Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51** : Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

Một phần của tài liệu Giải chi tiết - Môn Hóa - Khối A - Mã đề 617 (Trang 28)

C. fructozơ, saccarozơ và tinh bột D saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51** : Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

Câu 51**: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

to (a) CH2=CH–CH2–Cl + H2O ⎯⎯→ (b) CH3–CH2–CH2–Cl + H2O ⎯⎯→

to cao, p cao

(c) C6H5–Cl + NaOH (đặc) ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ ;(với C6H5– là gốc phenyl) to

(d) C2H5–Cl + NaOH ⎯⎯→

A. (a). B. (b). C. (c). D. (d).

Đây là câu hỏi liên quan đến phản ứng thủy phân của dẫn xuất halogenua, là 1 câu dễ về kỹ thuật vì nhìn qua đã thấy phản ứng B ở điều kiện “nhẹ nhàng” hơn so với các phản ứng khác, khó xảy ra hơn, nhưng khó về mặt lý thuyết để hiểu và chắc chắn về đáp án.

(b) Dẫn xuất ankyl halogenua không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường cũng như khi đun nóng, chỉ bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm tạo thành ancol. Do đó, (b) không xảy ra..

(a) Dẫn xuất loại anlyl halogenua bị thủy phân ngay khi đun sôi với nước, do sự có mặt của liên kết đôi C=C ở vị trí cạnh nguyên tử C liên kết với nguyên tử halogen làm cho nguyên tử halogen trở nên linh động hơn, dễ bị thay thế.

(c) Dẫn xuất loại phenyl halogenua không bị thủy phân bằng nước dù ở nhiệt độ cao, cũng không bị thủy phân bới dung dịch kiềm khi đun sôi, mà chỉ bị thủy phân bởi dung dịch kiềm ở áp suất cao, nhiệt độ cao, do liên kết C-Cl rất bền (chuyển dịch e từ Cl về vòng thơm) làm cho việc phân li liên kết này rất khó.

Câu 52**: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(b) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (c) Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β-glucozơ và α-fructozơ. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu này về lý thuyết cũng như kỹ thuật đều khá dễ, nhưng cũng có thể làm khó thí sinh không nắm kỹ về cấu tạo của các hợp chất “đường”, polysaccarit.

(a) Đây là tính chất cơ bản của glucozơ, cần nắm vững.

(b) Tinh bột được cấu tạo từ các phân tử glucozơ, còn mantozơ được tạo thành từ 2 phân tử glucozơ. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người do đó có sinh ra mantozơ.

(c) Mantozơ tạo thành từ 2 phân tử glucozơ, vẫn còn 1 nhóm –CHO nên có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) Saccarozơ được cấu tạo từ 2 gốc β- fructozơ và α- glucozơ

Câu 53**: Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn

toàn, thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO3. Phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là

A. 65%. B. 30%. C. 55%. D. 45%.

Toàn bộ bạc trong hợp kim bị oxy hóa thành AgNO3. nAgNO3 = 8.5/170 = 0.05 mol

số mol Ag trong hợp kim là 0.05 mol khối lượng bạc trong hợp kim là 0.05 x 108 = 5.4 g

phần trăm khối lượng bạc trong hợp kim là 5.4/12 = 45%

Câu 54**: Cho các phát biểu sau:

(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

(a) Đúng. Phản ứng Hg + S HgS xảy ra, cùng với khả năng của S “vo viên” thủy ngân lại để dễ “thu nhặt” là cơ sở của việc dùng bột lưu huỳnh để thu thủy ngân rơi vãi.

(b) Đúng. Freon là một thương hiệu của hãng Dupont dành cho các hợp chất Cloroflorocarbon (CFC) là các dẫn xuất halogenua, florua của metan và etan. Đây là các hợp chất từng được sử dụng rộng rãi, ví do trong các dàn lạnh, nhưng nay đã bị cấm dùng. Chúng cực bền, nên khi thoát vào khí quyển, có thể lên tới tầng ozone, tại đó với sự có mặt của các tia UV tạo ra clo ở dạng nguyên tử, trở thành chất xúc tác cho quá trình phân hủy ozone. Do vậy ozone bị phân hủy lượng lớn với sự có mặt dù chỉ 1 lượng nhỏ CFC.

(c) Đúng. CO2 là một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính.

(d) Đúng. NO2 và SO2 là các oxit axit, khi gặp nước chuyển thành axit tương ứng, do đó nước mưa hòa tan các axit tạo thành gọi là mưa axit.

Câu 55**: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

Một phần của tài liệu Giải chi tiết - Môn Hóa - Khối A - Mã đề 617 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)