giáo an GDCD 8 năm 2012-2013

75 218 0
giáo an GDCD 8 năm 2012-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8A Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8B Tiết 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN 1.Mục tiêu a) Kiến thức - Giúp học sinh nắm được nội dung chương trình môn học. - Nắm được kiến thức bộ môn GDCD, giáo dục ý thức đạo đức phẩm chất và lối sống con người. b) Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc, nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học. - Hình thành các chuẩn mực đạo đức, nhân cách, lối sống. c) Thái độ - Thái độ yêu thích môn học, gần gũi và sống chan hòa với mọi người. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Giáo viên - Sử dụng Sgv, Sgk, Sbt. b) Học sinh - Sách giáo khoa 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (không) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1 Hướng dẫn sử dụng Sgk 8 SGK môn GDCD ở trường THCS thể hiện rõ rệt và tập trung nhất nội dung chương chương trình theo quan điểm giáo dục của Đảng. SGK là một phương tiện có ý nghĩa lớn giúp cho bộ môn thực hiện được chức năng giáo dục và góp phần thực hiện mục tiêu của cấp học. + SGK là công cụ không thể thiếu được để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, thực hiện chương trình trong cả nước một cách thống nhất, trau dồi những kiên thức chính xác, đầy đủ, rõ ràng, có hệ thống. + SGK có giá trị nhiều mặt. Trước hết nó là một công cụ thông tin truyền đạt cho các em những kiến thức cơ bản cần quán triệt một cách hoàn thiện theo một hệ thống lý luận nhất định. SGK còn là một phương tiện giúp các em tự tìm hiểu thêm về phạm trù đạo đức. Các em tìm thấy trong SGK nhiều điều, nhiều vấn đề mà giáo viên không có dịp đề cập đến. SGK có thể bổ sung, mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết cho các em. Như vậy SGK còn làm cả chức năng một công cụ phát hiện dẫn dắt các em khám phá ra nhiều điều của cuộc sống, tất cả đều có 1 tác dụng góp phần không nhỏ vào việc phát triển tư duy của học sinh trong SGK các phương tiện trực quan phong phú về thể loại có thể góp phần giáo dục thẩm mỹ rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng và thói quen cần thiết, thích hợp với tình hình cần diễn đạt. Vậy làm thế nào để phát huy tác dụng cao nhất của SGK đó là nội dung chính của vấn đề cần giải quyết. *Hoạt động 2 Tài liệu và phương pháp học tập bộ môn + Tài liệu học tập bộ môn : Bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, sách bài tập giải quyết tình huống, tài liệu hướng dẫn tìm hiểu học tập bộ môn. + Phương pháp học tập bộ môn : Cần kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống (thuyết giảng, vấn đáp, trực quan,…) với các phương pháp hiện đại (động não, thảo luận nhóm, đóng vai, tình huống, giải quyết vấn đề, dự án, …) để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của học sinh; tạo hứng thú học tập. Sử dụng hợp lí hình thức học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp; hình thức dạy trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường. Nội dung : - Tích hợp nội dung của Hoạt động GDNGLL vào các tiết dạy các chủ đề về đạo đức và pháp luật ở lớp 7 và nội dung chương trình của lớp 8. - Cần tích hợp một cách hợp lí vào bài học các nội dung cần giáo dục như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn xã hội - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn; biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè. - Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. - Thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn ; c) củng cố luyện tâp - Giáo viên hệ thống lại nội dung bài. d) Hướng dẫn học sinh tự học - Đọc và tìm hiểu nội dung chương trình 2 Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8A Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8B Tiết 2 Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải, Nêu được những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải - Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. b) Kỹ năng - Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. c) Thái độ - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi trái với lẽ phải, làm trái đạo lí dân tộc. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Giáo viên - Chuẩn bị nội dung - Một số câu chuyện, thơ…. nói về tôn trọng lẽ phải. c) Học sinh - Đọc trước nội dung bài mới 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (không) b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1 Tìm hiểu tình huống GV gọi HS đọc các tình huống SGK - Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện ? - Nếu em có tham gia các cuộc tranh luận đó, ý kiến em như thế nào? - Trước hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử của bạn em sẽ làm gì ? - Qua 3 tình huống trên em tự rút ra cho mình bài học gì ? *Hoạt dộng 2 Tìm hiểu nội dung bài học 1. Đặt vấn đề - Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích Trung thực, dân chủ, đấu tranh bảo vệ lẽ phải - Ý kiến đúng : ủng hộ - Bạn quay cóp, tỏ thái độ phê phán => ủng hộ, tán thành những việc làm đúng, lên án, phê phán những hành động việc làm sai trái 2. Nội dung bài học 3 - Em hiểu lẽ phải là gì ? VD ? - Tôn trọng lẽ phải là gì ? *Thảo luận - Nêu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải - Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì? - Tìm một vài tám gương tôn trọng lẽ phải mà em biết - Là HS em cần phải làm gì để rènluyện mình trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? *Hoạt dộng 2 Thực hành, làm bài tập a.Thế nào là tôn trọng lẽ phải +Lẽ phải: Điều đúng đắn phù hợp đạo lý và lợi ích chung. +Tôn trọng lẽ phải: - Công nhận, ủng hộ, tuân theo điều đúng - Điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực. - Không làm việc sai trái b. Biểu hiện - Công nhận, ủng hộ việc đúng. - Đấu tranh chống việc làm sai trái c. Ý nghĩa - ứng xử - Làm đẹp mối quan hệ XH -> XH phát triển 3. Bài tập * Chúng ta cần làm gì ? - Làm theo điều đúng. - Phê phán việc làm sai trái, không vi phạm pháp luật * Bài tập 1 : HS làm việc cá nhân Đáp án C * Bài tập 2 : HS làm việc cá nhân Cách ứng xử C * Bài tập 3 : Tôn trọng lẽ bài a, c, e c) Củng cố luyện tập - Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? ý nghĩa - Nêu hướng hoạt động để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? d) Hướng dẫn học sinh tự học - Học bài, làm bài tập 5,6 - Chuẩn bị bài : Liêm khiết Ngày tháng năm 2012 4 Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8A Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8B Tiết 3 Bài 2: LIÊM KHIẾT 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Hiểu thế nào là liêm khiết. Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. b) Kỹ năng - Phân biệt hành vi liêm khiết với hành vi tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. c) Thái độ - Kính trọng những người sống liêm khiết. - phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Giáo viên - Chuẩn bị nội dung -Tục ngữ, ca dao nói về liêm khiết. b) Học sinh - Đọc trước nội dung bài học 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ - Tôn trọng lẽ phải là gì? - Cần rèn luyện thế nào để biết tôn trọng lẽ phải? b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1 Tìm hiểu tình huống Gọi 3 học sinh đọc câu chuyện SGK - Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Mariquyri, Dương Chấn và của Bác Hồ? - Theo em, có điểm gì chung ở cách xử sự ở 3 ví dụ trên? (Không trả lời câu hỏi này) - Vậy bài học rút ra từ 3 tình huống trên là gì? *Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học 1. Đặt vấn đề - Mariquyri, Dương Chấn, Bác Hồ sống thanh cao, không vụ lợi => được mọi người tin yêu. * sống thanh cao không vụ lợi sẽ được mọi người tin yêu 2. Nội dung bài học 5 - Họ là những tấm gương sáng về liêm khiết. Vậy em hiểu liêm khiết là gì ? *Thảo luận - Tìm một số bài học của đức tính liêm khiết mà em biết ? - Trong đời sống hàng ngày, theo em việc học tập những tấm gương sống liêm khiết có còn phù hợp nữa không ? (Việc học tập những tấm gương đó rất cần : + Giúp mọi người phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết. + Đồng tình với những hành vi liêm khiết, phê phán, lên án những hành vi không liêm khiết. + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có tính liêm khiết) - Theo em sống liêm khiết có ý nghĩa gì ? *Hoạt động 3 HS luyện tập, làm bài tập - Là học sinh em cần rèn luyện tính liêm khiết như thế nào? HS: HS thảo luận Trình bày cá nhân Bài tập 1: Học sinh làm việc cá nhân Bài tập 2 : HS làm việc cá nhân Bài tập 5: Thảo luận a. Thế nào là liêm khiết: - Là phẩm chất đạo đức -> lối sống trong sạch b. Biểu hiện: - Không ăn hối lộ. - Không tham nhũng. - Không móc ngoặc, làm ăn gian lận. c. Ý nghĩa: - Sống thanh thản - Mọi người quý mến - Xã hội trong sạch, tốt đẹp 3. Bài tập *Rèn luyện như thế nào? - Rèn luyện bản thân sống liêm khiết. - Làm giàu bằng chính sức lao động của mình - Không tham ô, tham nhũng, hám danh lợi - Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi thiêu liêm khiết. - Không thể hiện tính liêm khiết: b.d.e - Không tán thành với cách xử sự ở trường hợp a, c vì đó là biểu hiện của những khía canh khác nhau của sự không liêm khiết. - Đói cho sạch…, Thác trong còn hơn sống đục c) Củng cố luyện tập GV : chốt lại vấn đề chính - Là học sinh em cần rèn luyện tính liêm khiết như thế nào? 6 - Theo em sống liêm khiết có ý nghĩa gì ? - Trong đời sống hàng ngày, theo em việc học tập những tấm gương sống liêm khiết có còn phù hợp nữa không ? d) Hướng dẫn học sinh tự học - Học bài, làm bài tập 4 - Xem trước bài 3. Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8A Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8B Tiết 4 Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác. Nêu được những biểu hiện của tôn trọng người khác. - Hiểu được ya nghĩa của việc tôn trọng người khác. b) Kỹ năng - Biết phân biệt hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác. - Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày. c) Thái độ - Đồng tình, ủng hộ những hnàh vi biết tôn trọng người khác. - Phản đói những hành vi thiếu tôn trọng người khác. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Giáo viên - Chuẩn bị nội dung - Sách bài tập tình huống b) Học sinh 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ + Liêm khiết là gì? Tại sao phải sống liêm khiết? + Những biểu hiện nào sau đây biểu hiện lối sống liêm khiết? Vì sao? - Giúp đỡ bạn kèm theo điều kiện có lợi cho mình. - Công an giao thông nhận tiền của người VP giao thông mà không viết hóa đơn. - Bác An làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của mình. b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1 Hướng dẫn tình huống mới 1. Đặt vấn đề 7 + Gọi 3 học sinh đọc 3 tình huống ở sách giáo khoa. - Em có nhận xét gì về thái độ, cách xử sự và việc làm của các bạn trong 3 trường hợp trên? (Thảo luận cặp, đôi) (Nêu cách xử sự ; Nhận xét) - Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đúng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao? *Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học - Từ hành vi của các bạn em hiểu thế nào là biết tôn trọng người khác? - Nêu một số biểu hiện của người biết tôn trọng người khác? * Bài tập nhanh: - Hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao? - Đi nhẹ nói khẽ khi đi vào bệnh viện. - Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến những người xung quanh. - Nói chuyện, đùa nghịch trong giờ học. - Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp bất hạnh. *Hoạt động 3 Thực hành, bài tập GV: Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ đem lại điều tốt đẹp gì? - Tìm một số câu thành ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đức tính tôn trọng người khác? HS: vd: + Lời nói chẳng… + Khó mà biết lẽ biết lời HS làm bài tập *Tình huống a. Mai: - Không kiêu căng, sống chan hòa, cởi mở - Nhiệt tình giúp bạn, gương mẫu chấp hành nội quy b. Hải: - Học giỏi tốt bụng, một số bạn chế giễu, trêu trọc vì Hải da đen. c.3: - Cả lớp im lặng, Quân và Hùng cười rúc rích. * Nhận xét: Cần biết tôn trọng người khác 2. Nội dung bài học a. Thế nào là tôn trọng người khác: - Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, lợi ích của người khác. - Thể hiện lối sống có văn hóa. b. Biểu hiện: - Tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc trong cử chỉ, hành động, lời nói. c. Ý nghĩa: - Quan hệ xã hội lành mạnh, trong sángvà tốt đẹp hơn. 3. Bài tập * Chúng ta cần làm gì? - Cư xử đúng mực, chan hòa. - Tôn trọng nội quy, pháp luật - Tránh xúc phạm danh dự người khác. Bài tập 1: đáp án: a,g,i Bài tập 2 : đáp án: b,c c) Củng cố luyện tập - Thế nào là tôn trọng người khác ? 8 - Nêu một số biểu hiện của người biết tôn trọng người khác? - Nêu một số ví dụ về hành vi tôn trọng người khác và hành vi thiếu tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. d) Hướng dẫn học sinh tự học - Học bài: Làm bài tập 3,4 - Xem trước bài 4 Ngày tháng năm 2012 Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8A Ngày dạy : / / 2012. Tại lớp 8B Tiết 5 Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện của giữ chữ tín. - Hiểu ý nghĩa của việc giữ chữ tín. b) Kỹ năng - Biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. - Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. c) Thái độ - Có ý thức giữ chữ ín. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Giáo viên - Chuẩn bị nội dung - Một số mẩu chuyện, tấm gương biết giữ chữ tín trong cuộc sống. b) Học sinh 9 - Đọc trước nội dung bài học 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ -Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày ? -Kể một câu chuyện về tấm gương học sinh biết tổn trọng người khác? b) Dạy nội dung bài mới * Cơ sở để củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, đó là lòng tin. Làm thế nào để xây dựng được lòng tin của mọi người. Bài học hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1 Thảo luận các tình huống Gọi 2 học sinh đọc tình huống sgk/11 - Cho học sinh thảo luận nhóm: - Hai mẩu chuyện cho ta biết nội dung gì? - Trong cuộc sống hàng ngày muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải làm gì? - Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, ý kiến của nhóm em? Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học. - Từ các tình huống trên em hiểu thế nào là giữ chữ tín? BT nhanh (Bảng phụ): Trong các bài học sau, bài học nào thể hiện biết giữ lời hứa, vì sao? An trả vở cho bạn đúng hẹn Bố hứa tặng quà sinh nhật nhưng vì bận công tác nên không thực hiện được Nam hứa sửa chữa khuyết điểm nhưng không thực hiện. Biết giữ chữ tín trong cuộc sống sẽ có ý nghĩa gì? c/Thực hành, luyện tập: - Muồn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình chúng ta cần rèn luyện mình như thế nào? - Tìm một số câu thành ngữ, ca dao thể hiện biết giữ chữ tín? Người sao một hẹn là nên Đặt vấn đề * Thảo luận các tình huống Kết luận: Phải biết giữ lời hứa Bài học: Thế nào là giữ chữ tín: Biết giữ lời hứa với mọi người 2. Biểu hiện Ý nghĩa Mọi người tin cậy, tín nhiệm Dễ dàng hợp tác Rèn luyện ntn? Làm tốt nhiệm vụ của mình Biết giữ lời hứa 10 . mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: GV cho HS quan sát bức tranh: -Em hãy miêu tả việc làm của các nhân vật trong tranh -Những hình ảnh trong tranh nói lên điều gì? Liên quan đến những hoạt động gì mà em biết? =>. luật ở lớp 7 và nội dung chương trình của lớp 8. - Cần tích hợp một cách hợp lí vào bài học các nội dung cần giáo dục như: trật tự an toàn giao thông; giáo dục môi trường; phòng chống HIV/AIDS,. động, việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện ? - Nếu em có tham gia các cuộc tranh luận đó, ý kiến em như thế nào? - Trước hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử của

Ngày đăng: 03/02/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a) Kiến thức

  • - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải

  • - Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

  • b) Kỹ năng

  • c) Thái độ

  • 4. Xây dựng đề kiểm tra từ ma trận

  • Câu 1. (2 điểm). - Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?

  • Câu 1. (2 điểm)

  • Tiết 28

  • Tiết 29

  • Tiết 30

  • Tiết 31

  • Tiết 32 + 33

  • Tiết 34

  • Tiết 35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan