PHÂN TÍCH NHỮNG mâu THUẪN căn bản TRONG xã hội PHƯƠNG tây TRUNG đại ( v – XVII )

25 4.9K 17
PHÂN TÍCH NHỮNG mâu THUẪN căn bản TRONG xã hội PHƯƠNG tây TRUNG đại ( v – XVII )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa Lịch Sử BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ - TRUNG ĐẠI ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH NHỮNG MÂU THUẪN CĂN BẢN TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI ( V – XVII ) GVHD : Th.S Triệu Thị Nhân Hậu SVTH : Thái Văn Nam MSSV : 1356040046 Lớp : Lịch Sử K39 TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 1 năm 2015 1 MỤC LỤC Chương 1 3 Cơ sở hình thành xã hội phương Tây trung đại 3 1.1Sự sụp đổ của xã hội La Mã cổ đại 3 1.2 Qúa trình phong kiến hoá xã hội phương Tây trung đại 5 1.2.1 Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến 5 1.2.2 Nguồn gốc giai cấp nông nô 5 1.2.3 Trang viên hoá nền kinh tế 6 1.3 Đặc điểm Kinh tế - chính trị phương Tây trung đại 7 1.3.1. Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến ( sơ kỳ trung đại từ thế kỷ V đến thế kỷ XI ) 7 1.3.2 . Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ( trung kỳ trung đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV ) 9 1.3.3 . Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ( hậu kỳ trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII ) 10 Chương 2 12 Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại 12 2.1 Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại ( V – XI ) 12 2.1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến nhà thờ 12 2.1.2 Đấu tranh giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến 13 2.1.3 Mâu thuẫn giữa Vua với Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục và lãnh chúa nhà thờ) 14 2.2 Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại ( XI – XV ) 15 2.2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến 15 2.2.2 Đấu tranh giữa thợ thủ công chống quý tộc thành thị 17 2.2.3 Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng 18 2.3 Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại 19 2.3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến 19 2.3.2 Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản 20 Kết Luận 21 Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 25 2 Chương 1 Cơ sở hình thành xã hội phương Tây trung đại 1.1Sự sụp đổ của xã hội La Mã cổ đại Từ những thế kỷ đầu Công nguyên - tức là thời kì đầu của đế chế La Mã, chế độ sở hữu ruộng đất đã phát triển lên cao độ. Giai cấp quý tộc chủ nô , đứng đầu là hoàng đế đã sở hữu đến mức tối đa ruộng đất trong đế quốc. Bản đồ đế quốc La Mã vô cùng rộng lớn : phía Đông tới bờ sông Ơfrát ( Lưỡng Hà ), phía Tây tới bờ Đại Tây Dương , phía Bắc tới sông Ranh, sông Đanuýp, phía Nam tới sa mạc Xahara. Nhưng lúc này trong xã hội có những mâu thuẫn trở nên sâu sắc và việc thất bại từ các cuộc chiến tranh đã dần dần làm cho nền sản xuất kinh tế trong của La Mã lâm vào tình trạng bế tắc, mầm mống của sự suy vong cũng bắt đầu từ đó, chính quyền trung ương ngày càng rệu rã, rơi vào khủng hoảng, không đủ sức chi phối các tập đoàn chủ nô và các thế lực phân quyền cát cứ ở địa phương. Cùng với đó phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ điển hình cũng lung lay đến tận gốc. Giai cấp quý tộc địa chủ ra sức chiếm đất đai làm cho nông dân mất hết ruộng đất, thoát ly sản xuất. Nền kinh tế dựa trên cơ sở bóc lột nô lệ đã trở nên lỗi thời và kìm hãm sức sản xuất phát triển . Quan hệ sản xuất phong kiến từng bước nảy sinh, phát triển. Những điền trang lớn bóc lột người lao động theo kiểu phong kiến xuất hiện. Sự khủng hoảng của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ được biểu hiện rõ thông qua các cuộc đấu tranh của nô lệ, lệ nông ở Xixin, ở Gôlơ vào thế kỷ III SCN. Đến cuối thế kỷ IV, phong trào lại dấy lên và phát triển mạnh mẽ trở thành cuộc chiến tranh nông dân rầm rộ. Những cuộc khởi nghĩa đó làm cơ sở tồn tại của đế quốc La Mã càng thêm thối nát. Mặc dù xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình ở La Mã sụp đổ nhưng đó là một xã hội có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử phát triển phương Tây nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung, đưa xã hội Hy Lạp, La Mã phát triển lên đến đỉnh cao, là một kiểu mô hình nhà nước mới tiến bộ hơn nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, đánh dấu bước phát triển của nhân loại trong việc phát triển kinh tế. Bước vào thế kỷ thứ V TCN, Các bộ tộc người Giécmanh ở vùng phía Tây sông Ranh và phía Đông sông Enbơ đang trong thời kỳ hình thành giai cấp và nhà nước, họ đã tiến vào và chinh phục vùng đất La Mã. Từ đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình phong kiến. Những yếu tố của phương thức sản xuất phong kiến đang chín muồi trong lòng đế quốc La Mã đã đóng vai trò rất lớn trong quá trình đi đến xác lập chế độ phong kiến. Sự 3 sụp đổ của La Mã đã đẩy nhanh việc xóa bỏ những hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ, mở đường cho sự thắng lợi của phương thức sản xuất phong kiến, loại trừ khả năng tái lập nó trong các vương quốc man tộc Franks. Mặt khác, sự phát triển trong nội bộ xã hội của các bộ lạc Giécmanh cũng đã cho phép tạo ra khả năng sẵn sàng tiếp thu các yếu tố của chế độ phong kiến La Mã . 1.2 Qúa trình phong kiến hoá xã hội phương Tây trung đại 1.2.1 Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến Trong quá trình chinh phục vương quốc La Mã, các bộ tộc người Germanh đã chiếm được rất nhiều ruộng đất. Trên cơ sở đó, họ đã mang đất đai phân cấp cho các tướng lĩnh thân cận và ban tặng các giáo hội Kitô giáo nên họ trở giai cấp địa chủ phong kiến Giai cấp địa chủ phong kiến phương Tây bao gồm 4 bộ phận: Thủ lĩnh người Germanh, những thân binh người Germanh, quý tộc chủ nô La Mã đầu hàng và nhà thờ. Đến thế kỷ VIII, chính sách ban cấp ruộng đất của phương Tây có sự thay đổi quan trọng. Để xây dựng chế độ chính trị trung ương tập quyền, đồng thời tổ chức lại lực lượng quân đội, nhà vua đã ban cấp ruộng đất cho kị binh, đồng thời lấy kị binh làm lực lượng nòng cốt của quân đội nhà nước. Các kị binh giúp nhà vua dẹp các quý tộc phiến loạn ở địa phương. Ngược lại, nhà vua ban cấp đất cho các kị sĩ của mình bằng đất công thu được của quý tộc phong kiến theo một chế độ gọi là phong thân – bồi thần. Theo đó, người được phong đất gọi là bồi thần, người ban cấp đất đai cho bồi thần gọi là Tôn chủ (phong thân cho bồi thần). Bồi thần khi được ban cấp đất phải có nhiệm vụ cung cấp binh lính cho phong quân và đóng nghĩa vụ về kinh tế. Tôn chủ có nhiệm vụ bảo vệ bồi thần của mình. Sự ban cấp đất đai như vậy đã hình thành nên bậc thang đẳng cấp phong kiến đó là Vua => công tước => hầu tước => bá tước => tử tước => nam tước.Những người chủ của các lãnh địa được gọi chung là lãnh chúa, quý tộc. Lãnh chúa lớn nhận đất từ vua được gọi là công tước và phải thực hiện nghĩa vụ bôi thần đối với nhà vua. Lãnh địa của công tước thường rất lớn, họ ban cấp đất đai của mình cho người khác gọi là hầu tước, những hầu tước này phải thực hiện nghĩa vụ bồi thần đối với các công tước. Tiếp đó các hầu tước ban cấp đất đai cho bá tước. Với hình thức lãnh địa này, chế độ ruộng đất phong kiến được hình thành và giai cấp phong kiến ngày càng trở nên đông đảo. Nhưng chẳng bao lâu, chính sách phong cấp ruộng đất ấy cũng có tác dụng ngược lại, chẳng bao lâu thế lực của các của các lãnh chúa lớn mạnh trở thành những ông vua con ở địa phương không phục tùng chính quyền trung ương nữa. Do đó, một mâu thuẫn được 4 xác lập xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại là mâu thuẫn giữa Vua với lãnh chúa phong kiến. 1.2.2 Nguồn gốc giai cấp nông nô Cuối thời kì của đế quốc La Mã mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô trở nên gay gắt. Thời kỳ này các chủ đại trang viên cấp cho nô lệ nhà ở riêng và cắt trang viên của mình thành từng mảnh đất nhỏ giao cho nô lệ tự cày cấy với những nông cụ súc vật và giống má do chủ cung cấp. Đến vụ thu hoạch nô lệ chỉ cần nộp phần lớn hoa lợi cho địa chủ chủ nô, người nô lệ đã dần trở thành người lệ nông. Người lệ nông so với nô lệ họ có được chút ít tự do, được hưởng một phần lợi ích từ ruộng đất. Đời sống của lệ nông thời gian đầu có được cải thiện nhưng về sau vì túng thiếu, lệ nông phải vay mượn nên ngày càng bị lệ thuộc vào chủ nô. Thời gian đầu lệ nông họ đấu tranh bằng cách bỏ trốn, nhưng về sau họ nổi dậy khởi nghĩa kết hợp với nô lệ. Lệ nông trở thành một động lực cách mạng lật đổ chế độ chiếm hữu nô lệ. Lệ nông là giai cấp quá độ từ nô lệ lên nông nô. Khi chiếm được đế quốc La Mã, người Germanh đã ban tiến hành ban cấp đất đai, trong đó bộ phân binh sĩ người Germanh cũng được ban cấp đất đai với số lượng ít. Như vậy binh sĩ người Germanh cùng với lệ nông trở thành giai cấp nông dân tự do. Trong xã hội còn có nông dân nửa tự do, họ là những người có địa vị cao hơn nô lệ, nhưng lại thấp hơn lệ nông. Họ cũng được giao cho một mảnh đất để canh tác và truyền mảnh đất ấy từ đời này sang đời khác. Ngoài ra cũng còn một bộ phận nhỏ những người nô lệ lao động nông nghiệp khác.Tuy nhiên, giai cấp nông dân tự do vì các nguyên nhân như thiên tai mất mùa, gia súc chết không canh tác được, chịu thuế khoá nặng nề, đi làm nghĩa vụ binh dịch … nên rất nhiều nông dân bị phá sản, họ phải bán ruộng đất trở thành những người không có tư liệu sản xuất, họ chỉ còn cách nhận ruộng đất của lãnh chúa đẻ làm làm ăn và trở thành nông dân lệ thuộc. Do sự tranh chấp đất đai giữa các lãnh chúa để tăng cường quyền lực nên ruộng đất của những người nông dân tự do có nguy cơ bị các lãnh chúa chiếm đoạt, do đó người nông dân tự do chỉ còn cách dâng ruộng đất cho lãnh chúa hoặc giáo hội nhờ họ che chở rồi xin nhận lại mảnh đất ấy để cày cấy. Như vậy, nông dân tự do không những đã mất quyền sở hữu đất đai của mình mà bản thân mình cũng không còn là người tự do nữa. Từ đó những người nông dân tự do và cả đời con cháu của họ đã trở thành nông nô. Về mặt chính trị, tuy nông nô chưa hoàn toàn mất tự do, nhưng họ bị lệ thuộc vào lãnh chúa về mặt thân thể . Họ không được tự tiện rời bỏ ruộng đất mà chủ giao cho, hơn nữa con cháu về sau cũng phài kế thừa và làm nông nô cho lãnh chúa. Như vậy, tuy nông 5 nô không hoàn toàn mất tự do, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào lãnh chúa nhưng thực tế thì đời sống và địa vị của họ không hơn nô lệ được bao nhiêu. 1.2.3 Trang viên hoá nền kinh tế Trong thời kỳ cuối của chế độ La Mã các trang viên đã xuất hiện. Khi người Germanh xâm chiếm đế quốc La Mã và thành lập các trang viên, các lãnh chúa thường dựa vào các cơ sở có sẵn như các điền trang của chủ nô La Mã trước kia, chỉ những nơi không có các cơ sở cũ thì họ mới thành lập những trang viên hoàn toàn mới. Tuỳ theo từng nơi mà diện tích của trang viên cũng khác nhau. Các trang viên thường bao gồm một ngôi làng (đôi khi nhiều hơn) là chỗ ở của các nông dân tự do và không tự do. Một con suối với một hoặc hai cái ao… Vùng đất canh tác ở trong các trang viên được chia làm nhiều phần, phần lớn hơn thường thường giữa 1/3 hoặc 1/2 gồm có ruộng đất của địa chủ, phần khác là phần đất nhà chung được canh tác trồng trọt thuộc quyền sử dụng của nhà thờ, phần còn lại được phân thành tài sản của tá điền và đất chung. Trang viên phong kiến là những đơn vị kinh tế tự cấp tự túc. Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, trong trang viên còn sản xuất thủ công nghiệp . Cho nên, trong các trang viên ngoài những nông nô làm ruộng còn có những nông nô làm nghề thủ công như thợ mộc, thợ rèn, thợ dao kiếm, thợ vàng bạc, thợ tiện… Các trang viên về cơ bản có thể thoả mãn được nhu cầu về lương thực – thực phẩm cũng như các loại đồ dùng hàng ngày của lãnh chúa và nông nô. chỉ có những thứ không sản xuất được như muối, sắt, và các thứ hàng xa xỉ như vải, lụa, hương liệu, vũ khí thì trang viên mới phải mua từ bên ngoài. Do đó, kinh tế hàng hoá phương Tây sơ kỳ trung đại chưa có gì đáng kể, tình trạng được kéo dài cho đến khi thành thị ra đời. 1.3 Đặc điểm Kinh tế - chính trị phương Tây trung đại 1.3.1. Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến ( sơ kỳ trung đại từ thế kỷ V đến thế kỷ XI ) a. Đặc điểm kinh tế Khi vương quốc của người Germanh được thành lập do trình độ phát triển kinh tế của họ còn thấp (cuối thời kỳ công xã nguyên thủy), vì sự yếu kém nên họ đã tàn phá nền kinh tế hàng hóa trong các thành thị La Mã cổ, làm cho nền kinh tế phương Tây ở thời sơ kỳ trung đại hết sức thấp kém. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ điển hình La Mã sụp đổ, cùng với sự phân chia ruộng đất và phong tước vị (phong tước – kiến địa) cho nhau thì phương thức sản xuất phong kiến ra đời làm hình thành nên những giai cấp mới cho xã hội phương Tây. Những 6 giai cấp mới đó là giai cấp nông nô và giai cấp lãnh chúa phong kiến bao gồm bộ phận quý tộc thế tục và quý tộc nhà thờ. Đặc điểm kinh tế chủ yếu thời sơ kỳ trung đại là quá trình lãnh địa hóa đất đai, kinh tế sơ kỳ trung đại phương Tây là nền kinh tế tự cấp tự túc, thủ công nghiệp và nông nghiệp chưa tách rời nhau. Toàn bộ hoạt động kinh tế trong xã hội phong kiến sơ kỳ đều tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Người chủ trong các lãnh địa gọi chung là lãnh chúa. Người sản xuất chính là nông nô. Kinh tế thời sơ kỳ trung đại cũng chịu ảnh hưởng lớn của Giáo hội Kitô giáo, Giáo hội chiếm đoạt rất nhiều ruộng đất trở thành một bộ phận trong giai cấp lãnh chúa, đó là lãnh chúa, quý tộc phong kiến nhà thờ. Bộ phận này cùng với quý tộc phong kiến thế tục đã bóc lột tô thuế nặng nề từ nông nô. b.Tư tưởng chính trị - xã hội Chế độ trang viên hoá nền kinh tế làm cho mỗi lãnh địa trở thành một quốc gia riêng, có chính quyền, tổ chức quân đội và một chế độ kinh tế tài chính riêng Tuy vậy giữa các lãnh chúa vẫn có những mối quan hệ với nhau theo quan hệ phong thân – bồi thần, một lãnh chúa có thể là người phong thân, bảo vệ quyền lợi của lãnh chúa này nhưng cũng có thể là bồi thần thực hiện những nhiệm vụ đối với lãnh chúa khác. Vì vậy thời đó có câu ngạn ngữ “ bồi thần của bồi thần của ta không phải là bồi thần của ta ”. Chính trị - xã hội, xuất hiện sự phân chia giữa hai quyền lực đó là quyền lực chính trị và quyền lực tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền rất gay gắt. Xong, nhìn chung trong thời kỳ này thần quyền luôn chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Nhà vua khi muốn có quyền lực phải được nhà thờ chấp thuận, Giáo hội lợi dụng lòng tin của nhân dân để bảo vệ củng cố chế độ phong kiến. Ở Tây âu thời kì Pêpanh lên nắm quyền thay cha là Sáclơ Mácten, với ý định thâu tóm quyền lực vào trong tay mình Pêpanh đã thỉnh cầu giáo hoàng La Mã “ trong một nước, người làm vua không có thực quyền, trái lại người không làm vua lại nắm thực quyền thì làm thế nào?”. Giáo hoàng La Mã trong lúc đang gặp khó khăn rất lớn vì người Lôngbác xâm nhập đất Italia cần được chính phủ Franks giúp đỡ . Do đó, giáo hoàng đã trả lời Pêpanh là người nắm thực quyền nên xưng làm vua. Năm 756 Pêpanh đã đem những vùng đất chiếm được của người Lôngbác giao cho giáo hoàng. Cho thấy quyền lực của Giáo hội thiên chúa giáo chi phối thế quyền nhà nước Tây Âu. Thời kỳ này cũng được xem là “ đêm trường ” tăm tối và khắc nghiệt – Giai cấp quý tộc phong kiến thoả hiệp, cấu kết với tăng lữ quý tộc đàn áp và thống trị nông nô. 7 Về văn hoá, đây là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nhà thờ là nơi chiếm nhiều ruộng đất và hình thành nên bộ phận phong kiến nhà thờ tương đối lớn, nhà thờ cũng là nơi nắm quyền lực chính trị, pháp luật … Thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị. 1.3.2 . Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ( trung kỳ trung đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV ) a. Kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại Kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại đươc chứng kiến sự ra đời của các thành thị, diễn ra từ trong các thế kỉ X, XI. Trước đây, thời sơ kỳ trung đại kinh tế của phương Tây phát triển trong các điền trang của lãnh chúa theo mô hình khép kín, kinh tế nông nghiệp chưa tách rời khỏi thủ công nghiệp. Bước vào trung kỳ trung đại do sự ra đời của các công cụ mới, kỹ thuật mới và chủ yếu là năng suất lao động tăng làm cho sản thừa trong nông nghiệp xuất hiện nên thợ thủ công thoát ly khỏi nông nghiệp, người thợ thủ công lấy những sản phẩm của mình trao đổi với sản phẩm nông nghiệp. Dần dần họ trở thành mầm mống của tầng lớp thị dân. Sự tách rời của nền kinh tế nông nghiệp với thủ công nghiệp đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân, tầng lớp thị dân muốn trao đổi hàng hoá đòi hỏi phải cần phải có thị trường, thị trường đó phải là nơi có đông người qua lại để dễ trao đổi, phải là nơi có tư liệu sản xuất, nơi có an ninh. Những nơi đó có thể là ngã ba sông, ngã ba đường, ngã tư đường, các tu viện, thành thị La Mã cổ đại Do đó, những nơi này trở thành những thành thị đầu tiên của nền kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại. Cũng chính sự ra đời của các thành thị trên các thành thị của La Mã cổ đại nên trong giai đoạn đầu tầng lớp thị dân chịu sự áp đặt, chi phối của quý tộc phong kiến. Từ đó dẫn tới sự mâu thuẫn giữa tầng lớp thị dân với lãnh chúa phong kiến nhằm giành quyền tự trị của các thành phố. Sự ra đời của thành thị là điều kiện để phát triển tầng lớp thị dân, thợ thủ công, thợ học việc và thành thị cũng là nơi diễn ra các phong trào đấu tranh của thị dân, các tầng lớp khác trong xã hội. Như vậy, có thể nói rằng thành thị chính là môi trường, không gian đưa đến sự hình thành và phát triển các mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại. Đặc điểm nền kinh tế phương Tây trung kỳ trung đại là sự tách rời của nền kinh tế nông nghiệp với thủ công nghiệp, sự ra đời của các thành thị và sự phát triển của kinh tế thương nghiệp. b. Về tư tưởng chính trị phương Tây trung kỳ trung đại 8 Phương Tây thời trung kỳ trung đại vẫn chịu sự khống chế và chi phối rất lớn bởi tư Thiên Chúa giáo. Giáo hội Thiên Chúa giáo không chỉ là một tổ chức tôn giáo mà còn là một tổ chức kinh tế phong kiến. Giáo hội chiếm hữu rất nhiều ruộng đất, có tới 30% diện tích đất đai cày cấy và hàng vạn nông nô ở Tây Âu thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Thiên Chúa giáo. Chính trị trung kỳ trung đại hình thành liên minh giữa Vua và tầng lớp thị dân ( Vua cần tiền,tầng lớp thị dân cần địa vị hợp pháp ). Vua trấn áp những lãnh chúa lớn bằng các cuộc chiến tranh và tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại giáo hội bằng các hình thức đánh thuế, hạn chế quyền lực. Một số vua chúa của các nước như Anh, Pháp. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã đoàn kết với tầng lớp thị dân để đánh bại bọn quý tộc phong kiến, xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. Một số quốc gia khác như Đức, Italia do thị dân phân tán không tập trung ủng hộ nhà vua nên nhà vua chưa thực hiện được chế độ phong kiến tập quyền. Vì vậy, cho nên phương Tây trung kỳ trung đại tồn tại cả hai chế độ phong kiến là phong kiến phân quyền và phong kiến tập quyền. 1.3.3 . Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ( hậu kỳ trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII ) a. Đặc điểm kinh tế thời hậu kỳ trung đại Đặc điểm lớn về kinh tế thời kỳ này là sự giải thể của các phường hội thủ công thay vào đó là sự ra đời của các công trường thủ công đó là công trường phân tán, công trường tập trung, công trường hỗn hợp. Với sức phát triển của kinh tế và cải tiến kỹ thuật đã đưa đến nhũng mầm mống cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến. Chủ nghĩa tư bản ra đời dựa trên hai điều kiện cơ bản là vốn (tư bản) và sức lao động. Muốn có vốn và sức lao động thì đòi hỏi phải tích luỹ. Sự tích luỹ vốn và sức lao động đó của được Karl Marx gọi là tích luỹ ban đầu hay tích luỹ nguyên thuỷ. Nhà tư bản tích luỹ vốn qua việc buôn bán nô lệ và hoạt động cướp biển. Việc buôn bán nô lệ của các nhà tư bản ban đầu đã hình thành nên “ Nền thương nghiệp tam giác”. Qua việc buốn bán nô lệ từ Châu Phi qua Châu Mỹ người tư bản Châu Âu đã tích luỹ được một số vốn. Nhưng sự buôn bán nô lệ Châu Phi đã làm cho Châu Phi thiếu thốn người lao động và dân số suy giảm. Hoạt động cướp biển đã hình thành nên các đội thương thuyền, hãng tàu buôn. Cướp biển là một trong những nguồn đưa lại sự tích luỹ vốn rất nhiều. Quá trình tích luỹ sức lao động của tư bản ở Anh bằng hình thức “rào đất cướp ruộng” những nhà tư bản đã đuổi nông nô ra khỏi đất đai của lãnh chúa. Trước đây người nông 9 dân bỏ trốn ra khỏi các lãnh địa thì đó là một trong những tội nặng nhất có thể xử tử hình. Sau khi chủ nghĩa tư bản ra đời đã đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất, vì thế giai cấp nông dân được tự do về mặt thân thể nhưng họ bị tước đoạt về tư liệu sản xuất nên phải ra các thành thị bán sức lao động trở thành người làm thuê trong các công trường thủ công. Họ trở thành giai cấp vô sản. Chính sự tích luỹ tư bản ban đầu và sau này là sự áp bức bóc lột thậm tệ giai cấp vô sản trong các công trường thủ công đã hình thành mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở nước Italia từ rất sớm (thế kỷ XIV), do ở miền Bắc nước Italia tập trung chủ yếu các đầu mối giao dịch hàng hoá Đông – Tây như : Venise, Gêneo, Florence, Milan Mặt khác, giai cấp tư sản đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ hơn phương thức sản xuất phong kiến. Dưới chế độ phong kiến, tuy giai cấp tư sản cũng là giai cấp bóc lột ( bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê ), nhưng lại là giai cấp bị trị và bị chế độ phong kiến kìm hãm, đồng thời giai cấp tư sản mới ra đời nên chưa có quyền lực và địa vị chính trị. Do đó, quan hệ sản xuất tư bản cũng tạo ra mối mâu thuẫn căn bản nhất trong xã hội thời hậu kỳ trung đại đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến. b. Tư tưởng chính trị thời hậu kì trung đại Bắt đầu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII chế độ phong kiến ở phương Tây bước vào thời kỳ tan rã. Giai cấp tư sản đang từng bước trưởng thành và lớn mạnh, không khoan nhượng với chế độ phong kiến, họ muốn xoá bỏ đẳng cấp phong kiến, đòi tách vấn đề nhà nước pháp quyền ra khỏi tôn giáo… xây dựng nền tảng của thể chế dân chủ tư sản. Trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ chuyên chế của giai cấp địa chủ phong kiến và giới quý, nhà thờ … các nhà tư tưởng tư sản đã nêu lên những học thuyết, những tư tưởng về pháp quyền tự nhiên, về chủ nghĩa tự do. Hệ tư tưởng phong kiến – giáo hội là trở ngại lớn cho sự ra đời của hệ tư tưởng – văn hoá của giai cấp tư sản , cho nên ngay khi mới ra đời, giai cấp tư sản đã dùng chủ nghĩa nhân văn và nền văn hoá cổ đại để phê phán, đả kích nền văn hoá phong kiến – giáo hội và vận động nhân dân chống lại giáo hội thiên chúa giáo . 10 [...]... Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh v chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự v t, hiện tượng hoặc giữa các sự v t, hiện tượng v i nhau Mâu thuẫn xã hội là sự đối lập, xung đột, đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội v i nhau do sự mâu thuẫn v lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội mâu thuẫn v i nhau Mâu thuẫn xã hội. .. nhau Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung đại có thể hiều là mâu thuẫn xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp diễn ra trong một khoảng không gian xác định là Châu Âu trong khoảng thời gian xác định, đó là khoảng thời gian từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII –XVIII ( thời kỳ trung đại ) Xã hội phương Tây trung đại tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài ( V – XVII ), trong khoảng thời gian đó có những mốc thời gian... phát triển v kinh tế - v n hoá – giáo dục của xã hội phương Tây Do đó, trong những mốc thời gian đánh dấu sự tiến bộ của xã hội bên cạnh sự phát triển của các mâu thuẫn cũ còn có sự hình thành v phát triển của các mâu thuẫn mới 2.1 Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại ( V – XI ) 2.1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục v phong kiến nhà thờ Sự phân phong ruộng đất cho nhà thờ v giáo hội Cơ đốc... nhân ( thế kỷ 21 XI – XV ), tư sản v v i v sản v tư sản, v sản v i quý tộc phong kiến ( thế kỷ XVI – XVII ) Chính những mối mâu thuẫn nảy sinh đó là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự bùng nổ những phong trào đấu tranh giành quyền tự trị cho giai cấp bị trị Mặt khác, chính sự kết hợp của kinh tế v xã hội kết hợp v i mâu thuẫn mới ở hậu kỳ trung đại đã dần đưa chế độ phong kiến phương Tây. .. các mối mâu thuẫn chủ yếu là do sự đối kháng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế trong từng thời kì đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của các giai cấp, tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp quý tộc phong kiến v nông nô Các mối mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây căn bản là : quý tộc phong kiến v i nông nô ( thế kỷ V – X ), quý tộc thành thị v i thợ thủ công v thương... hậu kỳ cũng cho ta thấy được mâu thuẫn căn bản giữa hai phương thức sản xuất phong kiến v tư bản chủ nghĩa : tư sản mâu thuẫn v i v sản đồng thời tư sản cũng mâu thuẫn v i quý tộc phong kiến Trong thời mạt kỳ trung đại kéo dài từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến v chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập v o tất cả các nền kinh tế ở các nước Tây Âu Tuy buổi đầu hình thành... thành thị dân, v cả hai đều có chung một kẻ thù ngăn cản sự phát triển v quyền lực là quý tộc, lãnh chúa phong kiến nên mâu thuẫn giữa nhà Vua v i lãnh chúa mới từng bước được giải quyết Quyền lực dần dần được tập trung trong tay nhà Vua 2.2 Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại ( XI – XV ) 2.2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến  Nguyên nhân hình thành mâu thuẫn Nguyên nhân... chủ xưởng trong các phường hội mà v i tất cả tầng lớp giàu có v có thế lực ở thành thị 17 2.3 Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại 2.3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản v giai cấp quý tộc phong kiến Bước v o thế kỷ XVI – XVII, địa v kinh tế, chính trị của giai cấp quý tộc phong kiến đã giảm sút Mặc dù chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, sự bóc lột nông dân phụ thuộc ở phương Tây v n còn tồn... thế kỷ ( V – XVII ) trong đó căn cứ theo tiến trình của lịch sử phong kiến có thể chia làm ba thời kỳ là sơ kỳ, trung kỳ v mạt kỳ Có thể nói một cách thiết thực rằng phong kiến sơ kỳ cho ta thấy được mối mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là giữa vua v i lãnh chúa, giữa lãnh chúa v i nông nô Còn phong kiến trung kỳ cho ta thấy rõ mối mâu thuẫn giữa quý tộc thành thị, thợ thủ công v thương nhân Đối v i phong... đàn áp v bóc lột nông nô Dù cực khổ nhưng người nông nô không được tự ý rời bỏ miếng đất của lãnh chúa Họ có thể bị bán đợ hoặc cũng có thể là quà biếu đi kèm v i miếng đất họ cày khi lãnh chúa tặng miếng đất đó cho một người khác 12 Sự mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại chính là sự đối kháng giữa hai giai cấp căn bản trong xã hội Một bên là những người nông dân (nông n ) v i một . kỷ XVII ) 10 Chương 2 12 Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại 12 2.1 Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại ( V – XI ) 12 2.1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục v phong. các giai cấp trong xã hội v i nhau do sự mâu thuẫn v lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội mâu thuẫn v i nhau. Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung đại có thể hiều là mâu thuẫn xã hội giữa các. giữa nông nô v i lãnh chúa phong kiến 13 2.1.3 Mâu thuẫn giữa Vua v i Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục v lãnh chúa nhà th ) 14 2.2 Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại ( XI – XV ) 15 2.2.1

Ngày đăng: 03/02/2015, 21:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1

  • Cơ sở hình thành xã hội phương Tây trung đại

  • 1.1 Sự sụp đổ của xã hội La Mã cổ đại

  • 1.2 Qúa trình phong kiến hoá xã hội phương Tây trung đại

    • 1.2.1 Sự hình thành chế độ ruộng đất phong kiến

    • 1.2.2 Nguồn gốc giai cấp nông nô

    • 1.2.3 Trang viên hoá nền kinh tế

    • 1.3 Đặc điểm Kinh tế - chính trị phương Tây trung đại

      • 1.3.1. Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ phong kiến ( sơ kỳ trung đại từ thế kỷ V đến thế kỷ XI )

      • 1.3.2 . Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ( trung kỳ trung đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV )

      • 1.3.3 . Thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ( hậu kỳ trung đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII )

      • Chương 2

      • Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại

      • 2.1 Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại ( V – XI )

        • 2.1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến nhà thờ

        • 2.1.2 Đấu tranh giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến.

        • 2.1.3 Mâu thuẫn giữa Vua với Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục và lãnh chúa nhà thờ)

        • 2.2 Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kỳ trung đại ( XI – XV )

          • 2.2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến

          • 2.2.2 Đấu tranh giữa thợ thủ công chống quý tộc thành thị

          • 2.2.3 Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng

          • 2.3 Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại

            • 2.3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến

            • 2.3.2 Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

            • Kết Luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan