Từ Thị Hưởng Chủ đề: Động vật 1. Mấu giáo bé ( 3-4t ) a. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi một số động vật quen thuộc xung quanh trẻ thuộc các môi trường trên cạn, dưới nước và trên không. Ví dụ: như con chó, con mèo, con voi, con cá, con vẹt… - Trẻ biết về màu sắc của chúng rất đang dạng và phong phú Ví dụ: con chó có lông mà vàng, con cá có màu vàng màu đỏ, con vẹt có lông màu xanh… - Trẻ biết tiếng kêu của chúng cũng rất đa dạng mỗi loài có một tiếng kêu riêng, con chó sủa gâu gâu, con vẹt thì biết bắt chiếc tiếng người… b. Kỹ năng - Trẻ gọi tên được một số loài động vật quen thuộc con cho con mèo… - Trẻ có khả năng quan sát, nhận biết được một số động vật quen thuộc. - Dựa vào màu sắc, tiếng kêu trẻ có thể phân biệt một số động vật. - Trẻ có khả năng tập trung chú ý trong 1 thời gian nhất định như trẻ đang quan sát con mèo nhưg khi trẻ tấy một con bướm có màu sắc sặc sỡ trẻ sẽ chuyển ngay sang quan sat con bướm và không chú ý tới con mèo nữa. - Trẻ hiểu trả lời được câu hỏi của cô giáo, bạn bè và biết đặt câu hỏi về con vật vật trẻ yêu thích, gần gũi và quan tâm. c. Thái độ - Thích tiếp xúc và khám phá về thế giới động vật xung quanh. - Biết yêu quí các con vật gần gũi xung quanh trẻ và biết chăm sóc bảo vệ chúng. 2. Mẫu giáo nhỡ( 4-5t) a. Kiến Thức - Tiếp tục cho trẻ khám phá, biết tên gọi và đặc điểm đặc trưng của các loài động vật cùng loài, khác loài cùng môi trường sống và các loài động vật cùng loài, khác loài khác môi trường sống: Về hình dạng, cấu tạo cơ thể bên ngoài của một số loài động vật. - Trẻ biết một số mối quan hệ đơn giản động vật với các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, nước với các loài động vật . - Trẻ biết lợi ích của một số loài động vật đối với con người. - Trẻ biết thức ăn của chúng. b. Kỹ nằng - Trẻ có khả năng quan sát 2 hoặc nhiều động vật cùng một lúc. - Biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 loài động vật. - Trẻ biết sự phát triển của động vật ở các môi trường khác nhau trên cạn, dưới nước, trên không. Có khả năng dự đôán và suy luận hợp lí. - Có khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định. - Có khả năng thỏa thuận, hợp tác với bạn bè trong học tập cũng như vui chơi. - Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạcđể nhận xét về các loài động vật . Biết đặt câu hỏi cho người xung quanh. c. Thái độ - Trẻ cảm nhận và yêu quý cái hay cái đẹp của các loài động vật. - Có thái độ nâng niu, trân trọng , bảo vệ các loài động vật. - Không xua đuổi, đánh phá sự sống của một số loài động vật. 3. Mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) a. Kiến thức - Trẻ tích cực khám phá về các loài động vật, biết đặt ra câu hỏi tại sao? như thế nào? để làm gì? - Trẻ biết thêm sự đa dạng, phong phú của động vật - Trẻ khám phá đặc trưng sinh sản nơi ở của các loài động vật. - Khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo của động vật với tập tính, di chuyển, điều kiện sống các kiếm ăn. Ví dụ: Con mèo có mắt tinh tai thính để phát hiện ra chuột; răng của mèo nhọn, chân có móng vuốt để giữ chặt con mồi và ăn thịt, chân có nệm thịtđi lại nhẹ nhàng, đuôi dài khi nhảy từ trên cao xuống không gây nguy hiểm. - Khám phá mối quan hệ của động vật với con người: Động vật cũng biết vui khi được con người vuốt ve,âu yếm, buồn khi bi mắng, biểu lộ tình càm biết ơn khi được chăm sóc, cần được con người chữa bệnh khi ốm đau. b. Kỹ năng - Chủ động trao đổi, thỏa thuận với người lớn và bạn bè về những gì quan sát, phỏng đoán. - Có khả năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau của 2 hoặc nhiều con vật. - Có khả năng phân nhóm động vật dựa vào một vài dấu hiệu tiêu biểu. - Có khả năng phán đoán, suy luận dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có. - Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để thể hiện kết quả khám phá. c. Thái độ - Biết phát hiện và yêu quý cái hay cái đẹp của trong thế giới động vật. - Khi làm việc nhóm luôn có thái độ hợp tác, chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn bè trong học tập, lao động hay vui chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình cũng như trong môi trường tự nhiên và tránh xa những con vật dữ như: hổ, báo, chó… (những con vật trong rừng). - Biết yêu quý người chăn nuôi.