.4 gam CO2 hay 0.35 mol CO 2

Theo định luật bảo toàn khối lượng, tổng khối lượng của X đem đốt cháy và khối lượng O2 dùng để đốt

cháy X bằng tổng khối lượng sản phẩm (CO2, H2O)

Do đó: mX + mO2 = mCO2 + mH2O

 6.9 + 0.35 x 32 = 0.35 x 44 + mH2O  mH2O = 2.7 g  n H2O = 2.7/18 = 0.15 mol

Theo định luật bảo toàn nguyên tố với O, tổng số mol O trong sản phẩm (CO2 và H2O) bằng tổng số mol

O trong X và trong O2:

nO trong X + nO trong O2 = nO trong CO2 + nO trong H2O

 nO trong X = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2 x 0.35 + 0.15 – 2 x 0.35 = 0.15 mol

X được cấu tạo từ C, H, O với thành phần của C, H, O trong 6.9 gam X là:

nC = 0.35 mol; nO = 0.15 mol; nH = 2nH2O = 0.3 mol

 nC : nH: nO = 0.35:0.3:0.15 = 7:6:3 Do công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất, X có

công thức phân tử là C7H6O3

Trang 8

Biện luận cấu tạo của X, từ đó tính lượng chất rắn khan

Độ bất bão hòa của X (hợp chất vòng) là: (2 x 7 – 6)/2 = 4 Do đó X phải có 4 liên kết không no X chứa

vòng benzen với 3 liên đôi Vậy còn 1 liên kết đôi nữa Do vòng benzen có 6C rồi, C còn lại sẽ phải tạo liên

Vậy X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3 X phải là hợp chất đa chức chứa 1 hoặc nhiều nhóm chức –OH,

hoặc COOH, este

X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3, nhưng X không thể chứa 3 nhóm chức được, vì nếu thế, với 3 O trong

phân tử, X phải chứa 3 nhóm chức OH, khi đó không thỏa mãn về độ bất bão hòa (không còn O liên kết

đôi với C nữa)

Nếu X chỉ có 2 nhóm chức, X phải có một nhóm –OH và 1 nhóm este hoặc axit để bảo đảm đủ độ bất bão

hòa (có liên kết C=O) và số O trong phân tử Tuy nhiên, để phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3, X phải chứa

1 este mà khi bị thủy phân tạo ra 1 rượu phản ứng được với NaOH Rượu đó phải có nhóm –OH liên kết

với vòng benzen đê phản ứng được với NaOH

Vậy X là HCOOC6H4OH Thủy phân X bằng dung dịch NaOH:

HCOOC6H4OH + 3NaOH  HCOONa + C6H4(ONa)2 + 2H2O 0.05 mol 0.18 mol 0.1 mol Chất rắn khan thu được gồm có HCOONa, C6H4(ONa)2 và NaOH dư

mrắn khan = mHCOONa + mC6H4(ONa)2 = mHCOOC6H4OH + mNaOH – mH2O = 6.9 + 0.18 x 40 – 0.1 x 18 = 12.3 g

Câu 14 * Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A axit axetic B glyxin C.analin D metylamin

Câu này khá dễ Một dung dịch có tính bazơ mới làm phenophtalein đổi màu Metylamin là một amin,

tức có tính bazơ Còn axit axetic là 1 axit, glyxin hay analin là axit amin, không làm đổi màu

phenophtalein được

Câu 15 *** : Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni Nung nóng bình một

thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8 Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong

NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa

đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A 0,20 mol B 0.25 mol C 0,10 mol D 0,15 mol

Đây là 1 bài tập trung bình Nếu giải theo cách đại số thông thường thì đây là 1 bài dễ, còn cách giải

nhanh dựa vào các định luật bảo toàn và phương pháp tỉ lệ thì cần nhiều tư duy hơn

Khi nung nóng hỗn hợp ban đầu chứa C2H2 và H2 sẽ xảy ra các phản ứng sau:

C2H2 + H2  C2H4 (1)

C2H2 + 2H2  C2H6 (2)

Trang 9

Do đó, X là một hỗn hợp chứa C2H2, H2, C2H4 và C2H6 Khối lượng X vẫn phải bằng khối lượng của hỗn hợp

ban đầu Do đó: mX = mC2H2 + mH2 = 0.35 x 26 + 0.65 x 2 = 10.4 g

Tỉ khối của X so với H2 dX/H2 = 8 = MX/MH2  MX = 16 g/mol

MX = 10.4 g  tổng số mol khí trong X là nX = 10.4/16 = 0.65 mol

Số mol khí trong hỗn hợp sau phản ứng như vậy giảm 1-0.65=0.35 mol, ứng với số mol H2 đã tham gia

phản ứng Theo (1) và (2), số mol H2 tham gia phản ứng chính là: nH2 = nC2H4 + 2nC2H6 = 0.35 mol (3)

X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành 24g kết tủa: chỉ có C2H2 tham gia phản ứng:

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3  C2Ag2↓ + 2NH4NO3 (4) mC2Ag2 =24 g  số mol C2Ag2 là nC2Ag2 = 24/240 = 0.1 mol  số mol C2H2 trong X là 0.1 mol

Vậy số mol C2H2 đã tham gia phản ứng (1) và (2) là 0.35-0.1 = 0.25 mol Theo (1) và (2), số mol C2H2 tham

gia phản ứng chính là tổng số mol C2H4 và C2H6: nC2H2 phản ứng = nC2H4 + nC2H6 = 0.25 mol (5)

A vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen B vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic

C glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic D vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic

Đây là 1 câu dễ: chỉ có các ankin-1 với nguyên tử H linh động khi liên kết với 1 C trong liên kết 3 mới

tham gia được phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa, do Ag thế vào nguyên tử H

linh động đó Glucozơ và các andehit cũng phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 theo phản

ứng tráng gương, tạo kết tủa Ag kim loại

A Vinylaxetilen là ankin-1 (CH2=CH-C≡C H ) và glucozơ tham gia phản ứng tráng gương với dung dịch

AgNO3 trong NH3 Tuy nhiên dimetylaxetilen thì không phải ankin-1, không còn nguyên tử H liên kết với

nguyên tử C có liên kết 3 (CH3-C≡C-CH3) nên không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3

B Như đã trình bày ở trên, cả vinylaxetilen và glucozơ đều phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong

NH3 Andehit axetic với nhóm –CHO tham gia phản ứng tráng gương khi gặp dung dịch AgNO3 trong

NH3 Vậy đáp án này đúng

C Dimetylaxetilen không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3

D Axit propionic C2H5COOH không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3

Trang 10

Câu 17 ** : Cho sơ đồ các phản ứng:

to to, CaO

X + NaOH (dung dịch) ⎯⎯⎯⎯→ Y + Z; Y + NaOH (rắn) ⎯⎯⎯→ T + P

Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là:

A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO B. CH3COOCH=CH2 và HCHO

C. HCOOCH=CH2 và HCHO D. CH3COOC2H5 và CH3CHO

toCH3COOCH=CH2 + NaOH (dung dịch) ⎯⎯⎯⎯→ CH3COONa + CH3CHO

to, CaO CH3COONa + NaOH (rắn) ⎯⎯⎯⎯→ CH4 + Na2O

Câu 18 ** : Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%) Hấp thụ

hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa Giá trị của m là

Đây là 1 câu hỏi dễ, chìa khóa của bài này là phản ứng lên men glucozơ tạo thành rượu

Phương trình phản ứng lên men glucozơ thành ancol etylic:

C6H12O6  2C2H6O + 2CO2 (1)

Hấp thụ hết CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa CaCO3

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (2)

mCaCO3 = 15g  nCaCO3 = 15/100 = 0.15 mol

 Số mol CO2 sinh ra ở (1) là 0.15 mol

 số mol glucozơ bị lên men là 0.15/2 = 0.075 mol, ứng với khối lượng 0.075 x 180 = 13.5 gam

Hiệu suất phản ứng là 90%, vậy, tổng khối lượng glucozơ ban đầu là m = 13.5/90% = 15 gam

Trang 11

Câu 19 ** : Cho các cân bằng hóa học sau:

(a) H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI (b) 2NO2 (k) ↔ N2O4 (k)

(c) 3H2 (k) + N2 (k) ↔ 2NH3 (k) (d) 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)

Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên

không bị chuyển dịch?

Thay đổi áp suất chung mà không làm cân bằng chuyển dịch chỉ xảy ra khi tổng số mol khí ở sản phẩm

bằng tổng số mol khí tham gia phản ứng, tức là khi tổng hệ số của các khí tham gia phản ứng bằng tổng

hệ số của các khí sản phẩm trong phương trình phản ứng,

Đáp án là A

Câu 20 ** : Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

A CH2=CH–COO–CH2–CH3 B CH3–COO–C(CH3)=CH2

C CH3–COO–CH2–CH=CH2 D CH3–COO–CH=CH–CH3

Các hợp chất trên đều là este, khi thủy phân cho axit và rượu tương ứng Andehyt chỉ có khi rượu tạo ra

không bền (dạng R2C=CHOH), bị chuyển hóa thành andehit

Sản phẩm thủy phân trong từng trường hợp là:

A CH2=CH-COONa và CH3CH2OH

B CH3COONa và C(OH)(CH3)=CH2 không bền bị chuyển thành CH3COCH3

C CH3COONa và HOCH2-CH=CH2-

D CH 3 COONa và CH 3 -CH=CH-OH không bền bị chuyển thành CH 3 CH 2 CHO

Câu 21 ** : Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu Thủy phân

hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam

alanin Giá trị của m là?

Trong m gam hỗn hợp X, Y có x mol X và Y mol Y Thủy phân m gam này thu được:

X + 5H2O  2Ala + 2Gly + 2 Val

x mol 5x mol 2x mol 2x mol 2x mol

Y + 3H2O  2Gly + Ala + Glu

y mol 3y mol 2y mol y mol y mol

Vậy số mol Glyxin và Analin thu được là:

Trang 12

nGly = 2x + 2y = 30/75 = 0.4 mol

nAla = 2x + y = 28.48/89 = 0.32 mol

Vậy x =0.12 mol ; y = 0.08 mol;

nGlu = y mol = 0.08 mol  mGlu =0.08 x 147 = 11.76 g

nVal = 2x mol = 0.24 mol  mVal = 0.24 x 117 = 28.08 g

Số mol H2O tham gia vào 2 phản ứng trên là nH2O = 5x + 3y = 0.84 mol  mH2O = 15.12 g

Từ đó suy ra khối lượng của hỗn hợp X và Y là:

m = mX + mY = maxit amin – mH2O = mGly + mAla + mGlu + mVal – mH2O

= 30 + 28.48 + 11.76 + 28.08 – 15.12 = 83.2 g

Câu 22 * Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?

A HNO3 đặc, nóng, dư B MgSO4

Fe phản ứng với HNO3 hay H2SO4 đặc nóng tạo thành Fe 3+

Fe không phản ứng với MgSO4 do Mg là kim loại hoạt động hơn trong dãy hoạt động hóa học

Fe đẩy đồng ra khỏi hợp chất với gốc sunfat do Fe là kim loại hoạt động hơn

Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu

Câu 23 *** : Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được

1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2 Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2

(đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa Giá trị của m là

Bài này mà giải theo cách đại số thông thường (đặt ẩn, giải hệ phương trình) thì vừa lâu, vừa chưa chắc

ra kết quả Thêm nữa, đề bài chỉ hỏi lượng kết tủa tạo ra, do đó chỉ cần xác định số mol kiềm mỗi loại

trong Y là đủ, không cần biết số mol từng kim loại và oxit trong X Ở đây dùng cách giải đưa thêm đại

lượng trung gian vào

Na + H2O  NaOH + ½ H2

Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2

Vậy có số mol H2 được tạo thành qua 2 phản ứng này chính là nH2 = ½ nNa + nBa = 1.12/22.4 = 0.05 mol

(*)

Giờ phải sử dụng phương pháp tạo bước trung gian (tưởng tượng thôi) để làm cho bài toán trở nên đơn

gian hơn Giả thiết là khi cho hỗn hợp này vào nước, thì đầu tiên sẽ tạo thành oxit của Na, Ba rồi các oxit

mới phản ứng với nước tạo thành kiềm:

2Na + H2O  Na2O + H2 (1)

Ba + H2O  BaO + H2 (2)

Trang 13

Khi đó, tổng khối lượng của hỗn hợp các oxit (Na2O và BaO) sẽ bằng khối lượng của X cộng thêm khối

lượng chênh giữa Na2O và BaO tạo thành ở (1) và (2) và lượng Na, Ba ban đầu Lượng chênh đó chính là

lượng oxy trong 2 oxit tạo thành ở (1) và (2)

nO = nNa/2 + nBa, theo (*) có nO = 0.05 mol, ứng với 0.05 x 16 = 0.8 gam

Vậy tổng khối lượng oxit tạo thành ở (1) và (2) cùng khối lượng oxit có ở X ban đầu là:

moxit = mX + mO = 21.9 + 0.8 = 22.7 g

Các oxit này phản ứng với nước theo các phản ứng sau tạo thành dung dịch Y:

Na2O + H2O  2 NaOH (3)

BaO + H2O  Ba(OH)2 (4)

mBa(OH)2 = 20.52g  nBa(OH)2 = 20.52/171 = 0.12 mol

Từ (4) suy ra nBaO = 0.12 mol  khối lượng BaO trong hỗn hợp ôxit là mBaO = 0.12 x153 = 18.36 gam

 khối lượng Na2O trong hỗn hợp ôxit là mNa2O = môxit – mBaO = 22.7 – 18.36 = 4.34 gam

Hay nNa2O = 4.34/62 = 0.07 mol  số mol NaOH trong Y là nNaOH = 0.14 mol

Khi cho 6.72 lít hay 0.3 mol CO2 hấp thụ vào Y, đầu tiên xảy ra phản ứng sau tạo kết tủa BaCO3

Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 ↓ + H2O (5)

0.12 mol 0.12 mol 0.12 mol

Do CO2 còn dư nên nó tiếp tục phản ứng với NaOH

2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O (6)

0.14 mol 0.07 mol 0.07 mol

Lượng CO2 đã tham gia hai phản ứng trên là 0.19 mol, vậy vẫn dư CO2 (0.3-0.19=0.11 mol), tiếp tục phản

ứng:

Na2CO3 + CO2 + H2O  2NaHCO3 (7)

0.07 mol 0.07 mol

Sau phản ứng này CO2 vẫn dư (0.04 mol), nó sẽ hòa tan 1 phần kết tủa:

CO2 + BaCO3 + H2O  Ba(HCO3)2 (8)

0.04 mol 0.04 mol

Vậy còn lại số mol kết tủa là nBaCO3 = nBaCO3 (5) – nBaCO3 (8) = 0.12 – 0.04 = 0.08 mol

Khối lượng kết tủa là mBaCO3 = 0.08 x 197 = 15.76 gam

Câu 24 *** : Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al Nung X ở nhiệt độ cao trong điều

kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y Chia Y thành hai phần bằng nhau Phần một tác

dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2 Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH

dư, thu được a mol khí H2 Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn Giá trị của m là:

Trong X, nFe = 3.92/56 = 0.07 mol; nFe2O3 = 16/160 = 0.1 mol

Trang 14

Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện trong có không khí, sẽ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 theo phương

trình phản ứng sau:

Y phản ứng với NaOH cho khí bay ra, chứng tỏ Y còn Al Do phản ứng xảy ra ra hoàn toàn, toàn bộ Fe2O3

đã bị khử Như vậy Y sẽ gồm 1 hỗn hợp Fe, Al kim loại và Al2O3

Cho ½ Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, Fe và Al kim loại phản ứng cho H2 bay ra:

2Al + 6H + Al 3+ + 3H2↑

Fe + 2H + Fe 2+ + H2↑

Vậy số mol H2 bay ra là nH2 = 3/2 x nAl kim loại + nFe kim loại = 4a mol (1)

Cho ½ Y phản ứng với dung dịch NaOH dư, Al kim loại phản ứng cho H2 bay ra:

2Al + 2OH - +2H2O  2AlO2 - + 3H2↑

Vậy số mol H2 bay ra là nH2 = 3 nAl kim loại/2= a mol  nAl kim loại = 2a/3

Từ đó thay nAl kim loại = 2a/3 mol vào (1), suy ra nFe kim loại = 3a mol

Như vậy, số mol Al và Fe kim loại trong Y lần lượt là 4a/3 và 6a mol

2Al + Fe2O3  2Fe + Al2O3 (2) 0.2 mol < - 0.1 mol < - 0.2 mol 0.1 mol Tổng số mol Fe trong Y là nFe (Y) = nFe (X) + nFe (2) = 0.07 + 0.2 = 0.27 mol = 6a  a = 0.045 mol

Vậy số mol Al trong Y là nAl (Y) = 4a/3 = 0.06 mol

Số mol Al đã tham gia phản ứng (2) là 0.2 mol  tổng số mol Al ban đầu trong X là:

nAl (X) = 0.06 + 0.2 = 0.23 mol  khối lượng Al trong X là m = 0.26 x 27 =7.02 g

Câu 25 ** : Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH

0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối Công thức của X là

A NH2C3H5(COOH)2 B (NH2)2C4H7COOH

namino axit = 0.4 M x 0.1 l = 0.04 mol

nNaOH = 0.08l x 0.5M = 0.04 mol

X phản ứng vừa đủ với NaOH theo tỉ lệ 1:1 thu được 5 gam muối  muối tạo ra có số mol là 0.04 mol 

khối lượng phân tử của muối là M = 5/0.04 = 125 g/mol

Khi X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1, Na sẽ thay thế 1 nguyên tử H của nhóm –COOH tạo thành muối

natri cacboxylat  MX = Mmuối – MNa + MH = 125 – 23 + 1 = 103

Vậy X là NH2C3H6COOH

Trang 15

Câu 26 * Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng,

thu được m gam glixerol Giá trị của m là

0.1 mol tristearin phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư tạo ra 0.1 mol glixerol

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH  3C17H35COONa + C3H5(OH)3

0.1 mol -> 0.1 mol Mglyxero = 92  m = 0.1 x 92 = 9.2 g

Câu 27 ** : Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng

(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng

(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4

(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

Câu 28 * Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A Na, CuO, HCl B NaOH, Cu, NaCl C Na, NaCl, CuO D NaOH, Na, CaCO3

CH3COOH + Na  CH3COONa + ½ H2

CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O

2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + H2O + CO2↑

A: HCl không phản ứng với CH3COOH

B,C: NaCl không phản ứng với CH3COOH

Câu 29 *** : Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên

tử cacbon Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y)

cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O Biết thể tích các khí đo ở điều

kiện tiêu chuẩn Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là

A 11.4 gam B 19.0 gam C 17.7 gam D 9.0 gam

Trang 16

Đốt cháy hoàn toàn 0.4 mol hỗn hợp X và Y cần 30.24 lít hay 30.24/22.4 = 1.35 mol O2, thu được 26.88 lít

hay 26.88/22.4 = 1.2 mol CO2 và 19.8g hay 1.1 mol H2O

Vậy trong 0.4 mol X và Y có: nC = nCO2 = 1.2 mol; nH = 2nH2O = 2.2 mol

Theo định luật bảo toàn nguyên tố với O, có:

nO trong hỗn hợp + nO trong O2 dùng để đốt hỗn hợp = nO trong CO2 + nO trong H2O

 nO trong hỗn hợp = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2 x 1.2 + 1.1 – 2 x 1.35 = 0.8 mol

nC:nH:nO = 1.2 : 2.2 : 0.8

Do X và Y có cùng số nguyên tử C, mà khi đốt 0.4 mol X thu được 1.2 mol CO2, số nguyên tử C trong mỗi

phân tử X và Y là: 1.2/0.4 = 3

Từ tỉ lệ giữa C, H, O, suy ra trong 1 mol hỗn hợp có:

3 mol C; 5.5 mol H và 2 mol O

Do X là axit cacboxylic đơn chức, phân tử X chứa 2 O, mà 1 mol hỗn hợp cũng có 2 mol O, do đó Y phải là

rượu 2 chức Y là rượu no, 2 chức, mạch hở: C3H8O2

Trong hỗn hợp, nH:nC = 5.5:3 < 2  X phải là axit không no (vì nếu X là axit no thì tỉ lệ này ở X là 2, ở Y

lớn hơn 2, tỉ lệ trung bình trong hỗn hợp sẽ lớn hơn 2) Do đó X là C2H3COOH hoặc C2HCOOH

Do tỉ lệ nH:nC ở X nhỏ hơn ở Y, mà số mol X trong hỗn hợp nhiều hơn Y, tỉ lệ trung bình nH:nC trong hỗn

hợp sẽ nhỏ hơn trung bình cộng của tỉ lệ này ở X và Y khi nX:nY = 50:50

Nếu X là C2HCOOH, thì nH:nC = 1, trung bình cộng của tỉ lệ này ở X và Y khi nX:nY=50:50 là (1+8/3)/2 =

11/6, nên hỗn hợp X và Y phải có nH:nC<11:6 Tuy nhiên, trong trường hợp nay, nH:nC bằng đúng 11:6

Gọi x và y lần lượt là số mol X và Y trong 0.4 mol hỗn hợp:

4x + 8y = 2.2  x + 2y = 0.55 Mà x + y = 0.4  y = 0.15 mol; x = 0.25 mol

Khối lượng của Y trong hỗn hợp là mY = 0.15 x MY = 0.15 x 76 = 11.4 g

Câu 30 * Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

AgNO3 + HCl  AgCl↓ + HNO3

3AgNO3 + K3PO4  Ag3PO4↓ + 3HNO3

AgNO3 + HBr  AgBr↓ + HNO3

Câu 31 *** : Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2

(b) Cho FeS vào dung dịch HCl

(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc

(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF

(e) Cho Si vào bình chứa khí F2

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w