1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá thiết bị xử lý rác thải rắn y tế độc hại bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa

136 910 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Với những bất cập khó giải quyết từ các lò đốt, các nhà nghiên cứu khởi nguồn từ các nước phát triển đã nghiên cứu ra một dòng công nghệ quan trọng khác chính là công nghệ không đốt để x

Trang 1

BỘ Y TẾ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

"NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN Y TẾ ĐỘC HẠI BẰNG CÔNG NGHỆ VI SÓNG KẾT

HỢP VỚI HƠI NƯỚC BÃO HOÀ "

Chủ tịch Hội Đồng

PGS TS Nguyễn Khắc Hải

Ủy viên Nhận xét Ủy viên Nhận xét

Thsĩ Nguyễn Minh Tuấn PGS.TS Chu Văn Thăng

Trang 2

BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: Cao Thị Vân Điểm

Ngày, tháng, năm sinh: 24.06.1955 Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị: Kỹ sư

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ

Điện thoại: Tổ chức: 04 38523065 Nhà riêng: 04 38244745 Mobile: 0903445749

Fax: 04.38527144 E-mail: Caovandiem@yahoo.com

Tên tổ chức đang công tác: Viện Trang thiết bị và công trình y tế Địa chỉ tổ chức: 40 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Địa chỉ nhà riêng: 86 Hàng Đào - Hoàn Kiếm - Hà nội

3 Tổ chức chủ trì đề tài :

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Trang thiết bị và công trình y tế Điện thoại: 04 38523065 Fax: 04 38527144

E-mail: viên_ttb@yahoo.com

Địa chỉ: 40 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Trọng Quỳnh

Trang 3

Số tài khoản:

Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Đống đa - Hà Nội

Tên cơ quan chủ quản lý đề tài: Bộ Y Tế

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1 Thời gian thực hiện đề tài:

- Theo Hợp đồng đã ký kết:

Từ 21 tháng 12 năm 2010 đến 31 tháng 12 năm 2011

- Thực tế thực hiện: Từ 21 tháng 12 năm 2010 đến 30 tháng 06 năm 2012

- Được gia hạn (nếu có):

Thời gian (Tháng, năm)

Kinh phí (Tr.đ)

Ghi chú

(Số đề nghị quyết toán)

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:

Trang 4

Đối với đề tài:

- Lý do thay đổi (nếu có):

3 Các văn bản hành chínhtrong quá trình thực hiện đề tài:

(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)

Trang 5

Điều chỉnh kinh phí nghiên cứu

4 Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:

Sản phẩm chủ yếu đạt được

Ghi chú*

CMB

Công ty CMB

Cung cấp các thông số kỹ của một số công nghệ mới, hỗ trợ kỹ thuật , đào tạo

METEKA

Công ty METEKA

Cung cấp các thông số kỹ của một số công nghệ mới, hỗ trợ kỹ thuật , đào tạo

Hỗ trợ kinh phí Hội thảo

đo lường chất lượng

Phân tích các thông số môi trường

Kết quả phân tích

Kết quả, hiệu quả khử khuẩn

Trang 6

Kết qủa hiệu quả khử khuẩn

Kết qủa hiệu quả khử khuẩn

Kết qủa hiệu quả khử khuẩn

10 Trung tâm y

tế

Vietsopertro

Trung tâm y tế Vietsopetro giá hiệu quả khử Theo dõi đánh

khuẩn

Kết qủa hiệu quả khử khuẩn

11 Cục y tế dự

phòng và môi

trường

Cục y tế dự phòng và môi trường

Tham gia tư vấn

về các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường

Tham gia tư vấn

đề xuất mô hình

xử lý chất thải y

tế

- Lý do thay đổi (nếu có):

5 Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:

(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp , không quá 10 người kể cả chủ nhiệm)

Nội dung

đã tham gia

Sản phẩm chủ yếu đạt được

Ghi chú*

1 Cao Thị Vân

Điểm

Cao Thị Vân Điểm

Điều hành, chỉ đạo, XDTC,Viết báo cáo

Trang 7

2 Nguyễn Thị Hoà Nguyễn Thị Hoà Thư ký HC

3 Phan Quang Độ Phan Quang Độ Kỹ thuật

4 Nguyễn Hồng

Việt

Nguyễn Hồng Việt

Kỹ thuật

5 Bạch Minh Hùng Bạch Minh Hùng Kỹ thuật

6 Phạm Đức Hiền Phạm Đức Hiền Kỹ thuật

7 Phạm Tiến Lâm Cao Minh Tuệ Kỹ thuật Thay

8 Phạm Minh Quân Phạm Minh Quân Kỹ thuật

9 Chu Minh Nhì Chu Minh Nhì Theo dõi

-

12 Nguyễn Thị Loan Nguyễn Thị Loan -

- Lý do thay đổi ( nếu có): CB chuyển công tác nên đổi người tham gia

6 Tình hình hợp tác quốc tế:

SỐ

TT

Theo kế hoạch

(Nội dung, thời gian, kinh phí,

địa điểm, tên tổ chức hợp tác,

số đoàn, số lượng người tham

Trang 8

- Lý do thay đổi (nếu có): Không

7 Tình hình tổ chức hội thảo , hội nghị:

1 Hội thảo Xử lý chất thải

rắn bằng công nghệ không

đốt

Hội thảo Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ không đốt Thời gian 1 ngày - 6/12/2011 Địa điểm Tại Viện Pasteur TP HCM

Kinh phí tự có

- Lý do thay đổi (nếu có): Không

8 Tóm tắt các nội dung công việc chủ yếu:

(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và nước ngoài)

Người,

cơ quan thực hiện

1 Lập đề cương nghiên

2 Nghiên cứu công nghệ

xử lý chất thải rắn y tế

nguy hại

8/2010 Cao Nguyễn Hồng Việt Thị Vân Điểm

6-3 Khảo sát đánh giá thiết

Trang 9

Vệ sinh môi trường Viện Vệ sinh y tế công

cộng

6 Phân tích hiệu quả của

các công nghệ khác

nhau về kinh tế, kỹ

thuật, môi trường nhằm

lựa chọn tối ưu

3/2011 8/2011 Cao Thị Vân Điểm

Nguyễn Hồng Việt Phạm Đức Hiền Bạch Minh Hùng Viện Trang thiết bị và công trình y tế

7 Xây dựng các chỉ tiêu

kinh tế kỹ thuật cho

công nghệ tối

4/2011

3-10/2011 Cao Thị Vân Điểm

Nguyễn Hồng Việt Cao Minh Tuệ Viện Trang thiết bị và công trình y tế

8 Xây dựng quy trình thu

gom xử lý, quản lý phù

hợp công nghệ

4/2011 10/2011 Cao Thị Vân Điểm

Phạm Đức Hiền Viện Trang thiết bị và công trình y tế

9 Hội thảo Khoa học 5/2011 12/2011 Cao Thị Vân Điểm

Nguyễn Hồng Việt

10 Tổng kết , báo cáo 5/2011 12/2011 Cao Thị Vân Điểm

Nguyễn Hồng Việt

11 Nghiệm thu 6/2011 1/2012 Hội Đồng

- Lý do thay đổi (nếu có):

III SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

1 Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:

Trang 10

Thực tế đạt được

- Lý do thay đổi (nếu có):

Số lượng, nơi công bố

(Tạp chí, nhà xuất bản)

1 Bài báo về công

Tạp chí Hoạt động KHCN - BKHCN

Số tháng 7.2011( 626)

- Lý do thay đổi (nếu có):

D) Kết quả đào tạo:

Ghi chú

(thời gian kết thúc )

1 Thạc sĩ

2 Tiến sĩ

3 BS Nội trú, BS CKI; CKII

- Lý do thay đổi (nếu có):

E) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với

giống cây trồng :

Trang 11

Yêu cầu khoa học cần đạt

- Lý do thay đổi (nếu có)

G) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế

Kết quả sơ bộ

1

2 Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:

A) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ Công

nghệ so với khu vực và thế giới …)

- Hiểu cơ bản được các công nghệ xử lý chất thải rắn y tế trên Thế giới

- Phân tích đánh giá được các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế tại Việt

Nam, lựa chọn được công nghệ phù hợp thân thiện với môi trường, có hiệu

quả kinh tế cao

- Nắm rõ công nghệ xử lý chất thải lây nhiễm bằng công nghệ vi sóng, tiến

tới nghiên cứu sản xuất trong nước các thiết bị xử lý chất thải rắn y tế nguy

hại cho ngành y tế nhằm giảm nhập khẩu, chủ động trong sửa chữa để giảm

chi phí đầu tư và bảo dưỡng

B) Hiệu quả về kinh tế và xã hội:

(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản

phẩm cùng loại trên thị trường…)

3 Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:

thực hiện (Tóm tắt kết quả, kết luận Ghi chú

Trang 12

chính, người chủ trì…)

I Báo cáo định kỳ

II Kiểm tra định kỳ 17/2/2012

III Nghiệm thu cơ sở

Chủ nhiệm đề tài

Cao Thị Vân Điểm

Thủ trưởng tổ chức chủ trì

Nguyễn Trọng Quỳnh

Môc lôc

CÁC CHỮ VIẾT TẮT 17 

DANH MỤC HÌNH 19 

Hình 2.6 : các vị trí đo mật độ dòng năng lượng của thiết bị Sintion 19 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 21 

DANH MỤC BẢNG 22 

ĐẶT VẤN ĐỀ 24 

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 26 

1.1.Các thuật ngữ định nghĩa 27

Trang 13

1.2 Các đặc trưng của chất thải rắn y tế 28 

1.2.1 Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn bệnh viện 28 

1.2.2 Thu gom và phân loại: 30 

1.3 Tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại 30 

1.4 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTRYTNH 37 

1.4.1 Phương pháp trơ hóa 37 

1.4.2 Phương pháp chôn lấp an toàn 37 

1.4.3 Phương pháp thiêu đốt 40 

1.4.4 Công nghệ không đốt khử tiệt/khuẩn: 41 

1.4.5 Những đặc trưng của công nghệ vi sóng 45 

1.5.Điều tra thực trạng xử lý chất thải y tế nguy hại tại Việt nam 57 

1.6 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 68 

1.6.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 68 

1.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 72 

CHƯƠNG II : MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ 82 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 82 

2.1.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : 26 

2.2 Đối tượng nghiên cứu : 82 

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu : 82 

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 83 

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá 84 

2.4.1 Chỉ tiêu trong khí thải lò đốt 84 

2.4.2 Chỉ tiêu không khí môi trường 85 

2.4.4.Mật độ dòng năng lượng bức xạ : 86 

2.4.5 Đánh giá khả năng khử tiệt khuẩn 87 

2.4 6 Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật bề mặt cuả chất thải y tế lây nhiễm sau khi khử, tiệt trùng 87 

2.5 Thiết bị nghiên cứu 88 

Trang 14

2.6 Thiết kế nghiên cứu: 88 

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 90 

3.1 Kết quả điều tra khảo sát 90 

3.1.1 Kết quả khảo sát trên phiếu điều tra lò đốt chất thải 90 

3.2 Kết quả đo, khảo sát 93 

3.2.1 Khí thải lò đốt 93 

3.2.2 Đánh giá khả năng khử khuẩn của thiết bị vi sóng 94 

3.4 Xây dựng quy trình phân loại rác thải y tế độc hại phù hợp với công nghệ xử lý bằng vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà 100 

3.5.Nghiên cứukhả năng nhân rộng 106 

3.5.1 Nghiên cứu những vấn đề về kinh tế đối với chất thải rắn y tế nguy hại 106 

3.5.2 Kinh tế đầu tư 111 

3.5.3 Nghiên cứu về sự chấp nhận của cộng đồng và các nhà Quản lý 114 

CHƯƠNG IV : BÀN LUẬN 118 

4.1 Thực trạng xử lý chất thải của một số cơ sở y tế 118 

4.2 Việc thực hiện các quy định về phân loại thu gom CTRYTLN 124 

4.3 Khi lựa chọn công nghệ xử lý CTRYT để nhân rộng cần quan tâm xem xét những yếu tố sau: 127 

4.4 Khả năng khử/tiệt khuẩn rác thải rắn y tế độc hại bằng thiết bị vi sóng kết hợp hơi nước bão hoà : 128 

4.5.1.Công suất xử lý 128 

4.5.2 Loại chất thải được xử lý 128 

4.5.3.Hiệu lực khử khuẩn 128 

4.5.4.Phát thải ra môi trường và phần còn lại của chất thải 129 

4.5.5.Chấp nhận của cơ quan quản lý 129 

4.5.6.Yêu cầu không gian, công trình phụ và lắp đặt khác 129 

4.5.7.Mức độ giảm bớt khối lượng và thể tích chất thải 129 

Trang 15

4.1.10.Tự động hoá và độ ổn định 130 

4.1.11.Mức độ thương mại hoá và tình trạng của nhà sản xuất 131 

V KẾT LUẬN 133 

VI KIẾN NGHỊ 135 

LỜI CẢM ƠN 136 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT Bộ Y Tế

BVĐK Bệnh viện Đa khoa

CTRYT Chất thải rắn y tế

CTR Chất thải rắn

CTLN Chất thải lây nhiễm

CTYTLN Chất thải y tế lây nhiễm

CTYTNH Chất thải y tế nguy hại

CTRYTNH Chất thải rắn y tế nguy hại

WHO Tổ chức y tế Thế giới

Trang 16

TW Trung ương

LĐCTRYT Lò đốt chất thải rắn y tế

CTMTĐT Công ty môi trường đô thị

TTYT Trung tâm y tế

TTB&CTYT Trang thiết bị và công trình y tế

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

QCKTQG Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Trang 17

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Bể chôn lấp dụng cụ sắc nhọn 34 Hình1.2: Mặt cắt ngang điển hình đáy bãi chôn lấp 36

Hình 1.3 : Quy trình vận hành công nghệ ma sát 42

Hình 1.4 : Các dạng sóng điện tử trường 42 Hình1.5 : Phân tử nước ở dạng lưỡng cực điện 43 Hình1.6 : Xu hướng quay của những phân tử nước ở dạng lưỡng cực

điện

44

Hình 1.7 : Vi sóng làm vỡ cấu trúc sinh học 44 Hình 1.8 : Các giai đoạn khử khuẩn của Thiết bị vi sóng áp suất cao 45

Hình 1.9 : Cấu tạo bên trong thiết bị SINTION 47

Hình 1.10 : Các giai đoạn khử khuẩn của thiết bị vi sóng áp suất

thường

50

Hình 1.11 : Cấu tạo bên trong của thiết bị METEKA 52

Hình 1.12 : Hệ thống MDU của hãng SANITEC 53

Hình 1.13 : Chất thải y tế phát tán ra ngoài môi trường 57

Hình 1.14 : Biểu diễn sự hình thành dioxin và furan trong quá trình

đốt

66

Hình 3.1 : Các vị trí đo mật độ dòng năng lượng của thiết bị Sintion 98

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xây dựng tiêu chuẩn Hình 3.3 : Phân loại thu gom chất thải sắc nhọn loại A 102

Hình 3.4: Phân loại và thu gom chất thải B, C, D nhỏ 103

Trang 18

Hình 3 5 : Quy trình thu gom phân loại và xử lý chất thải 105

Hình 3.6: Lược đồ dây chuyền thiết bị xử lý rác thải y tế lây nhiễm 106

Hình 4.1 : Lò đốt của BV Quãng ngãi khi mới lắp đặt và 2011 121

Hình 4.2 : Lò đốt của BV Bà Rịa vũng tầu năm 2002 và 2011 122

Hình 4.3 : Lò đốt của CTMTĐT Đồng nai năm 2003 và 2011 123

Hình 4.4:Thiết bị Vi sóng của BV Vietsopetro năm 2003 và 2011 124

Hình 4.5:Phân loại chất thải ngay tại nguồn 125 Hình 4.6: Phương tiện thu gom không đúng quy định 126

Hình 4.7: Xử lý chất thải không đúng thành phần 127

Trang 19

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 : Số cơ sở khám chữa bệnh và số gường bệnh của VN

năm qua các năm

56

Biểu đồ 1.2 : Tình hình phát sinh chất thải rắn của 19 Bệnh viện TW 57

Biểu đồ 1.3: Gia tăng chất thải y tế ở một số địa phương từ

Trang 20

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị vi sóng kết hợp hơi

nước bão hòa ở áp xuất thường

53

Bảng 1.2 : Mức độ phát sinh chất thải nguy hại trung bình 56

Bảng 1.3: Phát sinh chất thải rắn y tế từ các bệnh viện đa khoa và

chuyên khoa

56

Bảng 1.4: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian ở Việt Nam 60

Bảng 1.5 : Lượng rác thải phát sinh tại các cơ sở y tế 75

Bảng 1.6 : Kết quả phân tích khí thải của 5 lò đốt năm 2003 77

Bảng 1.7:Thông số kỹ thuật của 15 lò đốt do Viện TTBCTY khảo

sát năm 2008

79

Bảng 1.8 : Lượng CTRYT phát sinh tại các BV trực thuộc Bộ Y Tế 81

Bảng 1.9 : So sánh các chỉ tiêu bụi và CO của môi trường trước khi

đốt và trong khi đốt CTRYTNH của 15 cơ sở y tế

81

Bảng 2.1 : Chất lượng khí thải lò đốt 87 Bảng 2.2 : Chỉ tiêu không khí môi trường 88

Bảng 2.3: Mật độ dòng năng lượng cho phép 89

Bảng 3.1 : Thống kê số thiết bị xử lý chất thải rắn y tế của 60 cơ sở

y tế

93

Bảng 3.2 : Số lò đốt còn hoạt động 94 Bảng 3.3 : Bảng kết quả đo khí thải của lò đốt của ba BVnăm 2011 95

Bảng 3.4 : Các loài vi khuẩn thường có trong chất thải 96

Bảng 3.5 : Khả năng khử, tiệt các chủng chuẩn 97

Trang 21

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật bề mặt cuả

chất thải y tế rắn sau khi khử/tiệt trùng

98

Bảng 3.7 : Kết quả kiểm tra các vi sinh vật của chất thải lỏng thu

nhận ở đáy khoang khử khuẩn sau khi khử, tiệt trùng

Bảng 3.10 : Chi phí nguyên liệu cho 1 lần vận hành lò đốt 110

Bảng 3.11: Giá thành xử lý 1 kg RTRYTNH rác bằng công nghệ đốt 110

Bảng 3.12 : Thống kê giá thành xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của

một số cơ sở y tế bằng phương pháp đốt

111

Bảng 3.13: Chi phí xử lý 10 kg CTRNH sử dụng công nghệ Vi sóng 112

Bảng 3.14 : số CTYTLN /Số mẻ xử lý 01 tháng 113

Bảng 3.15 : Lượng chất thải cần xử lý theo đầu gường 115

Bảng 3.16 : Điều tra về việc phát triển công nghệ vi sóng để xử lý

chất thải y tế lây nhiễm

117

Bảng 4.1 : Bảng so sánh Kết quả đo khíthải lò đốt của Bv tại thời

điểm đo năm 2003 , 2011 do VTTB&CTYT lấy mẫu

121

Bảng 4.2 : Tổng hợp các loại hình công nghệ khử khuẩn chất thải 131

Trang 22

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất thải thải rắn y tế (CTRYT) là loại chất thải nguy hiểm do chứa nhiều mầm bệnh dễ lan truyền lây nhiễm, các hoá chất độc hại và các vật sắc nhọn nguy hại Việc xử lý chất thải bệnh viện nói chung và chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng là một vấn đề cấp bách phải quản lý, xử lý an toàn không chỉ tại Việt Nam mà cả trên toàn thế giới

Hiện nay Việt Nam có khoảng 13.640 cơ sở khám chữa bệnh với tổng số hơn 200.000 giường bệnh Hàng ngày thải ra một lượng CTRYT rất lớn, trong đó gần 2/10 thuộc loại nguy hại Tổng lượng rác thải y tế nguy hại năm 2005 là khoảng 300 tấn/ngày trong đó có 40-50 tấn và năm 2010 lượng CTYT phát sinh khoảng 500 tấn/ngày, trong đó 60 -70 tấn CTYTNH cần phải xử lý Tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại CTRYT là 95,6% và thu gom CTRYT hàng ngày là 90,9%

Tỷ lệ bệnh viện xử lý CTRYT bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi sóng/nhiệt ướt khử khuẩn CTRYT nguy hại là 29,4%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi trường thuê xử lý là 39,8% và 30,8% bệnh viện

xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu ở bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi) Hiện có 369 lò đốt hai buồng, 127 lò đốt một buồng Trong đó đa số các lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả

sử dụng chưa cao

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế chiếm từ 10- 25%, trong đó bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất hoá học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ còn lại 75-90% gồm các chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thuỷ tinh, kim loại, giấy có thể tái chế

Trang 23

Việc sử dụng lò đốt chất thải y tế ở các nước phát triển trên thế giới đặc biệt EU và Mỹ đã nhận thấy rất nhiều bất cập từ những năm 1970 Các rủi ro gây ô nhiễm thứ cấp khí thải vô cùng lớn, chi phí vận hành cao, đặc biệt sự phát thải Đioxin, Furan…vào môi trường từ các lò đốt chất thải y tế

đã và đang là vấn đề nóng toàn cầu Với những bất cập khó giải quyết từ các lò đốt, các nhà nghiên cứu khởi nguồn từ các nước phát triển đã nghiên cứu ra một dòng công nghệ quan trọng khác chính là công nghệ không đốt

để xử lý đối tượng khá lớn chất thải y tế lây nhiễm nhờ quá trình khử, tiệt khuẩn Bắt đầu từ những năm 1970, công nghệ không đốt được các nước phát triển như Áo, Mỹ, Nga, Pháp…chế tạo thí điểm và đến nay đã phát triển hoàn thiện được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu, Châu Mỹ và cũng dần trở nên phổ biến ở nhiều nước Châu Phi và Châu Á

Bản chất công nghệ không đốt là tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong chất thải y tế lây nhiễm mà không cần phải đốt ngay tại nguồn Sau

đó dùng chất thải được cắt nhỏ, ép nếu cần để giảm thế tích và trọng lượng sau đó chuyển sang quản lý như chất thải thông thường, ngăn chặn mầm bệnh, dịch bệnh, lây nhiễm chéo lây lan ra cộng đồng xã hội

Với đánh giá chung trên thế giới công nghệ nhiệt ẩm trong xử lý chất thải y tế ưu điểm: không tạo khí độc, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp, chi phí vận hành thấp, chỉ dụng điện và nước sạch, không dùng hóa chất độc hại, không cần yêu cầu trình độ người vận hành, dễ dàng sử dụng, tự động hóa cao, đặc biệt được dân chúng ủng hộ, có thể lắp đặt nơi đông dân cư vì không gây ô nhiễm thứ phát Ngoài ra, hiệu quả khử khuẩn an toàn Tất nhiên trong khâu thu gom, phân loại cần chặt chẽ hơn so với công nghệ đốt Hiện Công nghệ mới thân thiện với môi trường (sóng viba kết hợp hơi nước bão hòa) để xử lý CTRYT cũng đã và đang được áp dụng tại Việt Nam ở một số Bệnh viện như: Trung tâm Y tế Vietsopetro, Bệnh viện Phổi

TW, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TW, Bệnh viện

Trang 24

Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Bệnh viện 19-8, Bệnh viện

199 và Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công An

Vậy để có đánh giá tổng thể khoa học sự ưu việt của công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa có thân thiện với môi trường không, có đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật hay không, tính khả thi khi áp dụng tại Việt nam Cần có nghiên cứu, khảo sát đánh giá toàn diện để xác định những lợi ích và cả những mặt hạn chế về mặt quản lý, sử dụng, vận hành để xem xét tiếp tục nhân rộng ra các bệnh viện khác Trên nền tảng này giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định một chiến lược cụ thể, xuyên suốt từ trung ương tới địa phương cần sự phối hợp chặt chẽ lớn hơn giữa các cơ quan quản lý về môi trường, y tế và tài chính tập trung xây dựng các quy chuẩn riêng về công nghệ không đốt, cơ chế riêng hỗ trợ vốn cho công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa làm căn cứ pháp lý chặt chẽ giúp công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa dễ dàng triển khai rộng rãi tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.Nghiên cứu thực trạng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại một số cơ

Trang 25

Chất thải nguy hại

là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ

nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nghiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác

Chất thải rắn

là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

Trang 26

Giảm thiểu chất thải y tế

là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác

Tái sử dụng

là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới

Tái chế là việc sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản

1.2.Các đặc trưng của chất thải rắn y tế

1.2.1 Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn bệnh viện

Căn cứ vào đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại,

CTRYT được phân thành 5 nhóm sau:

• Chất thải lây nhiễm:

- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt

Trang 27

sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm

- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm

• Chất thải hoá học nguy hại:

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng

- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế

- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu

- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị)

• Chất thải phóng xạ:

Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh

từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất

Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng

10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Trang 28

• Bình chứa áp suất:

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt

• Chất thải thông thường:

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:

- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)

- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học

và các chất hoá học nguy hại

- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim

- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh

1.2.2 Thu gom và phân loại:

Các chất thải được thu gom và các thùng và túi theo màu quy định tại Quy chế số 43/QĐ-BYT:

- Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm

- Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ

- Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ

- Mầu trắng đựng chất thải tái chế

1.3 Tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại

1.3.1 Đối với sức khỏe :

• Rủi ro :

Việc tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn

Trang 29

- Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm

- Có thể có các dược phẩm có thành phần độc hại, chất phóng xạ

- Vật sắc nhọn gây tổn thương

- Có chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội

• Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ

Tất cả mọi cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những ngưới có nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ

sở y tế, những người làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm chất thải do hậu quả của sự bất cẩn

và tắc trách trong các khu quản lý và kiểm soát chất thải

Dưới đây là những nhóm đối tượng chính có nguy cơ cao đối với tác hại của chất thải y tế:

- Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện, những người thực hiện các thủ thuật xâm lấn, tiêm, thay băng, v.v

- Những người thực hiện nhiệm vụ phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế từ ngay tại nguồn về nơi tập kết của bệnh viện

- Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc bệnh nhân ngoại trú

- Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi

- Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ bệnh viện phục

vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân, vệ sinh tẩy uế

- Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại bãi đổ rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu rác

Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ dịch vụ cơ sở y tế tư nhân, qui

mô lẻ, nằm rải rác cũng là nguồn thải có tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khoẻ do nguồn chất thải này thường khó kiểm soát và ít khi được chú ý tới Đôi khi, ngay cả những tủ thuốc gia đình hoặc một số tế

Trang 30

nạn xã hội như tiêm chích ma tuý cũng là nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại có tiềm năng gây rủi ro cao về môi trường và sức khoẻ

• Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:

Các vật thể trong thành phần chất thải y tế nguy hại có thể chứa đựng một lượng rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào như tụ cầu, HIV, viêm gan B Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào

cơ thể thông qua các hình thức sau:

- Qua da, qua một vết thủng, trầy xước hoặc vết cắt trên da do vật sắc nhọn gây tổn thương

- Qua các niêm mạc, màng nhầy

- Qua đường hô hấp do xông, hít thở phải

- Qua đường tiêu hoá do nuốt, ăn phải

Các ví dụ về sự nhiễm khuẩn do tiếp xúc với chất thải y tế được liệt

kê trong bảng dưới đây qua đường truyền là các dịch thể như máu, dịch não tuỳ, chất nhờn, nước mắt, tuyến nhờn

Có một mối liên hệ đặc biệt giữa sự nhiễm khuẩn do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch người (HIV) và virus viêm gan B, C đó là những bằng chứng của việc lan truyền các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm qua đường phát thải chất thải rắn y tế Những virus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh

Trong các cơ sở y tế, tính kháng đa thuốc kháng sinh của các vi khuẩn đối với hàng loạt họ kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn cũng có thể tạo ra những mối nguy cơ do sự quản lý yếu kém chất thải y tế Điều này đã được chứng minh, chẳng hạn các plasmid từ các động vật thí nghiệm có trong chất thải y tế được truyến cho vi khuẩn gốc qua hệ thống

xử lý chất thải Hơn nữa, vi khuẩn E.coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn hoạt tính mặc dù ở đó có vẻ như không phải

Trang 31

là môi trường thuận lợi cho loài sinh vật này trong điều kiện thông thường của hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế

Độ tập trung các các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim đã được tiêm qua da) hầu như là những mối nguy cơ tiềm ẩn sâu sắc đối với sức khoẻ trong các loại chất thải bệnh viện Các vật sắc nhọn có thể không chỉ là nguyên nhân gây ra những vết cắt, vết đâm thủng mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh Như vậy, những vật sắc nhọn được coi là một loại chất thải y tế rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép: vừa gây tổn thương lại vừa lây truyền các bệnh truyền nhiễm Những vấn đề đáng lưu tâm là sự nhiễm trùng có thể được lây truyền bởi

sự xâm nhập qua da do các tác nhân gây bệnh, ví dụ như nhiễm khuẩn huyết do virus Các loại kim tiêm đã tiêm qua da là một thành phần quan trọng nhất của loại chất thải sắc nhọn và là mối nguy hiểm đặc biệt bởi chúng thường bị dính máu bệnh nhân

• Những mối nguy cơ từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm

Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế

là mối nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người như các độc dược, các chất gây độc gen, chất độc tế bào, chất ăn mòn, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock phản vệ, v.v các chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải

y tế hoặc đôi khi với tỷ lệ khá lớn nhưng trong các dạng thuốc, sinh phẩm

bị quá hạn, thuốc thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ Chúng có thể gây nhiễm độc do tiếp xúc cấp tính và gây nhiễm độc mãn tính, gây ra các tổn thương như bỏng Sự nhiễm độc này có thể là do kết quả của sự hấp thụ hóa chất, hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mịn, các hố chất gây phản ứng (phomaldehyt và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây

Trang 32

nên những tổn thương tới da, mắt, hoặc niêm mạc đường hô hấp Các tổn thương phổ biến hay gặp nhất là dạng các vết bỏng

Các hoá chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm chất thải y tế dạng hoá chất Chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn Cũng cần phải lưu ý rằng đây cũng là loại hóa chất gây phản ứng và cũng có thể tạo nên các dạng hỗn hợp thứ cấp có tính độc cao

Các loại hoá chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò

rỉ hoặc túi rách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần và tiếp xúc chúng

Trong những trận mưa lớn, các hoá chất diệt côn trùng bị rò rỉ có thể thấm sâu vô đất và tiếp theo gây ô nhiễm nước ngầm Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoá chất, do hít phải hơi độc hoặc

do uống phải nước hoặc thức ăn đã bị nhiễm độc Các mối nguy cơ khác có thể là khả năng dẫn đến các vụ hoả hoạn hoặc gây ô nhiễm do việc xử lý chất thải không đúng cách chẳng hạn như thiêu huỷ hoặc chôn lấp

Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải (nhất là hệ thống

xử lý công nghệ phân huỷ sinh học) hoặc gây ảnh hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên tiếp nhận nguồn nước này Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể xảy ra do sản phẩm của quá trình bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại nặng như thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các hoá chất khử trùng và tẩy uế

• Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen tế bào

Đối với các nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử

lý loại chất thải gây độc gen tế bào mà mức độ ảnh hưởng và chịu tác động

từ các rủi ro tiềm tàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tính chất, liều lượng

Trang 33

trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hoá trị liệu Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải hoá chất có tính nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi mùi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hoá do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc Việc nhiễm độc qua đường tiêu hoá thường là do ảnh hưởng của những thói quen xấu, chẳng hạn như dùng miệng để hút ống pipet trong các công việc như khi định lượng dung dịch, xét nghiệm sinh hoá Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và chất tiết nhất là các bệnh phẩm cần xét nghiệm của những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bằng phương pháp hoá trị liệu

Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng hợp hoặc quá trình phân bào nguyên phân Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn như nhóm ankyl hoá, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiệu độc tính tại một vài điểm trong chu kỳ tế bào Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc chống ung thư lại nên ung thư và gây đột biến

Nhiều loại thuốc có tính độc gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả huỷ hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt, chúng

có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da

Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng, vận chuyển chất thải gây độc gen tế bào Việc làm thoát thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những hậu quả sinh thái không thể lường trước được, nhiều khi tác hại tới môi trường và sinh thái rất nghiêm trọng

• Những nguy cơ từ các loại chất thải phóng xạ

Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi các chất thải, đối tượng và phạm vi tiếp xúc Chất thải phóng xạ cũng như chất thải dược phẩm là một loại độc hại tới tế bào, gen, và cũng có thể

Trang 34

ảnh hưởng tới các yếu tố di truyền Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như: các nguồn phóng xạ của các phương tiện chuẩn đoán như máy Xquang, máy chụp cắt lớp, vv có thể gây ra một loạt các tổn thương chẳng hạn như phá huỷ các mô, nhiều khi gây bỏng cấp tính (với một số trường hợp mức độ bị ảnh hưởng trầm trọng tới mức phải dẫn tới việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể bị ảnh hưởng.)

Các nguy cơ từ các loại chất thải có chứa các đồng vị hoạt tính thấp

có thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ loại chất thải này Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác khi phải tiếp xúc với chất thải có chứa các loại đồng vị phóng xạ này là những người thuộc nhóm nguy cơ cao

• Tính nhạy cảm xã hội

Bên cạnh việc lo ngại đối với những nguy cơ lây bệnh của chất thải rắn y tế tác động lên sức khoẻ, cộng đồng thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng tâm lý, ghê sợ đặc biệt là khi nhìn thấy loại chất thải thuộc

về giải phẫu, các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ trong phẫu thuật như: chi thể, dạ dày, các khối u, rau thai, bào thai nhi, máu, tổ chức hoại tử, dập nát

1.3.2 Đối với môi trường

• Đối với môi trườngđất : nếu chất thải chôn lấp không đúng cách các

vi sinh gây bệnh, hóa chất độc hại ngấm vào đất gây nhiễm độc làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn

• Đối với môi trường không khí : Khi thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, các bào tử gây bệnh vào không khí, dung môi, hoá chất bay hơi hoặc khí thải lò đốt phát sinh ra các khí độc như NOX, Dioxin, furan …vv Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Trang 35

• Đối với môi trường nước : Khi chôn lấp không đúng kỹ thuật và hợp

vệ sinh có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

1.4 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTRYTNH

1.4.1 Phương pháp trơ hóa

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để xử lý chất thải nguy hại trong đó có cả rác thải y tế Đó là quá trình xử lý trong đó chất thải nguy hại được trộn với phụ gia hoặc bê tông để đóng rắn chất thải nhằm không cho các thành phần ô nhiễm lan truyền ra ngoài Công nghệ này đang được áp dụng để:

- Cải tạo khu vực chứa chất thải nguy hại

- Xử lý các sản phẩm nguy hại của các quá trình xử lý khác

- Xử lý và tồn trữ các chất nguy hại an toàn hơn, giảm thiểu khả năng phát tán ra môi trường xung quanh

Các chất dính vô cơ thường dùng là: vôi, xi măng porland, bentonic, pizzolan Thạch cao, silicat Chất kết dính hữu cơ thường dùng là: epoxy, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ure formaldehyt

1.4.2 Phương pháp chôn lấp an toàn

Hình 1.1 : Bể chôn lấp dụng cụ sắc nhọn

Trang 36

Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh; thực hiện giám sát môi trường; bảo trì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố Để đảm bảo công tác này, có một

số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chất thải, thiết kế

và vận hành bãi chôn lấp

Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: Chất thải cần phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp, đặc biệt là đối với chất thải lỏng Riêng chất thải nguy hại rắn, có thể không cần đóng gói mà người ta có thể cố định hoặc hoá rắn trước khi chôn lấp

Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn…; các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần có biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ, nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm Thực hiện chương trình giám sát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy,… khi vận hành cũng như sau khi đóng cửa bãi chôn lấp

và duy trì cho đến vài chục năm sau

Trang 37

Xây dựng và thực hiện chương trình sửa chữa, hiệu chỉnh bãi chôn lấp: Phải có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sự cố kỹ thuật Bảo hiểm bãi chôn lấp sau khi đóng cửa

Thải bỏ trong các giếng sâu

Chôn lấp hợp an toàn chỉ áp dụng cho những cơ sở y tế chưa có điều kiện

để thiêu đốt CTYTNH Khi chôn lấp không chôn lẫn CTYTNH với chất thải sinh hoạt Chỉ được phép chôn CTYTNH tại các khu vực đã được quy định Bãi chôn lấp CTYTNH phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường và các yêu cầu kỹ thuật do cơ quan quản lý môi trường đối với chất thải nguy hại Chôn lấp các chất thải có tính độc, các chất thải có tính ăn mòn: phải sử dụng hệ thống lớp lót đáy và thành kép Cấu tạo hệ thống lớp lót đáy và thành kép gồm:

Trang 38

1.4.3 Phương pháp thiêu đốt

Phương pháp đốt là phương pháp oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó chất thải sẽ được chuyển hoá thành khí

và các chất trơ không cháy Phương pháp này phổ biến, nhiều nơi áp dụng,

là quá trình oxy Hoá chất thải ở nhiệt độ cao, tạo ra CO2, H2O

Phương trình tổng quát:

CXHYOZ + (X + Y/4 +Z/2 ) O2 = XCO2 + YH2O Kết quả là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, giảm được 95% thể tích và khối lượng chất thải và làm thay đổi hoàn toàn trạng thái vật lý của chất thải

Lò đốt thiết kế chuyên dùng cho xử lí chất thải bệnh viện được vận hành ở trong khoảng nhiệt độ từ 700OC đến 1200OC

Phương pháp đốt chủ yếu áp dụng cho chất thải lây nhiễm, chất thải gây độc tế bào, không áp dụng cho các hoá chất có hoạt tính phản ứng, bình chứa khí áp suất, các chất nhựa có chứa Halogen như PVC và phát thải dioxin

Ưu điểm: xử lý triệt để rác, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và các chất ô

nhiễm khác, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản và có thể xử lý rác

có chu ký phân hủy dài

Nhược điểm: chi phí đầu tư vận hành cao, thiêu đốt một số chất thải chứa

clor, kim loại nặng phát sinh ra bụi, chất ô nhiễm độc hại như dioxin

Trong qua trình thiết kế lò đốt cần kèm theo hệ thống xử lý khí thải Khí thải sau khi được làm nguội được xử lý bằng dung dịch trung hòa

Các lò đốt hiện đại được lắp đặt chương trình tự động và không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao Tro xỉ sau khi thiêu đốt được tiêu huỷ cuối cùng giống như chất thải thông thường Khí thải phát sinh từ các lò đốt rất độc hại nếu công nghệ không đốt không đảm bảo tiên tiến, phương

Trang 39

pháp vận hành không chuẩn và thiếu thiết bị làm sạch khí với những lò đốt công suất lớn

1.4.4 Công nghệ không đốt khử tiệt/khuẩn:

Với những bất cập khó giải quyết từ các lò đốt, các nhà nghiên cứu khởi nguồn từ các nước phát triển đã nghiên cứu ra một dòng công nghệ quan trọng khác chính là công nghệ không đốt để xử lý đối tượng khá lớn chất thải y tế lây nhiễm nhờ quá trình khử, tiệt khuẩn Bắt đầu từ những năm 70, công nghệ không đốt được các nước phát triển như Áo, Mỹ, Nga, Pháp…chế tạo thí điểm và đến nay đã phát triển hoàn thiện được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu, Châu Mỹ và cũng dần trở nên phổ biến ở nhiều nước Châu Phi và Châu Á

Bản chất công nghệ không đốt là tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong chất thải y tế lây nhiễm mà không cần phải đốt ngay tại nguồn Sau

đó dùng chất thải được cắt nhỏ, ép nếu cần để giảm thế tích và trọng lượng sau đó chuyển sang quản lý như chất thải thông thường, ngăn chặn mầm bệnh, dịch bệnh, lây nhiễm chéo lây lan ra cộng đồng xã hội

Qua nhiều năm phát triển công nghệ không đốt được phân loại thành các nhóm như sau:

a ) Công nghệ sinh học: sử dụng enzyme để khắc chế vi sinh vật gây bệnh,

không tiêu diệt được hết vi sinh vật gây bệnh Chỉ sử dụng tạm thời trước khi xử lý đem đi xử lý khác

Trang 40

tính của chúng đối với con người và có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước chất độc hóa học

c )Công nghệ bức xạ:

Sử dụng tia bức xạ như cực tím, cobalt-60 dưới tác dụng chùm tia điện tử năng lượng cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên khả năng bức xạ lớn dễ dàng ảnh hưởng chính người sử dụng Vẫn chỉ chủ yếu sử dụng để hỗ trợ cho các giai đoạn tiếp theo

Ba nhánh công nghệ không đốt nêu trên có nhiều hạn chế thì quy trình thứ tư là quy trình nhiệt thấp trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm được nghiên cứu và ứng dụng chính và mạnh nhất cho đến ngày nay

d )Công nghệ nhiệt thấp:

Đây là dòng công nghệ phát triển mạnh nhất trong công nghệ không đốt, sử dụng kỹ thuật trong khoảng nhiệt độ khoảng từ 93°C đến 177°C, tại nhiệt

độ này chất thải không bị phá vỡ liên kết hóa học, không bị cháy nhưng các

vi sinh vật lây nhiễm bị tiêu diệt hoàn toàn, công nghệ nhiệt thấp được chia làm hai nhánh chính là nhiệt khô và nhiệt ướt

™ Công nghệ nhiệt khô:

Không cần bổ sung hơi nước, chỉ dùng nhiệt năng làm nóng khô chất thải

và tiêu diệt vi khuẩn Thường chất thải được cắt nhỏ trước sau đó gia nhiệt

và tiêu diệt chất thải Sử dụng đặc tính chất thải nóng lên qua tính dẫn nhiệt, đối lưu, có thể kết hợp công nghệ bức xạ bằng tia hồng ngoại để duy trì nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn

Ngoài ra có một số hãng sử dụng công nghệ sử dụng vi sóng trong nhiệt khô để khử khuẩn chất thải, chỉ sử dụng độ ẩm có sẵn của chất thải, tuy nhiên công nghệ này cho thấy nhiều hạn chế, đối với rác không có độ

ẩm cao, đặc biệt theo nhiều nghiên cứu vi khuẩn ở điều kiện nhiệt khô lâu

và khó bị tiêu diệt hơn so với ở điều kiện nhiệt ẩm (công nghệ nhiệt khô của hãng AMB của Bỉ với sản phẩm Ecosteryl đang phát triển chủ đạo

Ngày đăng: 05/02/2015, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w