Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

Một phần của tài liệu Giải chi tiết - Môn Hóa - Khối A - Mã đề 617 (Trang 29)

Ăn mòn điện hóa là sự ăn mòn kim loại kèm theo dòng điện, tức là sự oxi hóa xảy ra khi có sự trao đổi electron ở trên các điện cực, chứ không phải do các chất trao đổi electron trực tiếp với nhau (ăn mòn hóa học).

B. Đốt dây sắt trong không khí oxi hóa. Sắt phản ứng trực tiếp với oxi tạo thành oxit sắt.

C. Zn trong dung dịch HCl có phản ứng Zn + 2HCl ZnCl2 + H2, Zn và HCl trực tiếp trao đổi electron với nhau.

D. Sắt trong dung dịch HNO3 loãng, Fe và HNO3 trao đổi electron trực tiếp với nhau. Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + 2H2O + NO

Cả 3 trường hợp trên do có sự trao đổi trực tiếp electron giữa các phân tử với nhau, đó không phải ăn mòn điện hóa.

A. Thép trong không khí ẩm: C và sắt trong thép tạo thành vô số điện cực li ti mà catot là điện cực than, anot là điện cực sắt, các điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau. Tại các điện cực đó, xảy ra các nửa phản ứng oxy hóa khử .

Catot: O2 + 2H2O + 4e 4OH- Anot: Fe – 2e Fe2+

Do đó, sẽ tạo thành Fe(OH)2. Fe(OH)2 tiếp tục bị oxy hóa tạo thành Fe(OH)3, từ đó tạo thành Fe2O3 chính là gỉ sắt.

Đây chính là quá trình ăn mòn điện hóa.

Câu 56*: Cho phương trình phản ứng

aFeSO4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 ⎯⎯→ dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3 + gH2O. Tỉ lệ a : b là

A. 6:1. B. 2:3. C.1:6. D. 3:2.

2Fe2+ - 2e 2Fe3+ | x3 2Cr6+ + 6e Cr3+ | x1

+2 +6 +3 +3

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 ⎯⎯→ 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7 H2O.

+Cl2 dư dung dịch NaOH dư

Câu 57**: Cho sơ đồ phản ứng Cr ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ X ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ Y to

Chất Y trong sơ đồ trên là

A. Na2Cr2O7. B. Na[Cr(OH)4]. C. Cr(OH)3. D. Cr(OH)2.

+Cl2 dư dung dịch NaOH dư

Cr ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ CrCl3 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ Na[Cr(OH)4] to

2Cr + 3Cl2 dư 2CrCl3

CrCl3 + 4NaOHdư Na[Cr(OH)4] + 3NaCl, do Cr(OH)3 là hydroxit lưỡng tính, vừa có tính axit vừa có tính bazơ.

Câu 58***: Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng X + 2H2O 2Y + Z (trong đó Y và Z là các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là:

A. glyxin. B. anilin. C. axit glutamic. D. lysin.

Xác định công thức phân tử của Z:

Đốt cháy m gam Z cần vừa đủ 1.68 lít hay 1.68/22.4 = 0.075 mol O2, thu được 2.64 gam hay 2.64/44 =

0.06 mol CO2, 1.26 gam hay 1.26/18 = 0.07 mol H2O và 224 ml hay 0.224/22.4 = 0.01 mol N2.

Vậy m gam X có: nC = nCO2 = 0.06 mol; nH = 2nH2O = 0.07 x 2 = 0.14 mol và nN = 2nN2 = 2 x 0.01 = 0.02 mol. Theo định luật bảo toàn nguyên tố với O:

nO trong Z + nO trong O2 = nO trong CO2 + nO trong H2O

nO trong Z = nO trong CO2 + nO trong H2O - nO trong O2 = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2 x 0.06 + 0.07 – 2 x 0.075 = 0.04 mol. Vậy tỉ lệ các nguyên tố theo mol trong X là nC:nH:nO:nN = 0.06:0.14:0.04:0.02 = 3:7:2:1

Do công thức phân tử của Z trùng với công thức đơn giản nhất, Z có công thức phân tử là C3H7O2N. Z là aminoaxit có công thức cấu tạo H2N-CH2-CH2-COOH.

m gam Z chứa 0.06 mol O m gam Z ứng với 0.06/3 = 0.02 mol m = 0.02 x MZ = 0.02 x 89 = 1.78 g.

X + 2H2O 2Y + Z

0.02 mol < --- 0.04 mol <---0.04 mol < --- 0.02 mol

4.06 g 1.78 g

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mX + mH2O = mY + mZ

4.06 + 0.04 x 18 = mY + 1.78 mY = 3 . Mà theo phương trình, nY = 0.04 mol

MY = 3/0.04 = 75 g/mol. Y là glyxin H2NCH2COOH.

Câu 59***: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được

15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là:

A. 23%. B. 46%. C. 16%. D. 8%.

80 gam X hòa tan tối đa 29.4 gam Cu(OH)2. Cu(OH)2 phản ứng với glyxerol theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành phức đồng.

nCu(OH)2 = 29.4/98 = 0.3 mol

số mol glyxerol trong 80g X là 2nCu(OH)2 = 0.6 mol, ứng với khối lượng 0.6 x 92 =55.2 g.

tổng khối lượng 2 rượu còn lại trong 80g X là 80-55.2 = 24.8 gam

Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 15.68 lít hay 15.68/22.4 = 0.7 mol CO2 và 18 gam hay 1 mol H2O. Vậy m gam X có 0.7 mol C và 2 mol H.

Do các rượu no, đốt cháy 1 mol rượu sẽ tạo ra số mol H2O nhiều hơn số mol CO2 1 mol

Đốt cháy m gam X sinh ra số mol H2O nhiều hơn CO2 1 – 0.7 = 0.3 mol tổng số mol rượu trong m gam X là 0.3 mol.

Gọi x, y, z lần lượt là số mol metanol, etanol, glyxerol trong m gam X:

x + y + z = 0.3 mol (1)

nC = x + 2y + 3z = 0.7 mol (2)

mglyxerol = 92z

mmetanol + metanol = 32x + 46y

Biết tỉ lệ khối lượng giữa glyxerol và X 55.2/80 .

Một phần của tài liệu Giải chi tiết - Môn Hóa - Khối A - Mã đề 617 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)