BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE (Trang 71 - 80)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TẠI BẾN TRE

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE

Sơ đồ 3.1.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CB

QL TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE

TRONG GIAI ĐO

A

3.2.Một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre trong giai đoạn mới.

3.2.1.Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng.

Xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập là làm cho đội ngũ này đủ về lượng và mạnh về chất, từ đó góp phần đưa công tác quản lý trường học từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả công tác giáo dục ngày càng tốt hơn.

Văn kiện hội nghị lần thứ II BCH TW khoá VIII đã khẳng định “ Khâu then chốt để thực hiện chiến lượt phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ GV cũng như CBQL giáo dục cả về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”[4,tr15]. Do vậy để có được đội ngũ CBQL giỏi, phẩm chất tốt đòi hỏi cần phải thực hiện các biện pháp sau:

-Tăng cường sự quan tâm của các ngành, các cấp về công tác xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập.

-Xác định rõ mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền địa phương với Sở GD&ĐT trong việc xây dựng qui hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL trường học.

-Ưu tiên hàng đầu và có biện pháp thích hợp trong việc xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT công lập.

-Tích cực tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và bồi dưỡng, nhân điển hình gương quản lý giỏi, đồng thời chấn chỉnh và uốn nắn những sai sót trong công tác quản lý trường học.

-Từng CBQL phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình từ đó tự xây dựng phong cách, lề lối làm việc; có ý thức tự học tập và nghiên cứu nhằm đưa công tác quản lý trường học ngày một hiệu quả hơn.

-Củng cố mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ban chức năng của Sở GD&ĐT nhằm tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo các trường THPT công lập.

-Bên cạnh đó công tác quản lý trường học phải được các CBQL quán triệt sâu những mục tiêu sau:

+Căn cứ vào phương hướng phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010 của tỉnh, từng đơn vị chủ động xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn. Từng CBQL phải có kế hoạch thật cụ thể về lĩnh vực phụ trách.

+Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của CB, GV và học sinh; đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo những qui định của Bộ GD&ĐT nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

+Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, chăm lo việc giáo dục chính trị và tư tưởng cho toàn thể CB,GV và học sinh, tổ chức tốt việc thực hiện mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế và văn hoá của địa phương theo chức năng của nhà trường.

+Công tác quản lý trường học phải đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với CB, GV và học sinh; cùng với chính quyền địa phương chăm lo điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể CB,GV.

3.2.2.Kế hoạch hoá công tác xây dựng đội ngũ CBQL.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của từng năm học, đòi hỏi việc xây dựng đội ngũ CBQL phải được Lãnh đạo Sở GD&ĐT quan tâm hàng đầu và cần phải tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

-Tiến hành khảo sát, điều tra đánh giá nhu cầu của đội ngũ về số lượng, chất lượng nhằm đảm bảo tốt công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

-Từng bước củng cố về đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ CBQL, tiếp tục thực hiện việc rà soát lại đội ngũ CBQL về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị.

-Qui hoạch cụ thể đội ngũ kế cận đảm bảo đủ các điều kiện trước khi bổ nhiệm, tránh tình trạng bổ nhiệm xong mới cử đi học; công tác qui hoạch phải được mở rộng, tránh cục bộ địa phương, nghĩa là cán bộ được đưa vào qui hoạch không nhất thiết từ nguồn tại chỗ.

-Tiến hành điều động, luân chuyển CBQL đã hết 02 nhiệm kỳ tại một đơn vị theo qui định của Bộ GD&ĐT và qui định của Tỉnh ủy.

-Xem xét và cho thôi giữ chức vụ do hết nhiệm kỳ, miễn nhiệm đối với những CBQL không đủ năng lực, có biểu hiện sa sút đạo đức.

-Có kế hoạch đào tạo trên chuẩn về QLGD và chuyên môn, cho tất cả CBQL đương nhiệm và dự bị các chức danh này bằng cách đa dạng hoá các loại hình đào tạo; đảm bảo đến năm 2010 có 25% CBQL đương nhiệm đạt trình độ Thạc sĩ; rà soát và bồi dưỡng lại các CBQL đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trên 10 năm.

-Hoàn thiện các tiêu chí, qui trình đánh giá cán bộ nhằm xác định năng lực thực chất của CBQL và có kế hoạch sử dụng lâu dài.

3.2.3.Xây dựng qui hoạch đội ngũ CBQL trường THPT công lập.

Qui hoạch là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác này đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt, lâu dài và tính kế thừa trong đội ngũ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ là tạo điều kiện cho việc xây dựng đội ngũ CBQL, đặc biệt là cán bộ đứng đầu trong các đơn vị trường học, có phẩm chất và năng lực tốt, đủ về số lượng, đảm bảo sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành.

Trên cơ sở công tác qui hoạch cán bộ, sớm phát hiện và đào tạo có định hướng đối với các cán bộ trẻ có triển vọng trong hoạt động thực tiễn, gắn công tác qui hoạch cán bộ với việc sử dụng, bổ sung, điều động và luân chuyển cán bộ. Thực tế trong những năm qua, công tác qui hoạch CBQL trường THPT công lập tỉnh Bến Tre chưa thật sự đi vào nền nếp, một số CBQL còn lúng túng và chưa mạnh dạng đưa cán bộ trẻ vào qui hoạch, từ đây gây khó khăn cho công tác xây dựng đội ngũ.

Căn cứ theo Thông tư 27, thì từ nay đến năm 2010 phải bổ nhiệm mới 17 CBQL ( 03 HT và 14 PHT) trường THPT công lập; nếu theo thông tư 26 thì cần phải bổ nhiệm mới bổ sung là 41 CBQL ( 03 HT và 38 PHT ), mặc dù hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản chỉ đạo phân ban đại trà cấp THPT trong khi biên chế trường học vẫn theo Thông tư 27. Về phía cá nhân, tôi cho rằng có thể bổ sung lãnh đạo các trường THPT công lập hiện nay theo Thông tư 26, nghĩa là trường hạng I có 03 Phó hiệu trưởng, hạng II có 02 Phó hiệu trưởng và hạng III có 01 Phó hiệu trưởng, bởi lẽ một số lý do cơ bản sau:

+Điều 4 Nghị định 243-CP năm 1979 đã nêu rõ “Trường từ 27 lớp trở xuống thì có 02 Phó hiệu trưởng; Trường từ 28 lớp trở lên thì có 03 Phó hiệu trưởng “.

+Điều lệ trường Trung học ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000 cũng khẳng định “ Trường Trung học có từ 02 đến 03 PHT”.

+Qui mô trường lớp của tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2010 tăng vọt, trường hạng I là 24, hạng II là 04; tổng số lớp đến năm 2010 là 1024 lớp và bắt đầu phân

ban đại trà kể từ năm học 2006-2007, do vậy công tác quản lý sẽ đang dạng và phức tạp hơn.

+Công tác phân công,giao việc trong lãnh đạo trường trở linh hoạt,thuận lợi hơn. Để thực hiện giải pháp này cần tiến hành các biện pháp sau:

a/Xác định căn cứ để xây dựng qui hoạch.

-Nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị trong từng giai đoạn.

-Thực trạng đội ngũ CBQL hiện có tại các trường THPT công lập và dự báo qui mô phát triển sắp tới.

-Tiêu chuẩn CBQL trường học trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã được khẳng định trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Quyết định số 23/2000-BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Trung học.

b/Phương pháp tiến hành qui hoạch cán bộ.

-Trên cơ sở qui mô phát triển trường lớp, chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về công tác cán bộ để xây dựng dự báo nhu cầu đội ngũ từ nay đến năm 2010.

-Cụ thể hoá các tiêu chuẩn của CBQL trong giai đoạn hiện nay và sắp tới đã được nêu ở chương I của luận văn, chủ yếu là phẩm chất và năng lực.

-Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ; nghiên cứu hiệu quả quản lý của CBQL trong những năm qua, đồng thời xác định các chức danh cần qui hoạch.

-Lựa chọn cán bộ dự bị, dự nguồn sao cho đảm bảo số lượng, chất lượng đồng thời hướng đến trẻ hoá đội ngũ.

-Tuân thủ qui trình lựa chọn cán bộ; định kỳ rà soát, thay thế, bổ sung qui hoạch sau mỗi năm học. Mạnh dạng đưa ra khỏi qui hoạch những cán bộ không có chiều hướng phát triển tốt.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ đã phân tích ở chương II, và dự báo đội ngũ CBQL từ nay đến năm 2010, chúng tôi nhận thấy, công tác qui hoạch cần khẩn trương thực hiện một số việc sau đây:

-Qui trình lựa chọn cán bộ và xây dựng qui hoạch.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn, yêu cầu chức danh cần qui hoạch, căn cứ vào kết quả công tác cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, lãnh đạo nhà trường rà soát lại về phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, tuổi tác, sức khoẻ… để giới thiệu cán bộ vào qui hoạch. Văn bản làm cơ sở cho việc đánh giá này vẫn là Phiếu tự nhận xét, đánh giá cán bộ, giáo viên hàng năm, các kết quả thanh tra chuyên môn và mức độ tín nhiệm của tập thể đối với cán bộ.

Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế về hiệu quả công tác của cán bộ, giáo viên trong thời gian qua, tối thiểu phải 03 năm công tác. Sau đó tiến hành phân loại cán bộ theo hướng như sau:

+Số cán bộ được đào tạo cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, có khả năng đảm nhiệm chức vụ quản lý.

+Số cán bộ, giáo viên có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng.

+Số hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác, có tâm huyết với ngành. +Số cần phân công, đề nghị bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,thôi giữ chức vụ. +Số cán bộ, giáo viên sắp nghỉ hưu, sức khoẻ yếu cần điều trị bệnh.

Cán bộ, giáo viên được đưa vào qui hoạch cần có kế hoạch đào tạo cụ thể theo phân kỳ từng năm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị đảm bảo từ nay đến năm 2010 không còn tình trạng bổ nhiệm trước, đi học sau; đồng thời cán bộ dự bị phải qua thử thách thực tiễn thể hiện ở việc đảm nhiệm một số công việc quản lý do lãnh đạo nhà trường phân công.

Kể từ năm học 2006-2007, tỉnh Bến Tre sẽ không tuyển học sinh vào hệ bán công, nghĩa là trong 02 năm tới sẽ không còn trường bán công trên địa bàn tỉnh. Do đó, công tác qui hoạch cán bộ phải càng trở nên chặt chẽ hơn, cần phải tiến hành qui hoạch tổng thể và cân đối giữa các cán bộ mới sẽ được bổ nhiệm với việc bổ nhiệm lại, điều động các CBQL đương nhiệm tại các trường THPT bán công sang trường THPT công lập trong giai đoạn sắp tới.

-Định kỳ kiểm tra và bổ sung qui hoạch cán bộ.

Trên cơ sở qui hoạch các trường THPT công lập, Sở GD&ĐT cần tiến hành xem xét và điều chỉnh qui hoạch, đảm bảo cân đối về CBQL giữa các đơn vị; mỗi chức danh phải dự bị từ 02 đến 03 cán bộ và mỗi cán bộ có thể được dự bị từ 02 chức danh. Công tác qui hoạch CBQL trường học phải đảm bảo nguyên tắc “mở và động”. Mở là qui hoạch dự bị các chức danh quản lý trường học không nên khép kính tại đơn vị, địa phương, không hạn chế trong số ít người được định sẵn một cách chủ quan. Động là qui hoạch phải được rà soát thường xuyên, được điều chỉnh, bổ sung sau mỗi năm học trên cơ sở nhận xét, đánh giá CB,GV. Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kịp thời phát hiện những nhân tố mới đưa vào qui hoạch và đưa ra ngoài qui hoạch những CB,GV có biểu hiện hạn chế.

Cán bộ đã được qui hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, trong phạm vi này là được qui định tại Điều lệ trường Trung học; Nghị quyết hội nghị lần 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII và Chương trình hành động số 28/CTr-TU của Tỉnh ủy Bến Tre; đồng thời người cán bộ qui hoạch phải được thực tập vị trí công tác (Training positions), nghĩa là CBQL đương nhiệm phải giúp người quản lý tương lai “ thuộc bài” một khi được đề bạt vào vị trí mà tổ chức dự kiến bố trí cho họ. Thông thường, họ sẽ được giao trách nhiệm “trợ lý”cho CBQL trực tiếp tại vị trí mà họ sẽ thay thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT công lập.

Chỉ thị số 22/2003-CT-BGD&ĐT đã khẳng định “Xây dựng kế hoạch kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ GV và CBQL giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn, đáp ứng thời kỳ mới”. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CBQL nhằm tạo cho họ có khả năng thích nghi được với những yêu cầu mới, khó khăn và thách thức mới.

Quá trình đào tạo để phát triển CBQL cần được chia thành từng bước cụ thể, xét đến nhu cầu đào tạo của người CBQL trong công việc hiện tại; công việc sắp tới và công việc tương lai. Mỗi cán bộ dự bị muốn trở thành CBQL thực thụ phải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phong cách làm việc cần thiết.

Trên thực tế cho thấy, hiện chỉ có 02/67 (tỷ lệ 3.0%) đồng chí có trình độ Thạc sĩ, 09/67 (tỷ lệ 13.5%) có khả năng sử dụng vi tính văn phòng; 04/67 (tỷ lệ 6.0%) đồng chí có trình độ ngoại ngữ A trở lên; 45/67 (tỷ lệ 67.2%) đồng chí đã qua lớp QLGD ngắn hạn; 21/67 (tỷ lệ 31.3%) đồng chí có trình độ LLCT từ Trung cấp trở lên. Đặc biệt là hiện nay chưa có CBQL nào có trình độ Thạc sĩ QLGD. Tuy có 45/67 đồng chí đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nhưng trong đó phải kể đến có khoảng 9 đồng chí đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trên 10 năm, do đó trước tiên cần rà soát lại các đồng chí này và tiếp tục cử đi bồi dưỡng lại nghiệp vụ nhằm cập nhật những kiến thức khoa học quản lý.

Bảng 3.1. Nhu cầu đào tạo đội ngũ CBQL đến năm 2010

Năm học 2005-2006 Kế hoạch ĐT, BD 2006-2010 theo TT 27 Kế hoạch ĐT, BD 2006-2010 theo TT 26

TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ Tỷ lệ cần đạt TS cần ĐT, BD TS Tỷ lệ Tỷ lệ cần đạt TS cần ĐT, BD CBQL đương chức 67 79.8 84 100 - - 108 100 - - Trên chuẩn 02 3.0 21 25.0 25.0 19 27 25.0 25.0 25 CM Đạt chuẩn 65 97.0 63 75.0 - - 81 75.0 - - Cao cấp,cử nhân 8 11.9 8 9.5 0 8 7.4 - - Trung cấp 13 19.4 68 80.5 90.0 55 89 82.6 90.0 76 LLCT Chưa ĐT 46 68.7 8 10.0 - - 11 10.0 - - Qua bồi dưỡng 45 67.2 76 90.0 90.0 31 97 90.0 90.0 52 QLGD Chưa bồi dưỡng 22 32.8 8 10.0 - - 11 10.0 - -

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TỈNH BẾN TRE (Trang 71 - 80)