văn hoá mỹ trong giao dịch thương mại và trong tiêu dùng

55 340 0
văn hoá mỹ trong giao dịch thương mại và trong tiêu dùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Mỹ là quốc gia rộng thứ tư trên thế giới, là một trong ba nền kinh tế lớn nhất hành tinh, dân số trên 260 triệu người, thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, số còn lại là dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi. Mĩ La tinh, châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào thương trường Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin của riêng họ, hình thành nên nền văn hoá Mỹ đa dạng và phong phú. Bước vào thế kỷ mới, thế kỷ toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia, trong đó có Mỹ. Vì vậy nghiên cứu về văn hoá Mỹ trong kinh doanh là điều cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được lợi nhuận tối đa trên thị trường Mỹ. Chúng ta biết rằng, quan hệ Việt Mỹ là mối quan hệ đặc biệt, đã trải qua những bước thăng trầm lịch sử. Năm 1975, Mỹ đã thất bại tại chiến trường Việt Nam, sau đó Mỹ đã tuyên bố cấm vận Việt Nam. Tuy nhiên, sau hàng loạt nỗ lực của cả hai bên thì mối quan hệ này dần dần quan hệ được cải thiện qua hàng loạt các sự kiện. Ngày 03 – 02 - 1994, Tổng thống Clinton tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại đối với với Việt Nam. Ngày 13 tháng 7 năm 2000 đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ khi hai nước kí Hiệp định Thương mại Song phương. Hiệp định thương mại được kí kết là bước tiến lớn trong lịch sử ngoại giao của cả hai phía, khép lại một thời kỳ đóng băng về quan hệ giữa hai quốc gia, mở ra một trang sử mới về quan hệ thương mại giữa hai nước. Hiệp định mang tới cho các doanh nghiệp của cả hai phía nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với nhau. Giao dịch kinh doanh giữa các đối phương trong cùng một nền văn hoá vốn đã khó. Trong giao dịch kinh doanh quốc tế khi các đối tác khác nhau về chủng tộc, tiếng nói, màu da, về các chuẩn mực đạo đức và giao tiếp, công việc giao dịch càng 1 trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Nguồn gốc của những phức tạp trong giao dịch kinh doanh quốc tế chính là văn hoá. Hiểu biết về văn hoá doanh nghiệp Mỹ là vấn đề cần thiết cho bất kỳ thương gia nào muốn giao dịch, buôn bán với các thương gia Mỹ. Nó không những tạo ra lợi nhuận, mà còn đem lại sự đam mê thực sự cho cả hai phía. Do đó nghiên cứu văn hoá Mỹ trong kinh doanh là việc làm có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. “Văn hoá Mỹ trong kinh doanh” là một đề tài rộng, trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu sâu về văn hoá Mỹ trong giao dịch thương mại và trong tiêu dùng. Hy vọng khoá luận này sẽ cung cấp được một số thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ hiện nay. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cho đến nay tuy đã có một số công trình, nhiều tài liệu sách báo, các tác phẩm văn học viết về văn hoá Mỹ nhưng chưa có cuốn sách nào ở nước ta trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về văn hoá Mỹ trong kinh doanh. Trong quá trình làm khoá luận, chúng tôi đã khai thác và sử dụng nhiều nguồn tài liệu. Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống những ý kiến của nhiều người đi trước chúng tôi đã hoàn thành được bài khoá luận này. Khoá luận của tôi sử dụng những nguồn tài liệu sau: Các bài nghiên cứu được trích từ Tạp chí châu Mỹ ngày nay Các bản tin tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam Các tổng luận phân tích và đánh giá trên các báo An ninh, Thế giới, Tiền phong, báo Lao động Những thông tin chuyên đề do trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ lưu trữ Một số thông tin của phòng thông tin văn hoá - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Một số cuốn sách trong và ngoài nước có viết về văn hoá Mỹ trong kinh doanh. 2 Phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn Để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, trong khoá luận này chúng tôi đã vận dụng cách tiếp cận có hệ thống, sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Khái niệm về văn hoá và các đặc trưng của văn hoá Mỹ Chương 2: Văn hoá Mỹ trong kinh doanh Chương 3: ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến đời sống người Mỹ Ngoài phần nội dung chính bài khoá luận còn phần phụ lục và phần tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu sách, báo tham khảo viết về văn hoá Mỹ trong kinh doanh. 3 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ MỸ I. VĂN HÓA Theo định nghĩa của Unesco " văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử, văn hoá cũng là đời sống tinh thần của con người, là trí tuệ khoa học thể hiện trình độ học vấn, thể hiện lối sống cách ứng xử có trình độ cao và là một dạng biểu hiện của văn minh " Trong lịch sử con người, “văn hoá theo ý nghĩa rộng nhất của nó là văn hoá được truyền giao theo con đường xã hội hơn là theo di truyền. Đó là văn hoá mà trẻ em được học vì chúng được nuôi dưỡng trong một nhóm người này nhiều hơn trong một nhóm người khác, và xét trên toàn bộ, đó là văn hoá phân biệt một nhóm người này với một nhóm người khác. Trong văn hoá có ngôn ngữ, phong tục tập quán, đạo lý, các loại hình kinh tế và công nghệ, nghệ thuật và kiến trúc, cách thức giải trí, hệ thống pháp lý, tôn giáo, hệ thống giáo dục và nuôi dạy, và ngoài ra còn nhiều cái khác nữa”; nói một cách khác, mọi thứ mà nhờ đó thành viên của một nhóm tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong các hoạt động của mình” 1 . Văn hoá ở đây có thể được hiểu rõ hơn là tập hợp các thái độ, sự cảm nhận, lối cư xử mà một cộng đồng dân tộc, quốc gia cùng chia xẻ, cùng thực hiện một cách tự động hoá. Văn hoá là tổng thể kết hợp giữa các phép ứng xử xã hội chuẩn mực, phương pháp tư duy, thái độ biểu hiện ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm được coi là đương nhiên trong phạm vi một cộng đồng mà nếu làm trái thì sẽ bị lên án. Một khi được hình thành, văn hoá có sức sống riêng của nó, có thể truyền từ đời này sang đời kia và tạo thành truyền thống như tinh thần nhân văn, tình yêu đồng loại, tình yêu quê hương vẫn có cảm giác con người chỉ khác nhau tiếng nói, màu da còn con tim thì ở đâu cũng như nhau. Song không chỉ có thế, những khác biệt văn hoá thực sự gây trở ngại trong giao tiếp đặc biệt là trong đàm phán kinh doanh. 1 Văn hoá học và văn hoá thế kỷ XX, TTKHXH & NVQG, Viện TTKHXH. 4 Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu. Họ đem vào thương trường Mỹ văn hoá riêng của họ. Vì vậy để tìm hiểu văn hoá Mỹ trong kinh doanh chúng ta không thể không bắt đầu xem xét từ văn hoá phương Tây. Văn hoá phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã, yếu tố Do Thái - Ki Tô giáo, chủ nghĩa duy lí và khoa học. “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởng nhân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây” 22 . Tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hoá, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọng nhân phẩm và giá trị của cá nhân, số phận cá nhân chỉ có thể do đa số định đoạt. Tuy nhiên, những lý tưởng này đều bị hạn chế bởi lịch sử, giai cấp, nhưng là những ngọn đuốc sáng so với những chế độ cận Đông đương thời mang đậm dấu ấn độc đoán, uy lực, mê tín, hướng về đời sống bên kia trần thế coi thường đời sống cá nhân. Văn học nghệ thuật cổ Hy Lạp cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào, nhất là triết học với những tổ sư Platon, và Aristote. Chủ nghĩa nhân văn cổ đại phát triển rực rỡ nhất ở Hy Lạp vào các thế kỷ IV và V trước công nguyên. Tiếp thu chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp, La Mã đã có ảnh hưởng sâu đậm cho đến nay đối với phương Tây về nhiều mặt: kiến trúc, luật pháp, văn học (ảnh hưởng Hy Lạp nhiều hơn), tổ chức tôn giáo (Giáo hội Thiên chúa giáo), tư tưởng về uy lực tuyệt đối của Nhà nước, quan điểm cá nhân không có quyền gì trừ do quyền nhà nước ban cho, khái niệm đế chế do một dân tộc ngự trị. Trong lĩnh vực triết học, người La Mã hướng về hành động hơn là tư duy, không xuất sắc bằng Hy Lạp. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trong qúa trình đế chế La Mã hình thành, triết học Hy Lạp đã làm nẩy mầm ba trường phái sẽ chi phối triết học La Mã (chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa hoài nghi). Ba khuynh hướng này trở đi trở lại trong tư tưởng phương Tây. Yếu tố Do Thái - Ki Tô giáo là một đặc trưng sâu sắc của văn hoá phương Tây. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp (hellénestique), trên lãnh thổ Hy Lạp - La Mã, nhất 22 F.Mc. Nall Buras và Philíp-Những nền văn minh thế giới Norton and company, Newyork 1968. 5 là cận Đông, quần chúng hướng về những tôn giáo tín ngưỡng dựa vào xúc cảm, tình yêu Thượng đế, nội tâm, thần bí, khác với những tôn giáo tín ngưỡng Hy Lạp - La Mã dựa vào tổ chức bên ngoài, quy tắc máy móc. Đạo Do Thái, một đạo ra đời từ lâu, đã để lại cho phương Tây, ít nhiều qua đạo Ki Tô, một số tư tưởng chính trị và luật pháp, nhân phẩm và giá trị cá nhân, những yếu tố sau này dẫn đến khái niệm hiện đại về dân chủ. Chủ nghĩa duy lí, nguồn gốc của tư duy khoa học, xuất hiện từ thế kỷ XVI (thời kỳ Phục Hưng) và tự khẳng định vào thế kỷ XVII với triết học Descartes. Chủ nghĩa này đề cao lý tính, nhà triết học có thể hiểu biết chân lý bằng lý trí, nhà toán học dùng lý trí giải quyết toán. Thuyết cơ giới quy các hình thức vận động phức tạp khác nhau của thế giới vào một hình thức vận động đơn giản nhất: vận động cơ học. Sự ra đời của thuyết cơ giới gắn liền với những thành tựu của cơ học Newton. Tiêu chuẩn chân lý ở phương Tây dần kết tinh ở lý tính và khoa học. Giáo sư CRANE Brinton đã phân tích rất xác đáng ba yếu tố khiến cho tư tưởng Tây Âu - Bắc Mỹ hiện đại (tức là tư tưởng của giai cấp tư sản) hình thànhn đó là chủ nghĩa nhân văn, cải cách tôn giáo, chủ nghĩa duy lý (gốc của đầu óc khoa học) 3 . Chủ nghĩa nhân văn đề cao con người phát triển toàn vẹn, hưởng hạnh phúc trần thế, cái đẹp của tinh thần và cả thân thể, phát triển nghệ thuật. Trào lưu văn nghệ Phục Hưng xuất phát từ ý (thế kỷ XIV) rồi lan ra phương Tây và trung Âu (thế kỷ XVI). Phản ánh tư tưởng giai cấp tư sản đương lên, nó chủ trương phục hưng chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã, nhấn mạnh tự do tư tưởng, chống chủ nghĩa kinh viện Trung cổ. Triết học ánh sáng (thế kỷ XVIII) chuẩn bị tinh thần cho Cách mạng tư sản Pháp 1789 với những lý tưởng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Điều này đã đưa phương Tây vào thời kỳ hiện đại. Những yếu tố trên đã góp phần hình thành nên nền văn hoá Mỹ và tác động rất nhiều đến văn hoá Mỹ trong kinh doanh. II. VĂN HÓA MỸ 3 Sự hình thành của tư duy hiện đại - Mentor Book, Newyork, 1968 và Philíp-Những nền văn minh thế giới Norton and company, Newyork 1968. 6 Người ta thường coi văn hoá Mỹ bắt đầu từ 1607, với sự nhập cư ổn định của người Anh. Văn hoá Mỹ đa dạng và phức tạp, không thể có một định nghĩa chung. Nó thừa hưởng và chắp nhặt tinh hoa của văn hoá phương Tây thổi thêm vào đó sức sống và hơi thở mới. Cuối thế kỷ XIX, tại Mỹ đã phát triển một nền văn hoá thực sự đại chúng, nhằm thoả mãn sở thích của tầng lớp trung lưu đang hình thành, và nhằm hoà nhập những người nhập cư. Sau khi tìm hiều về văn hoá Mỹ tôi thấy nền văn hoá này có những điểm nổi bật sau: Hoa kỳ là một quốc gia trẻ, tính đến nay mới được hơn hai trăm năm, và là một quốc gia đa dạng các dân tộc, các cộng đồng. Họ cùng nhau xây dựng và phát triển tổ quốc chung của họ. Họ có thể hoà đồng với nhau và có những đặc điểm mới rất “Mỹ” chính là tác dụng của “nồi hầm nhừ”. Một khái niệm khá phổ biến định nghĩa "dân tộc" là "khối cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hoá". ở phương Tây, "dân tộc" xuất hiện trong thời kỳ giai cấp tư sản đang lên, khắc phục sự cát cứ phong kiến trên cơ sở những mối liên hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa tạo ra thị trường dân tộc (chung cho một quốc gia) hình thành từ những bộ lạc và tộc người khác nhau. Định nghĩa này khó áp dụng vào dân tộc Mỹ, hoặc chỉ có thể áp dụng một cách tương đối, khá lỏng lẻo. Khái niệm thường áp dụng cho Hoa Kỳ và dân tộc Mỹ là "nồi hầm nhừ" (Melting pot), "Melting pot" là một kiểu nồi nấu tan ra (có thể là kim khí), làm nhừ nhuyễn, y như do tác động của lò tôi luyện. Về nghĩa bóng, từ điển tiếng Anh BBC (1993) định nghĩa Melting pot như sau: một nơi, một tình hình trong đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại trà trộn với nhau. Người đầu tiên đưa ra khái niệm này đối với dân tộc Mỹ có lẽ là một người Pháp đã từng biết nước Mỹ ngay từ buổi đầu, ông Crèvecoeur. Năm 1782, ông cho là ở Mỹ, "những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một 7 chủng tộc mới". Ông tin là từ đó sẽ xuất hiện "con người mới", với nhiều đặc điểm kiểu Mỹ. Trong cơ cấu dân cư của Mỹ, 83% là người da trắng, 12 % là da đen, và 5 % là người á da vàng. Khách đến Mỹ thường ngạc nhiên về sự đa dạng về màu da của cư dân nước này, người Mỹ coi đây là một điều đương nhiên. Chỉ cần qua vài thế hệ, những phong tục tập quán của "cố quốc" mà người dân nhập cư mang đến Mỹ sẽ bị "ninh nhừ" trong cái "nồi hầm" văn hoá Mỹ. Cái chất mới được tạo ra đựoc nhà văn Mỹ vĩ đại Mark Twain chỉ ra khi so sánh khí chất người Anh với khí chất người Mỹ. Ông miêu tả người Anh là "người làm một cái gì đó vì việc đó đã có người làm rồi" còn người Mỹ là người "làm một việc gì đó vì chưa có ai làm". Người Mỹ thích thử sức với cái mới vì tin rằng cái mới hơn là cái tốt hơn. Huyền thoại "nồi hầm nhừ" cũng nói lên một ước mơ, một hoài vọng, lý tưởng: Những con người ở khắp tứ phương được lò Mỹ tôi luyện thành những "người mới", giàu có và có nhân phẩm. ít khi người ta nhấn mạnh về sự đóng góp giá trị của bản thân người nhập cư. Sự thành công của "nồi hầm nhừ" quả là kỳ diệu. Theo Jean Pierre Fichou Hoa Kỳ trở thành nước đa nguyên về sinh lý học và về văn hoá. những cuộc hôn nhân giữa các nhóm dân tộc, tuy gần đây mới phổ biến hơn, cũng phần nào giúp vào sự hoà đồng giữa những người Arieng, Do Thái, da đen, da vàng…Con cái họ mang dấu ấn của hai cộng đồng bố mẹ và cả của cộng đồng chung Hoa Kỳ qua giáo dục nhà trường. Tiếng Anh trở thành chiếc cầu nối chung. Có thể do sự bất ổn về di truyền ấy, nên trong tâm lý chung ở Mỹ phát triển sự khoan dung, đầu óc phóng khoáng, sự ham thích những tình thế tạm thời, quá độ. Cũng có thể do đó mà người Mỹ ít chú ý đến dĩ vãng mà hướng nhiều về tương lai. Dân nhập cư mang đến cho Hoa Kỳ những nền văn hoá gốc của họ, và đầu óc thực dụng, một nét rất Mỹ. Có một mối liên quan rất biện chứng giữa từng nhóm sắc tộc và bản sắc Mỹ chung qua vận động của thời gian, sắc tộc trở thành chuyện riêng tư của từng nhóm, còn bản sắc Mỹ trở thành cái chung, tinh thần quốc gia rất mạnh vẫn đi đôi được với tinh thần sắc tộc. Tinh thần quốc gia Mỹ rất đặc biệt, 8 khác với các nước như Pháp chẳng hạn. Tinh thần quốc gia Mỹ rất đặc biệt, khác với các nước như Pháp chẳng hạn. Tinh thần quốc gia Pháp dựa vào huyết thống dĩ vãng, lịch sử văn hoá tinh thần quốc gia Mỹ không có cơ sở ấy, mà xuất phát từ "một thứ hợp đồng tư tưởng" (theo S. Body - Grendrot) trên một nền tảng chính trị tự nguyện bỏ giai cấp, chức tước, vị trí cũ để thành một "người mới" thuộc cộng đồng chính trị Mỹ mới. Lò luyện rất thúc đẩy kinh tế: những người lao động nhập cư thường dễ dãi, chịu nhận lương ít, sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp. Sức lao động dồi dào ấy có nhiều kết quả, nhất là khi người nhập cư đang tuổi năng động, xông ra phía trước vì tự xét chẳng có gì để mất; lớp đến sau đẩy lớp đến trước lên. Những lớp đến trước cần tự bảo vệ bằng cách tiến lên, tự khẳng định mình là người Mỹ. Có một sự chuyển động hai chiều: nếu nhập cư tạo ra văn minh Mỹ thì văn minh Mỹ tạo ra nhập cư. Trên thực tế sự diệt chủng người da đỏ, sự nô lệ hoá người da đen, sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc vẫn còn tồn tại khiến cho các nhà nghiên cứu cho "nồi hầm nhừ" Mỹ chẳng qua chỉ là một cái bẫy giương để đánh lừa chim non, một huyền thoại bởi ngay những người da trắng với nhau cũng có sự phân biệt đối xử. Thực ra "nồi hầm nhừ" chỉ là một ước vọng, một sự lý tưởng hoáđôi khi dùng để cổ vũ hay tuyên truyền. Sự hoà đồng thật là tương đối và tính dân chủ và bình đẳng chỉ áp dụng cho một số người da trắng có đặc quyền. Nhiều nhóm dân tộc ra khỏi lò tôi luyện mà không biến cải, họ sống đối diện với nhau hơn là sát cánh với nhau. Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà Hoa Kỳ, người gốc Anh đã có ý áp đặt quyền ưu tiên của họ. Trong khi các vị tổ sư Jefferson và Lincoln bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tự do theo phong tục tập quán riêng thì ngay từ năm 1845, các nhóm người châu Âu "gốc Mỹ chính cống" đã tỏ ra hốt hoảng về sự cạnh tranh kinh tế của nhóm người đến sau, về ảnh hưởng xấu của sự pha trộn chủng tộc: Từ đó xuất hiện một quan niệm hẹp hòi, hạn chế việc nhập cư và đề cao các dân tộc da trắng, gốc Anglo saxon theo tân giáo protestant. 9 Bộ phận da trắng ưu tiên này gọi là WASP = White : da trắng + Anglo + Saxon + Protestant. Tiêu chuẩn để nhảy vào "nồi hầm nhừ" khắt khe dần. Cuối thế kỷ XIX, những người nào khác xa với WASP đều bị hạn chế. Các sách học nhà trường đề cao truyền thống Anh, coi như là các thành phần chủ yếu và lãnh đạo, cần Mỹ hoá (tức là Anh hoá) các thành phần khác. Toà án Tối cao đã phải nhiều lần can thiệp để bảo vệ quyền con cái các dân tộc khác được học ngôn ngữ của bố mẹ, quyền được giữ phong tục tập quán của mỗi sắc tộc. Trong cộng đồng Hoa Kỳ, bị phân biệt đối xử, những nhóm thiểu số lại càng bám gốc rễ của họ, ngược với ý đồ "nồi hầm nhừ". Họ tụ nhau do lý do tôn giáo, do thuận lợi cho cuộc sống, do nguyên nhân lịch sử (người da đen ở miền Nam và các thành phố lớn), lý do nghề nghiệp (người Đức ở Trung Tây, người Hà Lan ở Michigan - trồng rau và hoa, người Bắc Âu làm nghề sữa, người Pháp và người ý làm giày… ) Nồi hầm nhừ chỉ có hiệu quả thật sự trong một số mặt của sinh hoạt cộng đồng: nhà trường, thể thao, doanh nghiệp và khoa học. ở nhà rất nhiều kiểu sống dân tộc, phong tục riêng vẫn được tiếp tục. Do đó đặc điểm "nồi hầm" chỉ có tính tương đối và vẫn là ước mơ đối với mọi người dân Mỹ. Dân chủ - ở phương Tây người ta thường nghĩ là nước Anh mang đến cho thế giới chế độ đại nghị, nước Pháp cách mạng 1789 với khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái ", Hoa Kỳ là nền dân chủ hiện đại. Tinh thần dân chủ ở Hoa Kỳ đã tác động nhiều đến văn hoá Mỹ trong kinh doanh. Bình đẳng - Sự tin tưởng lớn nhất của người Mỹ từ khi lập quốc là mọi người đều có cơ hội ngang nhau để thành công. Khái niệm này có thể còn ưu tiên hơn cả "tự do", hay ít nhất cũng bổ sung cho tự do. Đất nước rộng mênh mông, của cải nhiều, nên ai cũng được tự do cạnh tranh một cách bình đẳng. Năm 1782, nhà văn Pháp Crèvecoeur nhận định là quá trình từ "tớ" thành "chủ" là quá trình trở thành người Mỹ. Thực tế thì có vẫn có sự phân biệt chủng tộc, phân biệt địa vị xã hội nhưng huyền thoại về bình đẳng vẫn tồn tại trong tiềm thức cộng đồng, ít nhất 10 [...]... triển cao, tiêu dùng kiểu Mỹ mang một dấu ấn văn hoá Nếu như người Đức coi thường hành vi tiêu dùng hoang phí, người Nhật xem thái độ tiết kiệm là hành vi quý tộc, thì người Mỹ ngược lại Văn hoá Mỹ tôn sùng tiêu dùng đến mức cho rằng trị giá của một cá nhân trong xã hội không xác định bằng việc cá nhân ấy làm gì và tiết kiệm bao nhiêu mà là xác định bởi tiêu chuẩn cá nhân ấy tiêu dùng như thế nào Trong. .. CHƯƠNG II VĂN HOÁ MỸ TRONG KINH DOANH I VĂN HÓA MỸ TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁM 1 Nghi thức xã giao Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ không có môi trường lịch sử - xã hội lâu dài Do đó, công thức xã giao không quan trọng như ở các nước khác Xã giao quá đáng ở Mỹ có thể còn bị coi là phản dân chủ, nhất là xã giao phân biệt giai cấp ít để ý đến nghi thức xã giao khiến cho vấn đề hoà đồng dân tộc dễ dàng, người Mỹ cũng... hiểm và thực dụng đi liền nhau là đặc trưng văn hoá Mỹ Nét văn hoá đó chi phối hoạt động kinh tế trên mấy điểm sau: Doanh nghiệp Mỹ nhìn chung mạnh dạn và nhanh chóng đi vào những lĩnh vực kinh tế mới có khả năng mang lại lợi nhuận trước mắt cao Nền kinh tế Mỹ từng đi đầu trong quá trình biến đổi kết cấu, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và sau nữa là tỷ trọng của khu vực dịch vụ Cùng với nét văn hoá đề... sẽ dễ dàng hoà nhập vào xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá Nếu như lịch sử và văn hoá Nhật Bản khiến nước này trở thành nơi mà mọi người ngoại quốc cảm thấy rất khó tham gia một cách bình đẳng thì văn hoá Mỹ lại giúp người nước ngoài nhanh chóng trở thành công dân bản xứ Nhiều nhà quan sát có nhận xét rằng Nhật Bản khó có thể tạo ra các khối mậu dịch ở vùng ven Thái Bình Dương, và các nước láng giềng... Tuy nhiên chỉ tiêu này ở Mỹ đang tụt hậu dần trước nỗ lực của các nước khác Nếu chỉ tính chi tiêu vào nghiên cứu triển khai của tư nhân (trên tổng sản phẩm quốc dân) thì Mỹ xếp thứ 20 trong số 23 nước công nghiệp Văn hoá mạo hiểm và thực dụng tác động rất nhiều đên cách kinh doanh và thành quả của nền kinh tế Hoa Kỳ 5 Tính cách Mỹ Mặc dù Hoa Kỳ mới được thành lập hơn 200 năm nhưng người Mỹ có tinh thần... lành Trong tác phẩm "Văn minh Mỹ" Jean Pierre Fichou đã cho chủ nghĩa thực dụng là một trong tám "tư tưởng chủ đạo" của nền văn minh Mỹ - rất phù hợp với nó Chủ nghĩa thực dụng vất bỏ tất cả những ý kiến có sẵn, những hệ thống tư tưởng và lý luận đã có từ trước, và chỉ dựa vào kinh nghiệm và thể nghiệm Chủ nghĩa thực dụng đã lấy những kinh nghiệm và cố gắng cá nhân làm gốc do đó chủ trương đa nguyên trong. .. mức giá thông thường cho những hàng hoá và dịch vụ thực sự đáp ứng được những đòi hỏi ngày một cao của họ Những hàng hoá và dịch vụ này ít nhất phải thoả mãn 4 điều kiện sau của của người tiêu dùng: Chất lượng phải ngang bằng với những hàng hoá có tên tuổi trên thị trường Là những sản phẩm hợp pháp và có giá trị đích thực Thể hiện được phong cách, thẩm mỹ, trình độ và cá tính của người sử dụng Thoả mãn... nghiên cứu văn hoá Mỹ trong kinh doanh đều cho rằng không thể cho làm người Mỹ mất đi tính cá nhân chủ nghĩa, vì như thế là tước bỏ một đặc điểm điển hình của người Mỹ với tư cách là một quốc gia Khái niệm này được coi là điều cốt lõi của giá trị Mỹ ngay từ những ngày đầu tiên của Liên bang Mỹ, được sử dụng rộng rãi vào giữa thế kỷ XIX Chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ có nguồn gốc liên quan đến các tín điều trong. .. Khi giao dịch thương mại họ thường nghĩ thẳng, nói thẳng và rất có tinh thần cạnh tranh 9 David Hatberstam: Thế kỷ 21 – nước Mỹ tự nhìn lại, NXB thành phố HCM 27 Nguyên tắc tự do tín ngưỡng được quy định rõ ràng trong bản sửa đổi hiến pháp đầu tiên của nước Mỹ, nhằm bảo vệ quyền tự do lựa chọn và từ bỏ tín ngưỡng Phần lớn người Mỹ coi tín ngưỡng là một vấn đề riêng tư, họ có trình độ tin theo và thực... công Mục tiêu chính của các doanh nhân Mỹ vẫn là dành chiến thắng ở các cuộc đàm phán thương mại Và khi việc giành thắng lợi trở lên thật sự quan trọng với họ, thì sự cạnh tranh có thể quyết liệt và không thể nhân nhượng Các doanh nhân Mỹ cho rằng cái nói thẳng trong tính cách Mỹ cũng có nguồn gốc của nó: đó là bản chất thích cạnh tranh của người Mỹ Cạnh tranh hiển nhiên có khía cạnh tốt của nó trong . đặc điểm chung của văn hoá Mỹ, mà văn hoá kinh doanh được hình thành nên từ đó. 14 CHƯƠNG II VĂN HOÁ MỸ TRONG KINH DOANH I. VĂN HÓA MỸ TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁM 1. Nghi thức xã giao Hoa Kỳ là một. pháp tổng hợp và phân tích. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Khái niệm về văn hoá và các đặc trưng của văn hoá Mỹ Chương 2: Văn hoá Mỹ trong kinh. châu Âu. Họ đem vào thương trường Mỹ văn hoá riêng của họ. Vì vậy để tìm hiểu văn hoá Mỹ trong kinh doanh chúng ta không thể không bắt đầu xem xét từ văn hoá phương Tây. Văn hoá phương Tây có

Ngày đăng: 04/02/2015, 10:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan