1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng, nguyên nhân ,những tác động với lối sống sinh viên hiện nay

28 3,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 160,82 KB

Nội dung

Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưngkết quả học tập vẫn đạt điểm cao.Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịutìm tòi sách, tài liệ

Trang 1

I – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóngmặt Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào Vì thế

mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tưtưởng về lối sống của nhiều người

Đặc biệt ở đây , một vấn đề rất được quan tâm là lối sống của sinh viên ngàynay Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng vớinhững hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng Vềmặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ Họ là lớp người đang đượcđào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnhvực tự nhiên, xã hội, khoa học…

Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sứcsáng tạo Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến

bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng Về mặt số lượng, sinh viên

là một lực lượng không nhỏ Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, caođẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các

Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của

125 trường Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.7000.000 người, sốlượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi

Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủnhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoahọc… chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố cáctrường, khu vực sinh sống và học tập…, lối sống của sinh viên Việt Nam nhìnchung cực kỳ đa dạng và phong phú

Trang 2

Nhưng xã hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng pháttriển, công cuộc hội nhập với thế giới càng cao, đời sống con người càng đượcnâng cao thì càng đặt ra cho sinh viên, tầng lớp tri thức, giới trẻ ngày nay càngnhiều thử thách Khi mà các nền văn hóa phương tây đang du nhập vào Việt Nam,

có những điều tốt đẹp nhưng cũng không ít những giá trị văn hóa không thích hợpvới tư tưởng, truyền thống của người phương đông, câu hỏi đặt ra là sinh viên, tầnglớp trí thức sẽ thích ứng thế nào với một môi trường mới? Họ sẽ chọn lọc họcnhững cái hay, cái đẹp phù hợp với bản thân hay học theo cái xấu không phù hợp

để rồi dần dần đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mỗi người cómột cách thích ứng riêng nên nó đã tạo nên nhiều lối sống trong sinh viên và giớitrẻ

Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước,chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sứccần thiết

II-THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1- Thực trạng sinh viên hiện nay – thụ động trong học tập

Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theonổi chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học Tuy nhiên

đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưngkết quả học tập vẫn đạt điểm cao.Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịutìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình ( mặc dù trong phươngpháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tưliệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo)và tâm lí quen với việc

“đọc _chép” Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinhviên hiện nay

Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng

nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng Số

Trang 3

sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện nhữngngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến Nhân viên quản lý thưviện cho biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng vài chục em đến đây ngồi học, tìmtòi tư liệu.Trong khi đó, giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơnngoài một cái micrô cứ ọc-ẹc theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đôngđúc thì “mạnh trò, trò ngủ”.

Tại một hội thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy đại học mới đây, một giáo sư

ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã phải cảnh báo khi ông khám phá ra cách họctập của sinh viên mà ông trực tiếp giảng dạy hiện nay thụ động đến độ khó tin! Đểkiểm nghiệm cách học thụ động này đến đâu, vị giáo sư đã làm cuộc điều tra bỏ túi:tuần đầu chỉ đứng giảng trên lớp cho sinh viên (và cả học viên cao học) ghi chép,kết quả chỉ 40% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.Tuần hai, giáo sư lên lớp chỉhướng dẫn đầu sách tham khảo, kết quả trên 60 % sinh viên đạt điểm trung bình.Trong hai tuần này, tinh thần học tập của sinh viên không mấy thích thú, thậm chí

có người nằm ngủ gật! Nhưng đến tuần thứ ba, vị giáo sư áp dụng phương pháp gợi

mở câu hỏi đề tài, thì cả lớp thảo luận, tranh cãi quyết liệt, và kết quả học tập khiếncho vị giáo sư hài lòng : 90% đạt điểm kiểm tra trên trung bình

Ở các nước tiên tiến, một giáo sư khi giảng dạy trên lớp luôn phải đi kèm từ mộtđến hai trợ giảng Những trợ giảng này luôn đảm nhiệm công tác điều phối khôngkhí lớp học, nội dung học tập của sinh viên và tổ chức những cemina cho sinh viênbàn thảo đề tài học tập, gợi mở kiến thức Từ đó, người học bị lôi cuốn theo chiềuhướng chủ động và sáng tạo Nhưng đó là chuyện ở các nước, còn ở các trường ĐHchúng ta hiện nay, để làm được việc này vẫn còn khoảng cách khá xa!Thêm nữa, tâm lí quen “đọc _ chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn tới tình trạng thụđộng của sinh viên, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉngồi nghe và thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí là

Trang 4

không có gì Trong khi đó sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và cáctài liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà.

Rõ ràng khi ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quanlàm việc sau này Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sựthật, không dám nhìn nhận cái sai Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu

ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuốngbàn ” Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinhviên trả lời câu hỏi Đó không phải là những câu hỏi khó Thông thường nó đềunằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên Thế nhưng rất ít cócánh tay nào giơ lên Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp

Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi sinh viên thì cảmthấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.Vậy thì nguyên nhân do đâu sinh viên "không thèm” phát biểu ý kiến trong giờhọc ? Sau đây là 6 nguyên nhân được đưa ra :

(1) Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình Mình khôngphát biểu thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi

(2) Không muốn là người đầu tiên Đây là một tâm lý khá phổ biến bởi khi mộtngười nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục hỏi về vấn đề đó thì cókhá nhiều người xung phong nhưng lại không giơ tay ngay từ đầu

(3) Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung phong thì sẽ

"chọn mặt gửi vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn công việc điểm danh.Xong, thế là qua chuyện, họa hoằn lắm thầy cô mới gọi trúng mình

(4) Đa phần những người hay phát biểu không phải là những "sao" trong lớp.Không hiểu rằng các "sao" này sợ phát biểu nếu sai sẽ bị mất hình tượng hay sao

mà không bao giờ giơ tay phát biểu nhưng lại thích ngồi ở dưới trả lời nho nhỏ

Trang 5

(5) Trong những giờ học ngoại ngữ , điều này lại càng khó chịu hơn Lớp họcthật sự căng thẳng mỗi khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung phong Lớp học thì

ít người, thầy cô cứ đứng trên mà kêu gọi, ở dưới sinh viên cứ cúi mặt xuống bàn (6)Và cuối cùng có lẽ chính là do sự thụ động, nhút nhát trong một bộ phận lớnsinh viên hiện nay

Tuy nhiên, "chuyện phát biểu trong sinh viên" không phải chỉ xuất hiện ở giảngđường đại học Ngay từ ngôi trường cấp II, cấp III điều này cũng đã khá quenthuộc Thế nhưng quy mô những lớp học ngày xưa còn nhỏ, thầy cô đã khá quenmặt nên nếu không xung phong, thầy cô sẵn sàng gọi lên bảng Ở cấp I lại khác, các

em phát biểu khá hồn nhiên và luôn làm theo lời cô dạy "hăng hái phát biểu ýkiến"

Vậy thì tại sao lại xảy ra một hiện tượng kỳ quặc đến như vậy?! Phải nhìn nhậnrằng sự vô trách nhiệm, thụ động, ỷ lại đang thật sự tồn tại trong một bộ phận lớnnhững người chủ tương lai của đất nước Từ việc ngại phát biểu trong giờ học sẽdẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này Ngại phát biểu cũng đồngnghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai Như thế,cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được làm rõ nên sẽ không thể tìm rađược cách giải quyết, không thể tiến bộ Một đất nước mà có thế hệ trẻ như thế thìlạc hậu là chuyện không thể tránh khỏi

Thông qua việc tiến hành khảo sát bằng câu hỏi “tại sao sinh viên giờ lười phátbiểu?” ở một số bạn sinh viên nằm rải rác ở một số trường ĐH và CĐ và đây lànhững nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "ít phát biểu" được rút ra từ 15 phiếukhảo sát tiêu biểu nhất:

(1) Do sinh viên quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi lênlớp chờ giảng viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câuhỏi của thầy cô

Trang 6

(2) Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo và đôi khi sợ bị thầy cô la (hoặc có thể

bị trừ điểm) thì "quê độ"

(3) Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là

"chảnh"

(4) Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết

(5) Có thể sinh viên không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học thiếu tranhảnh minh họa, giảng viên giảng bài chưa cuốn hút nên sinh viên chọn cách ngồichép bài là hơn

(6) Tán chuyện hoặc không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ câu hỏi

(7) Đôi khi câu hỏi được đặt ra quá dễ, bạn nào cũng biết rồi nên không ai giơ tayphát biểu vì không có hứng

(8) Trong một số trường hợp giơ tay phát biểu là vì được khuyến khích cộngthêm điểm số (nhưng đây chỉ là phần thiểu số)

(9) Không khí trong lớp học không được sôi động

(10) Sợ phát biểu đúng có thể thầy cô sẽ đặt tiếp những câu hỏi khác mà mìnhkhông biết trước được

(11) Không tự tin vào bản thân, ngại ngùng khi phải đứng lên và trả lời trước đámđông

Phần lớn sinh viên được khảo sát cho rằng những nguyên nhân có ảnh hưởngtiêu cực tới hứng thú học tập trong sinh viên là: trong quá trình giảng dạy, giảngviên không đưa ra các tình huống để kích thích sinh viên tư duy, không cập nhậtthông tin về đời sống xã hội, phần lớn thời gian trong giờ học giảng viên chỉ đọccho sinh viên chép những kiến thức sẵn có trong giáo trình rồi giải thích qua loa,không tạo được bầu không khí thân thiện trong lớp

Nhưng ngoài ra “Sự áp đặt của giảng viên cũng khiến sinh viên sợ sai !” Đa phầnsinh viên rất ngại phát biểu, trừ khi gặp những vấn đề khúc mắc không tự tìm hiểuđược thì mới cần phải hỏi trực tiếp giảng viên Ở một số môn học, đặc biệt là các

Trang 7

môn đại cương, có thể nói giảng viên chỉ truyền đạt lại cho sinh viên theo cách đọc

- chép nên không tạo được bầu không khí học tập sôi động Một số giáo viên cónêu câu hỏi rồi chỉ định hoặc để sinh viên tự giơ tay trả lời, nhưng phần đông sinhviên không hưởng ứng lắm Những nguyên nhân chính khiến sinh viên ngại phátbiểu là cảm giác sợ sai Sự áp đặt của giáo viên cũng "đóng góp" vào tâm lý sợ saicủa sinh viên

So với thế giới, sinh viên nước ta còn thụ động Chỉ có chừng vài phần trăm sinhviên là chủ động Điều này làm giảm năng lực tự nghiên cứu của sinh viên Khácvới học sinh, nhiệm vụ của sinh viên là học và nghiên cứu Sinh viên không nên thụđộng, lên giảng đường nghe thầy giảng rồi trả lại cho thầy mà phải tự tìm tài liệuđọc để thảo luận trước lớp Việc thầy cô gợi ý để sinh viên thảo luận cũng thể hiệnđược sự chưa chủ động ở sinh viên Vậy mà thậm chí, có khi thầy nêu vấn đề thảoluận rồi mà sinh viên vẫn ngồi im, không hăng hái tham gia Điều này làm giảmchất lượng giờ dạy vì giảng viên muốn nghe ý kiến sáng tạo, giải quyết vấn đề củasinh viên Một số giảng viên phải đưa ra biện pháp cộng điểm cho sinh viên nàotích cực phát biểu Không đọc trước tài liệu làm tăng tính rụt rè của sinh viên khiphát biểu trước lớp Kết quả là bạn trẻ tốt nghiệp ĐH rồi mà vẫn nhút nhát và engại khi diễn đạt trước đám đông, dẫn đến sự hạn chế tinh thần làm việc theo nhóm

và khả năng lãnh đạo nhóm Nếu tâm lý nhút nhát này phổ biến rộng rãi thì sẽ ảnhhưởng đến sự phát triển của đất nước Theo đó, hầu hết bạn trẻ nước ta mới ratrường chưa thể làm "sếp" ngay được, trong khi ở các nước tiên tiến chỉ chừng 30tuổi là người ta đã thể hiện rõ chất lãnh đạo của mình Tự tin phát biểu nghĩa làmạnh dạn trước công chúng Điều này càng quan trọng đối với người trong cácngành khoa học xã hội và nhân văn vì đây là khả năng thuyết phục được ngườikhác thông qua lời nói Sợ không dám nói nghĩa là bỏ qua cơ hội Để khắc phụcđược điều này, sinh viên phải tự học để nắm vững kiến thức và mạnh dạn phát biểu.nhưng mỗi sinh viên lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình

Trang 8

thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khácnhau Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số sinhviên học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồinghe hơn là tranh cãi.

Vậy sinh viên mong muốn gì ở giảng viên? Làm nên sự thụ động của sinh viên,lỗi cũng một phần chính là ở giảng viên Đa số sinh viên được khảo sát mong muốngiảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hoá người họctrong các giờ học Có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên gồm cảnhững tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích được giảngviên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập,

tư duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặtcâu hỏi, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trìnhsuốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêucầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từcác tài liệu tham khảo này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ

tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay Tuy nhiên, khiđưa ra con số chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cánhân, nhưng có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướngtích cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và cácthói quen học thụ động đã định hình ở một bộ phận lớn sinh viên hiện nay.Các nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với phươngpháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một bộ phậnkhông nhỏ thanh thiếu niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội Sinh viênluôn thụ động với khối lượng kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bịxem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, từ đó tạo ra một bộ phận không nhỏ sinh viên thụđộng, vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội

Trang 9

Thực trạng sinh viên lười lao động và học tập ngày một nhiều Bởi lẽ gia đình cứtưởng con em mình đang vất vả, lao tâm khổ tứ cày trên giảng đường, luôn sợ convất vả hơn bạn bè, gởi tiền dư giả Nào ngờ, một số bạn luôn ăn chơi sa đà, nhậunhẹt đến suốt sáng, chơi bài bạc, game Chờ tới khi thi, nước tới chân mới nhảy.

2- Thực trạng lối sống sinh viên chia làm 3 loại ( Theo một nghiên cứu của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM)

Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoahọc Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa hoàn thành cuộc điều tra xãhội về lối sống của sinh viên hiện nay Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại batrường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa) Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạtđộng cơ bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phânloại đã cho thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay.60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội!

Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống củasinh viên tại TP.HCM Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn

bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọcsách báo Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tậpthể Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xãhội Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàngquan Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động

“xi nhê” gì đến họ!

Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đếnlối sống của sinh viên Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện mộtlối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đờisống xã hội chung Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộcsống tập thể và xã hội hơn Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những

Trang 10

sinh viên cùng sống với gia đình Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnhhưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này 10% sinh viên hướng vào vuichơi, hưởng thụ! Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vuichơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức vàhoàn thiện nhân cách “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới ”, “Phim Hàn Quốcđang chiếu tới tập ”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ ” Đó là những điều quan tâmthường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này Tuy vậy, họ lànhững con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí,hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu".Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về! 30% sinh viên say mê họctập?

Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là

để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tựnâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số

họ thực hiện được công việc này Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực,năng động, có chí hướng và say mê học tập

Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện

cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện Đồng thời họ cũng thíchxem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hộitruyền thống Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đíchthỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướngngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng Nơi họđến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lànhmạnh

3 - Lối sống đẹp – Lối sống lý tưởng

Trang 11

Sống đẹp là phải biết ứng xử văn minh, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng,bảo vệ môi trường, kính trọng thầy cô và xa lánh những tệ nạn trong giảng đườngnhư quay cóp, hút thuốc, rượu bia, đánh nhau

Nhiều sinh viên luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơhội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn

tự mình tạo ra cơ hội Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế;

và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sảnphẩm hữu ích trong thực tiễn Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừachuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội củađất nước Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học saocho lượng kiến thức họ thu được là tối đa Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy

cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn Phần lớnsinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập

Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luônphát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhânloại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vựckhác như văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ởviệc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học,những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mangkiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viênluôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi vàphát triển của xã hội Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật củasinh viên Việt Nam thời đại mới

Một số bộ phận sinh viên luôn thể hiện mình là những con người táo bạo và tựtin Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách Các ý tưởng độc đáo khôngchỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế Có thể thành cônghoặc thất bại, song họ không hề chùn bước Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự

Trang 12

tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chínhmình Họ tin rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang

và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính làsinh viên Việt Nam Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩrằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếunhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải Chính vì thế, khi quyết định mộtđiều gì, sinh viên không bao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xungquanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớpngười đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình Táo bạo song sinh viênkhông hề liều lĩnh Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn

đề một cách thận trọng Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm,dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thựchiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình Khi cảm thấy mình đã

có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện Một điều quan trọngđáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như mộtchuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằmtrong kế hoạch Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó Tóm lại, táo bạo và

tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên

Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xâydựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam Không giống như sinh viên cácthế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tựlập thân Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đềuđược sinh viên giải quyết trong sự chủ động Nếu như trong quá khứ, sinh viên cònchờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dườngnhư đã khác đi rất nhiều Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách

vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác Nhiều người không chỉ lođược cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn

Trang 13

mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học.Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặttiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.

4– Một số bộ phận có lối sống tha hóa, không đẹp- cần đáng lên án

Lối sống không đẹp thể hiện ngay từ những điều chúng ta tưởng như là nhữngđiều nhỏ nhặt nhất mà nhiều khi chúng ta bỏ qua không để ý đến như: xả rác rađường, không nhường chỗ cho người già và phụ nữ mang thai khi trên xe buýt, thờ

ơ trước những số phận kém may mắn…

Cờ bạc, lô đề không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên Chỉ cầnlượn một vòng quanh các trường có nhiều nam sinh viên như đại học xây dựng, đạihọc giao thông vận tải… là có thể thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới dưới cácquầy bán sổ số mọc lên như nấm Tầm từ 4h – 5h30, lực lượng nam sinh viên tạt ùvào các quầy này đánh mấy con lô có khi nhiều gấp mấy lần số sinh viên đang…ngồi trên thư viện nghiên cứu Một buổi tối ngồi cùng cánh sinh viên trường đạihọc xây dựng, ta sẽ thấy giật mình khi được nghe kể những câu chuyện về mức độliều lĩnh trong cách “ ăn chơi” của một số “ hảo thủ” trường này đã được “ gianghồ” đồn thổi thành giai thoại

Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường ngày đối với nhiềungười Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày cuối tuần… thậm chí không cầnnhân dịp gì các sinh viên cũng tụ tập chén tạc, chén thù Sự thật đã có ba cậu sinhviên đại học xây dựng uống hết ba chai rượu Lúa Mới ( loại một lít một chai ) trongbuổi liên hoan chia tay một đồng chí lên đường “ về quê mẹ” ( vì bị đình chỉ họcmột năm) mà đồ nhắm chỉ có vài củ lạc với vài quả khế Uống xong, cả bọn sayxỉn, nôn mửa ra phòng khiến ai vô tình đi ngang qua sẽ cảm thấy kinh hãi với lốisống buông thả của một bộ phận sinh viên hiện nay

Trang 14

Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ ngũ tạng nhưng tất cảđều phớt lờ và cho rằng “ vui là chính, sức khỏe là thứ yếu” thậm chí những khi “viêm màng túi”, nhiều sinh viên còn đi mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìnđồng/ lít là “rượu ít cồn nhiều” Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nởhoa cà hoa cải vô cùng hại người Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “trăm phần trăm” thấy vui là được Mọi chuyện sau này đến đâu thì đến, không cầnquan tâm.

Tình yêu và vấn đề sống thử trong sinh viên cũng là vấn đề rất được quan tâmhiện nay , yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy Nghe có vẻ buồn cười nhưng

đó là sự thật Nhiều sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu đơn giản như mua mộtcái áo, sắm một cái quần Thấy vừa, đẹp thì “ mặc” lâu lâu một chút, không thấyưng ý thì lại thay ra ngay và chuyển sang chiếc khác

một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình dục Nhiềungười trong số họ quan hệ với bạn trai/ bạn gái mà thậm chí còn không nắm rõ quákhứ của nhau Tiền sử những bệnh lây truyền qua đường tình dục của đối phươnglại càng mù mịt Học thức cao nhưng không ít đôi thiếu nghiêm trọng những kiếnthức sinh sản giới tính Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàngcao nhất thế giới và không ít “ nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến nhữngphòng khám hoa liễu chữa trị căn bệnh “ khó nói” Khám chữa không đến nơi đếnchốn, nhiều bạn đã phải trả giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi không cònkhả năng sinh con

Nguy hiểm nhất là tình trạng “ tình cho không biếu không”, những cô gái có tiểu

sử tình dục không rõ ràng tự động đến sống chung với các nam sinh viên Họ chỉcần có chỗ ăn ở còn không cần yêu cầu gì khác Đây thực chất là những cô gái bánhoa đã hết thời tìm cách mồi chài, chéo kéo những sinh viên vốn tò mò, thích của

lạ Đây là những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao Mới đây, cái chết của

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w