THỰC TRẠNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG CÔNG LẬP, TỈNH BẾN TRE
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH -------------------------------- NGUYỄN VĂN TRUNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh-2006 LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc só khoa học giáo dục với đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre” cơ bản đã hoàn thành, tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: -NGUT-PGS-TS Hoàng Tâm Sơn, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận văn này. -Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục khoá 14 tại Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. -Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Lãnh đạo và giáo viên các Trường trung học phổ thông công lập tỉnh Bến Tre, các đồng chí đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện và có những đóng góp quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian và khả năng nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý Thầy Cô, của đồng nghiệp góp phần hoàn thiện luận văn. Bến Tre, tháng 6 năm 2006 Tác giả Nguyễn Văn Trung MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2 1.3. Mục đích của đề tài nghiên cứu. 2 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 1.5.Giả thuyết khoa học. 3 1.6.Các phương pháp nghiên cứu. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG HỌC 4 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài. 4 1.2. Vò trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT . 13 1.3.Đặc trưng cán bộ quản lý trường THPT. 16 1.4.Xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT Công lập. 19 Chương 2.THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE 22 2.1.Tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bến Tre. 22 2.2.Khái quát chung về giáo dục tỉnh Bến Tre giai đoạn 2000-2005. 23 2.3.Tình hình giáo dục THPT công lập tỉnh Bến Tre những năm qua. 32 2.4.Thực trạng về đội ngũ CBQL trường THPTcông lập tỉnh Bến Tre. 39 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TẠI BẾN TRE 63 3.1.Phương hướng phát triển giáo dục tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010. 63 3.2.Một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre trong giai đoạn mới. 66 3.3.Kết quả khảo sát tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp. 86 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT -BCH TW : Ban Chấp hành Trung ương -CB, GV, NV : Cán bộ, giáo viên, nhân viên -CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-hiện đại hoá -GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo -LLCT : Lý luận chính trò -PCGD TH : Phổ cập giáo dục Tiểu học -PCGD THCS : Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở -QLGD : Quản lý giáo dục -QLHCNN : Quản lý hành chính Nhà nước -TH : Tiểu học -THCS : Trung học cơ sở -THPT : Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Chương 1. Sơ đồ 1.1. Quan hệ trong hệ thống quản lý. Sơ đồ 1.2. Chu trình quản lý. Bảng 1.1. Mười điểm then chốt trong kỹ thuật lắng nghe. Chương 2. Bảng 2.1. Qui mô phát triển trường lớp giai đoạn 2000-2005. Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực học sinh phổ thông giai đoạn 2000-2005 Bảng 2.3. Số lượng, chất lượng GV giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch 2009-2010. Bảng 2.4. Số lượng, chất lượng CBQL giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch năm 2009-2010. Bảng 2.5.Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực học sinh THPT công lập giai đoạn 2000-2005. Bảng 2.6.Chất lượng Thanh tra toàn diện cấp THPT giai đoạn 2001-2005 Bảng 2.7. Tuổi đời, thâm niên của CBQL trường THPT công lập. Bảng 2.8. Phân loại tổng quát chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre. Bảng 2.9.Tổng hợp mức độ khảo sát nhóm năng lực và phẩm chất. Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát phẩm chất đạo đức . Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát phẩm chất chính trò . Bảng 2.12.Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực quản lý . Bảng 2.13. Tổng hợp khảo sát các chức năng QLGD. Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực chuyên môn. Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực giao tiếp . Bảng 2.16.Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre những năm qua. Biểu đồ 2.1. Qui mô học sinh phổ thông tỉnh Bến Tre 2000-2005. Biểu đồ 2.2. Số lượng Đảng viên trường THPT công lập tỉnh Bến Tre. Chương 3. Sơ đồ 3.1. Một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre trong giai đoạn mơí. Bảng 3.1. Nhu cầu đào tạo đội ngũ CBQL đến năm 2010. Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát các giải pháp. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài. Phát triển GD&ĐT được coi là nhân tố quyết đònh sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành bại của mỗi người trong cuộc sống của mình. Văn kiện hội nghò lần II Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng đònh “ Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững “[5,tr.21]. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi nền GD&ĐT nước ta không chỉ mở rộng qui mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo mà còn phải chú trọng việc nâng cao chất lượng toàn diện một cách phù hợp. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT được xem là nền tảng và có ý nghóa quan trọng đối với nguồn nhân lực của đất nước ; bởi lẽ giáo dục THPT là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để giáo dục THPT thực sự có chất lượng và chất lượng cao phải đảm bảo đồng bộ về các điều kiện như chương trình giáo khoa, cơ sở vật chất; đồng thời phải kể đến vai trò nòng cốt của đội ngũ GV và CBQL trường học. Chỉ thò số 40-CT/TW của Ban Bí thư đã nêu rõ “Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước”. 2 Trước những yêu cầu mới của công tác quản lý trường học, đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre nói riêng còn một số bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu, điều này tạo nên một số hạn chế nhất đònh trong việc cải thiện chất lượng quản lý trường học, nhất là trong giai đoạn hiện nay cả nước đang đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phân ban đại trà kể từ năm học 2006-2007. Do vậy, vấn đề xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre hiện nay trở thành một yêu cầu thiết thực và quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết, làm cho đội ngũ này đủ về lượng, mạnh về chất và cơ cấu đồng bộ góp phần đưa công tác quản lý trường học ngày càng hiệu quả hơn. 1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 1.2.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre. 1.3. Mục đích của đề tài nghiên cứu. Làøm rõ thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý và thực trạng giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre và đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước xây dựng đội ngũ này ngày một hoàn thiện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều mặt; song do khả 3 năng và thời gian có hạn, người viết luận văn chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu ở những nhiệm vụ sau đây: 1.4.1.Làm rõ những cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.4.2.Phân tích và làm rõ thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL và thực trạng về giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre. 1.4.3.Đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THPT công lập tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường trong giai đoạn mới. 1.4.4.Kết quả khảo sát về tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính khả thi các giải pháp đề xuất bằng phiếu điều tra. 1.5.Giả thuyết khoa học. Chúng tôi giả đònh rằng, thực trạng về đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre và các giải pháp xây dựng đội ngũ này thời gian qua tuy ở mức độ trung bình khá nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý trường THPT. 1.6.Các phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích thu thập thông tin xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò nhằm mục đích làm rõ Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý với các câu hỏi dành cho Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng trường THPT công lập và một số GV đại diện. Tất cả các phiếu khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp trò chuyện với một số CBQL trường THPT công lập để làm rõ thực trạng và tìm ra giải pháp. 4 PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG HỌC 1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài. 1.1.1.Quản lý Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Trong hoạt động của con người, quản lý là một trong những công việc quan trọng nhất, bởi lẽ, nhà quản lý dù ở bất kỳ một đơn vò nào đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì tổ chức, điều hoà và phối hợp các hoạt động cá nhân nhằm hoàn thành mục tiêu quản lý đã đònh. C.Mác viết “ Một người độc tấu vó cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng “[39,tr.12]. Tuỳ theo cách tiếp cận và lónh vực nghiên cứu, khái niệm “Quản lý” được các nhà khoa học trong và ngoài nước diễn đạt trên nhiều bình diện khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có sự thống nhất về bản chất, cụ thể như sau: • F.Taylor “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất “ [18,tr.89]. • Henry Fayol “ Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra“ [18,tr.108]. • Harold Koonzt “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất “ [42,tr.33]. 5 • “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra “[39,tr.15]. • “Quản lý là chức năng của hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấu trúc xác đònh của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động” [28,tr.5]. • “Quản lý còn là những tác động có đònh hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bò quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất đònh” [31,tr.130]. • “Quản lý là nhằm phối hợp nổ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [27,tr.15]. • Theo Nguyễn Bá Sơn “ Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động “ [33,tr.15]. • “Quản lý còn là một phương thức làm cho những hoạt động tiến tới mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Quản lý là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung” [17,tr.8]. • “Quản lý chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” [31,tr.105]. Các đònh nghóa trên đây tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn phản ánh được bản chất và mục đích của hoạt động quản lý, do vậy có thể hiểu khái niệm “Quản lý “ như sau : Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi họat động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bò quản lý luôn luôn hồ hởi, [...]... phương pháp giảng dạy cấp Trung học phổ thông; Hiểu được các nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý trường học -Nắm vững lý luận quản lý và nghiệp vụ quản lý trường học theo chương trình của Bộ qui đònh -Có tinh thần và thái độ tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ, đề cao thái độ tự học tập, tự bồi dưỡng d.Về năng lực quản lý: -Linh hoạt điều chỉnh, thay đổi quyết đònh quản lý kòp... dụng vào cuộc sống thực tế thường ngày Việc quản lý nhà trường phổ thông nói chung là quản lý hoạt động day -học, đó chính là làm sao đưa hoạt động này từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến đến mục tiêu giáo dục Trên cơ sở đó, người CBQL trường học phải biết rõ mình quản lý hoạt động dạy -học ở cấp độ nào, từ đó đề ra biện pháp quản lý hữu hiệu 1.1.6.Phương pháp quản lý Để tổ chức thực. .. trọng” Đội ngũ CBQL trường THPT là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đang làm nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học tại các trường THPT, xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho đội ngũ này mạnh về chất, đủ về lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm phát huy có hiệu quả công tác quản lý trường học trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và. .. Chương 2.THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE 2.1.Tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bến Tre 2.1.1.Đặc điểm về tự nhiên Tỉnh Bến Tre có hệ toạ độ đòa lý 9o48’ đến 10o20’ vó độ Bắc và từ 106o01’ đến 106o48’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp sông Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vónh Long, phía Nam và Đông Nam giáp Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông Thò xã Bến Tre là trung. .. của nhà trường +Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền 15 +Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trò, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trường học, được hưởng các quyền lợi khác theo qui đònh 1.3.Đặc trưng cán bộ quản lý trường THPT Cán bộ quản lý trong phạm vi luận văn này là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng của trường THPT công lập, là những người thực hiện quản lý Nhà... thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu.Theo G.Kh.Pôpôp “Chức năng quản lý còn là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lý, tiêu biểu bởi tính chất tương đối, độc lập của những bộ phận của quản lý ù[43,tr.150] Để đạt được hiệu quả tối ưu trong quản lý một tổ chức, một đơn... tổ chức thực hiện các mục tiêu, chức năng quản lý một cách hiệu quả và khoa học, đòi hỏi nhà quản lý phải tự xác đònh hướng đi phù hợp, từng bước tiếp cận các phương pháp quản lý và vận dụng một cách linh hoạt • “Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất đònh “[39,tr.93] • “Phương pháp quản lý giáo dục được hiểu là tổng thể những cách... xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lónh chính trò, phẩm chất, lối sống của nhà giáo”[7,tr.54] Do vậy việc xây dựng đội ngũ này từng bước ngang tầm và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một tất yếu khách quan, tuy nhiên để xây dựng được đội ngũ này thực sự có hiệu quả thì cần phải thực. .. nước Các trường công lập ngày càng được kiên cố hoá theo hướng đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ nhà giáo và CBQL từng bước được bổ sung và xem trọng chất lượng Trường công lập được xây dựng đều khắp trên các vùng lãnh thổ không chỉ tạo điều kiện cho mọi người được học tập mà còn thực hiện các chính sách giáo dục 1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường Trung học phổ thông Điều lệ trường Trung học qui đònh... lớp 9 vòng tỉnh: có 247 giải (9 giải nhất, 21 giải nhì, 59 giải ba và1 58 giải khuyến khích) tăng 24 giải so với năm trước Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 vòng tỉnh đã có 180 học sinh đạt giải ở 10 bộ môn (tăng 26 giải) Kết quả thi học sinh giỏi THCS toàn quốc có 31 giải ( trong đó có 01 giải nhì, 12 giải ba và 18 giải khuyến khích Trong những năm qua cùng với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Ủy . tài “ Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông công lập tỉnh Bến Tre là rất cần thiết, làm cho đội ngũ. TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC