giao an ngu van 9

377 110 0
giao an ngu van 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn:14/8/2011 Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp hs thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM : Chọn lọc chi tiết tiêu biểu - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá đời sống - T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. B/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình C/ CHUẨN BỊ : 1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác 2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ôn định tổ chức: 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs(3p) 3. Bài mới: 38p HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng mach lạc . Sau đó gọi hs đọc HS: đọc Em hiểu như thế nào “Truân chuyên, hiền triết ,thuần đức ”? HS: Dựa vào SGK Văn bản trên có xuất xứ từ đâu ? HS: Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng phần ? HS: ? xác định kiểu văn bản? I/ ĐỌC HIỂU CHUNG VĂN BẢN: 1.Đọc : 2.Chú thích: - Thuần đức ? - Truân chuyên ? - Hiền triết ? 3.Xuất xứ :Phong cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị 4. Bố cục : - P1:HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại - P2: Nét đẹp trong lối sống của Bác 5.Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng: vì nó đặt ra một vấn đề vừa có - 1 - Hoạt động 2: Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá n Văn hoá nhân loại ? HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước năm 1911 Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ? HS: Động lực nào giúp Bác có được kho tri thức ấy ? HS: Tìm dẫn chứng để chứng minh ? HS: Từ tất cả điều trên , em có nhận xét gì về phẩm chất của Bác ? HS:Tự bộc lộ Kết quả HCM đã thu dược vốn tri thức như thế nào ? HS: Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây là gì ? HS: Tự bộc lộ tính thời sự, vừa có tính lâu dài: giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập. II/ TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN 1.HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại -Hoàn cảnh : Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc - Cách tiếp thu : + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ( ngôn ngữ là chiếc cầu nối) + Thông qua lao động + Thông qua hoạt động cách mạng + Học hỏi nghiêm túc, có định huớng, tiếp xúc rộng - Động lực : Ham hiểu biết - Kết quả : Vốn tri thức rộng uyên thâm, có chọn lọc, dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc - Vẻ đẹp cốt lõi: một nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông , nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. - 2 - 4. Củng cố: 2p Tại sao nói “ Phong cách HCM rất Việt Nam, rất Phương Đông ” ? 5.Dặn dò: 1p - Học phần 1, chuẩn bị phần 2 - Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu nói lên sự giản dị của Bác trong đời sống, công việc - Chỉ ra những câu văn có tính thuyết minh và lập luận Ngày soạn: 14-8-2011 Tiết 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2) Lê Anh Trà I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong sang giản dị, thanh cao của Bác . Từ đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người . - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh II/ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, vấn đáp III/ CHUẨN BỊ : 1. GV:Soạn giáo án, tranh về nhà sàn 2. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1 IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu cách tiếp thu , động lực giúp HCM có được tri thúc nhân loại ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 Hs thảo luận theo bàn(10p) Nét dẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ? Hs : Đại diện các nhóm trình bày Gv : Nhận xét , bổ sung Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thòi với Bác và đương đại ? 2.Nét đẹp trong lối sống của Bác Hồ a. Nơi ở và nơi làm việc: - Chỉ vài phòng nhỏ - Đồ đạc đơn sơ mộc mạc b. Trang phục giản dị -Quần áo bà ba nâu - Dép lốp thô sơ c. Ăn uống đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị - 3 - Hs:Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẻ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ? Hs: Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ? Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc Giữa Bác và các vị ấy có gì giống , khác nhau ? Hs : Tự bộc lộ ? Thái độ của tác giả từ những dòng viết này? cảm xúc của em -Kính yêu, trân trọng, khẳng định Hoạt động 2 : ? Để làm nội bật những nội dung cụ thể trên có thể nói văn bản đã vận dung thành công những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra những nguy cơ ,thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ? Hs: Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ? Hs : Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ? Hs: - Ăn mặc nói năng , ứng xử →Tự nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng v à gần gũi →Kế thừa và phát huy nhưng nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc -> Thể hiện quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, tạo sự thanh cao cho tâm hồn và thể xác. 3. TỔNG KẾT a. Nghệ thuật - Ngôn ngữ trong sáng. - Lối lập luận: đan xen giưa lời kể và lời đánh giá, bộc lộ cảm xúc. - Vận dụng thành công thủ pháp so sánh và đối lập. b. Nội dung( ghi nhớ sgk) -> phong cách vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức c. Ý nghĩa - Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại - Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại - 4 - 4/ CỦNG CỐ : - GV yêu cầu hs hệ thống toàn bài - Kể một số chuyện về cuộc đời của Bác 5/ DĂN DÒ: - Nắm vững nội dung và ý nghĩa của văn bản. - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác - Soạn “ phương châm hội thoại ” - 5 - Ngày soạn: 16-8-2011 Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp II/ PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận, câu hỏi gợi mở III/ CHUẨN BỊ : 1. GV: Soạn giáo án 2. HS : Trả lời các câu hỏi ở SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 . Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 3. Bài mới : 43p HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 Cho hs đọc ví dụ ở SGK. Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ? Hs: Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ? Hs: Theo em , An muốn hỏi về điều gì ? Hs : Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ? Hs: Từ đó rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ? Hs: Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ” Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra 2 chi tiết gây cười ? Hs : Vậy cần nói như thế nào để người I.PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG VD1 : 15p - Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước - Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An →Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp VD 2: LỢN CƯỚI ÁO MỚI - Nói thừa nội dung + Khoe lợn cưới khi tìm lợn + Khoe áo mới khi trả lời - 6 - nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ? Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì? Hs: Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ? Hs: Cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng Gv nhận xét Hoạt động 2 Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ ”. Những thông tin trong văn bản có thật không ? Hs : Không có thật Truyện phê phán điều gì ? Hs : Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ? Hs : Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ? Hs: Hoạt động 3 Yêu cầu của bài tập 1 là gì ? Hs : Xác định phương châm về lượng GV cho cả lớp làm trong 5p . Sau đó gọi 1 em lên bảng làm, chấm điểm →Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói *Ghi nhớ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không thừa không thiếu II/ PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT: 13p VD: QUẢ BÍ KHỔNG LỒ - Phê phán những người nói sai sự thật, nói khoác - Không nên nói những điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực • Ghi nhớ : SGK III/ LUYỆN TẬP: 15p BT1: Phương châm về lượng a.Thừa từ “nuôi ở nhà” vì gia súc vốn dĩ là vật nuôi ở nhà b. “2 cánh” vì đặc điểm con chim luôn - 7 - Yêu cầu hs làm vào vở . Sau 5p gọi hs đứng tại chỗ trả lời Hs: Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không ? Đó là phương châm nào ? Hs : Phương châm nào không được tuân thủ ? Hãy chỉ ra chỗ vi phạm ? Hs : có 2 cánh BT2: a.Nói có sách mach có chứng b.Nói dối c. Nói mò d.Nói nhăng nói cuội e. Nói trạng → Vi phạm phương châm về chất BT3: Thừa câu “Rồi có nuôi được không” → Vi phạm phương châm về lượng 4/ Củng cố: 1p -Hs đọc ghi nhớ -Gv hệ thống toàn bài 5/ Dặn dò : 1p - Nắm vững nội dung bài học - Làm các bài tập còn lại - Đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên - Soạn “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ” Ngày soạn : 17/8/2011 Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN THUYẾT MINH I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp hs hiểu vai trò của m ột số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật II/ PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề , vấn đáp III/ CHUẨN BỊ : 1. GV:Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 2. HS: Trả lời câu hỏi ở SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : - 8 - 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : (3p) Văn thuyết minh là gì ? Lập luận là gì ? 3. Bài mới : 40p HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Như thế nào là văn thuyết minh ? Hs : Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học ? Hs: Văn thuyết minh có những đặc điểm nào ? Hs : Hoạt động 2 : Goị hs đọc văn bản “ HẠ LONG , đá và nước” Hs thảo luận 4 nhóm (10p ) a.Văn bản thuyết minh vấn đề gì ? b.Chỉ ra các phương pháp sử dụng trong văn bản ? Sau đó gọi đại diện từng nhóm trình bày. Gv nhận xét , bổ sung , chốt ý Nếu chỉ dung phương pháp liệt kê thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa ? Hs: Chưa Tác giả hiểu được sự kì lạ của HẠ LONG ở những vấn đề nào ? Hs: Tác giả đã giải thích ra sao để thấy được sự kì lạ đó ? I/ ÔN TẬP(5p) 1. Khái niệm văn thuyết minh Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng 2. Phương pháp : - Nêu định nghĩa - Phân tích phân loại - Nêu ví dụ , số liệu cụ thể - liệt kê - so sánh - Chứng minh , giải thích 3. Đặc điểm : Khách quan, xác thực, hữu ích II/ VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT(25p) - Vấn đề: Sự kì lạ của HẠ LONG - Phương pháp : Liệt kê kết hợp với giải thích những khái niệm sự vận động của Nước - Sự kì lạ của HẠ LONG: Sự sáng tạo của Nước → Đá sống dậy có tâm hồn, linh hoạt - 9 - Hs: +Nứơc tạo sự di chuyển + Tuỳ theo góc độ và tốc độ +Tuỳ theo hướng ánh sang rọi vào Để thấy được sự kì lạ đó , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Hs : Tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật này trong bài viết ? Hs: Gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK Hs: Đọc Hoạt động 3: Cho hs đọc văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” a. Phương pháp thuyết minh được sử dụng ? b. Biện pháp nghệ thuật nào ? c. Biện pháp nghệ thuật này ? Hs thảo luận (7p) . Sau đó gọi dại diện các nhóm trình bày. Gv nhận xét , chốt ý - BPNT : + Tưởng tượng “những cuộc dạo chơi” + Nhân hoá “Thế giới người đá …” → Bài viết sinh động gây được hứng thú cho người đọc • Ghi nhớ :SGK III/ LUYỆN TẬP(10p) a.Phương pháp thuyết minh - Định nghĩa :Thuộc họ cổn trùng - Phân loại :Các loại ruồi - Số liệu : Số vi khuẩn - Liệt kê :Mắt lưới , chân tiết ra… b. Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá có tình tiết c. Gây cười vì vừa là truyện vui vừa bổ sung thêm nhiều tri thức → Có tính chất thuyết minh 4/ CỦNG CỐ : (1p)HS đọc ghi nhớ GV hệ thống toàn bài 5/ DẶN DÒ : 1p - Học thuộc ghi nhớ - Lập dàn ý : thuyết minh vấn đề tự học - Làm BT2 ở SGK -Chuẩn bị “ Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ” Đọc kĩ phần chuẩ bị ở nhà để thực hiện - 10 - . nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng v à gần gũi →Kế thừa và phát huy nhưng nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc -> Thể hiện quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, tạo sự thanh. 20-8-2011 Tiết 6: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH(T1) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp hs nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân qua nghệ thuật. giả : G .G Mackét sinh 192 8 người Cômlômbia - 198 2 được giải Nôben văn học - Nhà văn yêu hoà bình 2. Tác phẩm : Bản tham luận “Thanh gươm Đa-mô- clét” bàn về chiến tranh bảo vệ hoà bình” II/

Ngày đăng: 02/02/2015, 02:00

Mục lục

  • Tiết 145: chương trình địa phương

  • NI DUNG BI HC

    • 7 Bn quờ

    • II-Thành phần biệt lập: 5P

    • D-Các kiểu câu:28P

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan