Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.. Bồ
Trang 1HỌ VÀ TÊN: ……… - LỚP: ……….
ĐỀ CƯƠNG ĐỌC THẦM – TIẾNG VIỆT LỚP 3
Câu 1: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau:
a Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà
b Cây hồi thẳng cao tròn xoe
c Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều
d Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um
e Trong giờ tập đọc chúng em được nghe cô giáo giảng bài luyện đọc đúng và đọc hay
f Lớp chúng em đi thăm Viện Bảo tàng Quân đội lăng Bác Thành cổ và Vườn Bách thú
Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn
khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng
Bài 3: Ghi lại hình ảnh so sánh trong câu văn sau:
Về đêm, trăng như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ
Bồ Câu và Kiến Dưới dòng suối trong và mát, có một chú Bồ Câu đang uống nước thì thấy một chú Kiến nhỏ rơi xuống đang trôi lập lờ Chú ta đang gắng sức vùng vẫy hòng thoát khỏi dòng nước cuốn Nhưng vô ích, chú ta chẳng thể nào bơi vào bờ được
Bồ Câu rủ lòng thương xót mới ngắt một cành cỏ ném xuống nước Thế là Kiến ta thoát nạn
Một thời gian sau, khi Bồ Câu đang mải rỉa lông thì có một người thợ săn mang súng bất chợt nhìn thấy Chú ta quả là béo tốt, người thợ săn nghĩ ngay đến món cháo chim làm bác ta thích Bác tiến lại gần định bắn thì Kiến nhìn thấy, đốt vào gót chân khiến bác ta phải quay đầu lại Thấy động, chim tung cánh bay xa Món súp của bác thợ săn cũng tan thành mây khói vì chẳng còn Bồ Câu đâu nữa
Đọc kỹ nội dung câu chuyện và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
1 Bồ Câu đã nhìn thấy gì khi đang uống nước ở dòng suối?
a Nó thấy dòng nước suối trong và mát
b Nó thấy một chú Kiến bị rơi xuống nước
c Nó thấy một chú Kiến đang trôi lập lờ dưới nước
d Nó thấy một chú Kiến đang bơi
2 Bồ Câu là một chú chim như thế nào?
a Rất tốt bụng vì đã biết giúp bạn khi bạn gặp hoạn hoạn nan
b Hiền lành và thương yêu bạn
c Là một chú chim béo tốt
3 Vì sao Kiến đã cứu Bồ Câu?
a Vì Kiến rủ lòng thương Bồ Câu
b Vì Kiến muốn cứu người bạn đã giúp mình thoát nạn
c Vì Kiến rất căm ghét người thợ săn
4 Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
a Phải biết thương người
Trang 2b Phái biết giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn.
c Phải biết kết bạn với người tốt
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có H’Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng Cô lại không biết yêu quý cơm gạo Một hôm, H’Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung Thấy vậy, cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
H’Bia giận dữ quát:
- Tao đẹp là do công mẹ cha chứ đâu thèm nhờ đến các người
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ trốn vào rừng Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, H’Bia ân nhận lắm Không có cái ăn, H’Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm Thấy H’Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về
Từ đó, H’Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm chỉ và xinh đẹp hơn xưa
Chuyện cổ Ê - đê
Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
1 Vì sao thóc gạo lại bỏ H’Bia để đi vào rừng?
Vì thóc gạo thích đi chơi
Vì H’Bia đuổi thóc gạo đi
Vì H’Bia khinh rẻ thóc gạo
2 Vì sao thóc cgạo lại rủ nhau về với H’Bia?
Vì H’Bi a không có gì để ăn
Vì H’Bia đã biết lỗi và chăm làm
Vì thóc gạo nhớ H’Bia quá
3 Từ nào trái nghĩa với từ “lười biếng”?
Lười nhác
Nhanh nhẹn
Chăm chỉ
4 Bộ phận gạch dưới trong câu “Đêm khuya, thóc gạo rủ nhau bỏ trốn vào rừng” trả lời cho câu nào?
Là gì?
Làm gì?
Như thế nào?
Bài 4: Đăt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong những câu sau.
a) Sáng hôm ấy anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn
b) Phía bên sông xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố
c) Vì quên ví ở nhà mẹ không mua được quần áo
d) Cái nắng găy gắt đã ẩn vào quả na quả mít quả hồng quả bưởi
e) Bé kẹp tóc thả ống quần xuống lấy cái nón của má đội lên đầu
f) Ngày xưa có một người nông dân người Chăm rất siêng năng chăm chỉ
Trang 3ĐỀ 16:
Sự tích hoa dạ lan hương
Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian mà ngắm hoa
Hoa đành xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, màu sắc không lỗng lẫy nhưng hương thơm nồng nàn vào ban đêm Đó là hoa dạ lan hương
Dựa theo nội dung câu truyện trên, đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1 Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nảo?
Cây hoa lớn nhanh, cành lá sum xê
Cây hoa nở thật nhiều hoa
Cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lỗng lẫy
2 Về sau, hoa xin Trời điều gi?
Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão
Cây hoa xin Trời cho nó được sống ở ven đường như lúc đầu
Cây hoa xin Trời cho cho nó vẻ đẹp lộng lẫy hơn
3 Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
Vì hoa thích nở ban đêm
Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa
Vì ông lão thưỡng làm việc vào ban đêm nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa
4 Bộ phận gạch chân trong câu “Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông.” trả lời cho câu hỏi nào?
Để làm gì?
Như thế nào?
Vì sao?
ĐỀ 17:
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào “Kìa, anh bạn
Lại gặp mình ở đây”
Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò, cười toét miệng Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“ậm ò”, gọi tìm mãi
Phạm Hổ
Trang 4Dựa vào bài thơ trên, đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng:
1 Chú bò ra sông đê làm gì?
2 Chú bò nhìn thấy gì dưới nước
Thấy bóng mình Thấy mây Thấy một bạn bò khác
3 Bò nói gì?
Kìa, anh bạn tôi lại gặp mình ở đây
Xin chào mặt nước
Bóng mình đẹp quá
4 Vì sao nước nghe bò nói thì “cười toét miệng”?
Vì nước thấy bò chào mình thì cười chào lại
Vì nước thấy bò tưởng nhầm cái bóng dưới nước là một con bò khác
5 Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu “Ai – là gì?”
Chú bò tìm bạn Tôi là một chú bò ngốc nghếch Nước cười toét miệng
Bài 5: Đọc các câu thơ sau rồi điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong bảng
a Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
b Rạng sáng
Mặt trời ngoài biển khơi
Như quả bóng đỏ trên bàn bi – a
c Sương trắng viền quanh núi Như một chiếc khăn bông
a Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi
b Bà em ở làng quê Lưng còng như dấu hỏi
Sự vật được so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh
b
c
d
e
ĐỀ 23:
a Đọc thầm bài thơ sau: Mùa thu của em
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nghìn trời êm
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen
Mùa thu của em Rước đèn họp bạn Hội rằm tháng tám Chị Hằng xuống xem
Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới
Em vào mùa thu
b Sau khi đọc thầm bài thơ Mùa thu của em, con hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi dưới đây:
Trang 5Bài 6: Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?
a Màu vàng của hoa cúc và trăng rằm tháng tám
b Màu hoa cúc vàng, màu lá sen xanh, màu trời đêm
c Màu vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới gói trong lá sen
Bài 7: Khổ thơ thứ nhất có hình ảnh so sánh nào?
a Bông hoa cúc như nghìn con mắt mở ra ngắm nhìn trời êm
b Mùa thu có màu vàmg của hoa cúc
c Cả hai ý trên đều đúng
Bài 8: Ghi lại các câu so sánh trong khổ thơ thứ nhất:
………
………
Bài 9: Đọc thầm bài “ Chúc một ngày tốt đẹp”
CHÚC MỘT NGÀY TỐT ĐẸP
Sáng hôm ấy, các chú ve dậy thật sớm Một chú ve nhanh nhảu nói với bạn bè của mình:
- Hè đến rối, các bạn ơi!
Các chú khác thích lám, cả đàn nhau nhau lên Một chú ve khác nói:
- Chúng ta qua xem phượng đỏ dã dậy chưa, các bạn ha?
Cả đàn ve đồng ý bay đến chỗ một cây phượng cao to Hoa nở đầy trông xa cứ như một cái nón khổng lồ màu đỏ Đàn ve đồng thanh nói:
- Chúc một ngày tốt đẹp!
Những hoa phượng đỏ tươi, mịn màng khẽ rung rung và nói:
- Chúc một ngày tốt đẹp!
Bỗng một cơn mưa ào xuống:
- Chúc một ngày tốt đẹp!
Mưa mát quá, các chú ve ôm đàn ca hát cùng hoa phượng
Theo Nguyễn Thị Mai Anh
Đánh dấu ( X ) vào ô vuông trước ý trả lời đúng.
1 Các chú ve dậy sớm nói với nhau điều gì?
a Mùa hè đã đến
b Mùa hè đã kết thúc
c Một ngày mới bắt đầu
2 Trong câu: “Hoa nở đầy, trông xa như một cái nón khổng lồ màu đỏ.” Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau
………
3 Các con vật đã chúc nhau:
a Chúc một ngày tốt lành
b Chúc một ngày tốt đẹp
c Cúc một ngày vui vẻ
CHIM CHÍCH VÀ SÂU ĐO
Trong vườn hồng, có một con sâu đo bám lấy gốc cây, bò nhấp nhổm Bỗng một con chim chích xà
xuống:
- A, có một tên sâu rồi
Con sâu đo sợ cứng cả người nhưng nó vội lấy bình tĩnh và quát lên:
- Ê, chim chích kia, suốt từ sáng đến giờ, ta miệt mài đo xem cây hồng này cao bao nhiêu Ta có ích
Trang 6như vậy, sao lại bắt ta?
Chim chích phân vân:”Mình chỉ bắt bọn sâu hại cây thôi Lạ quá, có khi nào tên sâu đo này có ích thật chăng?”
Sâu đo thấy lừa được chim chích nó khoái lắm Thế là cứ hễ gặp các mầm cây nhỏ là nó ăn liền Nó nghĩ:”Mình đo cây hồng … Mình phải được trả công chứ !”
Hôm sau, chim chích bay tới Nó nhảy lích chích, ngó nghiêng:?”Ôi, sao mầm cây gãy hết cả thế này? Thôi chết, mình bị tên sâu đo lừa rồi!”
Chim chích giận lắm, nó quyết định tìm bằng được tên sâu đo Sâu đo thấy chim chích quay lại, định tìm cách cãi … Nhưng lần này thì đừng hòng !
Chim chích mổ một cái, thế là đi đời tên sâu đo
Theo Phương Hoài
1 Con sâu đo trong bài là con vật:
a nguy hiểm, chuyên phá hoại cây xanh
b hiền lành, giúp ích cho cây xanh
c siêng năng, vừa có ích vừa có hại cho cây xanh
2 Chim chích bị mắc lừa sâu đo là do:
a Chim chích nhìn thấy sâu đođang làm việc miệt mài để đo cây hồng
b Chim chích nửa ngờ, nửa tin khi sâu đo quát nạt và lên mặt kể công
c Chim chích tin vào giọng điệu ngọt ngào, lên mặt kể công của sâu đo
3 Hành động mổ chết sâu đo của chim chích nói lên điều gì?
a Chim chích hung dữ, nóng tính và rất háu ăn
b Chim chích hiền lành nhưng là bạn của sâu bọ hại cây
c Chim chích hiền lành nhưng chuyên bắt sâu bọ hại cây
4 Trong đoạn văn sau gạch dưới câu có hình ảnh so sánh.
Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời