báo cáo Một việc tốt

4 1.2K 5
báo cáo Một việc tốt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN CHIÊM HÓA TRƯỜNG TH XUÂN QUANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỘI DUNG “Một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của cá nhân 1. Thông tin về người đăng ký - Họ và tên: Đỗ Thị Lý - Đơn vị công tác: Tổ.Khối 1, trường: Tiểu học Xuân Quang - Nhiệm vụ được giao năm học 2011-2012: PHT phụ trách chuyên môn 2. Tên nội dung “Một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” “Thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình bản thân và phê bình đồng chí đồng nghiệp nhằm sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm" ở trường Tiểu học Xuân Quang” 3. Mô tả hiện trạng a) Hiện trạng - Trong những năm qua, bản thân đôi khi còn nể nang khi đấu tranh phê bình đồng chí đồng nghiệp, công tác tự phê của bản thân cũng chưa thật sự triệt để khiến cho việc sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân cũng như của đồng chí đồng nghiệp chưa có hiệu quả cao. b) Nguyên nhân của hiện trạng - Do mới được bổ nhiệm làm cán bộ quản lí nên còn rụt rè, e ngại chưa dám thẳng thắn, mạnh mẽ trong phê bình những khuyết điểm, thiếu sót của đồng chí đồng nghiệp - Do bản thân còn mắc tính bảo thủ nên chưa nhìn nhận rõ những khuyết điểm của mình. c) Ý tưởng Trong bài nói chuyện tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II, năm 1950, Bác Hồ đã nói :"Tự phê bình và phê bình phải thật thà vạch khuyết điểm, có lỗi mà không vạch ra, không khác gì người có bệnh mà không chịu khai với thầy thuốc Vạch khuyết điểm để sửa chữa, cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp nhất là cấp cao phải noi gương trước". Học tập tư tưởng của Bác, với mong muốn xây dựng, chỉnh đốn cá nhân cũng như một tập thể nhà trường biết mạnh dạn sửa chữa sai lầm, biết phát huy những ưu điểm, đoàn kết phát triển vững mạnh trong công cuộc đưa đất nước ta trở thành một nước giầu đẹp như mong ước của Người. Vì vậy cho nên tôi chọn nội dung “ Thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình bản thân và phê bình đồng chí 1 đồng nghiệp nhằm sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm" ở trường Tiểu học Xuân Quang” để thực hiện. 4. Nội dung công việc 4.1- Thường xuyên kiểm điểm bản thân, tự nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm chính. 4.2 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, nghiêm túc khắc phục những nhược điểm. 4.3 – Sát sao trong công tác chỉ đạo, quản lí cập nhật kịp thời tình hình hoạt động chuyên môn của nhà trường để nắm rõ ưu điểm, hạn chế của tưnngf cá nhân. 4.4 – Động viên khuyến khích đồng chí đồng nghiệp phát huy ưu điểm; tổ chức rút kinh nghiệm khắc phục hạn chế thiếu sót. 5. Tổ chức thực hiện 5.1 - Thường xuyên kiểm điểm bản thân, tự nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm chính. - Thời gian: Thường xuyên - Sự phối hợp: Tập thể nhà trường - Biện pháp, cách thức, phương tiện : Trong năm học, sau mỗi một công việc, một hoạt động của bản thân, tôi thường tự nhìn nhận đánh giá kết quả làm việc đồng thời lắng nghe ý kiến phê bình của tập thể, của quần chúng để rút ra được bài học về ưu điểm hạn chế, tìm nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót đó để tìm hướng khắc phục. 5.2 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, nghiêm túc khắc phục những nhược điểm. - Thời gian: Sau những lần đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm. - Sự phối hợp: BGH, Tập thể nhà trường. - Biện pháp, cách thức, phương tiện : Khi đã tự kiểm điểm đánh giá và được tập thể nhận xét rút kinh nghiệm, nhận rõ ưu khuyết điểm của mình, thấy được nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót, tôi đã tham khảo ý kiến BGH nhà trường cũng như đồng chí đồng nghiệp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể có liên quan tìm biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót đồng thời phát huy mạnh mẽ những ưu điểm đã đạt được. Lập sổ theo dõi chi tiết đối với từng công việc để làm cẩm nang, làm bài học kinh nghiệm trong công tác. 5.3 – Sát sao trong công tác chỉ đạo, quản lí cập nhật kịp thời tình hình hoạt động chuyên môn của nhà trường để nắm rõ ưu điểm, hạn chế của từng cá nhân. - Thời gian: Thường xuyên. 2 - Sự phối hợp: BGH mở rộng. - Biện pháp, cách thức, phương tiện : Ngay từ đầu năm học và hàng tháng, tuần, bản thân đều xây dựng kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, tỉ mỉ triển khai đến toàn thể CBGV trong trường; Thường xuyên phối hợp với Hiệu trưởng, PHT2, tổ trưởng chuyên môn theo dõi kiểm tra chuyên môn và các hoạt động sư phạm khác như dự giờ thăm lớp, tổ chức các kì thi, việc thực hiện “ Một đổi mới” , đánh giá chỉ rõ ưu điểm, hạn chế yếu kém và đề ra hướng khắc phục đối với từng điểm còn hạn chế cho từng cá nhân; yêu cầu về thời gian khắc phục yếu kém, hoàn thiện những vấn đề còn thiếu sót 5.4 – Động viên khuyến khích đồng chí đồng nghiệp phát huy ưu điểm; tổ chức rút kinh nghiệm khắc phục hạn chế thiếu sót. - Thời gian: Thường xuyên. - Sự phối hợp: Ban thi đua nhà trường; Tập thể cán bộ giáo viên - Biện pháp, cách thức, phương tiện : “ Mười đồng tiến công không bằng một đồng tiền thưởng”, nhằm thúc đẩy đồng chí đồng nghiệp phát huy điểm mạnh của mình, tôi đã tham mưu với Ban thi đua nhà trường xây dựng các tiêu chí thi đua, quy chế về khen thưởng động viên kịp thời từng sự nỗ lực, từng cố gắng dù nhỏ của anh chị em giáo viên nên mọi người đều phấn khởi, tin tưởng ở tập thể và có động lực, tâm thế tốt để làm việc. Sau mỗi nội dung công việc, cùng với BGH nhà trường và tập thể tổ chức rút kinh nghiệm, nghiêm khắc phê bình với tính xây dựng cao, chỉ ra những hạn chế thiếu sót và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế thiếu sót, cùng nhau bàn bạc thống nhất biện pháp khắc phục những điểm yếu đó. Tuyệt đối không dung túng những cá nhân có biểu hiện, hành vi trì trệ, bảo thủ không cầu tiến. 6. Kết quả đạt được - Bản thân không còn tính bảo thủ, luôn nghiêm khắc tự phê bình; biết phát huy những ưu điểm và nghiêm túc khắc phục có hiệu quả những hạn chế thiếu sót, không mắc lại những nhược điểm đã có. Không còn nể nang rụt rè trong đấu tranh phê bình đồng chí đồng nghiệp, tạo được niềm tin cho mọi người. - Đa số cá nhân trong tập thể đã có ý thức đấu tranh góp ý với lãnh đạo, không còn e ngại rụt rè; có ý thức tự phê bình, nghiêm túc rút kinh nghiệm và sửa chữa những hạn chế sai lầm; chất lượng làm việc chung được nâng cao. 7. Bài học kinh nghiệm - Trong phê bình cần phải dân chủ, cấp dưới phải dám thẳng thắn phê bình cấp trên. Cấp trên nên lắng nghe ý kiến phê bình của quần chúng. không trù úm, trả thù. Chúng ta cần phải tránh câu nói :"Đấu tranh rồi tránh đâu”. Những điều đó làm cho việc phê bình và tự phê bình không được đến nơi đến chốn, có khi biến thành một việc hình thức. 3 8. Tự đánh giá: Hoàn thành 9. Thủ trưởng đơn vị đánh giá: Ngày tháng 5 năm 2012 Hiệu trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Phạm Thị Hương Ngày tháng 5 năm 2012 Tổ trưởng chuyên môn ( Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Thảo Ngày20 tháng 5 năm 2012 Người thực hiện ( Ký và ghi rõ họ tên) Đỗ Thị Lý 4 . XUÂN QUANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỘI DUNG Một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của cá nhân 1. Thông tin về người. pháp, cách thức, phương tiện : Trong năm học, sau mỗi một công việc, một hoạt động của bản thân, tôi thường tự nhìn nhận đánh giá kết quả làm việc đồng thời lắng nghe ý kiến phê bình của tập thể,. Xuân Quang - Nhiệm vụ được giao năm học 2011-2012: PHT phụ trách chuyên môn 2. Tên nội dung Một việc tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” “Thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình bản thân và

Ngày đăng: 04/02/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan