1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tín NHIỆM của KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN dầu KHÍ TOÀN cầu

29 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 386,47 KB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO  VÕ QUANG HẢI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐÀO DUY HUÂN TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013 1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC …ĐANG NHẦM LẨ ĐỐI TƯỢNG NC : TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG TÍN NHIỆM DN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài: 2 Nợ xấu của các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ tín dụng tăng cao. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự yếu kém của quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và thực tiễn đã cho thấy thất bại của ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng gắn chặt với thiếu hiểu biết về khách hàng (thông tin bất cân xứng). Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là sử dụng kỹ thuật phân tích chấm điểm để xếp hạng tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được các ngân hàng thương mại (NHTM) quan tâm ngay từ những năm trước nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hiệu quả và sự hoàn thiện của quy trình xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ vẫn chưa cao và đồng nhất giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Trong hệ thống NHTM Việt Nam thì Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) nằm trong nhóm những ngân hàng nhỏ cả về vốn chủ sở hữu lẫn số lượng chi nhánh. Hệ thống XHTD nội bộ tại GP.Bank đã được xây dựng và triển khai ứng dụng từ năm 2007, tuy nhiên qua kiểm chứng thực tế tình trạng nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng trong những năm gần đây vẫn gia tăng và gây nhiều thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân khách quan và những khó khăn chung của ngành ngân hàng, tình trạng nợ xấu của GP.Bank còn có nguyên nhân chủ yếu nằm ở hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng mà hệ thống XHTD nội bộ của GP.Bank chưa hoàn thiện, đặc biệt ở công tác XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn. Theo khảo sát của tác giả nợ xấu từ phía khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ xấu. Điều này cho thấy hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu còn nhiều hạn chế dẫn đến việc sàng lọc khách hàng chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phân tích đánh 3 giá các yếu tố ảnh hưởng đến tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu” làm luận văn cao học của mình. Đề tài nghiên cứu của tác giả nhằm đóng góp một số ý kiến vào mục đích nâng cao hiệu quả công tác XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại GP.Bank. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan: Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu về xếp hạn tín nhiệm nói chung và đánh giá các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM nói riêng không phải là một đề tài mới đối với hệ thống tài chính ngân hàng nói chung và một luận văn thạc sỹ nói riêng. Điển hình, dẫn chứng một số nghiên cứu về đề tài này mà tác giả có cơ hội được tham khảo gồm: PHẢI TRÌNH BÀY TÓM TẮT TỪNG CÔNG TRÌNH NÓI GÌ GÌ THIEU SÓT LÀ CHỦ ĐỀ CỦA TÁC GIẢ NC o Nguyễn Tr ư ờng Sinh, 2009, “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” o Trần Đại Sinh, 2007, “ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại Tp Hồ Chí Minh”. o Phan Thị Thanh Lâm, 2012, “ Vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thường Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” o TS. Nguyễn Xuân Đồng, 2012, “ Bàn về vai trò của xếp hạng tín dụng đối với phát triển kinh tế và quản trị rủi ro”. o Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, Kỷ yếu hội thảo khoa học: “An toàn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam”. o Jens Hilscher, Mungo Ivor Wilson, 2013, “ Xếp hạng tín dụng và rủi ro chính dụng: Một phép đo đầy đủ?”. o Mohamed A. Elbannan, 2003, “Chất lượng kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính, Quản trị công ty và xếp hạng tín dụng”. o Srinivas Gumparthi, 2012, “Xây dựng và phát triển mô hình đánh giá rủi ro tín dụng với các Khách hàng doanh nghiệp lớn - Một phân tích so sánh”. 4 o Srinvas Gumparth, Swetha Khatri và V. Manickavasagam, 2011, “Xây dựng và phát triển các mô hình xếp hạng tín dụng trong các ngân hàng khu vực công ở Ấn Độ: Tài liệu tham khảo đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. o …v…v… Tuy nhiên, trong tất các các nghiên cứu về đề tài xếp hạng tín nhiệm nói chung, cũng như các đề tài nghiên cứu về hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM nói riêng, chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại GP.Bank. Đề tài của tác giả tập trung vào đối tượng chính là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng mà chủ thể được nghiên cứu cụ thể trong luận văn là Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. Do đó, tác giả tin rằng đóng góp của đề tài là giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống XHTD nội bộ cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng Ngân TMCP Dầu Khí Toàn Cầu nói riêng và cho hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM tại Việt Nam nói chung. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Về lý luận : Phân tích và hệ thống cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng, các mô hình xếp hạng tín dụng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó nêu bật sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Về thực tiễn : Làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank, đưa ra những đánh giá cụ thể về các yếu tố chính tác động đến tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn tại GP.Bank, qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tín nhiệm của khách hàng vay vốn dựa trên các chỉ tiêu xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của GP.Bank, thông qua nghiên 5 cứu quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ và kết quả xếp hạng của 110 khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank. Phạm vi nghiên cứu: o Về thời gian: Phân tích, đánh giá quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ban hàng năm 2007 và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. o Về không gian: Đề tài chỉ chủ yếu tập trung phân tích các kết quả xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp đang vay vốn tại GP.Bank và quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ của GP.Bank. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: o Phương pháp quy nạp o Phương pháp diễn dịch o Phương pháp phỏng vấn chuyên gia o Phương pháp thống kê mô tả o Phường pháp định lượng theo mô hình kinh tế lượng. Đề tài lấy mẫu gồm các dữ liệu của khách hàng doanh nghiệp tại GP.Bank bao gồm: Báo cáo tài chính, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh… 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: Việc nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Về lý luận, đề tài này giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xếp hạng tín nhiệm nói chung và các quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại nói riêng. Về thực tiễn, đề tài này đưa ra nhận định về các yếu tố tác động lên tín nhiệm của các doanh nghiệp vay vốn, bên cạnh đó là đánh giá được các mặt hạn chế của quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại GP.Bank, từ đó đưa ra các đề nghị nhằm xây dựng một quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện cho GP.Bank. 1.7. Bố cục nghiên cứu: Bài nghiên cứu gồm 5 chương, chi tiết như sau: o Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. o Chương 2: Tổng quan lý luận. 6 o Chương 3: Mô hình nghiên cứu. o Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. o Chương 5: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHỦ ĐỀ LÀ TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG ĐẾN DN CHỨ KHÔNG PHẢI TÍN NHIỆM DN 2.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng 2.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng 2.1.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 2.1.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 7 2.1.2.2. Đối với các nhà phát hành 2.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài 2.1.2.4. Đối với các trung gian tài chính 2.1.2.5. Đối với Ngân hàng thương mại 2.1.2.6. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán 2.1.2.7. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng 2.1.3. Các nguyên tắc và các yếu tố của một mô hình xếp hạng tín nhiệm 2.1.4. Một số phương pháp xếp hạng tín dụng hiện nay 2.1.4.1. Phương pháp chuyên gia 2.1.4.1.1. Phương pháp phân loại tín dụng doanh nghiệp của S&P 2.1.4.1.2. Phương pháp phân loại tín dụng doanh nghiệp của Fitch 2.1.4.1.3. Phương pháp phân loại tín dụng doanh nghiệp của Moddy’s 2.1.4.2. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng 2.1.4.2.1. Mô hình chi số Z của Altman 2.1.4.2.2. Mô hình rủi ro tín dụng Zeta 2.1.4.2.3. Mô hình cấu trúc tổng hợp của Merton 2.1.4.2.4. Ứng dụng mô hình Logit trong phân loại doanh nghiệp 2.2. Các nghiên cứu trước đây 2.2.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về xếp hạng tín nhiệm, từ các nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm của 1 quốc gia như: “Yếu tố quyết định và tác động của đánh giá tín nhiệm quốc gia của Richard Cantor và Frank Packer, 2007”, đến các nghiên cứu về các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như: “Ngành xếp hạng tín dụng: Cạnh tranh và quy tắc của Fabian Dittrich, năm 2007” , “ Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của Jakob De Haan ,Fabian Amtenbrink, năm 2011”, “Tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cải cách quy định của Aline Darbellay, Frank Partnoy, năm 2012”… Và nhiều nghiên cứu khác về xếp hạng tín dụng nói chung và hệ thống XHTD nội bộ được sử dụng trong các ngân hàng. Dưới đây mô tả chi tiết một số nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và phát triển các mô hình xếp hạng tín dụng trong các ngân hàng khu vực công ở Ấn Độ: Tài liệu tham khảo đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.” Của Srinvas Gumparthi , Swetha Khatri và V. Manickavasagam , năm 2011. Nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng và phát triển các mô hình xếp hạng tín dụng cho các ngân hàng khu vực công ở Ấn Độ. Trên cơ sở đánh giá sự cần thiết phải tăng cường tính hiệu quả của các mô hình hiện có và nhận ra tác động của các chuẩn mực 8 Basel II. Các thông số rủi ro đã được phân loại theo bốn nhóm cụ thể là: Rủi ro ngành, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro quản lý. Bảng 2.1. Bảng điểm số của các nhân tố được sử dụng để đánh giá tín nhiệm của các khách hàng STT NHÂN TỐ SỐ ĐIỂM Rủi ro ngành 280 1 Chu kỳ kinh doanh 4.85 2 Khoảng cách cung-cầu trong trong ngành 4.71 3 Chính sách của chính phủ đối với ngành 4.71 4 Rào cản trong ngành 5.13 5 Triển vọng tăng trưởng của ngành 4.38 6 Năng lực công nghệ 4.22 Rủi ro kinh doanh 260 7 Lịch sử 3.46 8 Mối quan hệ với nhà cung cấp 3 9 Mối quan hệ với khách hàng 2.9 10 Cạnh tranh 4 11 Công nghệ 2.77 12 Chuyên môn 2.9 13 Nhu cầu về các sản phẩm 2.9 14 Sức mạnh của mạng lưới phân phối 4.07 Rủi ro tài chính 290 15 Thanh khoản 5.51 16 Đòn bẩy 5.31 17 Tăng trưởng doanh thu 4.35 18 Lợi nhuận 4.54 19 Phạm vi quan tâm 4.75 20 Tỷ lệ hoạt độn 4.54 Quản lý rủi ro 170 21 Minh Bạch 1.77 22 Yếu tố gia đình 2.11 23 Tình trạng tài chính 1.55 24 Chất lượng nhân viên 2 25 Hồ sơ thanh toán 2.29 26 Hồ sơ tuân thủ 1.62 27 Cơ cấu tổ chức 1.93 9 (Nguồn: Design and development of credit rating model for public sector banks in India: Special reference to small and medium enterprises; Srinvas Gumparthi, Swetha Khatri1 and V. Manickavasagam) Bài nghiên cứu sử dụng mẫu được thu thập từ 15 ngân hàng và số lượng chuyên gia đã được khảo sát là 30. Bài nghiên cứu chọn mẫu 31 công ty vừa và nhỏ, với các dữ liệu thứ cấp (các chỉ số tài chính từ các BCTC và các kết quả xếp hạng của các ngân hàng). Mô hình nghiên cứu: Y = a + k 1 X 1 +k 2 X 2 +……. +k n X n Trong đó Y là một biến phụ thuộc, X 1 , X 2 X n là biến độc lập và k 1 , k 2 ,…., k n là hệ số của các biến độc lập . Các biến phụ thuộc và độc lập như sau: o Biến phụ thuộc ( Y) là đánh giá rủi ro của khách hàng o Các biến độc lập ( X 1 , X 2 X 27 ) như sau: Trong đó: X 1 = Chu kỳ kinh doanh, X 2 = Khoảng cách cung-cầu trong trong ngành, X 3 = Chính sách của chính phủ đối với ngành, X 4 = Rào cản trong ngành, X 5 = Triển vọng tăng trưởng của ngành, X 6 = Năng lực công nghệ , X 7 = Lịch sử , X 8 = Mối quan hệ với nhà cung cấp, X 9 = Mối quan hệ với khách hàng, X 10 = Cạnh tranh , X 11 = Công nghệ , X 12 = Chuyên môn , X 13 = Nhu cầu về các sản phẩm , X 14 = Sức mạnh của mạng lưới phân phối , X 15 = Thanh khoản , X 16 = Đòn bẩy, X 17 = Tăng trưởng doanh thu , X 18 = Lợi nhuận, X 19 = Phạm vi quan tâm , X 20 = Tỷ lệ hoạt động , X 21 = Minh Bạch , X 22 = Yếu tố gia đình , X 23 = Tình trạng tài chính , X 24 = Chất lượng nhân viên, X 25 = Hồ sơ thanh toán , X 26 = Hồ sơ tuân thủ và X 27 = Cơ cấu tổ chức. Kết quả hồi quy: Y = 0.841X 1 + 0.369X 2 + 0,548X 3 - 0.205X 4 - 0,002 X 5 - 0,055 X 6 - 0,069 X 7 + 0.845X 8 - 0,087 X 9 - 0.021 X 10 + 0.616 X 11 - 1,068 X 12 + 0,535 X 13 + 0.017 X 14 + 0,177 X 15 + 0.062X 16 + 0,280 X 17 + 0,490 X 18 - 0,217 X 19 - 0.112 X 20 + 0,469 X 21 - 0,218X 22 - 0,026X 23 - 0.160X 24 + 0,298 X 25 - 0,597 X 26 - 0,015 X 27 . 10 [...]... cấp càng tốt, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 16 Chất lượng báo cáo tài chính càng đảm bảo, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 17 Kinh nghiệm quản lý của đội ngũ lãnh đạo càng nhiều, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 18 Uy tín của Chủ doanh nghiệp trên thị trường càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp. .. trò của xếp hạng tín dụng, đặc biệt là với ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank) Ngoài ra, xếp hạng tín dụng còn là đề tài được khá nhiều học viên chọn làm luận văn thạc sĩ như: Luận văn :”Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại TP.Hồ Chí Minh”, của Trần Đại Sinh, năm 2007; “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng. .. có thể của doanh nghiệp được xếp hạng, nhân viên xếp hạng tiến hành phân tích, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp theo các tiêu thức và thang điểm cho trước Dựa vào kết quả thu được, doanh nghiệp sẽ được phân hạng theo các hạng từ 1 đến 5 theo quy định của ngân hàng 3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá 3.1.2.1 Các chỉ tiêu tài chính 3.1.2.2 Các chỉ tiêu phi tài chính 3.1.2.3 Các chỉ tiêu uy tín với tổ chức tín dụng... hàng doanh nghiệp lớn - Một phân tích so sánh.” Của Srinivas Gumparthi, năm 2012 Mô hình được xây dựng bằng cách sử dụng một phương pháp hai bước Đầu tiên rủi ro được đánh giá bằng cách nhận diện toàn bộ các nguy cơ Sau đó các rủi ro được phân tích và chia ra thành 2 loại có liên quan và không liên quan đến tín nhiệm của các khách hàng Để nghiên cứu mô hình, một mẫu bao gồm 70 khách hàng các ngân hàng. .. động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 20 Tỷ lệ lãi quá hạn càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 21 Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 22 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 23 Mức độ quan hệ tín dụng... quy các chi tiêu uy tín với tổ chức tín dụng 4.1.4 Mô hình hồi quy tổng quát 21 4.2 Kiểm tra tính chính xác của hồi quy 4.3 Đánh giá về bộ chỉ tiêu rút gọn của mô hình 4.4 Đánh giá kết quả khảo sát CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU 5.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện xếp hạng tín nhiệm. .. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 5 Vòng quay vốn lưu động càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 6 Chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 7 Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tài sản càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như... 8 Tốc độ tăng trưởng doanh thu càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 9 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 10 Chí số biên lợi nhuận ròng càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 11 Tỷ suất lợi nhuân trên tài sản (ROA) càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm. .. NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 25 1 2 Tác động rất xấu Tác động xấu 3 4 5 Không tác động Tác động tốt Tác động rất tốt STT YẾU TỐ 1 Chỉ số thanh toán ngắn hạn càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 2 Chỉ số thanh toán nhanh càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp như thế nào? 1 2 3 4 5 3 Vòng quay khoản phải thu càng lớn, sẽ tác động đến tín nhiệm của doanh nghiệp. .. mức xếp hạng khách hàng của mình được cao nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được hưởng mức lãi suất cạnh tranh Vì vậy, cần có những bước tái thẩm định tín dụng nhằm đánh giá lại toàn bộ các hồ sơ và khách hàng vay vốn, với nhiệm vụ đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay, trong đó có việc tái thẩm định lại mức xếp hạng của các khách hàng sao cho mức xếp hạng phản ánh được một cách phù hợp . tài Phân tích đánh 3 giá các yếu tố ảnh hưởng đến tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu làm luận văn cao học của mình. Đề tài nghiên cứu của. 2013 1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI. quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHỦ ĐỀ LÀ TÍN NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG ĐẾN DN CHỨ KHÔNG PHẢI TÍN NHIỆM DN 2.1.

Ngày đăng: 03/02/2015, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w