Giới thiệu một số loại mứt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mứt nhuyễn từ cam và bưởi (Trang 34)

Mứt dứa nhuyễn:

Có thể sử dụng riêng từng giống dứa hoặc pha lẫn cả hai loại để chế biến mứt nhuyễn. Yêu cầu độ chín của dứa như chế biến mứt dứa, nếu dứa chưa đủ độ chín thì sản phẩm có màu xấu và hương vị kém thơm ngon.

Dứa đủ tiêu chuẩn độ chín (không cần phân loại theo kích thước) đem rửa trên máy rửa bàn chải, rồi cắt hai đầu, đột lõi, gọt vỏ, sửa mắt giống như sản xuất đồ hộp dứa nước đường. Sau đó đem xé tơi, và chà trên máy chà có lỗ rây 1-1,5mm thu được pure dứa, đem cô đặc với nước đường 70% theo tỉ lệ sau:

 Pure dứa: 300 kg

 Nước đường 70%: 100 lít Hoặc với đường tinh thể theo tỉ lệ:

 Pure dứa: 300 kg

 Đường trắng: 100 kg

Cô đặc mứt trong thiết bị cô dặc chân không. Lúc đầu hút một nửa nước đường vào nồi, đun nóng lên nhiệt độ 85-900C rồi mới hút dần pure dứa vào và tiến hành cô đặc ở nhiệt độ 60-800C, ở độ chân không 5,88-7,84 n/m2 (0,6-0,8at). Khi độ khô của hỗn hợp trong nồi cô dặc đạt khoảng 50%, lại hút lượng nước đường còn lại

vào nồi, rồi tiếp tục cô đặc đến độ khô 63-64% thì phá chân không để nâng nhiệt độ sản phẩm lên khoảng 1000C để tiệt trùng. Khi độ khô đạt tới 66-67%, cho sản phẩm ra khỏi nồi.

Rót mứt có nhiệt độ không dưới 700C vào hộp sắt số 8 sơn vecni, rồi ghép nắp và thanh trùng theo công thức:

Mứt chuối nhuyễn:

Người ta chỉ dùng chuối tiêu, chuối có tiêu chuẩn giống như chế biến nước chuối, để sản xuất mứt chuối nhuyễn.

Quá trình lựa chọn, phân loại, rửa quả, bóc vỏ, tước xơ, rửa lại. Pure chuối được chứa ngay vào thùng có sẵn nước đường 70% có pha natri bisunfit để sản phẩm đỡ bị biến màu. Tỉ lệ phối chế như sau:

 Pure chuối: 100kg

 Nước đường 70%: 72,5 lít

 Dung dịch NaSO3 (chứa 25-30% SO2): 0,15-0,2 lít

Cách tiến hành cô đặc, đóng hộp và thanh trùng giống như đối với mứt dứa nhuyễn.

Mứt cam nhuyễn đặc:

Nguyên liệu chính để chế biến mứt cam là cam, chanh, có thể kèm thêm cam sành, cam giấy, quýt.

Nguyên liệu phải chín hoàn toàn, thể hiện ở vỏ có màu vàng đều hay đỏ đều, không sử dụng nguyên liệu quá chua, độ acid trên 1%.

Sau khi rửa quả, chần, bóc vỏ, đem xé tơi và chà trên máy chà có lỗ rây 1,0- 1,5mm.

Để tăng hương vị sản phẩm, người ta pha một ít vỏ vào sản phẩm. Vỏ này phải có màu vàng hay màu đỏ đẹp, không có đốm xanh, đốm đen, và phải qua xử lí như sau để khử bớt vị đắng và mùi hắc (do vỏ và cùi trắng có nhiều narinhin và tinh dầu)

Cho vỏ cam vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong 30 phút, sau đó tháo nước ra và lại cho nước mới vào, đun sôi. Cứ thế sau 3-4 lần tiến hành luộc, vớt vỏ ra rửa luân lưu 30 phút trong nước lã. Để ráo nước và đem xay 1 phần vỏ cam luộc với 4,5 phần nước đường 75% (lấy trong lượng nước đường cần để nấu mứt) hai lần trên máy xay trục xoắn lần lượt qua lưới có lỗ 3mm và 1-2mm.

Để sản phẩm có độ đông tốt, cần pha thêm pectin lấy ngay ở bã cam từ máy chà ra. Loại hết hạt trong bã cam bằng cách chà rửa trong nước, chỉ lấy bã múi của cam, quýt. Đun nóng bã khoảng 45 phút trong dung dịch acid để thủy phân pectin theo tỉ lệ:

 Bã cam : 100  Nước: 200

 Acid citric khan: 3

Sau đó đem hỗn hợp chà trên máy chà có lỗ rây 1-2mm, thu được phế phẩm chứa pectin (có độ khô 4-5%). Chế phẩm này cần sử dụng ngay, không để lâu quá 2 giờ.

Người ta cô đặc mứt cam với tỉ lệ phối chế (theo khối lượng) như sau:  Pure cam quýt: 100

 Nước đường 70%: 140

 Chế phẩm chứa 5% pectin: 27  Vỏ cam quýt đã xử lý: 11

Mứt xoài nhuyễn:

Dùng xoài chín hoàn toàn, hương vị thơm ngon. Sau khi rửa, đem chà trên máy chà, lấy pure xoài nấu với đường theo tỉ lệ 1/1 tới độ khô 68-70%. Để tăng hương vị và bảo đảm tỉ lệ đường khử người ta cho thêm một ít acid citric trước khi nấu. Để tăng độ đông cho mứt người ta cho thêm pectin.

Mứt ổi đông:

Chọn quả chín, tươi tốt, đem rửa và cắt thành lát mỏng và đem nấu 30 phút để tách pectin theo tỉ lệ nước/quả là 1/1 (có thêm 2-2,5g acid citric/kg quả): Sauk hi ngâm và đun nóng lại với 25% nước nữa (so với khối lượng quả) đem lọc qua vải

thưa và ngâm lại trong 12 giờ nữa. lọc qua vải và thêm vào nước quả trích ly một lượng đường theo tỉ lệ đường/ dịch quả lọc là 1/1. Sau đó đem cô đặc tới khi đạt thành sản phẩm là mứt đông.

Mứt chanh khô:

Vỏ chanh, cam, quýt, bưởi được chế biến thành mứt khô qua hai khâu: xử lý và tẩm đường.

Vỏ được xử lý như sau: khía theo dọc quả chanh (quả lớn có thể cắt đôi, rồi lấy sạch múi, tép), sau đó ngâm trong dung dịch NaCl 2% trong 4 ngày, mỗi ngày tăng nồng độ nước muối lên 2% (ngày thứ 4 đạt 8%), sau đó ngâm vài ngày trong dung dịch CaCl2 1% để tăng độ cứng.

Có thể bảo quản từ 1 đến 3 tháng vỏ đã xử lý như trên trong dung dịch NaCl 8% có thêm 0,2% kali hay natri metabisunfit, hoặc trong dung dịch chứa 0,355 SO2. Trước khi chế biến, cần rửa kỹ vỏ và cho vào nước rồi đun cho đến khi mềm.

Khi tẩm đường, người ta xếp vỏ chanh đã xử lý vào nồi, rót nước đường nguội có nồng độ 30%, ngâm trong 2 ngày. Do hiện tượng khuếch tán, nồng độ đường giảm dần, phải chắt nước đường ra cô đặc lên 30-35% rồi mới nấu vỏ chanh trong nước đường ấy với thời gian 5-7 phút. Cho thêm 0,12-0,25% (so với khối lượng vỏ) acid citric. Tiếp tục cô đặc phân đoạn, mỗi ngày 5-7 phút và độ khô của vỏ tăng lên 5%, cho tới khi đạt nồng độ 75%. Giữ trong nước đường 2-3 tuần, vớt ra, phơi ở nhiệt độ bình thường hoặc sấy nhẹ ở 49-500C.

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mứt nhuyễn từ cam và bưởi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)