MỤC LỤC
Chức năng quản lý là một thể thống nhất các hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu.Theo G.Kh.Pôpôp “Chức năng quản lý còn là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lý, tiêu biểu bởi tính chất tương đối, độc lập của những bộ phận của quản lyù”ù[43,tr.150]. • Kiểm tra:là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn.
• Quản lý nhà trường theo GS.VS Phạm Minh Hạc “là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý hoạt động dạy-học, đó là hoạt động của giáo viên và học sinh bao gồm việc truyền đạt và việc lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử-xã hội của loài người; đó còn là hoạt động dạy-học các tri thức khoa học-văn hoá, kỹ thuật, lao động, v.v.; các tri thức về quan hệ sản xuất, cũng như các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ người-người; các kỹ năng thể hiện các tri thức nói trên được vận dụng vào cuộc sống thực tế thường ngày.
Phương pháp tâm lý-giáo dục: là tổng thể những tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người; Thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Những kích thích về vật chất như: các thang lương, bậc lương, tiền thưởng, điều kiện sinh hoạt, lao động..v.v..có ý nghĩa tích cực đối với con người, khiến họ lao động nhiều hơn, tốt hơn, có năng suất hơn để có những cống hiến xứng đáng cho tổ chức.
-Có năng lực tổ chức,chỉ đạo,kiểm tra và đánh giá các hoạt động giáo dục -Có óc tưởng tượng, sáng tạo, phân tích kịp thời tình hình giáo dục tại địa phương và trong nước để dự báo chiến lược phát triển đơn vị. Ngoài ra theo TS Nguyễn Quốc Chí, ta có mười điểm then chốt trong kỹ năng lắng nghe để phân loại người biết lắng nghe và người không biết lắng nghe, từ đây tạo cơ sở phục vụ tốt cho việc trao đổi thông tin trong công tác quản lý.
Văn kiện hội nghị lần thứ 6, BCH Trung ương khoỏ IX nờu rừ “ Cỏc cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo”[7,tr.54]. Từ đó cho ta thấy, CBQL ở bất kỳ một lĩnh vực nào cũng có vị trí và vai trò quan trọng và người CBQL tại các cơ sở giáo dục lại càng có vai trò quan trọng hơn, bởi lẽ họ là những người tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục trong trường học nhằm đào tạo một cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, giá trị sản xuất ở các khu vực đều tăng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đúng hướng;.
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên trong giai đoạn mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay cả nước đang đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phân ban đại trà vào năm học 2006-2007; trong những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã không ngừng đa dạng hoá các loại hình học tập nhằm đào tạo trên chuẩn, bồi dưỡng và phát triển phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Đội ngũ CBQL luôn được chú trọng để nâng cao cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và Chỉ thị 40/TC-TW đã được Tỉnh ủy và Uûy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cụ thể hoá bằng Chương trình hành động và Kế hoạch, cụ thể “Đến năm 2010 đội ngũ CBQL ở các cấp, bậc học phải đạt 100% chuẩn chuyên môn, trong đó trên chuẩn là 50% nói chung và 25% đối với CBQL trường THPT “.
-Trong những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre đã cử 9 GV thể dục theo học nâng chuẩn tại trường Đại học TDTT II, 13 GV tin học học Đại học và 17 GV cơ khí học Đại học nâng chuẩn tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; và hiện nay đã có 39 GVTHPT đang theo học Cao học tại một số trường Đại học trong nước. Cụng tỏc phỏt triển Đảng trong những năm qua cú nhiều chuyển biến rừ rệt, nhất là từ khi có Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị, tuy nhiên đa số các cán bộ lãnh đạo chi bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, số khác đang thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là do nhu cầu công tác, do đó việc đề ra các nghị quyết, chủ trương còn hạn chế; hoạt động của một số chi bộ còn tách rời chưa bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường.
Ngoài ra, hiện nay huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre được Bộ GD&ĐT chọn thí điểm chương trình THPT phân ban tại 04 trường THPT, trong đó có 03 trường công lập là THPT Châu Thành A (32 lớp-hạngI), THPT Châu Thành B (42 lớp-hạng I), THPT Mạc Đĩnh Chi (14 lớp-hạng III); căn cứ Thông tư số 26/2004/TT/BGD&ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2004 về hướng dẫn định mức biên chế của CB, GV, NV đối với các trường THPT thực hiện thí điểm chương trình phân ban thì chỉ riêng 03 trường này thiếu 04 Phó Hiệu trưởng. Nhìn vào bảng trên cho ta thấy trung bình chung nhóm năng lực và phẩm chất được CBQL Sở đánh giá rất cần thiết đến 81%, điều này chứng tỏ cả CBQL Sở và CBQL trường học đều coi trọng và rất đề cao các yêu cầu trên trong việc xây dựng đội ngũ CBQL; từ đó cho thấy đội ngũ này cũng thực sự nhận ra được những yêu cầu cấp thiết và cần phải có ở từng CBQL, đồng thời tự đề ra phương pháp để tiếp tục hoàn thiện mình nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ mới trong công tác quản lý trường học hiện nay và ở những giai đoạn tiếp theo.
Cuối năm 2005 mới chính thức ban hành Hướng dẫn số 17/HD-SGD&ĐT về công tác qui hoạch cán bộ dự bị, dự nguồn giai đoạn 2006-2010 và 2010-2015; qua theo dừi và nghiờn cứu hồ sơ về cụng tỏc qui hoạch cỏn bộ cho thấy, các đơn vị trực thuộc bước đầu đã xây dựng được qui hoạch theo yêu cầu của Sở, tuy nhiên các qui hoạch này chưa thực sự gắn liền với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận. Công tác đánh giá CBQL hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, qua nghiên cứu hồ sơ đánh giá CBQL cho thấy một số đồng chí chưa mạnh dạn tự đánh giá những hạn chế của chính mình trong công tác quản lý và điều hành đơn vị, nội dung cỏc tiờu chớ trong bảng tự nhận xột đỏnh giỏ chưa thể hiện rừ những kết quả đạt được, nguyên nhân và hướng khắc phục những hạn chế; các chuẩn để làm cơ sở cho công tác đánh giá cán bộ chưa được cụ thể hoá.
• Nhóm thứ hai: gồm các phương pháp đào tạo tích cực, giúp cán bộ nắm bắt các kinh nghiệm tiên tiến và những tri thức mới nhất; hoàn thiện kỹ năng và hiểu biết của người cán bộ; giúp người cán bộ thực tập và thay thế tạm thời người lãnh đạo để giải quyết một số nhiệm vụ, chức năng; tranh luận theo đề tài, phân tích tình huống quản lý; cần phát triển các hình thức thảo luận, đối thoại và tham quan thực tiễn; các bài tiểu luận, kiểm tra phải đảm bảo lý thuyết và vận dụng thực tiễn thể hiện khả năng sáng tạo của từng CBQL. Trước những yêu cầu mới của công tác quản lý trường học, đòi hỏi từng CBQL phải tích cực học tập trên nhiều lĩnh vực nhằm mang lại hiệu quả thiết thực góp phần đưa chất lượng giáo dục tỉnh nhà lên một tầm cao mới; song trong điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn, chưa ổn định kinh tế gia đình, quyết định số 4051/QĐ- UB của Uûy ban nhân tỉnh Bến Tre về trợ cấp đào tạo và thu hút cán bộ có năng lực tốt về phục vụ cho tỉnh đến nay còn nhiều bất cập, một số cán bộ chưa thật sự quan tâm đến công tác học tập để nâng cao trình độ.